ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: "Tiếng sấm" sau 2 tháng im lặng, Triều Tiên "cân não" cả Trung Quốc, Hoa Kỳ (GD 29/11/2017)-Trung Quốc tăng cường thêm biện pháp chống tham nhũng (GD 28/11/2017)-Trump, Tập và cám dỗ của chủ nghĩa dân tộc (viet-studies 29-11-17)-Gideon Rachman-‘Thanh - Thăng’: Nước cờ mạo hiểm của Tổng bí thư Trọng (Blog VOA 29-11-17)-Điểm đáng nghi của tên lửa Triều Tiên mới phóng (VNN 30/11/2017)-Campuchia bắt đầu thu hồi giấy tờ người gốc Việt (BVN 30/11/2017)-Mẹ của ‘Mẹ Nấm’ kêu gọi EU dự phiên tòa xử con gái (BVN 30/11/2017)-VOA-
- Trong nước: Chọn cán bộ có năng lực hay chọn người dựa vào bằng cấp? (GD 30/11/2017)-Cả nước đang có 57.995 đơn vị sự nghiệp công lập với, 2,45 triệu viên chức (GD 30/11/2017)-Gần nửa năm, Kiên Giang im lặng vụ bổ nhiệm Chánh Thanh tra thiếu chuẩn (GD 30/11/2017)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lò đã nóng lên không ai có thể đứng ngoài cuộc (GD 29/11/2017)-Sổ đỏ cho hộ gia đình: làm phức tạp thêm để làm gì? (KTSG 29/11/2017)-Đề nghị ngưng hiệu lực quy định ghi tên cả gia đình lên sổ đỏ (VNN 30/11/2017)-Diễn đàn Internet Việt Nam đầu tiên bàn về những gì? (BBC 29-11-17)-Những trở ngại với việc kiểm soát mạng xã hội (VNCA 25-11-17)-Hơn 21% cán bộ, công chức là lãnh đạo! (NLĐ 29-11-17)-Đã kết luận việc Bộ Nội vụ làm lọt hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh (VNN 30/11/2017)-1 vụ có đến 19 hàm vụ phó (VNN 30/11/2017)-Bà nghi sát hại cháu: Khi mê tín biến thành cái ác tột cùng (TVN 30/11/2017)-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng thanh tra chính phủ lật lại những sai trái ở Ciputra thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm bí thư thành uỷ Hà Nội (BVN 30/11/2017)-
- Kinh tế: Việt Nam thiếu 620.000 lao động ngành du lịch, khách sạn vào năm 2025 (GD 30/11/2017)-Tủ đồ thất lạc ở Bà Nà Hills và câu chuyện làm du lịch tử tế (GD 30/11/2017)-Ra biển Đông, xem khoan dầu (GD 30/11/2017)-Dự kiến thu 5 tỉ đô la Mỹ từ việc bán vốn Sabeco (KTSG 29/11/2017)-CPI tăng 3,61% qua 11 tháng (KTSG 29/11/2017)-Vốn FDI cam kết vào Bình Dương tăng 127% (KTSG 29/11/2017)-Lo ngại về sụt giảm của thị trường cá tra Mỹ và EU (KTSG 29/11/2017)-11 tháng, Việt Nam xuất siêu 2,8 tỉ đô la Mỹ (KTSG 29/11/2017)-Chưa nâng giá thẻ bảo hiểm y tế (KTSG 29/11/2017)-Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam: Tỷ lệ nội địa hóa không thể nhảy vọt được (Leader 29-11-17) -Công nghiệp điện tử Việt Nam: “Có tiếng mà không có miếng” (CAND 29-11-17)-Chính sách thuế có thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế? (ĐT 29-11-17)-
- Giáo dục: Học phí đại học rẻ và miễn phí thường có mặt trái ẩn phía sau (GD 30/11/2017)-Tại sao nhiều nhà trường không thích dạy học 2 buổi/ngày? (GD 30/11/2017)-Huyện An Lão đang bao che cho trường Tân Dân lạm thu 738 triệu đồng? (GD 30/11/2017)-Hai bảo mẫu trường Mầm Xanh ra trình diện công an (GD 30/11/2017)-Vợ hiệu trưởng "dọa đào mồ bấng mả" thầy giáo thừa nhận vi phạm (GD 30/11/2017)-Giật hụi gần 1 tỷ đồng của 45 đồng nghiệp, một giáo viên ở Trà Vinh xin ra ngành (GD 30/11/2017)-Chúng tôi đã ghi danh, nộp tiền và tất cả đều có chứng chỉ, thế thôi (GD 29/11/2017)-Hiệu trưởng quyết "sạch" rồi, họp giáo viên làm chi? (GD 29/11/2017)-Bữa ăn bán trú bị bớt xén và lời dối trá của bà Hiệu trưởng (GD 29/11/2017)-
- Phản biện: Giải mã “con đường tơ lụa” trên Biển Đông (Kỳ 1): Giỏi nghi binh, Trung Quốc thình lình chiếm biển (BVN 30/11/2017)-Giải mã “con đường tơ lụa” trên Biển Đông (Kỳ 2):Tỉnh táo trước "đòn nghi binh" của Trung Quốc (BVN 30/11/2017)-pv GS Nguyễn Tấn Anh-Ta muốn có một chữ Quốc ngữ ĐƠN GIẢN hay một chữ Quốc ngữ RÕ RÀNG và PHONG PHÚ? (BVN 30/11/2017)-Phạm Quang Tuấn-Tại sao bức xúc vì chữ bức xúc? (BVN 30/11/2017)-Ngô Nhân Dụng-Bàn về tầm nhìn và bản lĩnh Sáu Dân (BVN 29/11/2017)-Nguyễn Đình Cống-
- Thư giãn: Xóm duy nhất ở Hà Nội dành cho những người mang "căn bệnh nhà giàu" (LĐ 27-11-17)- Những 'thành phố ngàn tỉ' của người chết (TT 29-11-17)-
HỌC PHÍ ĐẠI HỌC RẺ VÀ MIỄN PHÍ THƯỜNG CÓ MẶT TRÁI ẨN PHÍA SAU
pv MINH NGỌC/ GDVN 30-11-2017
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân – Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn
- Một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học
- Dự thảo Luật Giáo dục Đại học còn nhiều "sạn"
- GS. Phạm Sỹ Tiến: "Dự thảo Luật Đại học vẫn còn rất chung chung"
- Phân tầng trong dự luật giáo dục đại học sẽ dẫn đến cơ chế xin cho?
Phóng viên: Thưa ông, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Đây là một trong những điều kiện mang tính chất “khung” để các trường đại học hoạt động và phát triển. Ông đánh giá chung như thế nào về dự thảo này?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Phải nói dự thảo lần này thể hiện sự cầu thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Rất nhiều ý kiến chuyên gia đã được tiếp thu.
Các nội dung đề nghị được sửa đổi thực sự gắn rất sát với xu thế mới, với yêu cầu đổi mới ở cả hai cấp: quản trị trong trường đại học và quản lý nhà nước với giáo dục đại học.
Những điểm sửa đổi tháo gỡ căn bản những vướng mắc trong phát triển các trường đại học; tạo cơ chế cho đại học được tự chủ về học thuật, về tổ chức nhân sự, về huy động và sử dụng nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Trong dự thảo lần này có đề cập tới việc phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
Theo đó, tại Điều 9 được sửa đổi theo hướng các cơ sở Giáo dục đại học được tự xác định sứ mạng, mục tiêu phát triển theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng chứ không phải do Nhà nước quyết định.
Quy định này được xem là mang tính “tự chủ” của các trường, các trường được chủ động xác định nhiệm vụ đào tạo và hướng phát triển của mình. Xin ông vui lòng chia sẻ suy nghĩ của mình về điều này?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Chúng tôi vẫn nói rằng phân tầng chỉ phục vụ cho quản lý nhà nước. Tức là nhà nước phân tầng các trường để ưu tiên đầu tư.
Do đó, chỉ những trường đại học nào muốn được nhà nước ưu tiên đầu tư mới tham gia vào phân tầng. Tương tự vậy, xếp hạng cũng phải dựa trên động lực của từng trường đại học.
Trường sẽ tham gia xếp hạng nếu muốn khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình với xã hội.
Xếp hạng do vậy được tiến hành tự nguyện và phải do tổ chức xã hội làm chứ không phải do cơ quan quản lý nhà nước làm. Dự thảo lần này đã tiếp thu ý kiến các chuyên gia và đã tiếp cận theo hướng này.
Các trường được tự chủ trong xác định nhiệm vụ và hướng phát triển của mình.
Nhưng không có nghĩa là tùy tiện bởi trường đại học luôn có nhiệm vụ chung là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, thực hiện trách nhiệm cộng đồng.
Xác định nhiệm vụ nào ưu tiên, trọng tâm thì tùy thuộc mỗi trường và mỗi giai đoạn; cũng như tùy thuộc vào “khách hàng” hướng đến của từng trường.
Bên cạnh đó, kiểm định chất lượng phải là bắt buộc và đề cao.
Tất cả các trường đại học đều phải được kiểm định chất lượng.
Kết quả kiểm định chất lượng là căn cứ quan trọng gắn với trách nhiệm giải trình của các trường đại học.
Ở Điều 12 về chính sách đầu tư cho Giáo dục đại học, quy định việc đầu tư sẽ thực hiện thông qua các đề dự án, chương trình, chính sách tín dụng sinh viên và đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Chính sách đấu thầu, đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, không phân biệt loại hình cơ sở Giáo dục đại học.
Như vậy, các cơ sở giáo dục đại học sẽ phải tự thân nâng cao chất lượng ở các khâu để tự khẳng định, tự “sống” với nhu cầu thị trường, thưa ông?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Đổi mới cấp ngân sách là yếu tố sống còn. Cấp ngân sách theo biên chế như hiện nay dẫn đến ngân sách đã ít lại dải mành mành mỗi trường một ít.
Đổi mới cấp theo nhiệm vụ, theo số lượng và chất lượng đầu ra, gắn với quyền lựa chọn cơ sở đào tạo của người học sẽ tạo ra sự bình đẳng và cạnh tranh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Không có lý gì cùng ngành đào tạo mà trường này thì được cấp ngân sách nhiều, trường khác lại không.
Tương tự với nghiên cứu khoa học, trường nào có đội ngũ nhà khoa học giỏi và có cơ chế tốt sẽ thắng thầu và thắng nhiều nhiệm vụ Khoa học công nghệ theo đặt hàng và đấu thầu.
Thưa ông, có một chi tiết vẫn đang nhiều ý kiến, tại Điều 14 quy định cơ cấu tổ chức của các trường Đại học dự thảo đưa ra 2 phương án để lựa chọn:
Phương án thứ nhất là trong các đại học sẽ có “trường” và “viện nghiên cứu”. Phương án hai là trong đại học sẽ có “thành viên” và “viện nghiên cứu thành viên”.
Nhiều ý kiến đánh giá cao phương án một, bởi theo thông lệ chung trên thế giới, mô hình đại học đa lĩnh vực mang tên tiếng Anh là University, quan điểm ông về vấn đề này?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Về hướng này, tôi chưa nghiên cứu sâu. Nhưng quan điểm của tôi đại học muốn phát triển phải dựa trên nguyên lý tự chủ, tản quyền chứ không tập quyền.
Tản quyền gắn với trách nhiệm và kiểm soát chất lượng sẽ tạo sự bứt phá.
Tập quyền mà quản trị không tốt sẽ tạo ra sức cản cho phát triển.
Nhưng tản quyền không đúng thì đại học lại thành “rổ khoai tây” thiếu liên thông, liên kết.
Đây là vấn đề cần có nghiên cứu và đánh giá tác động kỹ hơn. Vậy nên còn nhiều ý kiến khác biệt cũng là dễ hiểu.
Trong dự thảo có quy định về Hội đồng trường và hiệu trưởng, việc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có đưa ra 2 phương án.
Phương án thứ nhất là việc công nhận sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện và phương án hai là sẽ do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Theo thông lệ chung thì phương án nào là tối ưu, vì sao thưa ông?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Ai công nhận không quan trọng bằng cơ chế nào để có được một hiệu trưởng giỏi.
Trong bối cảnh phát triển hiện nay của nước ta, chất lượng của hiệu trưởng ảnh hưởng lớn đến thành công của một trường đại học.
Cơ chế dân chủ lựa chọn đóng vai trò quan trọng; thậm chí nên mạnh dạn đưa cơ chế thuê hiệu trưởng.
Bên cạnh đó, cần chú trọng bộ chỉ số đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và cơ chế đánh giá hiệu trưởng.
Do đó, không đơn thuần là bộ nào công nhận, mà quan trọng là bộ nào sẽ quản lý giám sát việc đánh giá hiệu trưởng hàng năm và định kỳ.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường. Theo đó, các trường đại học được tự quyết mức học phí.
Như vậy, với dự thảo quy định này có lo rằng các trường “lũng đoạn” thị trường giáo dục bởi có thể sẽ có các mức chênh học phí rất khác nhau không, thưa ông?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Các trường cần cân nhắc rất nhiều khi đặt học phí.
Đặt học phí cao mà không đi liền với chất lượng thì sẽ không hút được người học.
Thời gian tới, tôi cho rằng các trường cũng không đặt học phí quá cao bởi ngành đào tạo của các trường không có nhiều khác biệt.
Thực tế, tôi ủng hộ học phí cao.
Người học sẽ phải cân nhắc lựa chọn trường lớp. Cái gì thường và miễn phí đều có mặt trái.
Học phí đại học thấp, dễ dẫn đến người học cố vào đại học mà chưa xác định được học ra trường làm gì.
Chúng ta không nên lo học phí tăng cao bởi quản lý nhà nước và hệ thống sẽ giám sát điều này.
Kiểm toán cũng vào cuộc để đảm bảo mục tiêu phi lợi nhuận của các đại học công lập.
Cái chúng ta cần làm ngay là xây dựng chính sách ưu đãi và học bổng cho các đối tượng chính sách, người học có hoàn cảnh khó khăn.
Ông kỳ vọng gì ở bản Dự thảo giáo dục đại học lần này?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Xã hội hài lòng, chất lượng và đời sống giảng viên đại học tốt lên, loại bỏ được tình trạng “đại học - học đại”, và loại bỏ được các trường đại học chất lượng thấp.
Trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Minh Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét