ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Biển Đông và Đài Loan, đâu sẽ là "chiến trường" Trung - Mỹ? (GD 21/4/2018)-Triều Tiên dừng phát triển vũ khí hạt nhân tập trung toàn lực phát triển kinh tế (GD 21/4/2018)-Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung phủ bóng hội nghị IMF-WB (KTSG 21/4/2018)-Tổng thống Mỹ chỉ trích OPEC đẩy giá dầu lên cao giả tạo (KTSG 21/4/2018)-Đi dễ, về khó (KTSG 21/4/2018)-“Thành phố Trung Quốc” ở Sihanoukville (KTSG 21/4/2018)-Cuba: Bước ngoặt lịch sử và con đường đổi mới (TVN 21/4/2018)-Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (BVN 22/4/2018)-RFA-Úc: Sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông bất chấp đe dọa của Trung Quốc (BVN 22/4/2018)
- Trong nước: Kiểm tra, giám sát chưa tốt cũng là nguyên nhân Tướng quân bị bắt (GD 22/4/2018)-Cộng tác viên Báo Tuổi Trẻ khẳng định bị nguyên Trưởng phòng… cưỡng hiếp (GD 22/4/2018)-Trưởng phòng Truyền hình Báo Tuổi Trẻ nghi xâm hại tình dục Cộng tác viên là ai? (GD 21/4/2018)-Phản hồi Thông tin Báo chí (QCGL 20-4-18)-của Bà Loan-Chuyển nhượng 'chui' đất TP.HCM: Nhiều điểm khó hiểu (ĐV 21-4-18)- Mẹ Cường Đôla nói thẳng vụ chuyển nhượng đất thần tốc (ĐV 21-4-18)-TP.HCM tìm cách cải thiện chỉ số ‘kiểm soát tham nhũng’ (TN 21-4-18)-Bà Phan Thị Mỹ Thanh từng ký nhiều văn bản ưu ái cho công ty của chồng (TN 20-4-18)-Các nhà hoạt động dân sự đến Đồng Tâm bị sách nhiễu (BVN 22/4/2018)-RFA-
- Kinh tế: Doanh nghiệp lợi dụng giải thưởng, vinh danh để trục lợi? (GD 22/4/2018)-TPHCM: Ra mắt Chợ phiên Nông sản an toàn tại quận Bình Tân (KTSG 21/4/2018)-CIO - người lèo lái chiếc thuyền số của doanh nghiệp (KTSG 21/4/2018)-Nỗi ám ảnh mang tên robocall (KTSG 21/4/2018)-TPHCM: Chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI chưa cao (KTSG 21/4/2018)-vì FDI chủ yếu về BĐS!-Trong cơn sốt giá thuê mặt bằng (KTSG 21/4/2018)-Tổ tư vấn của Thủ tướng dự báo triển vọng kinh tế 2018 - 2020 (TCCS 20-4-18)-Phân tích về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (viet-studies 21-4-18)-Vũ Quang Việt-Bộ trưởng Tài chính cam kết thuế tài sản không tác động đến dân nghèo (VNN 21-4-18)-cam kết liều?-TP.HCM tìm cách cải thiện chỉ số ‘kiểm soát tham nhũng’ (TN 21-4-18)-Đột nhập "tâm bão" sốt đất Phú Quốc: Run rẩy với “bom đất" (LĐ 21-4-18)-Chợ - Biểu tượng đa nguyên sống động của Sài Gòn (NĐT 20-4-18)-Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: "Lấy sự hài lòng của DN làm thước đo bộ máy hành chính' (VNN 21-4-18)-dùng thang đo nào?-Thực hiện tăng mức lương cơ sở mới từ 1/7/2018 (VNN 22/4/2018)-Những thay đổi về tiền đóng BHYT, BHXH từ 1/7/2018 (VNN 21/4/2018)-Rủi ro khi Trung Quốc vượt Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam (BVN 22/4/2018)-VOA-
- Giáo dục: Ngày nào còn định kiến với trường tư, giáo dục Hà Nội khó cất cánh (GD 22/4/2018)-Bộ trưởng Nhạ khẳng định “không giảm biên chế giáo dục kiểu cơ học” (GD 22/4/2018)-Băn khoăn tìm lối ra cho các Trường Cao đẳng Sư phạm (GD 22/4/2018)-Nhiều cơ hội học tập mở ra cho các thí sinh trong kỳ thi quốc gia 2018 (GD 22/4/2018)-Các bạn sinh viên, đừng đợi đến năm 4 rồi mới nghĩ đến xin việc làm (GD 22/4/2018)-9 điểm mới khi thi vào lớp 10 Hà Nội mà thí sinh, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý (GD 22/4/2018)-Những sáng chế của sinh viên lọt vào tầm ngắm của doanh nghiệp (GD 22/4/2018)-
- Phản biện: Phân tích về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (viet-studies 21-4-18)-Vũ Quang Việt-Anh xem biệt thự của tôi, gỗ quý nào chẳng có (TVN 22/4/2018)-Trúc Nguyễn- Ai phải chịu trách nhiệm vụ hỏa hoạn chung cư Carina Plaza? (BVN 22/4/2018)-Lê Quốc Chinh--Hoài niệm 30 – 4. “Tìm mãi yêu thương” phần II (BVN 21/4/2018)-Nguyễn Thượng Long-Ai nuôi Nhà nước? (BVN 21/4/2018)-Trần Đức Nguyên-Đóng thuế nuôi nhà nước: Tiền về nơi đâu? (BVN 21/4/2018)-Tô Di-Thuế - Chuyện tất nhiên nhưng nộp để nuôi ai, làm gì? (BVN 21/4/2018)-Trân Văn-Đóng thuế hay không đóng thuế: đó là vấn đề (BVN 21/4/2018)-Vi Yên-
- Thư giãn: Bạn có thực sự khoẻ mạnh? (GD 22/4/2018)-Ở Anh, Mỹ đã có nhiều người chết vì hít bóng cười, giới trẻ Việt Nam chưa sợ? (GD 22/4/2018)-
TỔ TƯ VẤN CỦA THỦ TƯỚNG DỰ BÁO TRIỂN VỌNG KINH TẾ 2018-2010
TTXVN/ TCCS 20-4-2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
Chiều 20-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
Đây là lần làm việc thứ hai của Thủ tướng với Tổ tư vấn, nhằm lắng nghe các thành viên đóng góp ý kiến với Chính phủ về các chính sách phát triển kinh tế, góp phần giúp Chính phủ hoạch định chính sách và điều hành kinh tế xã hội phát triển tốt hơn.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà trí thức, nhà khoa học, đặc biệt là gặp Tổ tư vấn của Thủ tướng để lắng nghe góp ý, góp phần hoạch định chính sách để thúc đẩy đất nước phát triển.
Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ tiếp tục thực hiện đó là lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khơi thông nguồn lực phát triển.
Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 trên 3 kịch bản chính. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.
Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018 - 2020, ở mức 6,85%.
Tổ tư vấn đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động, trong đó có việc xây dựng một chiến lược tăng năng suất lao động quốc gia, phát động phong trào quốc gia về tăng năng suất để nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp và người lao động.
Tổ tư vấn cũng đề xuất giải pháp về phát triển kinh tế số, trong đó thiết lập một cơ chế phối hợp ba nhà, gồm doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách để thường xuyên trao đổi, nghiên cứu, tìm lời giải bài toán thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp.
Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, Tổ tư vấn đề xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên nền tảng sản xuất quy mô lớn.
Theo đó, cần thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp về tích tụ, tập trung ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thì có thể thực hiện mô hình thí điểm.
Tổ tư vấn cũng đề nghị cần chủ động tận dụng hiệu quả cơ hội và ứng phó các thách thức hội nhập, trong đó cần chú ý đến căng thẳng thương mại đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, thậm chí có thể lan sang chiến tranh tiền tệ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tổ tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát diễn biến thực tế kinh tế xã hội, trong đó có cả báo động cho Thủ tướng biết về những nguy cơ của nền kinh tế đất nước.
Ghi nhận tất cả ý kiến và tiếp thu các vấn đề tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Chính phủ đề xuất các đầu mục và nội hàm của chính sách để Thủ tướng giao một số cơ quan chức năng nghiên cứu cụ thể hơn.
Nhìn nhận những thách thức kinh tế xã hội hiện nay, Thủ tướng tán thành với quan điểm cần chú ý đến các tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế, trong đó có nguy cơ chiến tranh thương mại. Nói cách khác là cần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế từ các tác động bên ngoài.
Về định hướng phát triển nền kinh tế thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ đồng tình với quan điểm mà nhiều thành viên của Tổ tư vấn nêu ra, đó là phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng nhấn mạnh, một nền kinh tế tự cường thì phải tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất trong nước.
Thủ tướng cũng đồng ý với quan điểm phải chuyển hướng sự phát triển của nền kinh tế mà trước hết là tìm dư địa tăng trưởng, chuyển sang hướng xanh, chất lượng; gắn FDI với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là tránh tình trạng chưa giàu đã già.
Nêu lên yêu cầu “phải tìm một động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay và đặc biệt là kế hoạch giai đoạn 2018 - 2021, Thủ tướng cho rằng, động lực đó là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục.
Động lực này còn đến từ sự phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng cũng nêu vấn đề cần cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp xuất khẩu là những thế mạnh của Việt Nam.
Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn nêu lên vấn đề đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ họp Hội đồng quốc gia về năng suất lao động và xây dựng chiến lược năng suất lao động quốc gia.
Thông tin về vấn đề dư luận xã hội quan tâm gần đây, trong đó có Dự án Luật thuế tài sản và Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Thủ tướng cho biết, thế giới có 170/196 quốc gia có Luật thuế tài sản.
Cho rằng Việt Nam cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế và cần ban hành Luật, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh đến quan điểm làm sao để Luật góp phần giúp việc sử dụng nhà đất tốt hơn.
Dự thảo Luật cũng cần tính toán để điều chỉnh đúng đối tượng hơn; mức thuế khởi điểm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như đối với người giàu, người có 2 nhà trở lên… và mức khởi điểm nào phù hợp với tình hình Việt Nam, thời điểm thực hiện Luật như thế nào cho phù hợp…
Điều quan trọng, theo Thủ tướng là phải giải thích rõ ràng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, kể cả về thời điểm ban hành luật./.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà trí thức, nhà khoa học, đặc biệt là gặp Tổ tư vấn của Thủ tướng để lắng nghe góp ý, góp phần hoạch định chính sách để thúc đẩy đất nước phát triển.
Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ tiếp tục thực hiện đó là lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khơi thông nguồn lực phát triển.
Tổ tư vấn dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 trên 3 kịch bản chính. Kịch bản 1, tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 là 6,83%/năm và kịch bản 3 là 7,47%/năm.
Với 3 kịch bản được tính toán dựa trên mô hình kinh tế lượng dạng cấu trúc, Tổ tư vấn đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm tới, từ 2018 - 2020, ở mức 6,85%.
Tổ tư vấn đề xuất giải pháp về nâng cao năng suất lao động, trong đó có việc xây dựng một chiến lược tăng năng suất lao động quốc gia, phát động phong trào quốc gia về tăng năng suất để nâng cao nhận thức và hành động của doanh nghiệp và người lao động.
Tổ tư vấn cũng đề xuất giải pháp về phát triển kinh tế số, trong đó thiết lập một cơ chế phối hợp ba nhà, gồm doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách để thường xuyên trao đổi, nghiên cứu, tìm lời giải bài toán thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp.
Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, Tổ tư vấn đề xuất đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên nền tảng sản xuất quy mô lớn.
Theo đó, cần thành lập tổ công tác liên ngành để nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp về tích tụ, tập trung ruộng đất, mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thì có thể thực hiện mô hình thí điểm.
Tổ tư vấn cũng đề nghị cần chủ động tận dụng hiệu quả cơ hội và ứng phó các thách thức hội nhập, trong đó cần chú ý đến căng thẳng thương mại đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, thậm chí có thể lan sang chiến tranh tiền tệ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các thành viên của Tổ tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát diễn biến thực tế kinh tế xã hội, trong đó có cả báo động cho Thủ tướng biết về những nguy cơ của nền kinh tế đất nước.
Ghi nhận tất cả ý kiến và tiếp thu các vấn đề tại buổi làm việc, Thủ tướng giao Tổ tư vấn phối hợp với Văn phòng Chính phủ đề xuất các đầu mục và nội hàm của chính sách để Thủ tướng giao một số cơ quan chức năng nghiên cứu cụ thể hơn.
Nhìn nhận những thách thức kinh tế xã hội hiện nay, Thủ tướng tán thành với quan điểm cần chú ý đến các tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế, trong đó có nguy cơ chiến tranh thương mại. Nói cách khác là cần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế từ các tác động bên ngoài.
Về định hướng phát triển nền kinh tế thời gian tới, Thủ tướng bày tỏ đồng tình với quan điểm mà nhiều thành viên của Tổ tư vấn nêu ra, đó là phát triển cao hơn nhưng phải bền vững, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thủ tướng nhấn mạnh, một nền kinh tế tự cường thì phải tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất trong nước.
Thủ tướng cũng đồng ý với quan điểm phải chuyển hướng sự phát triển của nền kinh tế mà trước hết là tìm dư địa tăng trưởng, chuyển sang hướng xanh, chất lượng; gắn FDI với kinh tế Việt Nam; đặc biệt là tránh tình trạng chưa giàu đã già.
Nêu lên yêu cầu “phải tìm một động lực tăng trưởng mới ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay và đặc biệt là kế hoạch giai đoạn 2018 - 2021, Thủ tướng cho rằng, động lực đó là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục.
Động lực này còn đến từ sự phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng cũng nêu vấn đề cần cố gắng tìm một số động lực cụ thể trong tiềm năng phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp xuất khẩu là những thế mạnh của Việt Nam.
Đánh giá cao các thành viên Tổ tư vấn nêu lên vấn đề đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ họp Hội đồng quốc gia về năng suất lao động và xây dựng chiến lược năng suất lao động quốc gia.
Thông tin về vấn đề dư luận xã hội quan tâm gần đây, trong đó có Dự án Luật thuế tài sản và Dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Thủ tướng cho biết, thế giới có 170/196 quốc gia có Luật thuế tài sản.
Cho rằng Việt Nam cũng phải tuân theo thông lệ quốc tế và cần ban hành Luật, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh đến quan điểm làm sao để Luật góp phần giúp việc sử dụng nhà đất tốt hơn.
Dự thảo Luật cũng cần tính toán để điều chỉnh đúng đối tượng hơn; mức thuế khởi điểm sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như đối với người giàu, người có 2 nhà trở lên… và mức khởi điểm nào phù hợp với tình hình Việt Nam, thời điểm thực hiện Luật như thế nào cho phù hợp…
Điều quan trọng, theo Thủ tướng là phải giải thích rõ ràng để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, kể cả về thời điểm ban hành luật./.
Theo: TTXVN
BÀI LIÊN QUAN:
TĂNG TRƯỞNG GDP: THỐNG KÊ CAO HƠN THỰC TẾ
VŨ QUANG VIỆT/ TBKTSG 22-4-2018
Hoạt động dịch vụ hành chính nhà nước, giáo dục và y tế có tốc độ phát triển cao, trong khi lao động trong các hoạt động này (trừ y tế) giảm. Ảnh: Nguyễn Nam
(TBKTSG) - Có một vấn đề trong thống kê, Việt Nam cần lý giải. Đó là tốc độ phát triển rất cao của hoạt động dịch vụ hành chính nhà nước (dịch vụ Đảng, Nhà nước, an ninh quốc phòng), giáo dục và y tế, trong khi lao động trong các hoạt động này (trừ y tế) giảm.
Cần lý giải vấn đề này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng GDP. Theo cách tính, GDP = giá trị tăng thêm (GVA) + thuế trừ bù lỗ sản phẩm. Nói chung tốc độ tăng của GDP bằng với tốc độ tăng GVA vì thuế trừ bù lỗ chỉ tỷ lệ thuận với GVA, và vì nếu tăng cao hơn do thuế suất tăng, thì phần tăng này coi như tăng giá, bị loại khỏi giá cố định.
Tăng trưởng bình quân năm của ba hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước này trong suốt thời kỳ 2006-2017 là trên 7,3%, rất cao so với tốc độ tăng GDP là hơn 6% một chút (xem dòng 1 trong bảng). Ba khu vực dựa vào ngân sách nhà nước này chiếm tới 8,9% GDP so với công nghiệp (15,3%) là rất lớn. Có phải vì lao động tăng trưởng mạnh không? Không phải thế! Lao động trong ba hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước chỉ tăng trung bình năm là 2,1% (xem dòng 2). Vào năm 2016, lao động trong ba hoạt động trên chỉ tăng 0,7% nhưng GDP (tức là giá trị tăng thêm) từ đây vẫn tăng trên 7%. Vì sao mà GDP từ đây lại tăng nhiều thế? Phải chăng vì năng suất lao động tăng?
Khu vực dịch vụ nhà nước (nói chung cho Đảng, đoàn thể, hành chính và an ninh quốc phòng) theo thống kê có lượng lao động giảm 0,3% trong năm 2016 (xem dòng 2), thì đáng lẽ GVA của khu vực này giảm 0,3% chứ không phải tăng 7,1%. Nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2016 (và cả trước đó), Tổng cục Thống kê (TCTK) tính khu vực nhà nước tăng hàng năm trên 7% trong khi chỉ có hai năm là số lao động tăng 3-4%. Tăng lương chỉ là tăng giá (giá lao động), chứ không được coi là đóng góp vào tăng GDP theo giá cố định.
Ở khu vực thị trường thì khác, nếu giá trị sản lượng tăng (có giá trị thị trường để đưa về năm gốc), mà lương theo giá cố định giảm thì GVA tăng do giá trị thặng dư tăng. Như vậy từ năm 2010 đến năm 2016, TCTK tính GVA từ khu vực dịch vụ nhà nước tăng quá mức như hiện nay là có vấn đề.
Chính vì tính không đúng GDP theo giá cố định từ khu vực dịch vụ hành chính nhà nước (dịch vụ Đảng, Nhà nước, an ninh quốc phòng) cũng như giáo dục mà năng suất lao động hai khu vực này tăng cao hơn cả năng suất của cả nước và của ngành công nghiệp chế biến, một điều rất phi lý! |
Giáo dục cũng thế, dù cách tính sẽ phức tạp hơn, vì có giáo dục công - tức là phi thị trường (chiếm có lẽ đến 80% khu vực giáo dục) và giáo dục tư. Giáo dục công thì cách tính cũng giống như khu vực dịch vụ nhà nước. Giáo dục tư thì tính theo nguyên tắc thị trường. Khu vực này cũng tăng liên tục ở mức trên 7% từ năm 2010 đến năm 2016 trong khi lượng học sinh chỉ còn tăng trung bình năm là 0,7% và lượng giáo viên tăng trung bình năm là 0,5% (xem dòng 6).
Như vậy rõ ràng là tốc độ tăng trưởng của giáo dục là quá đáng khi TCTK tính như trên. Vì ba hoạt động trên chiếm 6,8% tổng GVA năm 2010, nên nếu như GVA của ba hoạt động trên trước đây chỉ tăng hàng năm là 2% thay vì 7,3%, tức là thấp đi 5,3%, thì kết quả đưa đến là mức tăng GVA hay GDP của cả nền kinh tế sẽ phải giảm đi 0,36% một năm.
Vào năm 2017, khi cơ cấu ba hoạt động trên lên tới 8,9%, tốc độ tăng tổng GVA, GDP sẽ giảm đi 0,47%, như vậy GDP năm 2017 thực chất chỉ tăng 6,3% thay vì 6,8% như công bố.
Tương tự như thế, tốc độ tăng trưởng của hoạt động phi thị trường của dịch vụ Đảng và Nhà nước ở mức trên 7% một năm cũng là quá đáng.
Nói chung, có thể tạm kết luận là tốc độ tăng trưởng GDP mà TCTK tính là cao hơn sự thật.
Cách đưa các hoạt động phi thị trường về giá cố định mà lại dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ đại diện một phần rất nhỏ và mức tăng thấp hơn mức tăng của chi phí đã đưa đến GVA của khu vực nay tăng cao hơn sự thật.
Chính vì tính không đúng GDP theo giá cố định từ khu vực dịch vụ hành chính nhà nước (dịch vụ Đảng, Nhà nước, an ninh quốc phòng) cũng như giáo dục, mà trong khoảng thời gian 2010-2016 năng suất lao động của khu vực dịch vụ nhà nước tăng 40,3%, của giáo dục tăng 35%, cao hơn mức tăng năng suất lao động của khu vực công nghiệp chế biến (32,9%) và tất nhiên cao hơn cả năng suất của cả nước, một điều rất phi lý!n
(1) Những số liệu này có thể tính thẳng từ thống kê của National Bureau of Statistics of China, nhưng đây là ví dụ: http://www.chinadaily.com.cn/china/2015-01/20/content_19353528.htm hay
https://www.bofit.fi/en/monitoring/weekly/2017/vw201725_5/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét