ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế:Tham quyền cố vị, tất chuốc họa diệt vong (GD 16/11/2017)-Việt Nam có cần đánh giá lại chiến lược của Mỹ với châu Á và Biển Đông? (GD 16/11/2017)-Trung Quốc đề xuất hợp tác kinh tế dài hạn với Philippines (KTSG 16/11/2017)-Việt–Mỹ còn nhiều việc phải làm sau APEC 2017 (TVN 17/11/2017)-Tóm tắt ý chính diễn văn của TT Trump tại APEC, Đà Nẵng (BVN 16/11/2017)-
- Trong nước: Thủ tướng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến tất cả các thầy giáo, cô giáo (GD 17/11/2017)-Bộ Tài Nguyên và Môi trường "vô địch" nợ câu hỏi của cử tri (GD 17/11/2017)-Tổng cục trưởng Thống kê: Tôi không gửi Chính phủ duyệt số liệu trước khi công bố (VnEX 15-11-17)-TS Trần Đình Thiên: Chính sách "lùa mọi người vào quan trường"... (ĐV 16-11-17)-Quyết liệt xử lý sai phạm các Tạp chí điện tử (VNN 17/11/2017)-Phiên thứ 3 liên tiếp trái phiếu 5 năm không bán được đồng nào (BVN 17/11/2017)-
- Kinh tế: Để doanh nghiệp bòn rút tài sản nhà nước, tra tấn người dân - lỗi tại ai? (GD 17/11/2017)-Những điều trông thấy mà “đau đớn lòng” ở Phú Quốc (GD 17/11/2017)-Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục bất cập trong đầu tư BOT, BT (GD 17/11/2017)-Thúc đẩy năng lực quốc gia như thế nào? (GD 16/11/2017)-Quốc hội yêu cầu giải pháp chống thất thu thuế (KTSG 16/11/2017)-Quy hoạch sân bay và quy hoạch đô thị (KTSG 16/11/2017)-iPhone X sẽ được FPT bán tại Việt Nam từ đầu tháng 12 (KTSG 16/11/2017)-Thí điểm thuế bất động sản: phép thử đa mục tiêu (KTSG 16/11/2017)-Chính phủ: giải quyết nợ đọng thuế hơn là tăng thu thuế (KTSG 16/11/2017)-Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng kiểm tra việc xử lý tro xỉ than (KTSG 16/11/2017)-Nhập khẩu sắt thép từ Ấn Độ tăng đột biến (KTSG 15/11/2017)-Kinh nghiệm chuyển dịch nợ xấu của Ấn Độ (KTSG 16/11/2017)-'Nợ xấu thật là bao nhiêu?' (Zing 16-11-17)-Khách sạn 5 sao ở Phú Quốc bị 'cắt ngọn' vì xây sai phép (VnEx 16-11-17) -Khung giá điện mới: Dùng trên 400 số điện, giá đắt gấp đôi (Vef 17/11/2017)-Đừng để Việt Nam tràn ngập xe hơi ngoại nhập! (BVN 17/11/2017)-Ngọc An-
- Giáo dục: Giáo viên ở Thanh Hóa rơi nước mắt ngay trước ngày 20/11 (GD 17/11/2017)-Tiến sĩ và nhân tài (GD 17/11/2017)-Tiến sĩ còn ít quá nên phải thu hút, đào tạo thêm (GD 17/11/2017)-Nơi tôi ở giáo sinh ra trường không phải...chạy (GD 17/11/2017)-Đề nghị thay đổi khái niệm “nhà giáo” trong luật giáo dục (GD 17/11/2017)-Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang kê khai bằng cấp không đúng quy định, xử lý thế nào? (GD 17/11/2017)-Thầy giáo bị lăng mạ, sỉ nhục vẫn đơn độc đi đòi quyền lợi (GD 17/11/2017)-Ngay tại Việt Nam, có một trường đại học tuyển sinh không qua bảng điểm (GD 17/11/2017)-
- Phản biện: Sự trưởng thành của văn hoá Việt (BVN 17/11/2017)-Bùi Quang Vơm-TS Lê Đăng Doanh: "Tăng thu đòi theo thông lệ quốc tế nhưng chi thì rất tuỳ tiện" (BVN 17/11/2017)-Nguyễn Tuyền-Việt Nam: 1 trong 2 nước cải cách nhiều nhất 15 năm qua (BVN 17/11/2017)-L.Bằng-"Thực tế" với "thực dụng" khác nhau như thế nào? (BVN 17/11/2017)-FB Vien Huynh-Lénine, trí thức hay đồ tể? (BVN 16/11/2017)-Từ Thức-Khoa học và giả khoa học (BVN 16/11/2017)-FB Quoc Khanh--Phạm Quang Tuấn-Sự "quên" của nội (BVN 16/11/2017)-FB Trung Tran Ky- Di sản của "Tư lệnh" Đinh La Thăng, công tác cán bộ: Phần 7 - Cục trưởng Cục Hàng hải (BVN 16/11/2017)-David Tran Hieu-
- Thư giãn: Phát ngấy vì từ già đến trẻ đều cuồng bolero (VNN 17/11/2017)-Thời của Bolero? (TVN 16/11/2017)-Nhà hàng mọc dưới gầm cầu cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (VNN 17/11/2017)-
'THỰC TẾ' VỚI 'THỰC DỤNG' KHÁC NHAU THẾ NÀO ?
FB VIEN HUYNH/ Tri Thức/ BVN 17-11-2017
Có một lần, một người bạn Mỹ dạy học chung với tôi bảo tôi rằng:
- Người Việt Nam bọn mày lúc nào cũng bảo người Mỹ bọn tao sống thực dụng. Bọn tao không sống thực dụng mà sống thực tế. Tao ở Việt Nam hơn chục năm nay, thấy người Việt Nam mới sống thực dụng.
Hơi nóng mặt, tôi hỏi lại:
- Thế mày định nghĩa thế nào là thực tế, thế nào là thực dụng?
Bạn tôi bảo:
- Sống thực tế là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại. Sống thực tế là hiểu rõ năng lực và giá trị thực của bản thân để có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Còn sống thực dụng là bất chấp thực tế, bất chấp năng lực thực sự của mình ra sao, chỉ chăm chăm giành được cái lợi nhỏ trước mắt, ngoài ra mặc kệ hậu quả sau này nghiêm trọng thế nào.
Đã từng sống ở Mỹ một thời gian dài, tôi biết bạn tôi nói đúng.
Ở Mỹ, học sinh học vừa sức, không nhồi nhét, không quan tâm đến thành tích và cũng không có khái niệm trường chuyên, lớp chọn. Bằng cấp đối với họ chỉ là một tờ giấy chứng nhận rằng họ đã đạt yêu cầu về mặt kiến thức lẫn chuyên môn ở một trình độ nhất định, không có gì ghê gớm cả. Cái họ quan tâm là trên thực tế, năng lực và kiến thức của anh có tương xứng bằng cấp và vị trí của anh trong xã hội hay không. Ở Việt Nam thì bằng cấp và thành tích là thước đo quyết định địa vị cũng như thu nhập. Cha mẹ ép con cái học cố sống cố chết để vào trường chuyên, lớp chọn rồi vào đại học. Học xong đại học thì phải cố bơi cho được cái bằng thạc sĩ. Tất cả không phải vì kiến thức mà chỉ vì chỗ đứng trong xã hội. Kết quả là học được gì không quan trọng, có sử dụng được không cũng không quan trọng, thậm chí bằng giả cũng chẳng sao. Điều quan trọng nhất là kiếm sao cho được nhiều tiền.
Ở Mỹ, mỗi lần một công trình được thi công, người ta phải tính toán sao cho thiên nhiên ở đó bị ảnh hưởng ở mức thấp nhất, hệ cân bằng sinh thái ít bị tổn hại nhất, môi trường sống của người và động thực vật không bị phá hoại vì họ hiểu được một vấn đề thực tế rằng tài nguyên thiên nhiên là những di sản vô giá, bắt buộc phải bảo tồn cho thế hệ sau. Còn ở Việt Nam, miễn là kiếm được ít tiền bỏ túi, người ta sẵn sàng xả độc ra biển, hút cát dưới sông, phá rừng xây thuỷ điện, thậm chí san bằng cả một khu bảo tồn sinh thái độc đáo để xây resort, gắn cáp treo, bất chấp hậu quả về sau.
Ở Mỹ, người dân quan tâm đến bầu cử, đến chính trị vì họ biết họ có quyền công dân cũng như mọi quyết định chính trị của họ đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của gia đình họ. Ở Việt Nam, người dân chỉ lo kiếm tiền vun đắp cho bản thân được ngày nào hay ngày nấy. Họ thờ ơ, dửng dưng với những bất công, tiêu cực của xã hội, miễn sao chúng không xảy ra với họ. Tham nhũng tràn lan, nợ công tăng vọt, doanh nghiệp quốc doanh thất thoát nghìn tỉ đối với họ đều không phải là vấn đề đáng bận tâm nếu ngày mai vẫn còn bia để dô dô.
Ở Mỹ, người dân thể hiện lòng yêu nước bằng cách gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và sự cường thịnh của quốc gia. Họ không làm những điều có lợi cho bản thân nhưng đi ngược lợi ích cộng đồng. Ở Việt Nam, người ta thể hiện lòng yêu nước bằng cách ngồi khoe khoang bề dày lịch sử dân tộc với những chiến công của tổ tiên hoặc lên cơn mê sảng vì một giải bóng đá khu vực hay lên mạng không tiếc lời thoá mạ một thằng Tây nào đó dám cả gan nói xấu Việt Nam. Còn lại, họ thản nhiên dùng đủ mánh khoé xấu xa để giết đồng bào mình và trục lợi từ việc đó, từ rải đinh ra đường cho tới bơm hoá chất độc hại vào thực phẩm.
Ở Mỹ, người dân cân bằng cuộc sống bằng niềm tin tôn giáo. Họ đến nhà thờ để tìm sự yên bình trong tâm trí và sinh hoạt cộng đồng giúp đỡ những người cùng đức tin. Ở Việt Nam, người ta đi lễ chùa, đền, miếu cầu tiền bạc, trúng số, thi đậu, chức quyền… như thể thánh thần sẽ vì những thứ hương hoa xôi thịt rẻ tiền mà thoả mãn lòng tham không đáy của đám người trần mắt thịt.
Ở Mỹ, cưới hỏi hay ma chay, giỗ chạp là những sự kiện riêng tư. Họ tổ chức đơn giản, trang trọng và chỉ mời những người thực sự có ý nghĩa với họ. Ở Việt Nam, ma chay, hiếu hỉ, cưới xin là những dịp tốt để làm rùm beng tốn kém, vừa để chứng tỏ với thiên hạ, vừa để kiếm tiền mừng.
Ở Mỹ, người ta dạy trẻ con cách tự lập, cách ứng xử giao tiếp, cách bảo vệ bản thân không bị xâm phạm, cách thoát hiểm… - những kĩ năng thực tế con người cần để tồn tại và phát triển trong xã hội. Ở Việt Nam, người ta nhồi vào đầu bọn trẻ một mớ kiến thức cao siêu nhưng vô dụng với đích đến là những bằng cấp.
Ở Mỹ, người ta đánh giá trí thông minh và năng lực của con người qua sự sáng tạo, phát minh và đóng góp cho xã hội. Anh là ai không quan trọng, miễn có đóng góp cho xã hội là anh sẽ được sự công nhận và tưởng thưởng xứng đáng. Ở Việt Nam, năng lực của con người được đánh giá qua gốc gác, sự khôn lỏi, ma lanh và khả năng dùng thủ đoạn để thăng tiến. Đóng góp cống hiến là chuyện hết sức xa vời.
Lối sống thực tế và lối sống thực dụng không hề giống nhau mặc dù chúng dễ gây ra nhầm lẫn. Lối sống thực tế mang đến những sự phồn vinh vững mạnh và lâu dài vì nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những giá trị thực. Ngược lại, lối sống thực dụng triệt tiêu và đảo lộn những giá trị thực tiễn để tạo ra cái lợi nhỏ trước mắt, để lại những tác hại khôn lường. Chọn lối sống thực dụng là thiếu sáng suốt và sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét