ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đừng để đất nước thành bãi thử nghiệm, chiến trường của những lái buôn vũ khí (GD 17/4/2018)-Mỗi ngày có 2 chiến hạm Mỹ "canh" Biển Đông, Trung Quốc dọa không nổi (GD 17/4/2018)-Ông Tập Cận Bình có chịu thay đổi dưới áp lực Hoa Kỳ? (GD 16/4/2018)-Cục diện thế giới phải chăng đang thay đổi? (Viet-studies16-4-18)-Phạm Hưng Quốc-Thị trường không hoảng loạn sau vụ liên minh không kích Syria (KTSG 16/4/2018)-Thiếu lao động, Nhật Bản nới lỏng chính sách cho người nước ngoài (KTSG 16/4/2018)-Việt Nam: Mở đầu của các phong trào xã hội qua mạng (BBC 16-6-18)-Truyền thông Việt Nam 'bênh' Nga và Syria? (BBC 16-4-18)-10 Triệu Euro đã được chi cho vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ? (Thời Báo Đức 13-4-18)-
- Trong nước: Những sở nào sẽ được hợp nhất, sáp nhập? (VNN 17/4/2018)-Hà Nội: Thầy giáo bị tố dâm ô với học sinh ở lớp học thêm nhà thầy (VNN 17/4/2018)-Ô tô lấn làn tông xe máy, người thương vong nằm la liệt (VNN 17/4/2018)-Hà Nội rào 'đường cong mềm mại' thi công vành đai 2 (VNN 17/4/2018)-TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT NHÂN MỘT NĂM SỰ KIỆN ĐỒNG TÂM (BVN 17/4/2018)-Gia đình tướng Phan Văn Vĩnh đòi tiền trợ lý Tổng Bí thư 10 triệu USD chạy chức, chạy tội (BVN 17/4/2018)-
- Kinh tế: Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, dân mệt lấy sức đâu mà đẩy? (GD 17/4/2018)- về dự luật thuế TS-Ngân sách đâu đến nỗi khó khăn đến thế! (GD 17/4/2018)-Mấy lời về chính sách đánh thuế lên tài sản (NĐT 16-4-18)-Đủ thứ thuế ‘đánh’ vào túi tiền: Dân còn lại bao nhiêu tiết kiệm (VNN 17/4/2018)-Giải quyết tình trạng vô cảm, vô lý, vô trách nhiệm (GD 17/4/2018)- hội nghị logistics-Điều chỉnh chính sách để giảm chi phí logistics (KTSG 16/4/2018)-Khốc liệt cuộc chiến giao thức ăn tận nhà (KTSG 17/4/2018)-Cái Mép - Thị Vải: nóng và nguội (KTSG 16/4/2018)-Phát triển doanh nghiệp startup: đừng cản lối đổi mới (KTSG 16/4/2018)-bàn về NĐCP 38/2018-Đường đi của rừng, của cây (KTSG 16/4/2018)-Singapore: Tài xế Uber chạy sang các hãng taxi truyền thống (KTSG 16/4/2018)-Ô tô điện phục vụ khách du lịch miền Trung (KTSG 16/4/2018)-“Không có công ty nước ngoài nào muốn đầu tư vào dự án ngoài khơi Việt Nam” (VOA 16-4-18)-Phó chủ tịch Quốc hội: Hơn một triệu tỷ đầu tư đặc khu, lợi ích là gì? (VnEx 16-4-18)-Rác đô thị Việt Nam - 60 năm trông chờ 'tiếng chổi tre' (VnEx 17-4-18)
- Giáo dục: Đừng làm ngơ khi nhiều nhà giáo đang bị tấn công! (GD 17/4/2018)-Cựu Hiệu trưởng bỏ mặc cô giáo bị ép quỳ được điều đi dạy cấp 2 (GD 16/4/2018)-Đừng coi học sinh là bình đổ kiến thức (GD 17/4/2018)-Đôi điều về thay đổi, cải tiến mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay (GD 17/4/2018)-Học sinh đã bớt khổ vì các cuộc thi rồi (GD 17/4/2018)-Kiểm điểm, buộc Hiệu trưởng trả lại tiền cho phụ huynh do thu sai (GD 17/4/2018)-Nếu không dự thi, thí sinh có còn cơ hội vào học lớp 10? (GD 17/4/2018)-Lòng tốt vẫn còn hiện hữu trong xã hội xô bồ (GD 17/4/2018)-Trường Hùng Vương chia chác tiền thừa giờ bất minh khiến giáo viên bức xúc (GD 17/4/2018)-Đề nghị công nhận 'giáo sư quần đùi' là Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen (VNN 17/4/2018)-
- Phản biện: Sự tiến hóa của tham nhũng và nhụt ý chí, dẹp sang bên có thành “người tử tế”? (Gd 16/4/2018)-Xuân Dương-Lò đã nóng lên, ‘đỉnh cao quyền lực’ cũng không được miễn trừ (TVN 16/4/2018)-Cục diện thế giới phải chăng đang thay đổi? (Viet-studies16-4-18)-Phạm Hưng Quốc-Nhận xét về Tập Cận Bình (BVN 17/4/2018)-Đoàn Hưng Quốc-Hoa Kỳ quay lại TPP: nhân quyền đậm nét trở lại? (BVN 17/4/2018)-Ánh Liên/VNTB-“Cõng rắn cắn gà nhà”: Ông Phí Thái Bình tự ý chỉ định Cty của Quân đội Trung Quốc trúng thầu đường ống Sông Đà (BVN 17/4/2018)-Công Lý
- Thư giãn: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (11): Thay đổi cuộc sống (GD 16/4/2018)-Cuộc đối thoại thú vị của hai vị tướng ở hai chiến tuyến (LĐ 16-4-18)-Bà Nguyễn Thanh Phượng tiết lộ về 'truyền thống' hiếm có trong làm ăn (VNN 17/4/2018)-
SỰ TIẾN HÓA CỦA THAM NHŨNG VÀ NHỤT Ý CHÍ, DẸP SANG BÊN CÓ THÀNH 'NGƯỜI TỬ TẾ' ?
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 16-4-2018
Chống giặc nội xâm, nhụt ý chí, dẹp sang bên có thành “người tử tế”? (Ảnh minh hoạ: lcafpayroll.com)
- Lò đang cháy lớn, ai muốn hay phải đứng sang một bên?
- Quá nóng, quá lạnh đều mất ngủ, chỉ có heo may là yên giấc nồng!
- Lò nóng và củi tươi đang cháy!
- Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đánh tham nhũng đừng quên khúc giữa
- Lệnh của Dân, làm thì sống, chống thì…
- Cải cách thể chế, “nhóm lợi ích" và “bè cánh”
- Tránh “nhẹ trên, nặng dưới” thế còn nhân dân?
- Que diêm, lò nóng và củi tươi
Hơn 30 năm trước, ngày 15/12/1986, ông Võ Văn Kiệt thay mặt Trung ương đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng:
“Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm 1986 – 1990”.
Phần V. Các vấn đề xã hội và đời sống nhân dân có đoạn:
“Yêu cầu cấp bách là sắp xếp lại và tinh giản bộ máy quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là giảm hẳn các tổ chức trung gian, như cục, vụ, phòng, ban, chuyển sang cách làm việc trực tiếp theo lối chuyên gia.
Bộ máy các uỷ ban nhân dân địa phương, kể cả tỉnh, thành phố và huyện, cũng phải tổ chức lại gọn và tinh, đủ năng lực quản lý trên lãnh thổ…
Phần VII. Đổi mới cơ chế kế hoạch hóa có đoạn:
Để thực hiện những biện pháp đó, phải tiến hành cuộc vận động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng;
Làm trong sạch và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước; chống tiêu cực, hư hỏng trong xã hội, làm lành mạnh các quan hệ xã hội và thực hiện công bằng xã hội trên các lĩnh vực”. [1]
Về sắp xếp, tinh giản bộ máy, người viết đã đề cập trong bài: “Lệnh của Dân, làm thì sống, chống thì…” đăng ngày 11/4/2018 trên Giaoduc.net.vn, bài viết này đề cập đến vấn đề thứ hai “chống tiêu cực, hư hỏng”.
Có thể thấy tại Đại hội VI, khái niệm “tham nhũng” chưa được đề cập, lời văn trong báo cáo mới chỉ là “tiêu cực, hư hỏng”.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, do nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trình bày ngày 20/1/1994 có đoạn:
“Tham nhũng và buôn lậu nghiêm trọng làm cho nhân dân rất bất bình, ảnh hưởng lớn đến niềm tin đối với Đảng và Nhà nước.
Tinh giản bộ máy, cắt giảm những chi tiêu không thật thiết yếu, bảo đảm tiền lương đủ sống cho người hưởng lương.
- Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Thủ trưởng ngành, địa phương và đơn vị phải chịu trách nhiệm đối với các vụ việc tham nhũng trong phạm vi mình trực tiếp phụ trách”. [2]
Như vậy sau tám năm (1986-1994) cụm từ “tham nhũng” đã chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng.
Mười năm sau đại hội VI, ngày 15/5/1996 Trung ương ban hành Nghị quyết số 14/NQ/TW “Về quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng”.
Vậy là Đảng đã phải ban hành một nghị quyết riêng về chống tham nhũng.
Ba mươi hai năm sau đại hội VI, qua sáu kỳ đại hội, đến năm 2018 này ba vấn đề nổi cộm được đề cập từ 1986: “Tinh giản bộ máy”; “Làm trong sạch Đảng - bộ máy Nhà nước”; “Chống tiêu cực hư hỏng…” lại trở nên bức xúc hơn lúc nào hết.
Tham nhũng có phải chỉ mới xuất hiện chừng ba chục năm trở lại đây? Câu trả lời là không.
Tham nhũng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người.
Tại Việt Nam, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, năm 1950 Chính phủ đã phải tuyên án tử hình cựu đại tá Trần Dụ Châu về tội tham nhũng.
Tham nhũng xuất hiện tại bất kỳ quốc gia nào, dù là văn minh, tiên tiến hay lạc hậu, độc quyền.
Sự khác nhau có chăng là tại các quốc gia văn minh, tham nhũng bị trừng trị nghiêm khắc còn tại các quốc gia mà pháp luật chưa hoàn toàn được thượng tôn, tồn tại các nhóm lợi ích mạnh hơn pháp luật thì tham nhũng vẫn còn đất sống và giới chóp bu sử dụng tham nhũng như là một công cụ củng cố quyền lực.
Mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm”.
Chỉ một từ “làm” trong câu nói của Tổng Bí thư đã bao hàm một ý rất mới, rất kiên quyết, chống tham nhũng bây giờ là “làm” chứ không phải chỉ động viên, hô hào hay ban hành nghị quyết bởi thực tế cho thấy sau hơn ba mươi năm, khá nhiều nghị quyết liên quan đến chống tham nhũng đã được ban hành nhưng chưa mang lại kết quả mong đợi.
Vài năm gần đây, đặc biệt là sau Đại hội XII, nguyên nhân xuất hiện tham nhũng đã được chỉ rất rõ, đó là quyền lực chưa bị kiểm soát, chưa bị “nhốt vào lồng”;
Đó là việc đưa vào hàng ngũ một “bộ phận không nhỏ” những kẻ “ăn của dân không chừa một thứ gì”; Đó là sự kết bè kéo cánh tạo nên các “nhóm lợi ích”;
Đó là việc xử lý người vi phạm còn “nhẹ trên, nặng dưới”; Đặc biệt là chưa có biện pháp kiên quyết để chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”;…
Trong hai cụm từ “nhẹ trên, nặng dưới” và “trên nóng, dưới lạnh”, có lẽ đa số đều cho rằng “trên” là lãnh đạo cấp cao, “dưới” là cán bộ, công chức cấp thấp, “trên” là Trung ương, “dưới” là địa phương.
Quan điểm của người viết hơi khác một chút, “trên” là cán bộ, “dưới” là dân.
"Nhẹ trên, nặng dưới” trong xử lý kỷ luật có phải là “thương” cán bộ hơn “thương” dân?
Bao nhiêu lãnh đạo cấp Bí thư, Chủ tịch tỉnh bị Ủy ban kiểm tra Trung ương đánh giá là mắc sai phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng bị đưa ra khỏi Đảng, bị xử lý hình sự?
Giữ họ trong hàng ngũ có làm sức chiến đấu của Đảng mạnh thêm hay chỉ để cho họ buông ra những lời bất mãn: “Tôi nghỉ hưu rồi, họ muốn xử sao thì xử”?
Nếu người dân vi phạm pháp luật bị kết luận là nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, họ sẽ bị kết án hay “nghiêm túc rút kinh nghiệm”?
“Trên nóng, dưới lạnh” có phải là Dân vẫn chỉ quan sát chứ chưa tham gia trực tiếp vào công cuộc phòng chống tham nhũng?
Để khắc phục, biện pháp là gì?
Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, biện pháp phải là “nhốt quyền lực vào lồng cơ chế, luật pháp”.
Vậy thì “quyền lực” nào phải “nhốt” trước?
Quyền lực mà người dân mong muốn phải nhốt đầu tiên, liên quan trực tiếp đến sự “sống khỏe” của tham nhũng chính là “quyền” được trao cho các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Xin nêu một vài ví dụ giải thích cho ý kiến này:
Chỉ một vụ án tổ chức buôn lậu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng có tới 28 cán bộ hải quan đã lãnh án. (Nld.com.vn 26//6/2017).
Chỉ vài clip báo Tienphong.vn công bố đầu năm 2018 đã có tới 20 cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông Hà Nội bị đình chỉ, xem xét mức độ vi phạm.
Chỉ một vụ đánh bạc trên mạng, hai người nguyên là tướng công an (Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa) hậu thuẫn, tham gia và vừa bị bắt tạm giam.
Điều đáng nói là phải sử dụng lực lượng địa phương (Phú Thọ) để xử lý những người mà báo chí gọi là “nằm vùng” ở cơ quan bộ.
Cách đây 16 năm trong vụ án Năm Cam, có tới 13 cán bộ chiến sỹ, trong đó có 2 vị tướng, cấp thứ trưởng “dính chàm”.
Chỉ tại một thành phố, Trịnh Thị Huyền - Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thái Nguyên - bị bắt quả tang nhận tiền của vợ bị can; Nguyễn Thị Nga - Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên - bị thu bằng đại học vì sử dụng dùng bằng cấp 3 giả.
Các vụ án oan Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén,… là kết quả hoạt động của cả ba cơ quan tham gia quá trình tố tụng, xét xử.
Các ví dụ nêu trên được chọn vì liên quan trực tiếp đến nhân sự lực lượng bảo vệ pháp luật.
Người dân chỉ có thể phát hiện tham nhũng, việc điều tra tìm chứng cứ, truy tố tham nhũng là chức năng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tuy nhiên trong tình hình hiện nay vai trò của Ủy ban Kiểm tra các cấp phải được đặt lên hàng đầu.
Nhốt “quyền lực” vào “lồng” là cách nói hình tượng bởi quyền lực là thứ vô hình, khó nhận diện vì thế người dân muốn nói cụ thể hơn là nhốt những kẻ lạm dụng quyền được dân ủy thác vào trại giam, chí ít thì cũng cách ly những đối tượng thoái hóa, biến chất khỏi quyền lực.
Một trong những biện pháp đã được Hồ Chủ tịch chỉ ra khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn chưa thắng lợi, đó là loại bỏ kẻ tham nhũng khỏi đời sống xã hội.
Biện pháp ngày nay là gì?
Là “củi khô, củi vừa vừa, củi ướt” đều cho vào lò một khi xác định đó đích thị là “củi”.
Vậy vì sao “lò đã nóng” mà “dưới” vẫn lạnh?
“Lạnh” ở đây có phải chỉ là nói hỗn: “Họ muốn xử thế nào thì xử”?
“Lạnh” ở đây có phải chỉ là không tham gia vào “cuộc đốt lò” hay còn có gì hơn thế, tìm cách “bớt củi đáy nồi” để khỏi bị “gần lửa rát mặt”?
Và liệu “lạnh” có đồng nghĩa với gọi gió mùa, kéo mưa về để “lò” không thể cháy?
Trong cả ba trường hợp “lạnh” nêu trên, nếu cho phép “dẹp sang bên” liệu có khiến người ta tỉnh ngộ để rồi tự biến mình thành “người tử tế”?
Bởi lẽ khi mà người ta vừa “lạnh” vừa “nhụt ý chí” tức là trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của người đảng viên, thờ ơ với vận mệnh đất nước, dân tộc, không muốn tham gia vào công cuộc chống giặc nội xâm.
Những người như thế có còn xứng đáng đứng trong đội ngũ tiên phong lãnh đạo, đứng chung với cộng đồng hơn 90 triệu người Việt ngày đêm mong mỏi xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, ngang hàng với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Co vai rụt cổ trước cái xấu, thu mình trong bốn bức tường biệt phủ để hưởng thụ những thứ vơ vét được phải chăng là lẽ sống mà một “bộ phận không nhỏ” đang tâm niệm?
Thiết nghĩ cảnh báo “dẹp sang bên” của Tổng Bí thư không chỉ là lời nhắc nhở những ai đang đứng trong hàng ngũ không theo kịp bước tiến của dân tộc mà còn là lời nhắn những ai vẫn tiếc nuối một thời vàng son, rằng tuy không phải “một đòn chết tươi” thì cũng đừng mơ mộng.
Dẫu sao “dẹp sang bên” mà thành người tử tế thì vẫn được hoan nghênh bởi đó là đạo lý, là truyền thống mấy nghìn năm của người Việt.
Cản bước tiến của lịch sử sớm muộn cũng thành “rác lịch sử”, đời cha ăn mặn, chắc chắn đời con sẽ khát nước chứ đừng hy vọng đến tận đời cháu, đời chắt./.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-11520162411956/index-515201624137563.html
[2]http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-11520162411956/index-0152016246565623.html
Xuân Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét