ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ rút khỏi TPP cũng khó giúp được Trung Quốc kéo các nước vào RCEP (GD 18/11/2017)-Tham quyền cố vị, tất chuốc họa diệt vong (GD 17/11/2017)-Singapore ngưng quan hệ thương mại với Triều Tiên (KTSG 17/11/2017)-TPP mới, vẫn là lợi ích chiến lược và địa chính trị của Việt Nam (RFA 16-11-17)-Người Việt ở Mỹ: Nếu bị trục xuất, Việt Nam có nhận? (BBC 17-11-17)- Cách tự sát của một siêu cường (viet-studies 17-11-17)-Richard Javad Heydarian-Bằng cấp giả tràn lan vì muốn làm quan chức? (RFA 16-11-17)-Cuộc ‘sát hạch’ lớn giúp Việt Nam soi lại mình (TVN 18/11/2017)-Việt–Mỹ còn nhiều việc phải làm sau APEC 2017 (TVN 17/11/2017)-
- Trong nước: Quốc hội, Chính phủ tôn vinh các nhà giáo (GD 18/11/2017)-Ông Nguyễn Đình Hương: Cục trưởng Cục Hàng hải có dấu hiệu không trung thực (GD 18/11/2017)-Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang kê khai bằng cấp không đúng quy định, xử lý thế nào? (GD 17/11/2017)-Di sản của "Tư lệnh" Đinh La Thăng, công tác cán bộ: Phần 7 - Cục trưởng Cục Hàng hải (BVN 16/11/2017)- David Tran Hieu-Toàn văn Nghị quyết 112 của Chính phủ về việc bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (GD 6/11/2017)-Tổng Trọng lại thử ‘rung cây’ con trai ông Nguyễn Tấn Dũng? (Calitoday 16-11-17)-Ông Trương Minh Tuấn: 'Việt Nam không có chế độ kiểm duyệt báo chí' (VnEx 17-11-17)-ĐBQH lo vì chưa quản được thông tin khiêu dâm trên mạng xã hội (SGGP 17-11-17)-Khoảng 500.000 người Việt mong muốn chuyển giới (SKĐS 17-11-17)-Tin mới vụ Trịnh Xuân Thanh: Khởi tố thêm 3 bị can (VNN 18/11/2017)-
- Kinh tế: Không có căn cứ khẳng định người Việt chi 3 tỷ USD mua nhà tại Mỹ (GD 18/11/2017)-Người dân đột ngột mất tiền trong tài khoản, Thống đốc nói gì? (GD 18/11/2017)-Sức nóng cuộc đua nhượng quyền thức ăn đường phố (KTSG 18/11/2017)-Từ vay nước ngoài sang vay trong nước, liệu có ổn? (KTSG 17/11/2017)-TPP - Cuộc lột xác ngoạn mục ở Đà Nẵng (KTSG 18/11/2017)-TPHCM cùng Viettel xây dựng đô thị thông minh (KTSG 17/11/2017)-Dự trữ ngoại hối tăng lên 46 tỉ đô la Mỹ (KTSG 17/11/2017)-NHNN: không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá (KTSG 17/11/2017)-Lỗ hổng cho hàng nhái, hàng giả (KTSG 17/11/2017)-Cơ chế đặc thù cho TP.HCM: Con dao hai lưỡi? (ĐV 17-11-17)-
- Giáo dục: Những bông hoa núi rừng - món quà hạnh phúc của cô giáo vùng cao (GD 18/11/2017)-Mong quý thầy làm chương trình, sách giáo khoa mới trung thực, trách nhiệm (GD 18/11/2017)-Làm sao để giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể sống bằng lương? (GD 18/11/2017)-Cô giáo có 33 năm kinh nghiệm khuyên học sinh tiểu học không cần học thêm (GD 18/11/2017)-Con kêu đói, huyện An Dương xác nhận có bớt xén nhưng trường chỉ rút kinh nghiệm (GD 18/11/2017)-Nói không với “chạy biên chế”, được không? (GD 18/11/2017)-Hành trình gian nan trở thành giáo viên của thầy giáo người Rục (GD 18/11/2017)-Việt Nam tụt 3 hạng tiếng Anh trên bảng xếp hạng toàn cầu (GD 18/11/2017)-Đề nghị thay đổi khái niệm “nhà giáo” trong luật giáo dục (GD 17/11/2017)-Đất lành nào cho tiến sĩ 'đậu'? (VNN 17/11/2017)-
- Phản biện: Vài lời bàn về việc tiêu 12 ngàn tỷ đồng để đào tạo 9000 tiến sĩ (GD 18/11/2017)-Hồng Thủy-Để doanh nghiệp bòn rút tài sản nhà nước, tra tấn người dân - lỗi tại ai? (GD 17/11/2017)-Xuân Dương-Trao đổi với tác giả bài viết "Đôi lời với các vị" (BVN 18/11/2017)-Tô Văn Trường-Lời khuyên giá trị và câu hỏi đáng xấu hổ tại Bắc Kinh (BVN 18/11/2017)-Blog Jennifer Zeng-Trung Quốc: Các hình thức kiểm soát và tẩy não người dân (BVN 18/11/2017)-Hồng Ngọc-Triệu chứng bị tẩy não trong phản ứng của cộng đồng trước một bài phát biểu tốt nghiệp (BVN 18/11/2017)-Blog Jennifer Zeng-Tấm ảnh này có gì đặc biệt? (BVN 18/11/2017)-FB Vinhhuy Le-Các sai lầm của thuyết "chữ Hán ưu việt" (BVN 18/11/2017)-Mễ A Lâm-Trung Quốc cay đắng, ngậm ngùi kí thỏa thuận hợp tác thương mại trị giá 250 tỉ USD để cân bằng thâm hụt thương mại với Mỹ (BVN 18/11/2017)--FB Tran Hung-Bệnh tinh thần của người Trung Quốc còn đáng sợ hơn bệnh ung thư (BVN 18/11/2017)-Blog Trịnh Nghĩa-Đâu mới là nhân cách thật sự của nguyên thủ một cường quốc? (BVN 17/11/2017)-FB Trần Hùng-Hai thủ tướng và một tỉ phú (BVN 17/11/2017)-FB Vinh Huy Le-Suy nghĩ về nước Mỹ (BVN 17/11/2017)-FB Lan Tran-Sự trưởng thành của văn hoá Việt (BVN 17/11/2017)-Bùi Quang Vơm-
- Thư giãn: 7 cặp thực phẩm không nên ăn cùng nhau (GD 18/11/2017)-7 dấu hiệu cảnh báo gan bị nhiễm độc (VNN 18/11/2017)-Bắt được đàn cá trê 'khủng' dài 1m, nặng cả chục kg Mê mẩn 10 mẫu biệt thự chữ L đẹp hiện đại 2018 (BĐS 18/11/2017)-Kỳ lạ: Trồng rau trên cột nhựa, vườn cây mọc nghiêng trên lưng trời (VNN 18/11/2017)-
DI SẢN CỦA 'TƯ LỆNH' ĐINH LA THĂNG, CÔNG TÁC CÁN BỘ- PHẦN 7 : CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI
DAVID TRAN HIEU/ BVN 16-11-2017
Xuân Sang (TRÊN ) và Xuân Anh (DƯỚI) có nhiều điểm giống nhau, trong đó có việc kê khai, sử dụng bằng cấp không trung thực
Lời mở đầu:
Chuyên đề "Di sản của "Tư lệnh" Đinh La Thăng, công tác cán bộ" với 6 phần đã qua, phần 1 về bổ nhiệm Nguyễn Đình Việt làm Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học, phần 2 là câu chuyện bổ nhiệm thần tốc "thái tử đỏ" Nguyễn Xuân Ảnh làm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ, phần 3 về Vũ Anh Minh - Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp với những lùm xùm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp GTVT, phần 4 là câu chuyện buồn về cố Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng, phần 5 gợi nhớ về Vũ Đức Thuận, nguyên Chánh văn phòng Bộ GTVT, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Xây lắp dầu khí, hiện đang đợi ngày hầu tòa, phần 6 liên quan cái mẹo của Đinh La Thăng lựa chọn binh tướng của mình bằng "những cuộc thi kì ảo". Phần 7, bạn đọc sẽ được giới thiệu về một Nguyễn Xuân… nữa. Không phải Nguyễn Xuân Ảnh (con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, em trai cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh) vì đã được nêu ở phần 2 rồi. Nhân vật này không phải Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã bị tuyên án tử hình, không phải Nguyễn Xuân Anh đã bị thôi chức Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cũng không phải Nguyễn Xuân Quang, Cục phó Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, bỗng nhiên nổi tiếng sau vụ "mất trộm" gần 400 triệu trong chuyến công cán mới đây, mà là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ GTVT - ông nghè, "tiến sĩ hàng hải" Nguyễn Xuân Sang.
Thời gian qua, nhóm điều tra độc lập đã tiến hành điều tra về tấm bằng tiến sĩ của Nguyễn Xuân Sang và đã đầy đủ bằng chứng để thấy bằng tiến sĩ từ xa mà ông này kê khai trong hồ sơ lí lịch và đang sử dụng là dỏm.
Lí lịch của Nguyễn Xuân Sang do Bộ GTVT và Cục Hàng hải Việt Nam quản lí. Ông Sang khai trong hồ sơ đảng viên và lí lịch cán bộ có trình độ chuyên môn cao nhất là "tiến sĩ hàng hải" và ngoại ngữ "Anh văn tương đương trình độ C". Phần kê khai chi tiết, Nguyễn Xuân Sang ghi rõ: học vị tiến sĩ chuyên ngành hàng hải, thời gian học từ tháng 10-2006 đến tháng 12-2008 theo hình thức đào tạo từ xa tại Viện Khoa học, nghiên cứu và thực nghiệm điện tử, ô-tô và thiết bị điện - Cộng hòa Liên bang Nga.
Viện này tên tiếng Nga là "Научно-исследовательский и экспериментальный институт автомобильной электроники и электрооборудования", viết tắt là ФГУП НИИАЭ), tiếng Anh là "The Scientific and Resarch and Experimental Institute of Automotive Electronics and Electrical Equipment", tên giao dịch viết tắt là NIIAE, trang webhttp://niiae.ru/ Để làm rõ vấn đề, điều tra viên độc lập đã làm việc với NIIAE (địa chỉ: No.39/41, St.Brick, Moscow, 105187 Russia; Phone: +7 -495-365-3255) và được biết trong thời gian một số năm, kể từ sau năm 2004, viện có nhận đào tạo từ xa cho một số học viên từ Việt Nam, trong đó có Nguyễn Xuân Sang. Do học từ xa nên các học viên chỉ cần ở Việt Nam và cuối khóa có chuyến thăm khoảng 1 tuần sang Nga, kết hợp bảo vệ luận án tiến sĩ. Về ngôn ngữ, quy định là học viên phải có đủ trình độ ngoại ngữ để bảo vệ bằng tiếng Nga song Nguyễn Xuân Sang vì không biết tiếng Nga nên đã trình bày bằng tiếng Việt và thuê người thông dịch sang tiếng Nga.
Tìm hiểu vấn đề này tại một cơ quan quản lí nhà nước về đào tạo, bằng cấp, chứng chỉ là Cục Quản lí chất lượng (trước đây là Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng) thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, điều tra viên độc lập được thông tin rằng chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng của NIIAE nói trên chưa được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và chưa được Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo hay liên kết đào tạo từ xa tại Việt Nam. Do đó, bằng tiến sĩ từ xa do NIIAE cấp cho Nguyễn Xuân Sang không được công nhận tại Việt Nam.
Lí lịch của Cục trưởng Cục Hàng hải Nguyễn Xuân Sang khai có bằng "tiến sĩ hàng hải" do một cơ sở nghiên cứu về điện, ô-tô của CHLB Nga cấp, hệ từ xa 02 năm
Ngày 20-10-2017, cơ quan thông tin chuyên sâu về các vấn đề giáo dục, đào tạo… tại Việt Nam là Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết "Bằng thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo từ xa gắn mác nước ngoài không được công nhận" cũng đã nêu rõ trả lời của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam về chủ đề này. Cụ thể, NIIAE chưa được Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép liên kết đào tạo từ xa tại Việt Nam và chương trình đào tạo tiến sĩ từ xa của cơ sở này không được công nhận ( http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bang-Thac-si-Tien-si-dao-tao-tu-xa-gan-mac-nuoc-ngoai-khong-duoc-cong-nhan-post180556.gd )
Nguyễn Xuân Sang là một cán bộ, công chức cấp cao của nhà nước, chắc chắn hiểu biết rất rõ quy định này nhưng vẫn khai vào hồ sơ và sử dụng bằng tiến sĩ là vừa không đúng quy định, vừa thiếu trung thực.
Bằng tiến sĩ từ xa sau khi ghi danh học 02 năm của Nguyễn Xuân Sang do Viện Khoa học, nghiên cứu và thực nghiệm điện tử, ô-tô và thiết bị điện (CHLB Nga) cấp
Văn phòng Viện Khoa học, nghiên cứu và thực nghiệm điện tử, ô-tô và thiết bị điện (NIIAE) tại No.39/41, St.Brick, Moscow (ảnh trái) và logo của Viện
Mặt khác, NIIAE là cơ quan nghiên cứu về điện, điện tử và công nghệ ô-tô, máy kéo, máy móc nông nghiệp… chứ không đào tạo về ngành nghề hàng hải, không cấp học vị tiến sĩ hàng hải. Vậy từ đâu ra mà ông Sang lại có bằng "tiến sĩ hàng hải" như đã kê khai trong hồ sơ cán bộ và lí lịch đảng viên? Hẳn đây không phải là lỗi của "cậu đánh máy" như một số vị đùn đẩy trách nhiệm khi bị phát giác!
Bản dịch bằng tiến sĩ từ xa của Nguyễn Xuân Sang do NIIAE cấp, không ghi "tiến sĩ hàng hải"
Về chứng chỉ ngoại ngữ "Anh văn tương đương trình độ C" mà Nguyễn Xuân Sang khai, trong thực tế hồ sơ chỉ có chứng chỉ tiếng Anh chương trình B. Hơn nữa, trình độ ngoại ngữ "tương đương C" mà Sang khai là gì, không ai hiểu nổi. Đây cũng là một điều thiếu trung thực trong kê khai.
Trước đây, báo chí và dư luận đã nhiều lần đưa tin về việc Nguyễn Xuân Sang được Đinh La Thăng bổ nhiệm vượt cấp, từ hàm trưởng phòng, đang giám đốc đơn vị thành viên là Cảng vụ hàng hải Sài Gòn của Cục Hàng hải lên thẳng Cục trưởng Cục Hàng hải dù thiếu tiêu chuẩn.
Năm 2014, Sang thi trượt chuyên viên chính, do đó không được Bộ Nội vụ xếp "ngạch chuyên viên chính" nhưng đến năm 2015 vẫn được Đinh La Thăng bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải là trái với quy định bổ nhiệm do chính Đinh La Thăng đưa ra là khi bổ nhiệm phải có tiêu chuẩn được xếp ngạch chuyên viên chính. Tuy Đinh La Thăng có biến báo bằng một văn bản khác rằng người được bổ nhiệm có thể nợ tiêu chuẩn song Sang đã thi trượt chuyên viên chính, không được xếp ngạch chứ không phải chưa thi nên việc cho "nợ" là quá lố bịch.
Đinh La Thăng lúc đó đã quyết, nào ai dám trái ý cho rước họa vào thân, tuy tất thảy đều biết bổ nhiệm Nguyễn Xuân Sang - con người thừa tiền nhưng thiếu tiêu chuẩn, là sự bổ nhiệm thần tốc và méo mó, là theo một quy trình "kiểu Đinh La Thăng".
Hồ sơ lí lịch đảng viên, công chức của Nguyễn Xuân Sang kê khai ngoại ngữ "Anh văn tương đương trình độ C", trong thực tế chỉ có bằng B
Việc Nguyễn Xuân Sang sử dụng bằng dỏm không được công nhận và kê khai lí lịch không trung thực này gợi nhớ vụ Nguyễn Xuân Anh mới bị cho thôi Ủy viên Trung ương đảng và Bí thư Đà Nẵng với một trong những vi phạm là "kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm". Xuân Anh và Xuân Sang giống nhau, đều học tiến sĩ thời gian 02 năm. So với thời gian đào tạo tiến sĩ trung bình từ 4-6 năm gồm nghiên cứu, viết luận án… thì các vị này quả là "siêu tốc"! Xuân Anh và Xuân Sang giống nhau ở chỗ đều ghi danh vào những cơ sở mà "học dễ như chơi" mà vẫn có "học vị". Đáng tiếc, họ lại giống nhau ở chỗ cả hai trường mà Xuân Anh và Xuân Sang lựa chọn thì chương trình đào tạo từ xa đều không được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam công nhận và bằng tiến sĩ dỏm của họ đương nhiên không được thừa nhận.
Nhưng Xuân Anh khác Xuân Sang ở chỗ Xuân Anh sang California Southern Univerity - Mỹ du học ở từ tháng 3-2005 đến tháng 12-2006 còn Xuân Sang ngồi tại Sài Gòn, nộp tiền và ghi danh nhập học tháng 10-2006 rồi tháng 10-2008 qua Mạc Tư Khoa tham quan, kết hợp bảo vệ luận án. Khác lớn nữa là Xuân Anh trước đó có học cao đẳng tại Canada, học thạc sĩ tại Mỹ, tiếng Anh rất tốt còn Xuân Sang tiếng Nga không rõ, tiếng Anh không rành.
Lại nhớ mới đây, tại Hội nghị Trung ương 6 - khóa 12 bế mạc ngày 11-10-2017, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói "nếu ai đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa" ( https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tong-bi-thu-ai-trot-nhung-cham-thi-som-tu-giac-got-rua-3654108.html ). Một chủ trương rất "nhân văn" cho những người biết hối lỗi, biết sai thì ra đầu thú nhưng hẳn quá khó để những ai đã nhúng chàm tự đi gột rửa, khi mà những thông tin về họ bị bưng bít, không đến được những nơi cần tới.
Tác giả cùng nhóm điều tra độc lập chỉ tìm hiểu và nêu những thông tin điều tra liên quan công tác cán bộ của "Tư lệnh" Đinh La Thăng, việc xử lí thế nào đối với những nhân vật như Nguyễn Xuân Sang với nghi án "khai hồ sơ lí lịch, kê khai sử dụng bằng cấp không trung thực, không đúng quy định, vi phạm những điều đảng viên không được làm" là của cơ quan chức năng trong bộ máy chính quyền Việt Nam. Thiết nghĩ, làm bí thư thành ủy, cục trưởng hay gì đi nữa, cũng có ai bắt các vị ấy phải có bằng tiến sĩ đâu. Sự mua danh, trục lợi, chạy chức, chạy quyền này hợp với những kẻ phàm phu, người xưa gọi đó là "mua danh ba vạn", là "mua danh bán lợi". Còn việc tự xử lí, tự gột rửa như gợi ý của ông Tổng bí thư thì tùy thuộc vào óc tư duy, lòng tự trọng, sự nhìn nhận hay bản ngã của mỗi con người mà thôi.
D.T.H
(Tác giả gửi BVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét