ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chiến lược của ông Donald Trump ở Biển Đông đang dần rõ ràng hơn (GD 28/1/2018)-Bộ trưởng Quốc phòng Pháp: không phải cứ cắm cờ xuống Biển Đông là có chủ quyền (GD 26/1/2018)-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất 3 trọng tâm phát triển hợp tác ASEAN-Ấn Độ (GD 27/1/2018)-Chiến lược “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc (KTSG 28/1/2018)-Tin tặc tấn công sàn tiền ảo ở Nhật Bản lấy cắp hơn nửa tỉ đô (KTSG 27/1/2018)-Quyền lực bén đe dọa quyền lực mềm như thế nào (viet-studies 26-1-18)-Joseph Nye-Tại sao Mỹ cần Việt Nam? (sputnik 26-1-18) -Tàu sân bay Mỹ vào Đà Nẵng có ý nghĩa gì? (BVB 27/1/2018)-Phạm Chí Dũng/VOA-USS Carl Vinson, biểu tượng mới của quan hệ Mỹ-Việt (BVB 27/1/2018)-Thanh Phượng/RFI-Không chiến cũng chẳng hòa: Chiến lược Trung Quốc độc chiếm Biển Đông (BVN 28/1/2018)-Thụy Mi-Trung Quốc hợp thức hóa chuyện quân sự hóa Biển Đông? (BVN 28/1/2018)-Đào Nguyên-
- Trong nước: Tổng Bí thư: "Lò nóng lên là do tất cả cùng vào cuộc" * (GD 27/1/2018)- Khởi tố, bắt cựu Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Vinashin (GD 26/1/2018)-Quan lộ cựu Chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự trước khi bị bắt (VnF 26-1-18)-Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật ông Lê Phước Thanh (VNN 28/1/2018)-Xử Trịnh Xuân Thanh: Tòa đột ngột tạm nghỉ, xác minh lại 19 tỷ (VNN 28/1/2018)-Cưỡng chế đất tại xã Nghi Kim, Nghệ An (BVN 28/1/2018)-RFA-
- Kinh tế: Doanh nghiệp lỡ cơ hội vì còn quá nhiều thủ tục "loằng ngoằng" (GD 28/1/2018)-Chuyến tàu đầu tiên chở container tuyến Moscow – Hà Nội (GD 28/1/2018)-Tăng lương, bảo hiểm xã hội và năng suất lao động (KTSG 28/1/2018)-Giá đóng tàu biển tăng do quy định mới (KTSG 27/1/2018)-Nhân sự CNTT tiếp tục "hot" trong năm nay (KTSG 27/1/2018)-Kỳ vọng nào cho lợi nhuận tốp 10? (KTSG 27/1/2018)-Rộn ràng bán hàng tết trên mạng (KTSG 27/1/2018)-Siêu uỷ ban quản lý vốn sẽ làm giảm nạn con ông cháu cha (DV 27-1-18) -- Ý kiến TS Lê Đăng Doanh-
- Giáo dục: Các thầy cô hãy tưởng tượng, áp dụng dạy 2 môn tích hợp thì sẽ thế nào nhỉ? (GD 28/1/2018)-Vì sao Trưởng phòng giáo dục không cho thưởng tết giáo viên hơn 3 triệu đồng? (GD 28/1/2018)-Âm nhạc: Không nhất thiết học trò phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ! (GD 28/1/2018)-Chương trình mới tích hợp sâu ở lớp dưới, phân hóa dần ở lớp trên (GD 28/1/2018)-Phát động cuộc thi Biến đổi khí hậu tại Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên (GD 28/1/2018)-Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng đang "giết chết" sự sáng tạo của giáo viên (GD 27/1/2018)-Bằng Đại học và Trình độ đại học hoàn toàn khác nhau (GD 27/1/2018)-Tự tin là dám thi tuyển Hiệu phó, Hiệu trưởng (GD 27/1/2018)- Thi làm "quan" để tránh nạn chạy chức, chạy quyền (GD 28/1/2018)-
- Phản biện: Về Đinh La Thăng (viet-studies 25-1-18)-Về mặt trái của Đinh La Thăng (BVB 26/1/2018)-Phạm Hưng Quốc-Thân Đức Nam liệu có về hưu? (BVB 27/1/2018)-Người Buôn Gió-Nghĩ về những "khúc củi" hô biến 3.600 tỷ đồng! (BVB 27/1/2018)-Vũ Đông Hà/DLB-Đại án Ngân hàng, nhà Dr Thanh & con tin dự bị (BVB 27/1/2018)-FB Mai Quốc Ấn-Bóng đá và kinh tế (BVN 28/1/2018)-Tô Văn Trường-Chung kết U23 Việt Nam – Uzbekistan (BVN 28/1/2018)-Viễn Đông-'Lợi ích nhóm' nằm trong Luật Đất Đai (BVN 28/1/2018)- Hoàng Hải Vân-Khó khăn của các toà soạn báo độc lập (BVN 28/1/2018)-Kiều Phong/VNTB- Nhìn tổng thể: Việt nam là 'con đường phục vụ Apec' (BVN 28/1/2018)-Ánh Liên/VNTB-'Đốt lò': Sao chỉ đốt củi bên kia mà không đốt củi bên này? (BVN 28/1/2018)-Minh Hải/VNTB-Trung tướng Nhà văn Công an 'chơi sang' (?!) (bvb 28/1/2018)-Tưởng Năng Tiến/DLB-‘Tính lại GDP để nâng trần nợ công’: Ông Phúc muốn ‘giúp’ ai? (BVB 28/1/2018)-Phạm Chí Dũng/Calitoday-Những kẻ thực thi pháp luật lại là những kẻ chà đạp lên luật pháp (BVB 28/1/2018)-Trung Nguyên/TD-
- Thư giãn: Tổng thống Hàn Quốc ca ngợi U23 Việt Nam và HLV Park Hang Seo (VNN 28/1/2018)-Ngàn cung bậc cảm xúc trước nhà Quang Hải (VNN 28/1/2018)-Bóng hồng thầm lặng phía sau ngài Park Hang Seo (VNN 28/1/2018)-
VỀ PHẠM NHÂN KIÊM NẠN NHÂN ĐINH LA THĂNG *
PHẠM HƯNG QUỐC/ viet-studies/ BVB 25-1-2018
Đinh La Thăng tại Tòa
Trong cộng đồng cư dân mạng đang có những ý kiến trái chiều về vụ án Đinh La Thăng. Chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin khách quan về con người này:
Khách quan mà nói Đinh La Thăng lớn lên trong một môi trường được giáo dục lành mạnh. Sau chiến tranh với tiếng gọi thanh niên xây dựng đất nước, Đinh La Thăng đã trở thành một thanh niên bộc lộ nhiều tư chất vượt trội theo hướng lành mạnh và cũng đã được đưa vào những vị trí cao dần trong dự án xây dựng đập thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà. Cần lưu ý rằng dự án thủy điện Hòa Bình do Liên Xô tài trợ có tầm cỡ lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ nên dự án đã nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt từ chính phủ. Vật tư thiết bị, nhân tài vật lực ùn ùn đổ về dự án. Là cử nhân kế toán tài chính Đinh La Thăng dần nắm rất vững các kẽ hở trong hệ thống kế toán tài chính của cơ chế quan liêu lúc bấy giờ. Bước vào thời kỳ “đổi mới” tức là xóa bỏ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác để đi theo nguyên lý “thị trường”, thời kỳ mà “hồn Trương Ba da hàng thịt”.
Để bạn đọc hiểu thêm về bối cảnh của Việt Nam trong thời kỳ này, chúng tôi xin tóm lược phân tích kỹ càng của một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập tại Việt Nam như sau: … Thời kỳ đổi mới là thời kỳ phát triển theo kiểu “dò đá qua sông” hay “ tự cứu mình trước khi trời cứu” … không có chủ thuyết, không kinh nghiệm, tất cả chỉ là sự dò dẫm trong một bối cảnh chính trị bề bộn cả trong lẫn ngoài nước. Ngay cả trong đội ngũ ban lãnh đạo cộng sản cao nhất của Việt Nam cũng có rất nhiều sự khác biệt về nhận thức thế nào là đường lối “đổi mới” do chính họ hô hào. Các vị này thiếu những kiến thức cơ bản về kinh tế, về quản lý kinh tế thị trường trong khi mà họ buộc phải rời bỏ những kiến thức quản lý nhà nước duy ý chí, giáo điều xã hội chủ nghĩa thời Liên Xô mà họ đã bị nhồi nhét trong nhiều thập kỷ… Đây là bối cảnh thuận lợi cho việc sản sinh ra một thế hệ tư bản hoang dã tại Việt Nam,
Lúc đầu xuất hiện một số nhà tư bản tư nhân (Liên Khui Thìn, Minh Phụng…) nhưng do tình trạng thiếu pháp luật nên việc sống, chết của các nhà tư bản Việt Nam rất bất chợt và rất tùy thuộc vào những cảm tính ngẫu hứng của các nhà lãnh đạo cộng sản tại địa phương và trung ương thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, giáo điều… Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ thiên theo hướng nhân trị thay cho pháp trị nên rất hỗn độn.
Sau hàng loạt các vụ bắt bớ, các nhà tư bản Việt Nam dần hiểu ra là muốn sống sót, họ phải gắn chặt với quyền lợi với tầng lớp lãnh đạo có quyền lực nhưng lại nghèo khó của chế độ cộng sản vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước. Đội ngũ lãnh đạo của đất nước bắt đầu bị mua chuộc, tha hóa. Các nhóm lợi ích hình thành….
Đinh La Thăng với tư chất thông minh và nhạy bén và đặc biệt là đang tràn trề sức sống cùng với những tham vọng lớn lao về cả kinh tế lẫn chính trị đã nhanh chóng hiểu mình cần phải làm gì trong một hoàn cảnh đặc thù này.
Thế hệ lãnh đạo cộng sản trước kia bị học thuyết Mác Lê Nin, bị các tư tưởng giáo điều kiềm chế nên không dám vượt qua cái bóng của thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm thời chiến tranh cùng các chuẩn mực về sự hạn chế khắt khe trong việc hưởng thụ vật chất đã duy trì trong suốt nhiều thập kỷ trước đó…
Lúc bấy giờ đội ngũ lãnh đạo thế hệ 2, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt đã đưa ra một nhận định chung là trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới Việt Nam không thể tránh được tham nhũng. Hơn nữa họ còn nghĩ tham nhũng cũng là động lực cho sự phát triển... Do vậy họ đã quyết định sớm cho ra đời thế hệ lãnh đạo thứ ba là Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải và Trần Đức Lương….
Đinh La Thăng đã là một trong những cá nhân xuất sắc nắm bắt được thời cơ để bắt đầu một trào lưu hình thành các nhà tư bản đỏ. Nguyên lý hoạt động của các nhà tư bản đỏ là họ dùng một phần ngân sách nhà nước rót cho các tập đoàn, công ty nhà nước để đầu tư vào các công trình trọng điểm để mua chuộc các lãnh đạo cấp trên của họ một cách khéo léo để giúp họ thăng tiến cả về mặt chính trị lẫn kinh tế. Nguyên lý hoạt động này phát huy tính hiệu quả rất nhanh chóng. Nhất là khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng đã tạo ra một môi trường có thể gọi là hoàng kim cho các nhà tư bản đỏ. Nổi bật trong các nhà tư bản đỏ là: Trần Bắc Hà (BIDV) Phạm Thanh Bình (Vinashin) và Đinh La Thăng (PVN), trong đó Đinh La Thăng nổi bật với khả năng kết hợp giữa chính trị với kinh tế.
Ngay từ khi mới về PVN họ Đinh đã quan tâm ngay đến công tác tổ chức nhân sự của tập đoàn kinh tế số 1 này để thâu tóm quyền lực. Cụ thể đã gạt bỏ ngay lập tức nhưng lại rất khéo léo một cây đa cây đề trong ngành dầu khí là Trần Ngọc Cảnh. Họ Đinh hiểu rằng chừng nào còn để Trần Ngọc Cảnh làm Tổng giám đốc tập đoàn thì ông ta sẽ không thể hoàn toàn làm chủ được địa bàn này. Chỉ sau môt thời gian ngắn được sự hỗ trợ trực tiếp của Nguyễn Tấn Dũng, họ Đinh đã đưa Trần Ngọc Cảnh lên vị trí ngồi chơi xơi nước tại văn phòng thủ tướng với tư cách “đặc trách giúp thủ tướng theo dõi chỉ đạo ngành dầu khí”.
Ngay sau khi giải quyết được “con kỳ đà cản mũi” Trần Ngọc Cảnh, họ Đinh đã thâu dụng hàng trăm đệ tử từ khắp các nơi trong đó chủ yếu từ công ty Sông Đà về đảm nhiệm những chức vụ quan trọng của tập đoàn và thành lập mới hàng trăm công ty con để tự tạo dựng nhóm lợi ích của riêng mình bao gồm những đệ tử tuyệt đối trung thành, biết vâng lời vô điều kiện và đặc biệt là tạo thế ma trân để làm bốc hơi hàng chục ngàn tỷ của nhà nước.
Họ Đinh cùng giới lãnh đạo các tập đoàn nhà nước khác đã tư vấn cho thủ tướng Dũng đưa ra trình Bộ chính trị mô hình tập đoàn đa ngành nghề (Quả đấm thép). Với cái bánh vẽ quả đấm thép đã làm cho cả Bộ chính trị, Quốc hội, Chính phủ Việt nam một thời ảo tưởng say sưa ca tụng về tính ưu việt của “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tại các kỳ họp Quốc hội, kỳ họp Chính phủ … đâu đâu người ta cũng ca tụng vai trò của các quả đấm thép. Các quả đấm này trở thành xương sống của nền kinh tế Việt Nam.
Với tài biến báo các con số báo cáo trong một thời gian dài các quả đấm thép trở thành niềm tự hào của Việt Nam. Vinashin chỉ trong một thời gian rất ngắn đã trở thành một công ty đóng tầu biển tầm cỡ thế giới. Ngay cả vương quốc Anh, Hà Lan …là những cường quốc đóng tầu trên thế giới cũng trở thành khách hàng của Vinashin!... Mọi nguồn lực tài chính của đất nước đều được ưu tiên cho các quả đấm thép. Chỉ khi Vinashin bị đổ bể thì ảo ảnh của các quả đám thếp mới bắt đầu bị tan chảy.
Khi Bộ Chính trị ra nghị quyết thoái vốn ra khỏi các dự án đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước thì họ Đinh với tài phù thủy biến báo các con số của ngành dầu khí để không bị mất vốn như trường hợp của Vinashin mặc dù trên thưc tế hàng chục nghìn tỷ đã bị bay hơi theo các dự án. Khi họ Đinh chia tay ngành dầu khí để lên làm Bộ trưởng Bộ Giao thông thì việc chuyển giao thực sự không êm ả. Bên Bộ Công an đã có những cuốn băng ghi âm về những cuộc cãi vã theo kiểu xã hội đen giữa họ Đinh với Hậu và Thực khi chia tay. Nếu không được Nguyễn Tấn Dũng hậu thuẫn và che chở thì họ Đinh đã chung số phận với Phạm Thanh Bình Vinashin rồi.
Sang Bộ Giao thông với tư chất của mình họ Đinh lại tiếp tục phát huy tối đa sở trường vốn có, nên đã triển khai hàng loạt dự án giao thông vốn ngân sách và BOT. Thế là một loạt các luật lệ ngầm được hình thành theo phạm vi liên Bộ: Giao thông – Kế hoạch Đầu tư -- Tài chính -- địa phương sở tại được hình thành. Các luật ngầm này quy định rất rõ tỷ lệ % mà các nhà thầu thi công, các chủ đầu tư phải cắt lại cho các cá nhân là đại diện cho các nhóm lợi ích tại các Bộ này không dưới 30% tổng giá trị công trình. Hãy làm phép tính 30% của hàng trăm nghìn tỷ là bao nhiêu tiền? Đến thời điểm Đại hội XI với khả năng biến báo siêu việt, sự quyết liệt trong tư duy và hành động cùng với một khối lượng tiền bạc khổng lồ tich lũy được, họ Đinh đã tự quy hoạch cho mình vào Bộ Chính trị (không nằm trong quy hoạch của Đảng), một hiện tượng vô tiền khoáng hậu… .
Kết luận: Đinh La Thăng là sản phẩm đặc trưng và tất yếu của quá trình đổi mới của chế độ cộng sản tại Việt Nam. Đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước không có chủ thuyết, không đường lối minh bạch, tất cả chỉ là hô hào các khái niệm mơ hồ để tùy nghi suy diễn theo cách hiểu của mỗi người. Có ý kiến cho rằng họ Đinh sẽ không chết trong tù như ông ta từng tuyên bố trước tòa mà ông ta sẽ chết tại những phiên tòa triền miên xét xử những vụ án mà ông ta có liên đới nếu như ông Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông ta thực hiện 1/10 lời hứa là sẽ xử lý đến cùng các vụ án tham nhũng. Rõ ràng rằng họ Đinh là thủ phạm của nhiều vụ án tham nhũng nhưng suy bản chất thì ông ta lại là nạn nhân của chính chế độ đã sản sinh ra ông ta.
Phạm Hưng Quốc
* Tiêu đề do NTB đặt lại, khác với nguồn đã dẫn.
'ĐỐT LÒ' SAO CHỈ ĐỐT CỦI BÊN KIA KHÔNG ĐỐT CỦI BÊN NÀY ?
MINH HẢI/VNTB/ BVN 28-1-2018
Đinh La Thăng 13 năm tù giam, Trịnh Xuân Thanh chung thân và các bị cáo còn lại trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) nhận mức án tù từ tù treo cho đến 22 năm tù giam. Dù phiên xử sơ thẩm đã qua mấy ngày nhưng sự âm ỉ thì vẫn còn, đặc biệt là bản án dành cho ông Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng liệu có thoả đáng hay không? Đúng người đúng tội hay không?...
Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tại tòa
Còn nhiều vụ chưa cho thấy xử lý triệt để
Theo tờ VOV báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam tổng hợp sau những ngày xét xử vụ án:
Sáng ngày 8/01/2018, Tòa án Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 bị cáo khác trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng công ty PVC.
Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng là người có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền hơn 119 tỷ đồng.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 3 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng. Ông Thanh còn chỉ đạo cấp dưới sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng. Ngoài ra, Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương, chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng-Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó bị cáo Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng.
Theo hồ sơ và diễn biến tại tòa, các bị cáo đều thừa nhận bản hợp đồng EPC số 33 do Tổng công ty Điện lực dầu khí-PVPower ký với PVC theo hình thức chỉ định thầu về dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 là bản hợp đống thiếu cơ sở pháp lý nhưng vẫn được ký. Sau này, chủ thể được chuyển về PVN và thay bằng hợp đồng 4194, tuy nhiên, bản hợp đồng này vẫn bị coi là chưa hoàn thiện.
Tại tòa, các bị cáo nguyên là lãnh đạo PVN gồm; Đinh La Thăng, Phùng Đình Thục, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn khai do thiếu kiểm tra, giám sát, cấp dưới không khai báo cáo nên mới không biết kịp thời về những sai phạm của hợp đồng 33. Bản thân các bị cáo không có sự chỉ đạo ký hợp đồng do đã phân cấp, phân quyền rõ ràng trong tập đoàn nhưng thừa nhận trách nhiệm là người đứng đầu. Còn những người trực tiếp đàm phán, ký kết lại khai rằng do sức ép từ cấp trên, nội dung chỉ là “hợp đồng tạm” và thực tế hợp đồng chưa có hiệu lực. Ngày 22/01/2018, Tòa án Hà Nội tuyên án sơ thẩm, ông Đinh La Thăng – Nguyên Chủ tịch Hội dồng thành viên PVN 13 năm tù giam tội “Cố ý làm trái”, Trịnh Xuân Thanh – Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVC chung thân và Vũ Đức Thuận – Nguyên Tổng giám đốc PVC 22 năm tù giam, cả 02 bị cáo này cùng tội “Cố ý làm trái” và “tham ô”, các bị cáo còn lại nhận mức án từ án tù treo cho đến 16 năm tù giam.
Mặc dù đây là một trong những đại án kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên tâm điểm chính của vụ án mà giới truyền thông tập trung khai thác chủ yếu là 02 nhân vật của vụ án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt là Đinh La Thăng cựu Uỷ viên Bộ Chính trị. Từ Khánh Hòa, nhà báo Võ Văn Tạo có chung nhận định này, ông nói:
“Tôi nghĩ rằng vụ án này có hai bị cáo chính thôi, tuy rất đông người nhưng những người khác thì xã hội và dư luận không quan tâm lắm, kể cả có người chịu án khá cao hơn cả ông Đinh La Thăng nữa nhưng họ giữ trọng trách không tai tiếng nhiều lắm. Trên mạng xã hội cũng như bản thân tôi cũng không mấy quan tâm lắm”.
Khi vụ án đang diễn ra những ngày xét xử sơ thẩm, nhà báo Tạo cũng đưa ra những suy đoán về bản án sẽ tuyên dành cho ông Đinh La Thăng. Đồng thời, bản án mà Hội đồng xét xử tuyên 13 năm dành cho ông Thăng cũng gọi là thỏa đáng.
“Tôi thấy mức án dành cho ông Đinh La Thăng như thế cũng gọi là thỏa đáng, trước khi xử án theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì ở khung án từ 10-20 năm. Tôi có dự đoán, khi ra Tòa thì ông Thăng sẽ bị kêu mức án từ 10-12 năm, lệch một năm so với mức tối đa mà tôi dự kiến, trong khi Viện kiểm sát lại đưa từ 14-15 năm thì tôi bất ngờ vì hơi cao một chút. Kết quả hôm nay ông Thăng thì 13 năm” - Lời của nhà báo Tạo.
Cũng cần phải nói thêm, ông Thăng ngoài việc ra tòa vì vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng công ty PVC thì thời gian tới đây ông Thăng còn phải ra tòa liên quan đến vụ án đã chỉ đạo Tập đoàn PVN góp 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) của Hà Văn Thắm để rồi sau đó bị mất trắng, cho nên khả năng ông Thăng cũng bị kết án tù trong vụ án này. Chung cuộc thì Tòa án sẽ tổng hợp kết quả của 2 vụ án thành hình phạt chung cho ông Thăng.
Trở lại vai trò của ông Thăng trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, nhà báo Tạo chia sẻ thêm:
“Theo tôi nghĩ ông Thăng mức án như vậy cũng xứng đáng chứ không oan ức gì đâu. Bởi vì nhiều người ở Việt Nam do thiếu thông tin nên cho rằng ông ta bị oan, là người có nhiều thành tích... thực tế theo kinh nghiệm của tôi quan tâm môi trường doanh nghiệp nhà nước thì tôi biết có nhiều cán bộ giỏi đánh bóng hình ảnh, có số phát ngôn nghe rất bùi tai công chúng nhưng thực tế không phải thế. Trong giới báo chí những ai có mối quan hệ tốt đặc biệt với phía Viện kiểm sát thì người ta sẽ thấy ông Thăng bị kết án vậy cũng không oan gì”.
Ngoài ra, ông Tạo nói rằng, bản thân ngạc nhiên ngay từ đầu là tại sao chỉ khởi tố ông Thăng với tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng mà không có thêm các tội khác liên quan trục lợi cá nhân như là “tham ô” hoặc “nhận hối lộ” điều này thấy hơi phi lý, không lẽ ông Thăng là cán bộ cao cấp của Đảng mà chỉ phạm tội cố ý làm trái, gây hậu quả cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước mà không có động cơ gì trong đó?
Tuy vậy, nhà báo Tạo vẫn thừa nhận chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng trong thời gian gần đây do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động gặt hái không ít thành công mặc dù bên cạnh vẫn còn có nhiều trường hợp cho thấy Đảng và Nhà nước vẫn chưa thật sự quyết liệt, truy tận gốc rễ, có chăng vì tình nghĩa “đồng chí” và sỉ diện bộ mặt Đảng.
“Theo tôi để đánh giá trong đợt này, Cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam theo sự chỉ đạo của Đảng, đứng đầu phát động là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tôi thấy rất là ráo riết ở một số trường hợp. Tuy nhiên, cũng còn một số trường hợp khác sao lại chưa thấy làm hoặc có làm như chỉ xử lý hành chính chứ chưa thấy xử lý hình sự”.
Một khi đã bắt tay vào làm, quyết tâm làm thì phải làm cho sạch sẽ chứ không thể nào chổ này làm mà chổ kia không làm. Nhưng dù sao, nói thế nào thì dư luận Việt Nam và cá nhân nhà báo Tạo xử lý được trường hợp nào thì tốt chừng đó, những con sâu làm hại đất nước thì cần phải trừng phạt để làm gương cho các cán bộ hiện nay đương chức, một số trường hợp khác dù về hưu mà có tội trạng rõ ràng cũng phải đem ra. Đứng về góc độ của ông Trọng về mặt Đảng thì đây là một thành công của ông Trọng về việc giương lá cờ chống tham nhũng và đưa cả Ủy viên Bộ Chính trị ông Đinh La Thăng ra tòa nhận bản án 13 năm tù không phải là nhẹ, rõ ràng về mặt hình thức đây là một thắng lợi của ông Trọng về mặt Đảng và cũng tác động nhất định đến quần chúng.
M.H.
VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét