ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Bộ trưởng Quốc phòng Pháp: không phải cứ cắm cờ xuống Biển Đông là có chủ quyền (GD 26/1/2018)-Trung Quốc đang thách thức Mỹ và đồng minh ở tây Thái Bình Dương (GD 25/1/2018)-"Sốt" nhân lực ngành công nghệ ở Trung Quốc (KTSG 26/1/2018)-Thị trường robot, máy bay không người lái đạt 103 tỉ đô (KTSG 26/1/2018)-Tổng thống Mỹ đề cập đến khả năng quay trở lại TPP (KTSG 26/1/2018)-Quyền lực bén đe dọa quyền lực mềm như thế nào (viet-studies 26-1-18)-Joseph Nye (cha đẻ của ý niệm "quyền lực cứng/mềm"-Tại sao Mỹ cần Việt Nam? (sputnik 26-1-18)-Trận chiến Mậu thân nhìn từ hai phía (RFA 25-1-18)-Bộ trưởng Mỹ thắp hương chùa Trấn Quốc để gửi thông điệp gì? (BVB 26/1/2018)-VOA-Tàu sân bay Mỹ sẽ có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam (BVN 27/1/2018)-VOA- Bắc và Nam Hàn kêu gọi thống nhất nhân thế vận hội mùa đông (BVN 26/1/2018)-RFA-
- Trong nước: Tổng Bí thư: "Lò nóng lên là do tất cả cùng vào cuộc" *(GD 27/1/2018)-Xử đại án tham nhũng: Quyết liệt làm đến cùng, công-tội phân minh (BVB 26/1/2018)-VNTTX-Trịnh Xuân Thanh: 'Tiền thì người ta ném vào xe mà mình bị đề xuất tù chung thân' (CafeF 26-1-18)- Trịnh Xuân Thanh: 'Bị cáo không thuộc lợi ích nhóm của anh Thăng' (Zing 26-1-18)-Về Đinh La Thăng (viet-studies 25-1-18) -Phạm Hưng Quốc-Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐTV Vinashin (BVB 26/1/2018)-VNN-Hoãn phiên toà xét xử nhà hoạt động Hoàng Bình và Nam Phong (BVN 27/1/2018)-
- Kinh tế: Xung đột lợi ích BOT giao thông bao giờ mới chấm dứt? (GD 27/1/2018)-Chủ tịch quận phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng (GD 27/1/2018)-Kỳ vọng nào cho lợi nhuận tốp 10? (KTSG 27/1/2018)-Rộn ràng bán hàng tết trên mạng (KTSG 27/1/2018)-Bitcoin: thực và giả (KTSG 27/1/2018)-Tiết kiệm tiền điện từ điện mặt trời hòa lưới (KTSG 26/1/2018)-Đón đọc Giai phẩm TBKTSG Xuân Mậu Tuất (KTSG 26/1/2018)-Vài ý kiến về tính kinh tế ngầm (KTSG 26/1/2018)-Vũ Quang Việt-Có nên gộp 'kinh tế ngầm' vào GDP? (TP 26-1-18)-Cuộc đua tranh quyết liệt nơi thị trường nội địa (KTSG 26/1/2018)-Chênh lệch cung, cầu trên thị trường căn hộ Hà Nội (KTSG 26/1/2018)-Ứng phó sự cố và bức xạ hạt nhân tại Đà Lạt (SGGP 26-1-18)-
- Giáo dục: Bằng Đại học và Trình độ đại học hoàn toàn khác nhau (GD 27/1/2018)-Tự tin là dám thi tuyển Hiệu phó, Hiệu trưởng (GD 27/1/2018)-Từ nay, phụ huynh ở Thủ đô không còn phải đóng góp tự nguyện nữa (GD 27/1/2018)-Thật mừng vì có đề thi minh họa (GD 27/1/2018)-Hiệu trưởng Trường Trần Hữu Trang nhất định không chịu công khai tài chính (GD 27/1/2018)-Chục năm bám đảo, quà tết thầy cô cũng chỉ gói quà 50 nghìn đồng (GD 27/1/2018)-Vừa cổ vũ U23 Việt Nam, vừa gây quỹ hỗ trợ vé xe Tết cho sinh viên khó khăn (GD 27/1/2018)-Xin mời thầy Nguyễn Minh Thuyết, thầy Mai Sỹ Tuấn dạy thị phạm 2 môn tích hợp (GD 26/1/2018)-
- Phản biện: Nhiều người Việt đang lãng phí thời gian! (GD 27/1/2018)-Nguyễn Văn Lự- Men say và vận nước (GD 26/1/2018)-Xuân Dương-Về mặt trái của Đinh La Thăng (BVB 26/1/2018)-Phạm Hưng Quốc-Trận chiến truyền thông xã hội của Việt Nam (BVN 27/1/2018)-Vũ Quốc Ngữ/VNTB-Vụ BOT: 'Phạt xe dừng quá 5 phút là đổ dầu vào lửa' (BVN 27/1/2018)-BBC-CSVN quyết ăn thua đủ với giới tài xế để cứu trạm BOT (BVN 27/1/2018)-Nguyễn Thông-Nếu các hợp đồng BOT đường bộ là vô hiệu? (BVN 27/1/2018)-Trúc Giang/VNTB-Vì sao ông Trần Đại Quang ‘đánh trống bỏ dùi’ vụ Formosa Hà Tĩnh? (BVN 26/1/2018)-Lê Anh Hùng-
- Thư giãn: Kịch Táo quân 2018: Hứa hẹn nhiều điều mới lạ (KTSG 26/1/2018)-Đá dưới mưa tuyết, U23 Việt Nam đối mặt những rắc rối nào? (VNN 27/1/2018)--Tuyển thủ U23 Việt Nam ăn thế nào để chạy siêu dẻo dai? (VNN 27/1/2018)-Văn Quyết đoán Việt Nam thắng 1-0, Thành Lương chọn ăn luân lưu! (VNN 27/1/2018)-Điều bất ngờ về Xuân Trường, người hùng thầm lặng của U23 Việt Nam (VNN 27/1/2018)-
VÀI Ý KIẾN VỀ TÍNH KINH TẾ NGẦM
VŨ QUANG VIỆT*/ TBKTSG 26-1-2018
(TBKTSG) - Khoảng năm 2008 tôi đã làm cố vấn cho dự án của Liên hiệp quốc (UN) đưa ra phương pháp tính GDP cho khu vực gọi là HUEM (household unincorportated enterprises with at least some market production) ở các nước châu Á, và sau đó tôi đưa phương pháp này áp dụng ở châu Phi.
HUEM được định nghĩa là các hoạt động thường xuyên của hộ gia đình không đăng ký sản xuất nhằm vào thị trường, tức là những người buôn bán ngoài đường, tham gia làm lao động xây dựng theo thời vụ, chạy xe gắn máy hoặc ở nhà nhưng không đăng ký. Theo nguyên tắc của UN, các hoạt động như làm thức ăn tự dùng, dạy con cái trong gia đình không thuộc phạm trù hoạt động kinh tế bởi vì nếu tính thì nền kinh tế sẽ không có ai thất nghiệp. Còn dịch vụ sử dụng nhà ở mà chính gia đình sở hữu thì luôn luôn tính vào GDP dựa vào tiền thuê nhà cùng loại và chất lượng trên thị trường (phần này tôi biết Việt Nam đã tính).
Trước năm 2008, tôi đã trực tiếp điều hành việc tính toán này ở Malaysia và Philippines để thử nghiệm phương pháp (theo tôi biết, hiện nay Malaysia đã biến việc tính này thành công việc thường xuyên của Tổng cục Thống kê). Năm 2009, ESCAP của UN đã tổ chức cuộc họp ở Bangkok, Thái Lan để xem xét phương pháp và kết quả, với sự có mặt của đại diện Việt Nam và họ nói mình có điều tra để tính kinh tế ngầm. Áp dụng cụ thể thế nào thì tôi không rõ.
Dưới đây là một số định nghĩa về hoạt động và phương pháp tính HUEM, hoạt động của khu vực hộ gia đình không đăng ký. Độc giả có thể đọc phương pháp tôi đưa ra trong chương 6 của tài liệu tôi soạn cho UN là GDP by Production Approach: https://unstats.un.org/unsd/China_UNSD_Project/GDP%20by%20production%20approach.pdf
Có nhiều từ để chỉ khu vực này: kinh tế phi chính thức (informal activity), kinh tế ngầm (underground actvity), kinh tế phi pháp (illegal activity), kinh tế tự sản tự tiêu (production for own consumption).
Kinh tế tự sản tự tiêu là khu vực lớn nhất, bao gồm hoạt động lớn nhất là sản xuất nông nghiệp của gia đình ở nông thôn (như sản xuất nông sản lúa, gạo, rau, gà, heo...). Phương pháp thống kê nông nghiệp dựa vào thống kê thường xuyên về đất đai sử dụng trong nông nghiệp (kể cả đất sau nhà) và sản lượng nông nghiệp về cơ bản là đủ để đo các hoạt động này. Phần tự làm gạch, tự xây nhà để ở... cũng là khu vực được đo lường dựa vào các phương pháp đã được chấp nhận rộng rãi. Ngay từ thời tôi tư vấn cho Việt Nam thì khu vực này đã được tính đàng hoàng.
Mảng hoạt động kinh tế thường xuyên không đăng ký nhằm phục vụ thị trường nhưng hợp pháp như chạy xe ôm, bán hàng ngoài đường... được gọi là HUEM cũng thường rất lớn. Phương pháp tính mảng hoạt động HUEM tôi đã viết trong tài liệu nói ở trên.
Phương pháp tôi đề nghị khác với phương pháp của Ngân hàng Thế giới (WB). Cách làm của WB là lâu lâu một lần (5-10 năm) bỏ tiền rất nhiều để điều tra chi tiết thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Qua thu nhập, họ tính ra thu nhập từ hoạt động ngầm, tức là khác biệt giữa cái họ suy ra với GDP tính cho các hoạt động chính thức có đăng ký.
Phương pháp tôi đưa ra là hàng tháng hoặc ít nhất là hàng quí chỉ cần điều tra lao động có việc làm, và giờ lao động (có thêm câu hỏi về nơi làm việc để biết loại cơ sở mà họ làm - nhà nước, doanh nghiệp...). Điều tra lao động cũng đã nằm trong chương trình thường xuyên của một cơ quan thống kê nên thêm vài câu hỏi sẽ không tốn kém thêm. Thêm vào đó, chỉ cần lâu lâu một lần (hàng năm) điều tra mẫu để lấy giá trị sản xuất (hay giá trị tăng thêm) cho một giờ lao động là có thể suy ra GDP cho khu vực HUEM. Phần thêm này cũng thuộc hoạt động thường xuyên của thống kê.
Riêng về thống kê lao động, Việt Nam cần cải tiến: không thể chỉ đếm số người có lao động để tính mà phải đếm số giờ lao động, để từ đó tính số người lao động toàn thời gian tương đương (7-8 tiếng một tuần). Theo định nghĩa quốc tế đang được áp dụng thì chỉ cần làm việc một giờ trong thời gian có cuộc điều tra (chẳng hạn nhặt rau trong vườn) là được coi là có lao động, không thất nghiệp. Áp dụng trên có thể hợp với các nước phát triển mà lực lượng nông dân còn rất ít, và cùng lắm cũng chỉ áp dụng để tính tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố.
Và cuối cùng là kinh tế phi pháp. Kinh tế phi pháp như hoạt động mại dâm, đánh bạc lậu, buôn bán ma túy... theo nguyên tắc cũng cần tính nhưng nhiều nước kể cả Mỹ không tính thường xuyên vào GDP, vì nó đòi hỏi phải có thông tin thường xuyên và đáng tin cậy để tính vào GDP quí hay năm.
Cần thấy một phương pháp tính GDP có giá trị thì phương pháp đó phải dựa vào thống kê cơ sở thu thập thường xuyên để có thể tạo ra dãy số thường xuyên theo thời gian, để từ đó có thể theo dõi đánh giá chiều hướng phát triển kinh tế. Lâu lâu tính một lần có thể cho thấy tình hình ở một thời điểm mà thôi. Ví dụ, nếu lấy con số tưởng tượng 30% (giả thiết đây là số chưa được tính vào GDP chính thức) rồi nhân lên với GDP tính được thường xuyên từng quí, từng năm thì hoàn toàn không có giá trị, và lại còn làm lạc hướng. Nếu không có thống kê thường xuyên để biết được lượng buôn ma túy và hoạt động mại dâm bất hợp pháp hay đánh bạc lậu thì đưa vào thống kê làm gì? Các nước châu Âu đưa vào GDP là vì họ có thống kê của cảnh sát ước lượng hoạt động này. Mỹ không đưa vào tính GDP, vì họ cho rằng số liệu này không thường xuyên và không thể tin cậy được, và tôi hoàn toàn đồng ý.
(*) Nguyên chuyên viên thống kê của Liên hiệp quốc
Cộng thêm vào GDP một lượng mù mờ để làm gì?
Về nền kinh tế chưa được quan sát theo chương 25 của SNA, 2008 đại loại có mấy loại: (1) hoạt động kinh tế ngầm; (2) hoạt động kinh tế phi pháp; (3) hoạt động kinh tế phi chính thức; (4) hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu; (5) hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), cơ quan này sẽ rà lại để tính thêm vào GDP trên cơ sở kết quả của Tổng điều tra nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 và Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Khoản này có tính thêm vào thì cũng không lớn vì cơ bản đã tính vào GDP cả rồi. Khoản lớn nhất trong khu vực chưa được quan sát chính là kinh tế ngầm (1) và hoạt động kinh tế phi pháp (2).
Kinh tế ngầm cơ bản lớn nhất là số liệu thực tế và số đã qua quyết toán thuế, khi TCTK thu thập số liệu qua bản báo cáo quyết toán chính thức của doanh nghiệp với cơ quan thuế. Số liệu này thường vênh khá xa so với số liệu thực.
Hầu hết sự tồn tại của kinh tế ngầm và hoạt động phi pháp là do tham nhũng vặt, tức là được sự “bảo kê” của nhân viên nhà nước. Như vậy làm sao TCTK có được số liệu này? Để làm rõ việc này TCTK không thể làm một mình mà phải có sự vào cuộc của cả hệ thống.
Rồi sự chênh lệch số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc (năm 2014 là 20 tỉ đô la Mỹ chênh lệch giữa xuất khẩu từ Trung Quốc đến Việt Nam và nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc), khoản này có phải kinh tế ngầm và hoạt động phi pháp không?
Ngay với số liệu GDP công bố, nhiều người đã tỏ ra nghi ngại, nay cộng thêm một lượng còn mù mờ hơn vào để làm gì. Để làm giảm tỷ lệ nợ công và bội chi so với GDP chăng? Nợ là nợ thật, trả lãi và gốc cũng là tiền thật so với một phần tử thuộc “tập mờ”, sẽ không thu thuế được, là một điều nguy hiểm.
B.T
|
CÓ NÊN GỘP 'KINH TẾ NGẦM' VÀO GDP ?
pv NGỌC LINH-PHẠM TUYÊN /TP 26-1-2018
TP - Theo chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Thống kê (GSO) đang xây dựng đề án thống kê kinh tế chưa quan sát được, trong đó có kinh tế ngầm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, không nên tính “kinh tế ngầm” vào GDP.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng GSO cho biết, thời gian qua, ngành thống kê đã thu thập, tính toán và xử lý được dữ liệu 3 thành tố phi chính thức (gồm kinh tế hộ kinh doanh cá thể không đăng ký kinh doanh; kinh tế gia đình tự sản, tự tiêu và hoạt động kinh tế bị bỏ sót). Kinh tế ngầm, phi pháp chưa thể thống kê được.
Kinh tế ngầm chiếm đến 30% GDP?
Kinh tế ngầm là hoạt động kinh tế thực tế đang diễn ra nhưng bị giấu giếm một cách có chủ ý nhằm tránh phải nộp thuế, trốn đóng bảo hiểm xã hội, tránh phải thực hiện các quy định của nhà nước về mức lương tối thiểu… Hoạt động ngầm cũng không phải thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính như báo cáo tài chính, báo cáo thống kê. Chưa kể trong kinh tế ngầm còn phải kể đến hoạt động kinh tế phi pháp với các hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm.
“Đây là những thành tố rất khó cho cơ quan thống kê thu thập thông tin để tính toán. Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam không tới 30% như nhiều quan điểm đã nêu. Riêng hoạt động kinh tế ngầm và phi pháp không thể thu thập được thông tin theo cách chính thống do những quan điểm, cách hiểu khác nhau”, ông Lâm nói.
Ông lấy dẫn chứng, nhiều quốc gia không coi đánh bạc, mại dâm là những hoạt động phi pháp, nhưng ở Việt Nam đánh bạc và mại dâm là phi pháp. Do đó, những hoạt động này không đưa vào khái niệm sản xuất và thu thập dữ liệu của thống kê Việt Nam. Vì thế, GSO sẽ trao đổi với các bộ, ngành liên quan để thống nhất quan niệm thế nào là hoạt động kinh tế phi pháp và cách thu thập thông tin như thế nào.
TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, từ năm 1990, ngành thống kê đã ước tính quy mô kinh tế ngầm vào khoảng hơn 10% GDP. Khoảng 10 năm trước đây, lại có những báo cáo đánh giá thực hiện bởi một số cơ quan, tổ chức khác, trong đó thực hiện đo lường bằng lượng tiền mặt ngoài lưu thông, kết quả cho thấy giá trị khu vực này bằng khoảng 30-35% GDP.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Tổng cục Thống kê, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phương pháp tính GDP chưa tính được hết phần kinh tế chưa quan sát được. Bởi bao nhiêu nhà lầu, xe hơi, rượu vang, thịt bò tiêu thụ rất lớn, mà không được đưa vào GDP, chủ yếu tính GDP từ đầu tư Nhà nước.
Theo lãnh đạo Chính phủ, kinh tế không chính thức này mà tính được thì tổng GDP của Việt Nam sẽ tăng nhiều, với bội số lớn như vậy thì nợ công sẽ có dư địa lớn hơn để đầu tư cho nhu cầu phát triển.
Lo tụt hậu vì nền kinh tế ngầm
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, theo một nghiên cứu của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) từ năm 2003, chính sự kiểm soát quá mức, quá tập trung tại Việt Nam đã khuyến khích hoạt động không chính thức, thúc đẩy “tính ngầm” của nền kinh tế. Theo nghiên cứu này, tại các tỉnh, thành nơi tiến hành khảo sát, hoạt động không chính thức tỷ lệ thuận với thời gian mà doanh nghiệp phải đối phó với các quy định của luật pháp. Ví dụ, cứ mất thêm 2 ngày phải giải quyết các quy định về quản lý tại một thành phố thì tương quan với số lượng hợp đồng lao động chính thức giảm đi 1%.
“Ở giai đoạn khủng hoảng nợ, một số quốc gia châu Âu cũng muốn tính thêm các hoạt động phi pháp, không chính thức vào GDP để “làm đẹp” hồ sơ tăng trưởng kinh tế, giúp giảm nợ và thâm hụt thương mại. Nhưng chúng ta chỉ nên lượng hóa kinh tế ngầm để biết”. TS Nguyễn Đức Thành
Theo ông Tuấn, chính các quy định không phù hợp thực tiễn, quá khắt khe đang tạo ra tình trạng lưỡng nan cho nhà kinh doanh. Nếu tuân thủ đúng thì không thể cạnh tranh và tồn tại được vì sự vi phạm quá phổ biến, thậm chí là công khai. Nếu không tuân thủ thì nguy cơ bị coi là vi phạm pháp luật luôn lơ lửng trên đầu, họ như là con tin của các công chức “nhiều quyền thiếu tâm”.
Cũng theo ông Tuấn, kinh tế ngầm sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Nó hạn chế cơ hội và quy mô kinh doanh do mối quan hệ góp vốn chủ yếu dựa trên quan hệ gia đình, họ hàng, thân quen, không thể phát triển đến quy mô lớn để tận dụng được lợi thế quy mô. Nó cũng tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm dụng quyền lực phục vụ ý đồ, lợi ích cá nhân.
Về lâu dài nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi cho người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực chính quy. Kinh doanh ngầm với quy mô lớn và phổ biến làm cho các doanh nhân không dám lên tiếng phản đối, tố cáo công chức nhà nước vi phạm luật pháp, không dám phê bình, phản đối chính sách bất hợp lý, lối làm việc thiếu trách nhiệm, thậm chí phi pháp của công chức nhà nước. Điều đó tiếp tục dung túng, nuôi dưỡng ý thức “nhờn” luật pháp, coi thường luật pháp, coi thường kỷ cương phép nước từ cả hai phía cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
“Kinh tế ngầm sẽ làm cho doanh nghiệp và sản phẩm giảm năng lực cạnh tranh cả ở tầm quốc gia, khó có thể hội nhập được với các hoạt động thương mại quốc tế. Một nền kinh tế như vậy có nguy cơ đẩy nước ta càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác, kể cả các nước trong khu vực”, ông Tuấn nói.
Cần cẩn trọng
TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, việc tính toán kinh tế phi chính thức là cần thiết để Chính phủ nắm được số liệu cụ thể và đề ra chiến lược phát triển kinh tế cho phù hợp. Tuy nhiên, không nên tính “kinh tế ngầm” vào GDP để làm tăng quy mô của nền kinh tế. Nếu kinh tế không chính thức mà tính được thì tổng GDP của Việt Nam sẽ tăng nhiều. Khi GDP tăng lên sẽ làm thay đổi nhiều con số, như tỷ lệ bội chi ngân sách, tỷ lệ nợ công trên GDP dĩ nhiên sẽ nhỏ đi.
“Ở giai đoạn khủng hoảng nợ, một số quốc gia châu Âu cũng muốn tính thêm các hoạt động phi pháp, không chính thức vào GDP để “làm đẹp” hồ sơ tăng trưởng kinh tế, giúp giảm nợ và thâm hụt thương mại. Nhưng chúng ta chỉ nên lượng hóa kinh tế ngầm để biết”, ông Thành nói.
Trước lo lắng việc bổ sung hoạt động kinh tế phi chính thức vào GDP sẽ khiến nợ công tăng cao, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng điều này không có cơ sở. Khi bổ sung các dữ liệu này thì quy mô GDP sẽ tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Theo TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, bất cứ nước nào trên thế giới cũng có kinh tế phi chính thức nhưng tỷ lệ cao thấp khác nhau. Cách tốt nhất để quản lý được đối tượng đang kinh doanh kinh tế ngầm là áp dụng chính phủ điện tử công khai, minh bạch.
“Giải pháp tốt nhất là Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhưng phải minh bạch, để DN kinh doanh lâu dài với thương hiệu tốt”, ông Doanh nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét