ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chiến lược của ông Donald Trump ở Biển Đông đang dần rõ ràng hơn (GD 28/1/2018)-Anh: khủng hoảng lao động nông nghiệp do Brexit (KTSG 28/1/2018)-Chiến lược “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc (KTSG 28/1/2018)-Vấn đề chống tham nhũng hiện nay (Blog RFA 24/1 - 27/1/18)-Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ có gì lạ (Sputnik 27-1-18)-
- Trong nước: Thủ tướng chia vui, chúc mừng thành tích xuất sắc của U23 Việt Nam (GD 29/1/2018)-Thủ tướng trao huân chương Lao động hạng nhất cho U23 Việt Nam (VNN 29/1/2018)-Gần 700 suất quà tết đến với bà con nghèo, những người có công thị xã Phú Thọ (GD 29/1/2018)-Cán bộ Cảng Hà Nội gọi dân là... Chí Phèo (GD 29/1/2018)-Thượng úy Công an khởi kiện thêm Tổ trưởng dân phố (GD 29/1/2018)-Tình tiết bất ngờ vụ bắt nguyên GĐ thuỷ sản ở miền Tây (BVB 28/1/2018)-Đại gia ngân hàng - văn hóa 6/12 ! (BVB 28/1/2018)-Trầm Bê !-
- Kinh tế: Doanh nghiệp đang chờ câu trả lời thỏa đáng từ Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan (GD 29/1/2018)-Bỏ mặc khai thác khoáng sản trái phép, chỉ đạo cho thi tuyển viên chức trái luật (GD 29/1/2018)-Doanh nghiệp lỡ cơ hội vì còn quá nhiều thủ tục "loằng ngoằng" (GD 28/1/2018)-Giá giữ xe tại TPHCM: Mạnh ai nấy "chém" (KTSG 28/1/2018)-Sự hình thành và cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp (KTSG 28/1/2018)-“Tăng trưởng thế có gì đáng tự hào” (KTSG 28/1/2018)-Tăng lương, bảo hiểm xã hội và năng suất lao động (KTSG 28/1/2018)-Xung đột lợi ích BOT giao thông bao giờ mới chấm dứt? (GD 27-1-18)-Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Hai lý do khiến Việt Nam thiếu nhân lực cao cấp (Leader 25-1-18)-
- Giáo dục: Các thầy cô hãy tưởng tượng, áp dụng dạy 2 môn tích hợp thì sẽ thế nào nhỉ? (GD 28/1/2018)-Tổng chủ biên, chủ biên môn tích hợp Lịch sử và Địa lý có giảng nổi chủ đề này? (GD 29/1/2018)-Chuyện "làm ăn" của các Hiệu trưởng ...lên quan nhờ thi tuyển (GD 29/1/2018)-Tết này, hàng nghìn thầy cô giáo ở Quảng Ngãi không có tiền thưởng (GD 29/1/2018)-Thí sinh có thể thi cả bài thi khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội (GD 29/1/2018)-Giáo sư Đinh Quang Báo không đồng tình việc đốt bằng tốt nghiệp (GD 29/1/2018)-Bằng Đại học và Trình độ đại học hoàn toàn khác nhau (GD 28/1/2018)-Giáo dục Việt Nam cần những 'huấn luyện viên' như Park Hang Seo (VNN 29/1/2018)-
- Phản biện: Men say và vận nước (GD 27/1/2018)-Xuân Dương-Một phần ba vẫn là...sự thật! (GD 28/1/2018)-Xuân Dương-‘Tính lại GDP để nâng trần nợ công’: Ông Phúc muốn ‘giúp’ ai? (BVB 28/1/2018)-Phạm Chí Dũng-Những kẻ thực thi pháp luật lại là những kẻ chà đạp lên luật pháp (BVB 28/1/2018)-Trung Nguyễn/TD-Thân Đức Nam liệu có về hưu? (BVB 27/1/2018)-Người Buôn Gió-Bóng đá và kinh tế (BVN 28/1/2018)-Tô Văn Trường-
- Thư giãn: Giải mã thành công U23 Việt Nam: Sức mạnh đến từ đâu? (VNN 29/1/2018)-Điều chưa biết về tiền vệ Xuân Trường (VNN 29/1/2018)-
BÓNG ĐÁ VÀ KINH TẾ
TÔ VĂN TRƯỜNG/ BVN 28-1-2018
Suốt mấy ngày qua, trên công luận cả nước sôi nổi bàn luận ca ngợi đội bóng đá U 23 Việt Nam đã làm được điều thần kỳ như câu chuyện cổ tích thời hiện đại, hiên ngang tiến đến tận trận chung kết giải bóng đá U23 Châu Á. Hình ảnh các chiến binh Việt Nam quả cảm, thông minh, bền bỉ lên công về thủ trên sân cỏ giành những trận thắng đến thót tim làm nức lòng cả nước và sự khâm phục của giới hâm mộ túc cầu ở châu Á.
Bóng đá là điển hình của team work (đồng đội) và vai trò người thủ lĩnh cũng như nội lực. Nhiều người đặt câu hỏi từ bài học thành công, lột xác của bóng đá U23 VN, chúng ta có quyền và hy vọng về nền kinh tế nước nhà cũng sẽ có cú hích đột phá theo kiểu “đồng pha” cùng mẫu số chung.
Bóng đá là một mảng trong hoạt động kinh tế- xã hội của cộng đồng và vận hành một nền bóng đá cũng có rất nhiều tương đồng với vận hành một nền kinh tế. Nói về bóng đá người ta cũng dùng rất nhiều cụm từ như nói về kinh tế: Thương thảo ký kết hợp đồng, thị trường chuyển nhượng, mua bán cầu thủ, lỗ lãi, thuế thu nhập cá nhân, trốn thuế...đủ cả! Không thiếu những câu lạc bộ bóng đá tỷ đô, cầu thủ triệu phú.
Nhiều tỷ phú, đại gia hàng đầu thế giới cũng nhào vô, mua đi bán lại những câu lạc bộ khổng lồ: Abramovic (Nga) với Chelsea, Asnal Husein (UAE) với AC Milan, Thongmoang (Thailand) với Leicester... Ở Việt Nam điển hình có đại gia Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức. Họ bỏ ra hàng đống tiền không chỉ vì đam mê trái bóng tròn mà còn chứng tỏ tài năng làm kinh tế qua con đường thể thao Vua. Họ đang làm kinh tế một cách say sưa, đầy thông minh và luôn luôn có lãi, trực tiếp từ bán vé, bản quyền truyền hình và chuyển nhượng cầu thủ... gián tiếp từ quảng cáo PR thương hiệu.
Có đội bóng chuyên nghiệp nào mà không nhận tài trợ và mặc áo, đi giày, uống nước của một hãng hay Công ty nào đó! Trong cơn say bóng đá toàn cầu ấy, đã có dạo nhiều đại gia-tay chơi trên mảnh đất hình chữ S, dẫn đầu là ông Kiên đầu bạc đang xem "bóng đá" trong "nhà đá", trước đây còn hăng hái lập ra cả một Cty bóng đá (gọi thế cho dễ nhớ) có thời đòi ăn thua đủ với VFF!
Xem ra nhiều quy luật cơ bản của kinh tế rất đúng với bóng đá. Người ta nói " thương truờng là chiến truòng" nhiều khi là theo nghĩa bóng. Còn bóng đá là chiến trường thực sự, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trên sân cỏ đổ máu, gãy chân tay, ngất xỉu không còn là bất thường.
Những cụm từ như "chèn ép", "qua mặt" " động tác gỉa", "đánh nguội", "câu giờ", "bật tường", “chọc khe"... không còn lạ trong các vụ làm ăn, hình như cũng có nguồn gốc từ những diễn biến trên sân cỏ.
Bóng đá và kinh tế còn giống nhau ở chỗ kẻ thắng là kẻ vượt qua sự cạnh tranh lành mạnh, theo luật, không đội bóng nào cũng như doanh nghiệp nào được hưởng chế độ ưu tiên. Trong kinh tế cũng như trong bóng đá không một ai được quyền "vừa đá bóng vừa thổi còi". Giữa bóng đá và kinh tế còn có sự tương tự nữa đó là thu hút người tài hay để họ ra đi vì vậy mà nhiều quốc gia Châu Phi kinh tế sa sút nhưng lại là các lò luyện nên nhiều danh thủ bóng đá thế giới.
Rồi những niềm vui, nỗi buồn trong kinh tế có khác mấy đâu những niềm vui, nỗi buồn trong bóng đá. Niềm vui tổng kết năm 2017 với các chỉ số kinh tế khả quan đang được nối tiếp và nhân lên bởi niềm vui các chàng trai của chúng ta vào đến trận chung kết Gỉai U23 châu Á 2018. Thành tích của bóng đá chắc chắn sẽ tạo động lực cho chúng ta đạt những thành tích mới trong kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói "VN đã thành con hổ bóng đá ở châu Á, VN cũng sớm thành con hổ kinh tế ở châu Á".
Chỉ có chút băn khoăn, liệu chiến thuật "phòng ngự chặt, phản công nhanh" đã giúp huấn luyện viên Park Hang Seo và các học trò thành công ở giải bóng đá U23 này có thể áp dụng cho vận hành nền kinh tế của VN hiện nay hay không?
Có lẽ sau Giải U23 châu Á này, phải mời ông Park Hang Seo đăng đàn ở một diễn đàn kinh tế nào đó để nghe ông kể chuyện "làm ăn" trên sân cỏ thế nào mà lãi lớn vậy: chưa đá trận chung kết, "Công ty " của ông đã có trong két "lãi ròng" hơn 20 tỷ. Mà con số này chắc không dừng ở đó! Tiền thưởng đúng là “bạn đồng hành” với thành tích, ông Park Hang Seo mới là tay làm kinh tế siêu hạng, chơi mà làm, làm mà chơi đấy nhé!
Không thầy đố mày làm nên. Người dân Việt nam luôn biết ơn huấn luyện viên Park Hang Seo và nhóm cộng sự đã biết thổi hồn vào những cái đầu và trái tim quả cảm của các chiến binh U23 VN. Từ sự chuyển mình, lột xác của bóng đá VN rất đáng tự hào, có thể suy ra muốn đất nước ổn định và phát triển bền vững (không bị tụt hậu) chỉ có con đường duy nhất là phải thay đổi thể chế, trọng dụng nhân tài, lấy lại lòng tin của dân.
Bóng đá kết nối người dân thành sức mạnh của cả dân tộc. Phía trước còn trận chung kết nữa, mong sao điều kỳ diệu giấc mơ VN vô địch U23 châu Á sẽ trở thành hiện thực.
Niềm vui chiến thắng lan tỏa ngay cả đến đứa cháu nội mới có 3 tuổi, tối hôm qua đã thỏ thẻ nói với tôi: Ông nội ơi, mua cho con lá cờ để đi “bão” với ba mẹ. Mong sao giới trẻ đừng quá hăng say, mừng chiến thắng, lao xe bất kể đâm đầu vào cây hay cột điện bên đường mà miệng vẫn còn hô vang "Việt Nam vô địch"...
"Dáng đứng Việt Nam
Cờ đỏ sao vàng
Lại hiên ngang
giữa đấu trường châu lục
Cho bạn
Cho tôi
Cho biển đời sôi sục
Niềm tin như sóng dâng trào
Lịch sử sang trang
Khoảnh khắc tự hào
Tiến lên Việt Nam!
Tiến vào chung kết !"
T.V.T.
Tác giả gửi BVN
MEN SAY VẬN NƯỚC
XUÂN DƯƠNG/GDVN 26-1-2018
Người Việt đang ngất ngây với chiến thắng sau khi U23 Việt Nam hạ gục đội tuyển nhà giàu Qatar để bước vào trận chung kết U23 châu Á với Uzbekistan.
Chỉ mới 5 tháng trước, ở sân chơi SEA Games, người Việt không khỏi chạnh lòng khi đội bóng của chúng ta bị loại từ vòng bảng sau khi thua trắng Thái Lan 3 bàn.
Vậy tại sao vẫn những gương mặt ấy lại làm nên kỳ tích mà bóng đá Việt Nam và Đông Nam Á chưa bao giờ có được? Trả lời được câu hỏi này cũng chính là trả lời câu hỏi liên quan đến vận nước.
Nói về các cuộc tranh đấu, người xưa có hai câu mang tính chiến lược: “Binh hùng tướng mạnh”; “Trăm quân dễ kiếm, một tướng khó tìm”.
Câu thứ hai vận vào “hiện tượng” Park Hang Seo là hoàn toàn chính xác.
U23 Việt Nam có vị huấn luyện viên trưởng mà báo giới Hàn Quốc đặt cho biệt danh là “Ngài ngủ gật” dù thực sự ông không hề ngủ khi ngồi trên băng ghế huấn luyện.
Cũng là huấn luyện viên ngoại, vì sao các ông thày người Đức, người Bỉ, người Nhật không thể khơi dậy lòng quả cảm của những thế hệ vàng Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh,…?
Cũng với các huấn luyện viên ngoại, vì sao năm lần vào chung kết sân chơi SEA Games mà chúng ta không giành chiến thắng lần nào?
Do mặc cảm, tự ti của lứa cầu thủ lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xếp hạng nghèo hay do những vị thuyền trưởng mời về chưa đủ tầm?
Câu trả lời là cả hai.
Cuối năm 2016 một tờ báo chạy tít: “Các nước đã thoát nghèo, bỏ Việt Nam ở lại?”.
Không chỉ có thế, ngay tại những nước chưa thoát nghèo người ta cũng đang có xu hướng “bỏ Việt Nam ở lại” như nhận định của báo Daidoanket.vn:
“Nếu không thay đổi kịp thời chắc chắn Việt Nam sẽ bị tụt hậu so với các nước, trong đó có cả Lào, Campuchia”. [1]
Sau những chiến công oanh liệt trước những kẻ địch hùng mạnh nhất thế giới thế kỷ 20, vì sao người Việt lại tự ti như vậy?
Vì sao người Việt lại lo rằng với rừng vàng biển bạc, với trí tuệ thông minh không kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, nước Việt lại có nguy cơ tụt hậu so với cả Lào, Campuchia?
Có gì đó không ổn trong cách giáo dục, trong cách truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hôm nay, có gì đó ngăn cản người Việt sáng tạo, tự tin vào bản thân mình;
Có gì đó kìm hãm khiến người ta an phận với một cuộc sống không đói về vật chất nhưng lại đói về tinh thần, một cuộc sống nhưng đầy rẫy độc hại - từ thức ăn, đồ dùng đến văn hóa, đạo đức?
Trả lời câu hỏi này đương nhiên và trước hết thuộc về những người hoạch định đường lối.
Mấy chục năm chống tham nhũng, qua nhiều thế hệ lãnh đạo vì sao thành công còn hạn chế? Vì sao chỉ sau đại hội Đảng 12 cuộc chiến “lò nóng - củi tươi” mới thực sự bắt đầu?
Khi người dân ngại “đấu tranh - tránh đâu” nghĩa là thiếu “binh hùng”, khi khắp nơi xuất hiện nhan nhản các “vua con” cũng có nghĩa là không có “tướng mạnh”, thế thì làm sao chiến thắng?
Năm 2018 này, mở đầu là những ngọn lửa bốc cao trong chiếc lò thiêu tham nhũng qua hai vụ đại án được xét xử tại hai thành phố ở hai đầu đất nước, một vụ liên quan đến các chính khách, vụ kia liên quan đến các doanh nhân.
Có kỳ lạ không, có trùng hợp không khi mà niềm tin vào cuộc chiến chống nội xâm được nhen nhóm trở lại thì những chàng trai U23 của chúng ta cũng viết nên kỳ tích khiến cả châu Á ngưỡng mộ?
Khi tham nhũng đạt đến đỉnh cao thì niềm tin tất rơi xuống vực thẳm. Cả hai điểm cực đại và cực tiểu ấy thể hiện sự phát triển mang tính biện chứng của quy luật vận động xã hội.
Hệ Từ truyện - quyển Hạ cho rằng "Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" nghĩa là sự vật khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, sau khi biến hóa thì sẽ thông suốt, khi đã thông suốt thì sẽ trường cửu.
Không thể có chuyện tham nhũng cứ hoành hành mãi mà không có cách tiêu diệt, không thể có chuyện những người dung túng cho tham nhũng cứ ngồi mãi trên ngôi cao quyền lực mà không bị vạch mặt chỉ tên.
Cũng không thể tồn tại tình trạng người dân nhìn vào cán bộ mà không biết tin ai bởi biết đâu người được đặt niềm tin đó lại chỉ là một trong các “đồng chí chưa bị lộ” như trường hợp ông Đinh La Thăng khi còn là Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải!
Nước Việt yếu kém về kinh tế chính là do thể chế kinh tế bao cấp, lạc hậu, bởi Nhà nước trong khi chưa làm tròn chức năng quản lý thì lại ôm thêm chức năng kinh doanh;
Bởi đội ngũ cán bộ, công chức có đến mấy chục phần trăm không phải chỉ là không làm được việc mà còn có người bè phái, mua quan, bán chức, câu kết với nhau bòn rút của công, “ăn của dân không từ cái gì”.
Với hơn 90 triệu dân, với hơn 400 tỷ đô la Mỹ xuất nhập khẩu hàng hóa, nước Việt chưa thể nào là cường quốc, nhưng cứ mãi tự ti là một nước nghèo thì làm sao có thể giàu?
Tại sao chỉ với hơn 20 cầu thủ và một số người trong ban huấn luyện, đội U23 Việt Nam đã có thể làm cả triệu con tim thổn thức, có thể làm tất cả mọi người cười vui trong nước mắt hạnh phúc, có thể khiến cả đất nước bừng bừng khí thế chiến thắng.
Không phải chỉ có vậy, những gì mà U23 Việt Nam làm được đã khiến bình luận viên Jackie của tờ Siam Sport (Thái Lan) phải viết nên những dòng thế này:
“Có cảm giác, đó không còn là đội bóng của riêng người Việt Nam nữa mà là đội bóng của cả khối ASEAN.
U23 Việt Nam đã tạo ra một chuẩn mực mới cho nền bóng đá Đông Nam Á. Truyền cảm hứng, niềm tin bất tận rằng từ đây bóng đá khu vực Đông Nam Á đã ngẩng cao đầu trước đấu trường châu lục, không còn một sự tự ti hay e dè gì nữa…
Đây chẳng có gì phải xấu hổ để nói ra điều đó cả. Những gì U23 Việt Nam làm được ở U23 châu Á là quá kỳ vĩ, xứng đáng để cả nền bóng đá khu vực Đông Nam Á và cả châu Á phải học hỏi”. [2]
Những lời bạn bè quốc tế ca ngợi đội tuyển U23 Việt Nam không thể không làm xuất hiện liên tưởng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Người viết không thích thú với việc ví von đất nước “hóa rồng” bởi rồng chỉ là con vật huyền thoại.
Người viết mong muốn hình tượng đất nước sẽ là chim Hồng hạc tung cánh giữa trời xanh, muốn trên áo các cầu thủ thêu hình chim Hồng hạc bay theo đội hình chữ “V” hướng về phía mặt trời.
Xã hội mà người Việt đang sống, “Cùng” rồi thì tất phải “biến”, “Biến” rồi thì không thể không “Thông”, vấn đề là cứ “ề à” như mấy chục năm qua thì dẫu có mấy chục năm nữa “Thông” nhưng chưa chắc đã “Suốt”.
Người viết có niềm tin, rằng với “đội hình” hơn 20 “cầu thủ” đứng đầu các Bộ và cơ quan ngang bộ, với vị “Huấn luyện viên trưởng” đầy khôn khéo, bản lĩnh và nhân văn, với “ban huấn luyện” vừa quyết liệt vừa mềm dẻo, với triệu con tim cháy bỏng màu cờ sắc áo, không thể nào người Việt lại không thể khiến thế giới ngả mũ thán phục, không thể có chuyện “U Việt Nam” lại không thể ngẩng cao đầu sánh bước với năm châu, bốn biển?
Dẫu biết trận đấu chung kết bao giờ cũng có kẻ thắng người thua, dẫu biết khả năng chiến thắng của U23 Việt Nam trong trận cuối cùng này chỉ là 50-50, người viết vẫn mong và tin rằng đội U23 sẽ trở về với chiếc cúp vàng trên tay và người Việt sẽ lại một đêm không ngủ.
Khi những cuồng nhiệt qua đi, khi những trái tim thổn thức vì bóng đá dịu lại cũng là lúc chúng ta cần nghiêm túc tự hỏi, đến bao giờ đội tuyển của chúng ta mới không phải nghe theo chỉ dẫn của huấn luyện viên ngoại, đến bao giờ chúng ta mới có triết lý cuộc chơi của riêng mình chứ không phải học theo cách chơi của người ngoài.
Và quan trọng hơn khi nào người Việt có thể quyết định hoặc chọn “luật chơi” theo ý mình?
Điều đó chỉ đến khi những kẻ có thói “đi đêm” không thể và không dám thậm thụt phía sau hậu trường nhằm gây bất lợi cho người Việt tại bất kỳ sân chơi nào?
Điều đó chỉ đến khi chúng ta đủ mạnh.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://daidoanket.vn/kt-xh/noi-lo-tut-hau-so-voi-lao-campuchia/68438
[2]https://thethao.thanhnien.vn/bong-da-viet-nam/bao-siam-sport-cua-thai-lan-bai-hoc-thu-vi-tu-u23-viet-nam-82488.html
Chỉ mới 5 tháng trước, ở sân chơi SEA Games, người Việt không khỏi chạnh lòng khi đội bóng của chúng ta bị loại từ vòng bảng sau khi thua trắng Thái Lan 3 bàn.
Vậy tại sao vẫn những gương mặt ấy lại làm nên kỳ tích mà bóng đá Việt Nam và Đông Nam Á chưa bao giờ có được? Trả lời được câu hỏi này cũng chính là trả lời câu hỏi liên quan đến vận nước.
Nói về các cuộc tranh đấu, người xưa có hai câu mang tính chiến lược: “Binh hùng tướng mạnh”; “Trăm quân dễ kiếm, một tướng khó tìm”.
Các cầu thủ U23 vui mừng sau khi giành chiến thắng trước U23 Qatar để lần đầu tiên trong lịch sử giành vé vào chơi trận chung kết U23 châu Á. (Ảnh: Vtv.vn)
Câu thứ nhất cho thấy “tướng mạnh” Park Hang Seo - vị huấn luyện viên trưởng người Hàn Quốc - có một đạo hùng binh là những chàng trai U23 Việt Nam đầy quả cảm, đầy nhiệt huyết, không ngại bất kỳ đối thủ nào kể cả khi phải chơi với đội mà có người bảo là gồm 12 cầu thủ.Câu thứ hai vận vào “hiện tượng” Park Hang Seo là hoàn toàn chính xác.
U23 Việt Nam có vị huấn luyện viên trưởng mà báo giới Hàn Quốc đặt cho biệt danh là “Ngài ngủ gật” dù thực sự ông không hề ngủ khi ngồi trên băng ghế huấn luyện.
Cũng là huấn luyện viên ngoại, vì sao các ông thày người Đức, người Bỉ, người Nhật không thể khơi dậy lòng quả cảm của những thế hệ vàng Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh,…?
Cũng với các huấn luyện viên ngoại, vì sao năm lần vào chung kết sân chơi SEA Games mà chúng ta không giành chiến thắng lần nào?
Do mặc cảm, tự ti của lứa cầu thủ lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xếp hạng nghèo hay do những vị thuyền trưởng mời về chưa đủ tầm?
Câu trả lời là cả hai.
Cuối năm 2016 một tờ báo chạy tít: “Các nước đã thoát nghèo, bỏ Việt Nam ở lại?”.
Không chỉ có thế, ngay tại những nước chưa thoát nghèo người ta cũng đang có xu hướng “bỏ Việt Nam ở lại” như nhận định của báo Daidoanket.vn:
“Nếu không thay đổi kịp thời chắc chắn Việt Nam sẽ bị tụt hậu so với các nước, trong đó có cả Lào, Campuchia”. [1]
Sau những chiến công oanh liệt trước những kẻ địch hùng mạnh nhất thế giới thế kỷ 20, vì sao người Việt lại tự ti như vậy?
Vì sao người Việt lại lo rằng với rừng vàng biển bạc, với trí tuệ thông minh không kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, nước Việt lại có nguy cơ tụt hậu so với cả Lào, Campuchia?
Có gì đó không ổn trong cách giáo dục, trong cách truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hôm nay, có gì đó ngăn cản người Việt sáng tạo, tự tin vào bản thân mình;
Có gì đó kìm hãm khiến người ta an phận với một cuộc sống không đói về vật chất nhưng lại đói về tinh thần, một cuộc sống nhưng đầy rẫy độc hại - từ thức ăn, đồ dùng đến văn hóa, đạo đức?
Trả lời câu hỏi này đương nhiên và trước hết thuộc về những người hoạch định đường lối.
Mấy chục năm chống tham nhũng, qua nhiều thế hệ lãnh đạo vì sao thành công còn hạn chế? Vì sao chỉ sau đại hội Đảng 12 cuộc chiến “lò nóng - củi tươi” mới thực sự bắt đầu?
Khi người dân ngại “đấu tranh - tránh đâu” nghĩa là thiếu “binh hùng”, khi khắp nơi xuất hiện nhan nhản các “vua con” cũng có nghĩa là không có “tướng mạnh”, thế thì làm sao chiến thắng?
Năm 2018 này, mở đầu là những ngọn lửa bốc cao trong chiếc lò thiêu tham nhũng qua hai vụ đại án được xét xử tại hai thành phố ở hai đầu đất nước, một vụ liên quan đến các chính khách, vụ kia liên quan đến các doanh nhân.
Có kỳ lạ không, có trùng hợp không khi mà niềm tin vào cuộc chiến chống nội xâm được nhen nhóm trở lại thì những chàng trai U23 của chúng ta cũng viết nên kỳ tích khiến cả châu Á ngưỡng mộ?
Khi tham nhũng đạt đến đỉnh cao thì niềm tin tất rơi xuống vực thẳm. Cả hai điểm cực đại và cực tiểu ấy thể hiện sự phát triển mang tính biện chứng của quy luật vận động xã hội.
Hệ Từ truyện - quyển Hạ cho rằng "Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" nghĩa là sự vật khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, sau khi biến hóa thì sẽ thông suốt, khi đã thông suốt thì sẽ trường cửu.
Không thể có chuyện tham nhũng cứ hoành hành mãi mà không có cách tiêu diệt, không thể có chuyện những người dung túng cho tham nhũng cứ ngồi mãi trên ngôi cao quyền lực mà không bị vạch mặt chỉ tên.
Cũng không thể tồn tại tình trạng người dân nhìn vào cán bộ mà không biết tin ai bởi biết đâu người được đặt niềm tin đó lại chỉ là một trong các “đồng chí chưa bị lộ” như trường hợp ông Đinh La Thăng khi còn là Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải!
Nước Việt yếu kém về kinh tế chính là do thể chế kinh tế bao cấp, lạc hậu, bởi Nhà nước trong khi chưa làm tròn chức năng quản lý thì lại ôm thêm chức năng kinh doanh;
Bởi đội ngũ cán bộ, công chức có đến mấy chục phần trăm không phải chỉ là không làm được việc mà còn có người bè phái, mua quan, bán chức, câu kết với nhau bòn rút của công, “ăn của dân không từ cái gì”.
Với hơn 90 triệu dân, với hơn 400 tỷ đô la Mỹ xuất nhập khẩu hàng hóa, nước Việt chưa thể nào là cường quốc, nhưng cứ mãi tự ti là một nước nghèo thì làm sao có thể giàu?
Tại sao chỉ với hơn 20 cầu thủ và một số người trong ban huấn luyện, đội U23 Việt Nam đã có thể làm cả triệu con tim thổn thức, có thể làm tất cả mọi người cười vui trong nước mắt hạnh phúc, có thể khiến cả đất nước bừng bừng khí thế chiến thắng.
Không phải chỉ có vậy, những gì mà U23 Việt Nam làm được đã khiến bình luận viên Jackie của tờ Siam Sport (Thái Lan) phải viết nên những dòng thế này:
“Có cảm giác, đó không còn là đội bóng của riêng người Việt Nam nữa mà là đội bóng của cả khối ASEAN.
U23 Việt Nam đã tạo ra một chuẩn mực mới cho nền bóng đá Đông Nam Á. Truyền cảm hứng, niềm tin bất tận rằng từ đây bóng đá khu vực Đông Nam Á đã ngẩng cao đầu trước đấu trường châu lục, không còn một sự tự ti hay e dè gì nữa…
Đây chẳng có gì phải xấu hổ để nói ra điều đó cả. Những gì U23 Việt Nam làm được ở U23 châu Á là quá kỳ vĩ, xứng đáng để cả nền bóng đá khu vực Đông Nam Á và cả châu Á phải học hỏi”. [2]
Những lời bạn bè quốc tế ca ngợi đội tuyển U23 Việt Nam không thể không làm xuất hiện liên tưởng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Người viết không thích thú với việc ví von đất nước “hóa rồng” bởi rồng chỉ là con vật huyền thoại.
Người viết mong muốn hình tượng đất nước sẽ là chim Hồng hạc tung cánh giữa trời xanh, muốn trên áo các cầu thủ thêu hình chim Hồng hạc bay theo đội hình chữ “V” hướng về phía mặt trời.
Xã hội mà người Việt đang sống, “Cùng” rồi thì tất phải “biến”, “Biến” rồi thì không thể không “Thông”, vấn đề là cứ “ề à” như mấy chục năm qua thì dẫu có mấy chục năm nữa “Thông” nhưng chưa chắc đã “Suốt”.
Người viết có niềm tin, rằng với “đội hình” hơn 20 “cầu thủ” đứng đầu các Bộ và cơ quan ngang bộ, với vị “Huấn luyện viên trưởng” đầy khôn khéo, bản lĩnh và nhân văn, với “ban huấn luyện” vừa quyết liệt vừa mềm dẻo, với triệu con tim cháy bỏng màu cờ sắc áo, không thể nào người Việt lại không thể khiến thế giới ngả mũ thán phục, không thể có chuyện “U Việt Nam” lại không thể ngẩng cao đầu sánh bước với năm châu, bốn biển?
Dẫu biết trận đấu chung kết bao giờ cũng có kẻ thắng người thua, dẫu biết khả năng chiến thắng của U23 Việt Nam trong trận cuối cùng này chỉ là 50-50, người viết vẫn mong và tin rằng đội U23 sẽ trở về với chiếc cúp vàng trên tay và người Việt sẽ lại một đêm không ngủ.
Khi những cuồng nhiệt qua đi, khi những trái tim thổn thức vì bóng đá dịu lại cũng là lúc chúng ta cần nghiêm túc tự hỏi, đến bao giờ đội tuyển của chúng ta mới không phải nghe theo chỉ dẫn của huấn luyện viên ngoại, đến bao giờ chúng ta mới có triết lý cuộc chơi của riêng mình chứ không phải học theo cách chơi của người ngoài.
Và quan trọng hơn khi nào người Việt có thể quyết định hoặc chọn “luật chơi” theo ý mình?
Điều đó chỉ đến khi những kẻ có thói “đi đêm” không thể và không dám thậm thụt phía sau hậu trường nhằm gây bất lợi cho người Việt tại bất kỳ sân chơi nào?
Điều đó chỉ đến khi chúng ta đủ mạnh.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://daidoanket.vn/kt-xh/noi-lo-tut-hau-so-voi-lao-campuchia/68438
[2]https://thethao.thanhnien.vn/bong-da-viet-nam/bao-siam-sport-cua-thai-lan-bai-hoc-thu-vi-tu-u23-viet-nam-82488.html
Xuân Dương
MỘT PHẦN BA VẪN LÀ ...SỰ THẬT
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 29-1-2018
Đội tuyển U23 Việt Nam bước vào trận chung kết U23 châu Á tại Thường Châu - Trung Quốc trong ngày tuyết rơi dày đặc, vốn chỉ thỉnh thoảng mới thấy tại vùng núi cao phía bắc như Sa Pa - Lào Cai, Mẫu Sơn - Lạng Sơn.
Thế giới thể thao vẫn cho rằng Đông Nam Á là “vùng trũng” về bóng đá nên chuyện có ai đó ưu ái cho đội tuyển đến từ các vùng miền khác thì sự phê phán cũng không quyết liệt.
Người ta vẫn cho rằng dẫu có vào vòng chung kết thì Việt Nam và Malaysia cũng chỉ là các đội “lót đường”. Không những thế ngay trước giải đấu, ngay cả người trong ngành vẫn chỉ hy vọng đây là giải đấu “tích lũy kinh nghiệm” cho tương lai…
Thi đấu trong hoàn cảnh không ít lần bị xử ép, có trận báo chí quốc tế nói rằng Việt Nam phải thi đấu với đội có 12 cầu thủ.
Đấy là “Thiên không thời”.
Thi đấu tại nước bạn, cách xa quê hương hàng ngàn cây số - nếu tính từ sân bay Thành phố Hồ Chí Minh - trong bối cảnh cổ động viên nước chủ nhà “tẩy chay” giải đấu như tin đã đưa trên Báo Điện tử Vnexpress: “Người Trung Quốc đều quyết tâm tẩy chay giải U23 sau trận thua Qatar. Họ cho rằng trọng tài bị mua chuộc". Các trận đấu tầm cỡ châu lục nhưng khán đài chỉ có vài trăm khán giả.
Người dân cả nước hân hoan đón chào các cầu thủ của đội tuyển U23 Việt Nam về nước trong niềm vui sướng, niềm tự hào. Ảnh: Báo Thanh Niên.
Cổ động viên Việt Nam không phải ai cũng có thời gian và điều kiện kinh tế để sang Trung Quốc cổ vũ cho đội tuyển, đó là chưa nói đến các thủ tục xuất nhập cảnh chỉ được phía bạn thực hiện tại nơi có cơ quan ngoại giao với lệ phí không hề rẻ (60 USD làm bình thường, 80 USD làm nhanh).
Đấy là “Địa không lợi”.
Điều chúng ta có là dàn cầu thủ trẻ đầy nhiệt huyết, bản lĩnh và kỹ thuật, là sự đoàn kết tin tưởng vào tài năng, uy tín huấn luyện viên trưởng Park Hang-seo, là những lời chúc kịp thời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là đêm xuống đường không ngủ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, là những phần thưởng lên đến nhiều tỷ đồng của nhà nước, doanh nghiệp, những người hảo tâm và trên hết là sự cổ vũ của cả triệu con tim nơi quê nhà.
Đấy là “Nhân hòa”.
Thua sát nút trong trận chung kết là điều đáng tiếc, song thứ qúy giá nhất mà đội tuyển U23, của bóng đá Việt Nam mang về từ Trung Quốc không phải chỉ là danh hiệu á quân châu lục.
Quà tặng quý nhất mà các chàng trai U23 mang về là niềm tự hào Việt Nam, là sự khẳng định một chân lý, khi người Việt tự tin, khi người lãnh đạo có tâm và có tầm thì trở ngại nào cũng có thể vượt qua, kỳ công nào cũng có thể vươn tới.
Trong ba yếu tố làm nên thành bại: “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, đội tuyển U23 Việt Nam chỉ có một, song một phần ba vẫn thể hiện một sự thật, rằng người Việt bước vào năm 2018 với tư thế ngẩng cao đầu, với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh đoàn kết toàn dân, vào trí sáng tạo và sự tự tin mà trước đây có lúc chúng ta tưởng chừng không có.
Trước khi nói lời cảm ơn các cầu thủ, chúng ta cần phải nói lời cảm ơn huấn luyện viên trưởng Park Hang-seo, cảm ơn tình cảm tốt đẹp pha sự ngưỡng mộ mà bạn bè Đông Nam Á, Hàn Quốc, cùng các nước khác dành cho đội tuyển U23 nói riêng và Việt Nam nói chung.
Chiến thắng của đội tuyển bóng đá trẻ giúp người dân và quan chức ngộ ra nhiều điều.
Nếu chiến thắng Điện Biên năm 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 tạo nên kỳ tích để đất nước thu về một mối thì liệu có thể nói chiến tích của các chàng trai vàng U23 cũng góp phần tạo nên cú hích giúp người Việt tự tin vào chính mình, xóa bỏ quán tính trì trệ, bảo thủ tồn tại suốt mấy chục năm khiến người Việt luôn tự hỏi “bao giờ nước Việt mới sánh ngang tầm thế giới?”.
Thiếu đi sự tự tin, các đạo quân hùng mạnh nhất cũng sẽ thất bại ngay trước khi bước vào trận đánh. Thiếu vị tướng giỏi, xương máu các chiến binh quả cảm sẽ đổ nhiều hơn mà thắng lợi chưa thể khẳng định nếu không nói là có thể thất bại.
Phải chăng giờ đây, trong công cuộc chống tham nhũng, xây dựng kinh tế, bảo vệ tổ quốc, chúng ta đã có cả niềm tin và tướng giỏi?
Hay mọi sự khẳng định lúc này đều là quá sớm?
Lời kêu gọi nào lúc này có sức mạnh khiến cả triệu người với rừng cờ đỏ sao vàng tràn ngập từ thôn xóm đến miền quê, đến các trung tâm chính trị, kinh tế cả nước nếu không phải xuất phát từ lòng tự hào là người Việt Nam, là công dân một quốc gia có truyền thống yêu nước và văn hiến?
Đánh thức tiềm năng, khơi dậy bản lĩnh của người Việt có phải chỉ là trách nhiệm của ban lãnh đạo, của người đứng đầu hay cũng còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta?
Vượt qua mọi rào cản, gác lại những định kiến cá nhân, cùng nhau hướng về tương lai không chỉ phụ thuộc vào chủ trương, chính sách, thể chế chính trị mà cũng phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của những ai mang trong mình dòng máu Việt, dẫu có thể giờ đây có người không nói được tiếng Việt.
Hãy nhìn và hãy nghe tường thuật trực tiếp trên VTV6 buổi đón tiếp đoàn U23 về nước, như lời bình luận: “Chưa bao giờ có một rừng cờ đỏ sao vàng như hôm nay”; “Chưa bao giờ có một lễ đón như thế diễn ra tại sân bay quốc tế Nội Bài” và trên đường về trung tâm thành phố.
Đó không gì khác hơn là lời cảm ơn mà Thủ đô Hà Nội thay mặt cả nước gửi tới đội tuyển, đó chính là khẳng định cho một sự thật: “Niềm tin là một thứ dẫu có rất nhiều tiền cũng không thể mua được”.
Cùng với bạn đọc, người viết xin được cảm ơn các thành viên ban huấn luyện, cảm ơn các cầu thủ đã mang lại cho ông bà, cha mẹ, bạn bè, cho người dân cả nước một ngày vui hơn cả tết đến.
Với người Việt, các cầu thủ của đội tuyển U23 của chúng ta xứng đáng nhận huy chương vàng. Ảnh: Báo Vietnamnet.
Màu tấm huy chương mà U23 mang về mới là bạc, nhưng với người Việt điều đó không quan trọng, quan trọng là câu nói “Chúng ta đã nỗ lực hết sức, tại sao phải cúi đầu?’ mà huấn luyện viên trưởng Park Hang-seo nói với các cầu thủ sau trận chung kết.
Không gì cảm động hơn khi một người nước ngoài mới sống tại Việt Nam vài tháng đã tự hào dùng đại từ “chúng ta” để nói với các cầu thủ, phải chăng ông đã xem mình như là một thành viên trong cộng đồng 54 dân tộc Việt cũng như Hoàng tử Lý Long Tường và hậu duệ nhà Lý gần một nghìn năm trước đã chọn Triều Tiên là tổ quốc thứ hai của mình?
Với người Việt, các chàng trai của chúng ta xứng đáng nhận huy chương vàng, và điều này đã được Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) biến thành hiện thực.
Việc PNJ đã dành khoảng 3 tỷ làm ra bộ 31 huy chương bằng vàng thật để tặng đội tuyển U23 cho thấy không chỉ người hâm mộ thể thao mà rất nhiều doanh nghiệp đã xem U23 là “vàng mười” của bóng đá Việt Nam.
Niềm vui nhỏ nhất cũng có thể chia đều cho mọi người, nỗi buồn lớn nhất không hẳn có thể có người san sẻ.
Chỉ có những gì được người dân đón nhận tự nguyện mới là vĩnh viễn, nói thế để thấy bài học yên dân mà tiền nhân dạy bảo không bao giờ được phép xem nhẹ.
Khi đã cố gắng hết sức mà không đạt được kỳ vọng thì chẳng có gì phải xấu hổ, có chăng chỉ là một mỗi buồn man mác. Đáng phải xấu hổ phải là những kẻ nói nhiều mà làm ít, những kẻ chỉ biết vơ vét của thiên hạ về xây từ đường nhà mình.
Câu chuyện bóng đá không chỉ đơn thuần là… bóng đá, đó còn là cái gì đó giống như vận nước, “Qua cơn bĩ cực, đến hồi thái lai”.
Trách nhiệm của người chèo lái, của đội tiên phong là phải biết thời cơ đã đến, là lúc triệu người đồng lòng, chờ tiếng trống lệnh cùng xông lên diệt bọn tham nhũng, hại dân, đưa nước Việt sánh vai cũng các cường quốc trên toàn thế giới.
Nếu không làm được điều đó hôm nay, chẳng phải sẽ mang tiếng ngàn thu, chẳng phải sẽ có lỗi với tổ tông, với bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh máu xương cho dân, cho nước hay sao?
XUÂN DƯƠNG
GIẢI MÃ THÀNH CÔNG CỦA U23 VIỆT NAM : SỨC MẠNH ĐẾN TỪ ĐÂU ?
MAI ANH / VNN 29-1-2018
Vì màu cờ sắc áo
Tan trận chung kết với U23 Uzbekistan, nhiều cầu thủ đã thất vọng nói lời xin lỗi với người hâm mộ đã gây xúc động rất lớn. Nhưng hình ảnh trung vệ Duy Mạnh đầy nước mắt, cắm một lá cờ Tổ quốc giữa sân Thường Châu và quỳ xuống gục đầu mới khiến tất cả "nổi da gà”.
Hình ảnh Duy Mạnh mắt đẫm lệ, sau khi cắm cờ giữa sân Thường Châu. Ảnh: Anh Khoa
Hình ảnh các cầu thủ mỗi khi ghi bàn thắng xong đều hôn lên lá cờ Tổ quốc trên ngực trái cũng là điều đáng nhớ. Và tất cả đều hiểu, U23 Việt Nam đã chơi bóng bằng một tinh thần dân tộc, vì màu cờ sắc áo như thế nào để cùng mang vinh quang hay chí ít sao cho xứng đáng với màu áo mình khoác lên
Đoàn kết, tính chiến đấu cao
Cơ sở để để làm nên chiến tích lịch sử cho bóng đá Việt Nam của thầy trò HLV Park Hang Seo tại VCK U23 châu Á 2018 vừa qua không gì khác chính là tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật và chiến đấu rất cao.
đây là hình ảnh Tiến Dũng khi rời sân với rất nhiều máu trên miệng sau 1 pha tranh chấp.Ảnh: Anh Khoa
Nếu như không được những điều này, chắc chắn U23 Việt Nam khó có thể chơi tốt trong tất cả các trận đấu đã qua tại giải. Và hình ảnh Văn Thanh, Xuân Trường cúi xuống dọn tuyết cho đàn em, đồng đội Quang Hải sút phạt là ví dụ rất rõ.
Hay cảnh Tiến Dũng phải đợi đến khi trọng tại chính yêu cầu rời sân vài lần mới ra để bác sỹ chăm sóc vết thương đang chảy máu trên miệng là những hình ảnh rất đáng nhớ của U23 Việt Nam.
Có những cá nhân xuất sắc
Đương nhiên đến lúc này Quang Hải là cái tên xuất sắc nhất trong hành trình lịch sử của U23 Việt Nam tại giải đấu vừa kết thúc ở Trung Quốc. Thế nhưng, Quang Hải cũng chỉ là một trong số những cái tên ấn tượng ở U23 Việt Nam mà thôi.
U23 Việt Nam có rất nhiều cái tên nổi bật, xuất sắc như Quang Hải.Ảnh: Anh Khoa
Rồi có thể kể đến những cá nhân đầy ấn tượng khác như Văn Đức, Xuân Trường, Đức Huy...tất cả đều đã chơi tốt hơn sự mong đợi. Và một tập thể với nhiều cá nhân xuất sắc, đá vì màu cờ sắc áo, chơi bóng có kỷ luật như thế giành ngôi á quân của giải cũng là xứng đáng.
Thầy Park và BHL tài năng
Cho đến lúc này, ngoài những yếu tố kể trên U23 Việt Nam có những người góp công lớn cho chiến công ấy của U23 Việt Nam chính là HLV Park Hang Seo cũng như các thành viên trong BHL, bác sỹ, trợ lý ngôn ngữ...
HLV Park Hang Seo thực sự giỏi để cùng U23 Việt Nam đi vào lịch sử. Ảnh: Anh Khoa
Thuyền trưởng người Hàn Quốc đã biến các cầu thủ U23 Việt Nam thành một khối, đưa nền tảng thể lực của các cầu thủ lên một tầm cao mới. Và quan trọng hơn, ông thầy này đã truyền được lửa cho các học trò.
Bên cạnh đó, đội ngũ tư vấn về chuyên môn như GĐKT Gede, các trợ lý về chuyên môn, ngôn ngữ hay các bác sỹ...cũng đã góp một tay để xây dựng lên một U23 Việt Nam vừa đi vào lịch sử bóng đá nước nhà.
Và may mắn
U23 Việt Nam đã có một giải đấu thành công, và bên cạnh những yếu tố về con người, chuyên môn thì may mắn cũng đã góp vào chiến tích lịch sử đó của thầy trò HLV Park Hang Seo.
Quang Hải và các đồng đội đã may mắn khá nhiều tại vòng bảng, nhưng nên nhớ may mắn chỉ có tác dụng khi đội bóng đó có thực lực, có khả năng. Bởi vậy, cùng với may mắn những nỗ lực, chuyên môn tốt đã giúp U23 Việt Nam ghi tên mình vào lịch sử.
Mai Anh
'THẾ NƯỚC MẠNH, VẬN NƯỚC LÊN' , THẾ À ?
BÙI TÍN/ VOA/ BVN 30-1-2018
Đội tuyển U23 Việt Nam.
Từ hồi bé tôi đã mê bóng đá. Nay sống ở xa quê hương, bóng đá vẫn là niềm đam mê của lão già hơn 9 bó này. Các cuộc thi bóng đá toàn thế giới, các châu lục, giải tòan quốc nước Anh, nước Pháp, nước Đức là môn giải trí tinh thần của tôi. Tất nhiên giải châu Á U23 năm nay cuốn hút tôi.
U23 VN gồm các chú thanh niên trung bình 21 tuổi, được huấn luyện viên Nam Hàn Pak Hang Seo dìu dắt có phương pháp, đã làm nên kỳ tích.
Ở vòng loại, U23 Việt Nam thua Nam Hàn 1/2, nhưng thắng Úc 1/0, hòa Syria 0/0, được vào vòng cuối.
Các đội mạnh như đương kim vô địch U23 châu Á là Nhật Bản và đội Trung Quốc đã bị loại ngay từ vòng đầu.
Trong vòng cuối rất sôi động, U23 Việt Nam trong trận tứ kết khởi sắc hẳn lên, thắng Iraq 5/3 qua đá luân lưu 11 mét sau khi hòa 3/3 với 2 hiệp phụ, tiếp đó trong trận bán kết thắng Qatar 4/3 cũng qua đá luân lưu 11 mét sau khi hòa 2/2 với 2 hiệp phụ, được vào chung kết với Uzbekistan.
Quang Hải là cầu thủ làm bàn xuất sắc và Bùi Tiến Dũng là thủ thành tài ba góp nên những chiến thắng tuyệt đẹp.
Tin mừng đội bóng trẻ, đẹp trai làm nên kỳ tích chưa từng có thổi bùng lên cao trào mừng rỡ, mà các báo trong nước thường dung chữ “vỡ òa”, kèn trống nổi lên, cờ đỏ rực rỡ, mọi người la hét, nhảy múa, với cả những hành động điên loạn cực đoan, các cô gái cởi quần dài, áo ngoài nhảy cỡn lên ôm ảnh các cầu thủ… Các báo lề phải thi nhau khen các “chiến sỹ gang thép”, “các cầu thủ vàng”.
Ban Tuyên huấn TƯ không bỏ qua dịp này, đẩy mạnh mọi phương tiện thông tin tuyên truyền, vơ thắng lợi vào cho Đảng ta, chế độ ta, thúc đẩy việc quyên các tiền thưởng lên đến vài chục tỷ đồng, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, cho Chuyên cơ sang Giang Tô - Trung Quốc đón đoàn trở về.
Vô duyên hơn cả là báo Nhân Dân trong số ra ngày 25/1 có bài mang đầu đề “Thế nước mạnh, Vận nước lên!”, tán tụng kỳ tích của U23 Việt Nam, coi là thắng lợi tiêu biểu của đất nước, chế độ, là kỳ công lịch sử, gắn bó với những kỳ tích về chống tham nhũng, về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, về củng cố quốc phòng và thế ngọai giao, về xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.
Nghĩa là từ mấy trận đá bóng của 11 chú thanh niên mà bốc đồng đưa đất nước toàn diện lên chín tầng mây! Họ cố tình quên đi cảnh biển đảo bị Trung Quốc xâm chiếm, giá xăng dầu lên cao, các thứ thuế phí đều cao, giáo dục lạc hậu triền miên, các bệnh viện chật chội, thuốc giả, thuốc độc hại tràn lan, xã hội đảo điên, bọn lưu manh ở Hội An hành hung khách du lịch với nhiều vết thương, hàng trăm cán bộ nhà nước, đảng viên cao cấp, có cả ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ, bí thư, chủ tịch tỉnh bị tạm giam, vào tù, khai trừ khỏi Đảng…
Cứ như bóng đá có phép lạ làm tan biến mọi bất công và tội ác lan tràn khắp nơi trong xã hội, khi các chiến sỹ dân chủ nhân quyền bị đàn áp tàn bạo, khi nguy cơ mất nước hiện ra ngày một rõ ràng. Có nhà bình luận cho rằng thắng lợi bóng đá kỳ diệu của những chàng thanh niên đã được Đảng tận dụng như những chiếc van hiếm quý, xả đi mọi bức xúc nặng nề đang đè lên xã hội.
Tôi cũng có lúc hơi tiếc và hơi buồn khi đội U23 Việt Nam bị loại ở phút thứ 120 của hiệp phụ, nghĩa là ở giây phút cuối. Nếu như qua khỏi được phút cuối ấy với tỷ số 1/1, sẽ có đá luân lưu 11 mét như 2 trận trước, thì rất có thể Việt Nam giành được Cúp.
Nhưng nghĩ đi còn nghĩ lại, tôi mừng, rất mừng cho Việt Nam đã chỉ giành được ngôi Á quân, nghĩa là thứ nhì. Xin chớ ai chụp mũ cho tôi là vong bản, không yêu nước.
Tôi có lý của tôi. Việt Nam thua là phải vì ngoài cái khó khăn là trận chung kết diễn ra trên sân đóng băng, không khí lạnh cóng âm 4, 5 độ, bất lợi cho đội ta khi đội bạn đã quen với thời tiết như thế.
Thêm nữa xét cho kỹ, đội bạn hơn hẳn đội ta cả về thể lực, về kỹ thuật, và về chiến thuật. Bóng trong chân đội bạn nhiều hơn gấp đôi trong chân đội ta, bóng lấn sang phía nửa sân ta cũng lâu hơn, nhiều lần hơn, ta cũng chịu đá góc của bạn gấp nhiều lần hơn. Do vậy ta thua là phải lẽ, là công bằng, là đúng với giá trị thực. Tôi vui mừng vì cái lẽ công bằng, đúng giá trị ấy, không dựa vào số phận đỏ đen, may rủi. Huấn luyện viên Park Hang Sen xin lỗi dân ta là quá khiêm tốn.
Tôi còn mừng hơn là vì nếu như đội U23 Việt Nam đoạt Cúp, tôi e rằng ban tuyên huấn TƯ sẽ tha hồ giở trò múa may ma giáo, vơ vào cho Đảng, cho chế độ độc đảng mọi vinh quang, tận dụng để mê hoặc dân về sự lãnh đạo tuyệt vời toàn diện của Đảng, để báo Nhân Dân sẽ có những bài bình vô duyên bốc lửa hơn bài “Thế nước mạnh, vận nước lên!” rất khó ngửi được mấy hôm trước.
Mọi người Việt ta hãy tỉnh táo nhận rõ hiện tình đất nước ra sao, niềm tin của dân với lãnh đạo của Đảng đang đâng cao hay hạ thấp, thấp đến đâu? So với các nước láng giềng ta chậm tiến ra sao? cuộc sống vật chất tinh thần của xã hội ta sa sút ra sao, nền độc lập có nguyên vẹn, người dân có dân chủ nhân quyền như phần lớn các nước khác hay không, để cùng nhau tìm ra con đường đấu tranh thích hợp. Hãy trả lại cho bóng đá giá trị thực của nó. Dù cho hấp dẫn đến đâu, bóng đá chỉ là một mặt rất phụ, thứ yếu của cuộc sống xã hội.
B.T.
Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét