ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: “Lời hứa dù hay ơi là hay, một con vẹt cũng nói được ngay!”(GD 19/8/2017)-“Tránh voi chẳng xấu mặt nào”(GD 18/8/2017)-Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu? (Tuần báo Văn Nghệ TP HCM 18-8-17)-Nguyên nhân tại sao Đức cố tình không trao trả Trịnh Xuân Thanh? (BVB 18/8/2017)-Đích thân Thủ tướng Phúc thỉnh cầu Thủ tướng Merkel cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh (BVB 18/8/2017)-Việt Nam đơn độc trong khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch ve vãn ASEAN? (BVN 17/8/2017)-VOA-
- Trong nước: Cách mạng tháng Tám qua hồi ức của các tướng lĩnh (GD 19/8/2017)-Vững bước đi lên với tinh thần Cách mạng Tháng Tám(GD 19/8/2017)-Cách mạng tháng Tám: Đệ Tứ là ai? Tại sao họ bị sát hại? (RFA 17-8-17)-PGS.TS Phạm Minh Sơn: Thông tin xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước có tác động xấu đến xã hội, rất nguy hiểm (TQ 18-8-18)-Trọng dân, gần dân, vì nhân dân phục vụ để đảm bảo vững chắc ANTT (CAND 18-8-17)- Đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, các hình thức chống phá khác của các thế lực thù địch, phản động (TQ 18-8-17)-
- Kinh tế: Nhà đầu tư BOT tay không bắt giặc, dân nghèo bị ép vào "trận địa" thu phí (GD 19/8/2017)-Đằng sau câu chuyện BOT giao thông (KTSG 19/8/2017)-Bộ Giao thông: 'Vì một số dân phản đối mà chuyển trạm thu phí là không ổn' (VnEx 18-8-17) -Đề xuất sửa đổi một số điều luật về thuế, phải đảm bảo công khai minh bạch (GD 17/8/2017)-Cẩn trọng với những lời kêu cứu (KTSG 19/8/2017)-PGS.TS Lê Xuân Trường: Nhiều nước tăng thuế VAT bù đắp nguồn thu thành công, không lý gì Việt Nam không nghiên cứu và sửa đổi theo hướng này! (CafeF 17-8-17) -Nếu đánh thuế bất động sản: Giá trị đủ lớn rồi mới tới số lượng (KTSG 19/8/2017)-Thuế tài sản dễ có nhiều lỗ hổng (KTSG 19/8/2017)- Thuế phải góp phần điều chỉnh hành vi sản xuất và tiêu dùng (KTSG 18/8/2017)-Thuế tận thu, hậu quả khó lường (TP 18-7-17)-Tăng thuế GTGT dễ gây phản tác dụng (NLĐ 17-8-17)-Tăng thuế: Nhìn từ Vinashin tới 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ (Vef 19/8/2017)-Thủ tướng nhắc Ngân hàng huy động vàng, USD trong dân (NLĐ 17-8-17)-
- Giáo dục: Giáo dục và quy luật … "Tít mù” (GD 19/8/2017)-Tích hợp thì tích hợp (GD 19/8/2017)-Theo cô Phan Tuyết, đây là những giải pháp để thu hút nhân tài vào sư phạm (GD 19/8/2017)-Trường học thì dứt khoát không thể tồn tại sự gian dối (GD 19/8/2017)-Chiếc áo cũ của người thầy và ước mơ nơi vùng biên viễn (GD 19/8/2017)-Cùng khai giảng một ngày, sao tựu trường mỗi nơi mỗi khác?(GD 19/8/2017)-Sinh viên Việt Nam sang Mỹ thăm Google, Facebook, trải nghiệm xe tự hành (GD 19/8/2017)-Thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học ở Đức (GD 19/8/2017)-Đào tạo giáo viên kiểu ... Mỹ! (GD 18/8/2017)-3 thầy 1 sách và nguy cơ tích hợp “thịt chó - nước chè” (GD 18/8/2017)-Từ ngành giáo dục không mã số đến phá vỡ sự cấm kị (TVN 19/8/2017)-
- Phản biện: Giáo dục và quy luật … "Tít mù” (GD 19/8/2017)-Xuân Dương-Trăm sự BOT “vì ta chưa chứng minh được sự minh bạch” (TVN 19/8/2017)-pv Nguyễn Ngọc Đông-“Lỗ hổng” trong tiêu chí lựa chọn lãnh đạo cấp cao (BVN 18/8/2017)-Tô Văn Trường-Ai là những kẻ ăn cắp và tham nhũng trong chế độ này? (BVN 18/8/2017)-Hương Khê-Uy tín quốc tế của Việt Nam còn gì sau vụ Trịnh Xuân Thanh? (BVN 18/8/2017)-Mai Vân-
- Thư giãn: Vẻ đẹp của cô gái ông Trump may mắn tuyển được Bầu Đức 'bốc hơi' 118 tỷ vì lỗi đánh máy (Vef 18/8/2017)-
NHÀ ĐẦU TƯ BOT TAY KHÔNG BẮT GIẶC, DÂN NGHÈO BỊ ÉP VÀO 'TRẬN ĐỊA' THU PHÍ
TRINH PHÚC/ GDVN 19-8-2017
Người dân dùng tiền lẽ để trả phí qua trạm BOT như một cách phản đối việc đặt các trạm thu phí BOT hiện nay (ảnh minh họa - nguồn Zing.vn).
"Nhà nước phải kiểm soát dòng tiền chứ không thể để tình trạng như vừa rồi tất cả các doanh nghiệp BOT đều tay không bắt giặc”.
- BOT Cai Lậy và bài học về quyền của dân
- Lùm xùm ở những dự án BOT giao thông bao giờ mới đến hồi kết?
- Trạm thu phí Cai Lậy "thất thủ", bài học đắt giá trong quản lý dự án BOT
- Xử lý bất cập tại các trạm thu phí BOT
Nghịch cảnh không sử dụng dịch vụ cũng phải trả tiền
Tình trạng các trạm thu phí BOT mọc lên trên những cung đường chả liên quan gì đến các dự án BOT đang khiến người dân phản đối kịch liệt và được xem là nguyên nhân của việc dùng tiền lẻ trả phí qua trạm thu phí gây ách tắc giao thông ở Bến Thủy (Vinh – Nghệ An), Cai Lậy (Tiền Giang), Sông Rác (Hà Tĩnh)… thời gian vừa qua.
Rồi các mức thu phí đắt đỏ, lên xuống tùy tiện khiến người dân mất niềm tin vào sự minh bạch tài chính trong các dự án BOT.
Được biết, từ năm 2011 đến 2016, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động khoảng 171.308 tỷ đồng, trong đó vốn BOT là 154.481 tỷ đồng/59 dự án, chiếm khoảng 90,2%.
Đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 55 dự án BOT với tổng mức đầu tư 137.819 tỷ đồng.
Hiện trên các tuyến quốc lộ có 88 trạm thu phí, Bộ Giao thông vận tải quản lý 74 trạm (45 trạm đang thu phí, 29 trạm chưa thu), Ủy ban nhân dân các tỉnh quản lý 14 trạm (ngoài ra còn một số trạm đặt trên các tuyến tỉnh lộ).
Theo quy định của Thông tư 159, trạm thu phí phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án và khoảng cách giữa các trạm bảo đảm tối thiểu 70km, trường hợp nhỏ hơn 70km Bộ Giao thông vận tải phải thống nhất ý kiến với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra tình trạng trạm thu phí đặt ngoài phạm vi dự án, bổ sung một số hạng mục nằm ngoài phạm vi dự án hay cho phép nhà đầu tư thu phí cả tuyến đường ngoài BOT chạy song song với tuyến đường được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT để bảo đảm phương án tài chính của dự án và khoảng cách giữa các trạm thu phí dưới 70 km.
Việc đặt các trạm thu phí ngoài các dự án BOT, thu phí với mức giá không hợp lý đang là nguyên nhân khiến người dân bức xúc, phản đối kéo dài.
Trước đây, khi trạm thu phí BOT ở cầu Bến Thủy đi vào hoạt động người dân Nghi Xuân đã chỉ ra bất cấp khi đi khám bệnh ở thành phố Vinh đón xe taxi có mất 50 nghìn đồng trong phải gánh thêm phí BOT lên đến 80 nghìn đồng.
Trong khi, người dân không sử dụng cầu Bến Thủy 2 – công trình được xây dựng theo hình thức BOT.
Điều tương tự xảy ra ở trạm thu phí Cai Lậy ở Tiền Giang, khi người dân và tài xế không sử dụng đường BOT nhưng vẫn phải đóng phí BOT.
Lý do, dựng trạm thu phí BOT không nằm trên đường BOT được xác định là nhằm đảm bảo các phương án tài chính cho nhà đầu tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên họp thứ 13, Quốc hội khóa 14 đã chỉ ra các bất cập trong đầu tư BOT hiện nay: Thứ nhất là "chuyện đường độc đạo, huyết mạch, ông bà tổ tiên để lại từ đời nào, bây giờ tôn tạo rồi thu tiền, bà con bức xúc là đúng rồi”. Thứ hai là một số công trình, dự án kém chất lượng. Thứ ba, giá thành dự án đầu tư cao. Thứ tư, mật độ đặt trạm thu phí dày. Thứ năm, công nghệ thu phí lạc hậu, còn thu thủ công thì chậm chạp, dễ gây tắc nghẽn giao thông. Thứ sáu, việc chọn lựa và chỉ định thầu, có nhà đầu tư chưa biết gì về kỹ thuật nhưng được chỉ định thầu, trong khi đường sá liên quan đến tính mạng con người. |
Đang có hiện tượng bỏ quên lợi ích của người dân sinh sống trong khu vực gần trạm thu phí BOT, khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Trong khi, các nhà đầu tư BOT lại được ưu ái quá mức, trở thành mãnh đất màu mỡ.
Đơn cử như trạm thu phí Tào Xuyên (Thanh Hóa) nhờ đặt trên quốc lộ 1A cách tuyến tránh thành phố Thanh Hóa (dự án BOT) tới… 50km nên đã thu được khoản tiền lớn đến mức nhờ việc đặt “nhầm chỗ” mà trạm thu phí Tào Xuyên đã giảm tới 20 năm thu phí hoàn vốn.
Tại sao lại có sai số lớn khủng khiếp như vậy? Rõ ràng khi đặt trạm thu phí trên tuyến Quốc lộ nên đã thu được triệt để kể cả những xe không sử dụng đường tránh Thành phố Thanh Hóa.
Với việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư “tận thu” nên có tình trạng đổ xô vào đầu tư BOT giao thông, không ít doanh nghiệp “tay không bắt giặc” để thu được siêu lợi nhuận.
Trăm dâu đổ đầu dân nghèo
Để giúp hiểu rõ hơn về những tồn tại của các dự án BOT hiện nay, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã tiến hành trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Bảo, Đại biểu Quốc hội Khóa 13.
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, chủ trương phát triển các công trình BOT giao thông là đúng nhưng trong thời kỳ phát triển nóng đã dẫn đến nhiều sai phạm từ phía quản lý cho đến phía nhà đầu tư.
Chuyên gia này cũng thừa nhận có sự “tự tung tự tác” của nhà đầu tư trong các dự án BOT.
Theo ông Bảo căn nguyên của việc này xuất phát từ việc: “Chúng ta chưa chuẩn bị được hành lang phát lý, những luật về đầu tư cho phương thức đầu tư này nên dẫn đến một sự tự tung tự tác giữa chủ đầu tư và các doanh nghiệp đứng ra làm BOT”.
Đại biểu Quốc hội khóa 13 - ông Nguyễn Ngọc Bảo (ảnh giaoduc.net.vn).
Ông Nguyễn Ngọc Bảo đã chỉ ra những điểm bất cập như: “Các nhà đầu tư mong muốn thu hồi vốn nhanh nên dẫn đến đẩy giá thu cao, cơ quan quản lý không kiểm soát được giá. Chính vì thế mà người dân nộp phí rất bức xúc.
Khâu thẩm định BOT giao thông là khâu quan trọng nhất nhưng hiện nay hoàn toàn không đạt yêu cầu. Vì thẩm định không đạt yêu cầu nên khi triển khai thu phí thì người dân, tài xế, chủ phương tiện, doanh nghiệp bức xúc.
Tất cả các dự án BOT soát lại đều thấy một điều là thời gian thu hồi vốn quá dài, giá quá cao, nhiều điểm đặt trạm thu phí bất hợp lý”.
Ông Bảo cũng cho rằng: “Phải tiếp tục phát triển các dự án BOT nhưng muốn làm thì khâu kiểm soát của nhà nước phải chấn chỉnh.
Nhà nước phải kiểm soát dòng tiền chứ không thể để tình trạng như vừa rồi tất cả các doanh nghiệp BOT đều tay không bắt giặc”.
Qua trao đổi với vị chuyện gia này có thể thấy, nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án giao thông BOT không đảm bảo năng lực tài chính tự có mà đang sử dụng phần lớn là vốn vay.
Trong bài toán vốn vay, khi làm một dự án BOT doanh nghiệp được phép vay ngân hàng theo quy định 70 – 80% tổng mức đầu tư.
Do đó, các nhà đầu tư không cần bỏ vốn ra mà chỉ cần sử dụng 70 -80% vốn vay ngân hàng theo quy định thì đã có lãi lớn.
Chính vì vậy, tất cả các dự án BOT hiện nay kinh phí đội lên rất cao so với giá trị thực và cuối cùng vẫn là tiền của từ người dân móc ví ra trả.
“Người dân có mức thu nhập rất thấp nhưng phải đóng phí rất cao. Cách thu phí của BOT còn không kích thích được doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Tại sao BOT giao thông đang nóng, vì nó nhức nhối ở khâu quản lý và khâu tổ chức thực hiện. Nó đội giá một cách vô lối, xuất hiện các điểm thu bất hợp lý.
Tôi tin rằng trong những ngày tới đây, Chính phủ sẽ giải quyết triệt để vấn đề này, đúng với tinh thần hành động, liêm chính mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần nhấn mạnh”, ông Bảo nói.
Trinh Phúc
ĐẰNG SAU CÂU CHUYỆN BOT GIAO THÔNG
TS VÕ DUY NGHI /TBKTSG 18-8-2017
Dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đang bị người dân và doanh nghiệp phản đối gay gắt. Ảnh: Infonet
Sự cố người dân phản đối việc thu phí tại các trạm BOT trong thời gian qua đã đến mức báo động. Câu chuyện BOT Cai Lậy (Tiền Giang) trong những ngày gần đây đã nóng đến mức Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải đưa ra thảo luận và chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tại phiên họp vừa rồi.
Giải trình của Bộ trưởng Bộ GTVT tại cuộc họp chỉ mới thoả mãn phần nào dư luận. Việc kêu gọi đầu tư BOT các dự án giao thông là cần thiết để thu hút nguồn lực từ thành phần kinh tế tư nhân nhằm phát triển hạ tầng giao thông trong bối cảnh Việt Nam đã thoát ra khỏi nhóm nước có mức thu nhập thấp, nguồn vốn từ ODA không còn nhiều hoặc nếu có thì lãi suất cao là chủ trương rất đúng đắn và phù hợp với xu thế chung ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc mất kiểm soát của các cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý các dự án BOT giao thông là vấn đề cần chấn chỉnh trong thời gian tới.
Minh bạch là tiêu chí hàng đầu
Trên thực tế, rất ít dự án BOT được cơ quan chức năng tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư. Tổ chức đấu thầu công khai là nhằm loại trừ các nhà đầu tư thiếu năng lực, giúp đẩy nhanh tiến độ dự án. Trong thời gian, qua rất nhiều dự án BOT bị chậm trễ bởi chủ đầu tư “tay không bắt giặc” - không đủ năng lực kỹ thuật và tài chính để thực hiện dự án.
Mặt khác, đấu thầu sẽ giúp giảm chi phí đầu tư. Các dự án BOT thường bị nâng khống giá trị đầu tư và nó sẽ mang lại cho chủ đầu tư khoản lợi nhuận không nhỏ do thời gian thu phí có thể tăng lên đến 15-20 năm, trong khi đó thực tế là chỉ trong vòng 7-10 năm họ đã thu hồi đủ vốn. Như vậy chủ đầu tư vừa lợi đơn vừa lợi kép: trong chi phí đầu tư họ đã nâng khống giá trị đầu tư nên kể cả khi bán lại dự án cho Nhà nước họ cũng đã có lãi; bên cạnh đó, giá trị đầu tư tăng nên thời gian thu phí tăng lại tạo ra thêm lợi nhuận mà lẽ ra họ không được quyền hưởng.
Còn phía Nhà nước và người dân thì vừa thiệt đơn vừa thiệt kép: công trình kém chất lượng, thời gian trả phí lâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát các dự án BOT lỏng lẻo với tâm lý: tiền của nhà đầu tư, không phải tiền của Nhà nước nên chỉ kiểm tra, giám sát chiếu lệ.
Vấn đề cần minh bạch nữa là quản lý nguồn thu để rút ngắn thời gian thu phí. Thực tế các hợp đồng BOT thường căn cứ vào doanh thu hằng năm để quyết định thời gian cho phép thu phí. Thông thường, khi đủ doanh thu và lợi nhuận dự kiến thì chủ đầu tư phải ngừng thu và bàn giao công trình cho Nhà nước tiếp tục khai thác.
Tuy nhiên, với cách thu phí thủ công như hiện nay thì việc nhà đầu tư gian lận về doanh thu không thể nói là không có. Bộ GTVT đã có phương án thu phí tự động giúp quản lý chặt chẽ doanh thu nhưng vẫn chưa triển khai được do các nhà đầu tư tìm cách trì hoãn. Thời gian tới, Bộ GTVT cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc triển khai thu phí tự động trên tất cả các dự án BOT trong toàn quốc. Nếu thực hiện được như vậy sẽ quản lý chặt chẽ nguồn thu của các nhà đầu tư, tiến tới rút ngắn thời gian thu phí, giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp vận tải.
Sòng phẳng với người dân
Hiện nay, nhiều dự án BOT giao thông được thực hiện bằng cách nâng cấp các tuyến đường cũ và hầu như là đường độc đạo, người dân bắt buộc phải đi qua tuyến đường do nhà đầu tư xây dựng. Nếu không được thuận lợi như vậy thì nhà đầu tư cũng tìm cách đặt trạm thu phí để “đón lõng”, dồn người dân đi vào tuyến đường do mình xây dựng. Chính vì thế mà thời gian qua người dân bức xúc, phản đối cách thu phí ở các trạm Bến Thuỷ (Nghệ An), Quán Hàu (Quảng Bình), Cai Lậy (Tiền Giang)…
Nguyên tắc xây dựng BOT ở các nước là phần lớn phải xây dựng những tuyến đường mới gần tuyến đường cũ, hiện đại hơn, ngắn hơn, thuận tiện hơn để người dân có sự lựa chọn. Nếu không có nhu cầu người dân vẫn có thể đi tuyến đường cũ mà không bị thu phí. Hiện nay, chỉ có tuyến đường quốc lộ 5 mới nối Hà Nội-Hải phòng và các hầm đường bộ như hầm đèo Hải Vân, hầm đèo Ngang đang áp dụng nguyên tắc đó nên người dân không phản đối vì họ có thể đi đường cũ hoặc đi đường đèo.
Vì vậy, trong thời gian tới, khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Bộ GTVT cần phải nêu nguyên tắc này trong hồ sơ mời thầu. Tất nhiên, khi xây dựng tuyến đường mới thì chi phí đầu tư, giải phóng mặt bằng lớn hơn và có thể nhà đầu tư không mặn mà vì rủi ro cao hơn nếu người dân không tham gia giao thông trên tuyến đường mà họ đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, bản chất của kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro và quyền lợi người dân là trên hết, nếu cần thiết Nhà nước sẽ có những ưu đãi khác cho nhà đầu tư thay vì ép người dân sử dụng tuyến đường do nhà đầu tư xây dựng.
Câu chuyện cuối cùng ở đây là chất lượng dịch vụ của các dự án BOT. Nhà nước phải có chế tài bắt buộc các chủ đầu tư BOT phải thường xuyên tu bổ, sửa chữa các tuyến đường BOT nhằm đạt chất lượng tốt khi khai thác. Nếu không khắc phục các hư hỏng, thì phải ngừng thu phí. Đây là yêu cầu sòng phẳng giữa người bán dịch vụ (chủ đầu tư) và người mua (người dân, doanh nghiệp vận tải).
Thực tế tại một số tuyến đường BOT, do rút ruột vật liệu, khai khống khối lượng nên sau một thời gian ngắn đã hư hỏng rất nặng, gây mất an toàn giao thông, nhưng chủ đầu tư vẫn “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, làm dư luận bức xúc. Thực hiện được chế tài này sẽ ngăn chặn được tình trạng chủ đầu tư gian dối vì suy cho cùng nếu làm dối thì chi phí bỏ ra duy tu, bảo dưỡng đường là không hề nhỏ. Giải pháp ở đây là khi ký hợp đồng BOT với nhà đầu tư thì cơ quản quản lý nhà nước phải ràng buộc chặt chẽ chế tài này trong hợp đồng.
Có như vậy người dân, doanh nghiệp mới được đối xử sòng phẳng trong mối quan hệ với nhà đầu tư BOT, giảm bức xúc như trong thời gian qua.
BOT, AI LÀM NHỤC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ?
blog RFA/ BVB 17-8-2017
Câu chuyện nóng nhất trong tuần này, có lẽ không riêng gì chuyện nhà nước tăng thuế đất phi nông nghiệp lên 200%, 300%, thậm chí 700%. Mà có lẽ chuyện về trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang là câu chuyện hot nhất trong tuần, thậm chí trong tháng và trong năm, mà sâu xa hơn nữa là hot nhất trong lịch sử cầm quyền của chế độ Cộng sản.
Chuyện nóng của tuần, của tháng, của năm thì nghe ra hợp lý, nhưng sao lại xem đây là chuyện nóng nhất trong lịch sử cầm quyền của người Cộng sản? Câu trả lời nằm trên hai lý do: Chuyện tưởng như chơi này lại là dấu ấn rất lớn trong nhận thức của người lao động mà ít ai ngờ tới, đó là giới tài xế lái xe; Nhà nước đã để cho các cơ quan cấp dưới làm nhục chế độ một cách công khai và quả nhục này không thể nào gở được.
Ở khía cạnh nhận thức của giới tài xế, có thể nói rằng câu chuyện giới tài xế ờ Quảng Bình, Hà Tĩnh dùng tiền lẻ để phản đối việc thu tiền trạm chặt chém là ngòi nổ, khai mở cho quả bom Cai Lậy lần này. Sực việc ở Cai Lậy đã phát triển theo chiều hướng nhà thầu và nhà nước bất lực, bó tay bởi họ càng nói càng lộ cái sai, chưa kịp vuốt mặt cho quả đắng này thì lại gặp tiếp quả đắng báo chí phanh phui vụ khai khống 2 chiếc cầu trong xây dựng.
Và ai cũng nghĩ rằng giới tài xế luôn cắn răng chịu đựng mọi thứ bởi họ có thể bị công an thổi phạt, ép lỗi bất kì giờ nào. Nhưng “con giun xéo lắm cũng oằn”, không phải tự dưng, vô cớ mà có hàng loạt cái chết thương tâm của các cảnh sát giao thông do tài xế cho xe cán chết. Bởi sức chịu đựng của con người có giới hạn, một khi anh dùng quyền lực và lý sự cuồng ép chế người ta đến mức họ không chịu nổi nữa, nhất định kẻ gánh hậu quả phải chính là anh. Những cảnh sát giao thông coi bánh mì to hơn tính mạng, sẵn sàng bâu lên đầu xe, nắm lấy cần gạt nước để che tầm lái của tài xế thì miễn bàn.
Giả sử bị rớt, anh ta chết hoặc tài xế không dừng lại, đâm phải tường hay lệch xuống hố thì cả một xe hành khách chết. Những kẻ mặc quân phục công an nhân dân, vì một ổ bánh mì mà sẵn sàng leo lên che mất tầm lái của tài xế để chặn xe thì nên có hai việc cần làm với họ: 1. Cho họ đi giám định tâm thần; 2. Truy tố trước pháp luật vì âm mưu giết người hàng loạt hoặc vô trách nhiệm, gây nguy cơ chết người hàng loạt. Muốn tỏ ra nghiêm minh, muốn được lòng dân, nhà nước cần phải làm như vậy.
Và nhà nước muốn được lòng dân, cần phải dẹp ngay tất cả các trạm BOT trên các trục đường Việt Nam, bởi thuế của dân anh đã thu nhiều hơn mọi quốc gia khác, hà cớ gì anh phải gọi nhà đầu tư xây dựng trạm BOT? Vậy tiền của dân thu về bấy lâu nay anh để đâu? Phải chăng xây trạm BOT là một cách khiêu chiến với dân rằng “tao đã lấy tiền của mày rồi, xài rồi, và còn lấy nữa, lấy mãi!”? Nếu không thích khiêu chiến với nhân dân thì tốt nhất nên có động thái thể hiện mình tử tế và sòng phẵng, phải dẹp gấp các trạm BOT tại Việt Nam. Vấn để hoàn vốn hay bù lỗ cho nhà đầu tư thì bắt các chủ tịch tỉnh, bộ trưởng, thứ trưởng có liên quan chịu trách nhiệm bởi chính họ đã làm sai, đã gian lận trong ngân sách xây dựng và thả cửa cho nhà đầu tư.
Sự bất bình cũng như cách ứng xử của giới tài xế khi đi qua trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang cho thấy họ đã nhận thức được rằng mồ hôi, nước mắt và cân não của họ bỏ ra đã bị lợi dụng, họ phải đấu tranh để lấy lại nó một cách chính đáng. Và đấu tranh để triệt tiêu cái xấu, để lấy lại sự sòng phẵng và nghiêm minh cho bản thân và đất nước là một cách thể hiện lòng yêu nước, bày tỏ nguyện vọng đóng góp cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh… tốt nhất trong tình huống này.
Rất tiếc, nhà nước không những nhìn nhận những tín hiệu tốt đẹp này mà còn chống đối và cố tình làm cho vấn đề trở nên sai lệch, rối rắm, thậm chí thối nát. Thay vì chấn chỉnh để tìm thiện cảm của nhân dân, nhà nước lại tự làm nhục mình, thậm chí trét dơ lên cả bề dày lịch sử cầm quyền của mình vì những cái lệnh, những qui định ngu xuẩn, và cấp dưới đã ngu xuẩn làm nhục cấp trên, bôi nhọ vào lịch sử đảng. Bởi không nói, không làm thì không ai biết cái nhục này. Mà cái nhục này là cái nhục gì vậy?
Cái nhục mà tôi muốn nói ở đây là sự lừa đảo đã bị bạch hóa sau gần 50 năm. Câu chuyện tịch biên tài sản của nhân dân vô tội vạ, phi nhân tính tưởng như đã xếp lại bằng một chính sách tử tế nào đó. Nhưng không, sự bịp bợm này vẫn tiếp diễn, và nó thể hiện một cách lộ liễu khi nhà nước tuyên bố những ai dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy sẽ bị phạt tù 5 năm hoặc tuyên bố đã có 16 bản số xe chuyên dùng tiền lẻ qua trạm, đã chuyển qua cho ngành giao thông để xử lý. Đến mức này, người ta buộc phải đặt câu hỏi vậy tiền lẻ là gì? Tiền lẻ của ai? Giá trị của tiền lẻ?
Nên nhớ, để có hai trăm đồng lẻ mà hiện tại các tài xế thanh toán với trạm BOT Cai Lậy, trước đây 20 năm, người ta đã bán cả chỉ vàng mới cầm được nó, và trước đây 30 năm, 40 năm, người ta phải bán cả lượng vàng mới có được nó. Và đã có không ít người bán vàng để mua công trái, để gởi tiết kiệm, kết quả là sau 30 năm, 40 năm, cả một gia tài của người ta không đổi nổi một ổ bánh mì. Điều này cho thấy đồng tiền Việt Nam đã rớt gái trầm trọng, uy tín và quyền lực nhà nước không đủ để bảo chứng cho tài sản của nhân dân khi nhân dân ký gởi tài sản của họ cho nhà nước.
Nên nhớ, để có hai trăm đồng cầm trên tay, người ta từng bán cả chỉ vàng, thậm chí cả lượng vàng hoặc bán sức lao động, bán sự cống hiến, sáng tạo cho nhà nước. Và người dân cầm tờ tiền trên tay cũng có nghĩa là đang cầm cái giấy chứng nhận nợ của nhà nước đối với họ trên mọi nghĩa. Mà cái giấy chứng nhận này có giá trị bao nhiêu lại tùy thuộc vào tài năng và uy tín của nhà nước bấy nhiêu. Ở Việt Nam, cầm tờ giấy bạc chứng nhận nợ của nhà nước trên tay chẳng khác nào cầm một bằng chứng về tính chơi quỵt của nhà nước. Và tính chơi quỵt này phát triển đến đỉnh điểm khi chính nhà nước mở miệng thoái thác, khước từ món nợ của họ một cách trơ tráo nhất.
Trường hợp đòi phạt tù hay hăm dọa tài xế ở BOT Cai Lậy, Tiền Giang là một kiểu chơi quỵt và hợp thức hóa sự chơi quỵt này. Bởi 200 đồng là tờ tiền vẫn còn giá trị lưu hành tại Việt Nam, 500 đồng là tờ tiền còn giá trị lưu hành tại Việt Nam. Nếu trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang không muốn cho nhân viên của mình phải đếm tiền tốn thời gian thì nên có một trạm đổi tiền lưu động, có đội ngũ linh hoạt, xông xáo, nằm cách trạm BOT chừng 1km. Các xe đến đây, phải cho nhân viên ra đón xe (việc này có thể hợp tác với ngành giao thông để họ hưởng tăng ca), xin phép hỏi tài xề thử có nhu cầu đổi tiền lẻ ra tiền chẵn hay không. Và nếu tài xế chịu đổi thì đổi sang tiền chẵn, chấp nhận bù giá cho tiền lẻ một chút, ví dụ như một triệu tiền lẻ đổi được một triệu không trăm hai mươi ngàn tiền chẵn, xem như khích lệ đổi và bù thời gian làm phiền nhà xe.
Sau đó thì tài xế sẽ qua trạm bằng tiền chẵn, mọi việc êm xuôi. Chứ đừng dại dột qui định cấm tiền lẻ, vì tiền lẻ cũng là tiền, là mồ hôi, xương máu của nhân dân và là nợ bằng danh dự, uy tín của nhà nước. Cấm hay xem thường tiền lẻ có nghĩa là đang bôi bẩn vào nhà nước, đang hạ nhục quốc gia, thậm chí là đang phản quốc! Nên nhớ là vậy, các ông các bà nào còn định cấm tiền lẻ thì nên học và đọc thật kĩ về bản chất của tiền và nhà nước để tránh làm những trò dại dột bôi bẩn thêm vào gương mặt của đảng, nhà nước nữa!
VietTuSaiGon/(Blog RFA)
TRĂM SỰ BOT ' VÌ TA CHƯA CHỨNG MINH ĐƯỢC SỰ MINH BẠCH'
PHẠM HUYỀN/ TVN 19-8-2017
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ GTVT chia sẻ về BOT (ảnh: VietNamNet)
- Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh như vậy khi lý giải về những nghi ngại, bức xúc của người dân đối với BOT, sau vụ việc xảy ra ở điểm nóng BOT Cai Lậy và cũng đúng lúc sau khi Kết quả thanh tra Chính phủ về 7 dự án BOT được công bố.
- BOT - Thiên la địa võng
- Chủ đầu tư đòi trả dự án nếu phải dời trạm BOT Cai Lậy
- Tài xế dùng tiền lẻ mua vé qua trạm BOT Cai Lậy có vi phạm?
Những vấn đề liên quan đến dự án BOT có thể coi là điểm nóng thời sự nóng nhất những ngày qua. Những cách phản ứng như trả tiền lẻ, cho tiền vào chai nhựa, vo viên tiền... của các tài xế ở trạm BOT Cai Lậy là ví dụ minh hoạ rõ nét nhất về đỉnh điểm bức xúc về BOT.
Sau cuộc họp báo của Bộ Giao thông vận tải về trạm thu phí BOT Cai Lậy, có những câu hỏi vẫn có có lời giải đáp thoả đáng như vì sao trạm thu phí BOT dày đặc, mọc lên khắp nơi, cả tuyến huyết mạch, tuyến độc đạo, vì sao mức phí đắt đỏ?...
Đáng chú ý hơn, Thanh tra Chính phủ cũng vừa công bố kết luận thanh tra đối với 7 dự án BOT và BT chỉ ra nhiều sai phạm về vị trí đặt trạm và mức phí cao.
Vì sao một chính sách phát triển hạ tầng vì dân mà lại bị người dân phản ứng như vậy?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải về những băn khoăn này.
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, những bức xúc trong dư luận xã hội về các dự án BOT đến nay vẫn không giảm. Đặc biệt, nhiều người dân bức xúc tại sao dự án BOT triển khai trên ngay những tuyến đường mà người dân cho rằng, không ách tắc, đang đi lại bình thường, nhà đầu tư chỉ việc “thảm lại đường” và thu tiền. Ông phản hồi thế nào những bức xúc của người dân như vậy?
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Trước hết, phải nói rằng, không phải tất cả các dự án BOT đều nổi lên những vấn đề bức xúc như vậy. Báo cáo giám sát của Quốc hội cũng đã nêu, một số dự án BOT đã thể hiện đúng tính chất thu hút nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư trong phát triển cơ sở hạ tầng. Có thể nói, trên 50/75 dự án BOT được đánh giá đã thực hiện rất tốt.
Tuy nhiên, có những dự án đã nảy sinh những bất cập nhất định, như dự án ở Cai Lậy.
Nhìn rộng ra, Đảng, Nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh hình thức thu hút vốn từ các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là khu vực tư nhân cho phát triển cơ sở hạ tầng. Để lựa chọn dự án hạ tầng nào đưa vào làm theo hình thức BOT, đều phải có cơ sở, như căn cứ vào chủ trương của Đảng, Nhà nước, căn cứ vào hệ thống pháp luật hiện hành và đặc biệt là nhu cầu tại chỗ.
Không có dự án nào chỉ làm thảm nhựa không mà thu phí. Chúng tôi khẳng định tất cả các dự án thu phí BOT đều là nâng cấp, cải tạo trong điều kiện kinh phí bảo trì của Nhà nước không đủ. Mặc dù chúng ta có Quỹ bảo trì đường bộ nhưng với tính chất chỉ là bảo trì đường sá thì không thể nâng cao chất lượng con đường được, chỉ duy trì hiện trạng con đường thôi.
Trong khi đó, có những cây cầu xuống cấp, có những mặt đường xuống cấp, phải cải tạo, nâng cấp, rồi phải mở rộng con đường lên. Ví dụ như dự án ở Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, con đường hiện không phải là đường bình thường nữa mà là đường rất hẹp. Chúng ta phải mở rộng thành 4 làn để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chúng tôi phải nhấn mạnh rằng, các dự án BOT đều được quyết định làm là có cơ sở cả, từ chủ trương của Nhà nước đến hệ thống pháp luật cho đến nhu cầu cải tạo đoạn đường, cải thiện điều kiện giao thông.
Nếu nói là “đang đi bình thường” thì chắc là chỉ có các tuyến cao tốc là bình thường thôi, không có ai lại làm BOT trên đó.
Nhà báo Phạm Huyền:Không phải đến bây giờ khi phát sinh vụ việc ở trạm BOT Cai Lậy mới có những bức xúc về phí BOT. Những phản ứng của người dân về một số dự án đường BOT đã nảy sinh và kéo dài. Ông có nghĩ rằng, chính sách về phát triển hạ tầng bằng hình thức BOT khi triển khai đã có những sai lầm nào đó, khiến bộ mặt BOT trở nên xấu xí?
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Tôi cho là chủ trương không có gì sai. Nhưng ở khâu thực hiện, chúng ta chưa đồng bộ từ hệ thống luật pháp nên đã có những bất cập nảy sinh. Chúng ta chưa chứng minh, thể hiện được sự minh bạch ở vấn đề này. Chúng ta vẫn còn hình thức chỉ định thầu. Do hệ thống pháp luật về đấu thầu đối với nhà đầu tư cũng chưa thật đầy đủ nên chúng ta vẫn vận dụng hình thức chỉ định thầu, qua các Quyết định của các cấp có thẩm quyền.
Ở một số dự án, việc quản lý của Nhà nước và của nhà đầu tư đang còn xung đột. Nhà đầu tư muốn tiền của họ huy động thì họ phải được tự quản lý. Nhưng chúng tôi kiên quyết quan điểm, Bộ phải có quản lý chặt chẽ hơn, đi sâu hơn, từ việc lựa chọn nhà thầu, quản lý thiết kế, dự toán và chất lượng công trình. Đó là những xung đột đang còn tồn tại.
Ngoài ra, còn có vấn đề tổ chức thanh quyết toán các dự án BOT còn chậm. Các dự án chưa công bố được con số quyết toán, chưa có những thông tin minh bạch, rõ ràng nên xã hội nghi ngại, đặt ra vấn đề là làm đường với vốn lớn quá, hay lợi nhuận quá cao. Những vấn đề này cũng đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán chỉ ra trong thời gian vừa qua.
Nhà báo Phạm Huyền:Vậy với những nghi ngại về việc nhà đầu tư BOT siêu lợi nhuận, xin ông cho biết thực hư như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Đánh giá như vậy thì phải nói trên cơ sở các con số. Siêu lợi nhuận hay không phải được chứng minh bằng phương án tài chính. Trong quy định về lợi nhuận ở các dự án BOT, lợi nhuận của nhà đầu tư được tính bằng lãi kỳ vọng trên tổng vốn đầu tư họ góp vào, hiện thường được tính là 11%.
So với các nước trong khu vực, mức lợi nhuận này là rất thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài vào tìm hiểu dự án BOT của ta, đều đề nghị tỷ lệ lợi nhuận này phải 17-18% thì mới làm. So với chi phí cơ hội mà doanh nghiệp đầu tư ở các lĩnh vực khác, ví dụ như bất động sản lợi nhuận cao hơn nhiều chứ không phải 11%. Đó là con số được đưa vào tính toán trong hợp đồng, trong phương án tài chính. Tôi cho là con số đó không cao.
Còn nghi ngại phát sinh, có thể do dự toán quản lý cao hơn so với quy định nên sinh ra lợi nhuận của nhà thầu. Việc này đã được giải quyết bằng cách thẩm tra, thẩm định, rà soát lại và chốt lại quyết toán, thông thường con số này thấp hơn rất nhiều so với con số dự toán ban đầu lập ra.
Việc quản lý tổng mức đầu tư, quản lý dự toản, quản lý kể cả lợi nhuận của nhà đầu tư đều rất cụ thể. Nhưng vấn đề quan trọng là phải công khai thông tin như thế nào để dư luận xã hội được biết. Hiện, chúng tôi đang nghiên cứu để thực hiện trong thời gian tới.
Trạm thu phí BOT Pháp Vân- Cầu Giẽ là 1 trong 7 dự án được Thanh tra Chính phủ kết luận có mức phí cao bất hợp lý (ảnh: VietNamNet)
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Trước việc thực hiện dự án BOT lại tạo ra các nghi ngại trong dư luận xã hội như vậy, chúng tôi cho rằng, phải làm sao có hệ thống pháp luật đầy đủ hơn, tổ chức đấu thầu cạnh tranh công khai hơn thì sẽ không còn chuyện phải quản lý cụ thể từng khâu, từng việc ở các dự án cụ thể. Việc này thực hiện vốn rất khó khăn và không thể hiện được rõ tính minh bạch nên xã hội mới có những nghi ngại nhất định.Nhà báo Phạm Huyền:Người dân cũng nghi ngại rằng ở các dự án BOT đang có lợi ích nhóm. Ông có thể nói gì về điều này?
Nhà báo Phạm Huyền:Theo ông, chính sách BOT thời gian tới phải thực hiện như thế nào để đảm bảo hài hòa lợi ích ba bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân?
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Có mấy vấn đề phải làm. Thứ nhất là phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế cho BOT; Thứ hai, việc tổ chức thực hiện phải rút bài học kinh nghiệm từ các vụ việc trước, phải công khai, minh bạch hơn, phải có sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng xã hội, của người sử dụng hạ tầng trước, trong và sau khi thực hiện dự án.
Nhà báo Phạm Huyền:Xin trân trọng cảm ơn ông!
Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ đối với 7 dự án BOT và BT công bố chiều qua, 18/8 đã chỉ ra tình trạng đặt trạm thu phí sai vị trí, mức phí quá cao:
- Đặt trạm thu phí ngoài vùng dự án như BOT đèo Phước Tượng - hầm Phú Gia; dùng trạm thu phí của tuyến đường này để hỗ trợ thu phí đầu tư tuyến đường khác như BOT Thái Nguyên - Chợ Mới, Xuân Mai - Hòa Bình….
- Mức phí bất hợp lý khi dự án chưa hoàn thành, giá trị đầu tư mới 30% nhưng giá thu phí đã tương đương dự án đầu tư mới như BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 1. Dự án này chỉ sửa chữa, cải tạo các yếu tố hình học và rải thảm mặt đường cũ nhưng giá phí thu tương đương với giá thu đường cao tốc xây dựng mới Cầu Giẽ - Ninh Bình (1.500 đồng/km).
100% dự án là chỉ định thầu. Bộ GTVT chưa thực hiện đúng quy định về việc xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
"Hiện, vốn NSNN hàng năm bố trí cho các dự án phát triển hạ tầng chỉ đáp ứng 30% so với nhu cầu, có năm đáp ứng được 40%.
5 năm qua, tổng vốn đầu tư huy động từ các thành phần kinh tế cho phát triển cơ sở hạ tầng đạt hơn 230 ngàn tỷ đồng. Vốn NSNN chỉ rót khoảng 150 ngàn tỷ. Nếu chỉ sử dụng vốn NSNN thì không thể đủ để làm các tuyến đường mới, kể cả cải tạo nâng cấp và như vậy, hạ tầng sẽ xuống cấp"- theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông.
|
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền
DÂN CÒN CHỊU ĐƯỢC, THÌ BÓP LÀ ĐÚNG
JB NGUYỄN HỮU VINH /BVN 17-8-2017
…qua các phát biểu của quan chức nhà nước Việt Nam […] người ta thấy được tư duy của quan chức Việt Nam đối với người dân là gì? Đó là cách nghĩ: Cứ bóp nặn, cứ làm những điều mình thích và đưa lại lợi ích như mình muốn. Còn dân ư? Còn chịu được, nghĩa là ta đúng.
Theo dõi những vấn đề xung quanh việc thu tiền của dự án BOT đường tránh Cai Lậy, Tiền Giang mấy hôm nay qua nhiều diễn biến sôi động, người ta thấy được nhiều điều.
Ở đó, người dân thấy sự bất cập của Chính phủ mà đại diện là Bộ GTVT đã có những hành động mờ ám, trong việc để các nhà thầu tư nhân xây dựng các dự án BOT nhằm mục đích cướp tiền dân có bảo kê một cách bất chính.
Ở đó, người ta thấy các dự án BOT là những miếng mồi béo bở mà rất nhiều nhà đầu tư đã thi nhau lao vào kiếm ăn, chia chác…
Ở đó, người ta thấy sự tù mù về thông tin, cách làm dự án và những khuất tất đằng sau biểu hiện rõ lợi ích của cá nhân, phe nhóm đã lũng đoạn cả Nhà nước ra sao.
Nhất là, ở đó, qua các phát biểu của quan chức nhà nước Việt Nam, đặc biệt quan chức ngành Giao thông Vận tải người ta thấy được tư duy của quan chức Việt Nam đối với người dân là gì?
Đó là cách nghĩ: Cứ bóp nặn, cứ làm những điều mình thích và đưa lại lợi ích như mình muốn. Còn dân ư? Còn chịu được, nghĩa là ta đúng.
BOT và bao mánh lới cướp xương máu người dân
Ngày 20/07/2017 Thanh tra Chính Phủ đã có kết luận về việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao), BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, hàng loạt dự án nghìn tỷ đã được “điểm danh” với những sai phạm nghiêm trọng.
Những sai phạm được chỉ ra là: Lựa chọn nhà đầu tư, hẳn nhiên ở đây chẳng ai không hiểu nhà đầu tư như thế nào để được bên quản lý tiền Nhà nước ưu ái. Để ưu ái, việc công bố thông tin và cách lựa chọn nhà dầu tư có nhiều mập mờ. Đồng thời, để ưu ái các nhà đầu tư, những chỉ số về năng lực, về tính pháp lý… của nhà đầu tư được ưu ái đều được bỏ qua.
Và cái ưu ái này chắc chắn một điều là tiền Nhà nước, tức là tiền thuế của dân ra đi. Bởi họ không quản lý và đầu tư bằng tiền của họ, mà là của Nhà nước – của chung – của chùa – của dân.
Tiếp theo, đó là việc thiết kế, lập dự toán và thi công, giám sát thi công cũng như quyết toán giá trị đầu tư, xác định khả năng thu hoàn vốn… tất cả đều trong một quy trình tít mù vòng quanh. Để rồi cuối cùng thì bao sự khuất tất xảy ra như đội giá, đánh giá không đúng, lãng phí và phải điều chỉnh…
Nhưng có điều này thì chắc chắn. Đó là tất cả những sai phạm, thiếu sót trên đều dẫn đến kết quả là người dân cứ móc tiền nộp thuế là chịu thiệt.
Chỉ riêng thanh tra mấy dự án BOT tại Hà Nội, con số sai phạm đã là hàng nghìn tỷ đồng.
Điều đó giải thích vì sao các nhà đầu tư thích BOT, nhiều tập đoàn tư nhân đã kết hợp các quan chức để lập những dự án BOT nhan nhản mà như báo chí phản ánh thì ở miền Bắc, BOT bao vây Hà Nội.
Trên bình diện cả nước, có lẽ béo bở nhất là dự án BOT giao thông.
Các dự án BOT giao thông như một ma hồn trận đẩy người dân đến chỗ hết lựa chọn. Oái oăm nhất là việc đầu tư một nơi, thu tiền một chỗ. Oái oăm hơn nữa, là những chỗ đặt sai trạm thu tiền, lại là những chỗ gom nhiều nạn nhân nhất hoặc chặn tất cả những đường khác có thể đi, nhằm buộc người dân đi vào đường BOT như vụ Cầu Việt Trì.
Cuối cùng, thì… không cho chúng nó thoát.
Dù trên thực tế người dân không sử dụng, thì BOT vẫn thu tiền người dân. Điều này rõ nhất là trạm BOT cầu Bến Thủy 1 nhằm thu cho đường tránh TP Vinh và mới đây là trạm thu phí Cai Lậy.
Hẳn nhiên là phải kể đến hàng chục dự án như vậy, chẳng hạn trạm thu phí Cầu Rác, Kỳ Anh để thu phí đường tránh TP Hà Tĩnh cách đó có… 30 km.
Dù không hề đi, không hề sử dụng đường BOT, người tham gia giao thông vẫn cứ phải móc hầu bao hàng ngày. Mà con số đâu có ít, mới đây, một tờ báo đã nêu câu chuyện “Viện phí 2,2 triệu nhưng hết 2,8 triệu BOT phí” đấy thôi.
Một sự trắng trợn nữa, là những con đường được đầu tư từ tiền Nhà nước, nghĩa là tiền của người dân, hàng năm người dân vẫn đóng hàng triệu đồng mỗi đầu xe để bảo dưỡng, duy tu… Giờ bỗng nhiên được một nhóm tư nhân rải thêm lớp mặt, lau dọn sạch sẽ và cắm biển thu tiền BOT. Đó là điều đang xảy ra ở BOT Cai Lậy, BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Những đoạn đường khác song song với BOT mà người dân có thể lựa chọn, có nguy cơ không lùa được dân vào chiếc thòng lọng BOT, thì Nhà nước cũng đua với tư nhân giở trò nâng cấp và thu phí. Mức phí cũng đua nhau cạnh tranh với BOT cho xứng tầm.
Người dân không còn lựa chọn nào khác là nôn tiền ra.
Những hành động và cách làm đó, không thể dùng từ nào khác ngoài một từ đúng nghĩa: Cướp.
Và người dân bị cướp bóc trắng trợn không chỉ mới đây, mà đã từ rất lâu.
Quan chức của dân!?
Còn nhớ, mới đây thôi, dàn lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đua nhau giơ tay thề phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước hết sức mình và vì hạnh phúc của nhân dân. Mà những lời thề thốt ấy không chỉ một lần. Chỉ trong vòng mấy tháng, họ đua nhau diễn đến vài lần chuyện đó.
Thế nhưng, họ đã thực hiện lời thế hứa ra sao?
Dù hàng loạt văn bản quy định nọ kia nhan nhản về khoảng cách, về quy định, về dự án… bao nhiêu báo chí phản ánh và tiếng kêu của người dân vang lên khắp nơi, nhưng hầu như chẳng mấy tác động đến quan chức nhà nước.
Họ bị điếc, bởi họ không cần nghe những thông tin không có lợi cho họ.
Họ bị đui mù, bởi họ không cần nhìn đến thực tế xã hội và đời sống người dân – những người rút máu, mài xương để nuôi họ.
Họ bị câm, bởi những điều họ nói ra không được lòng đồng bọn, những người cũng quan chức như họ
Điều cơ bản, là họ nói ra, họ sẽ bị bật ra khỏi guồng máy và hệ thống tham nhũng hiện nay. Và điều cơ bản hơn, là với tình trạng người khuyết tật như vậy, họ sẽ được vinh thân, phì gia một cách rất “đàng hoàng” rồi dạy dỗ đạo đức cho người khác.
Điều này đã được chứng minh rất sống động là lời của ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng rằng “Tham nhũng là những người có chức, có quyền, chống lại họ có khi chúng tôi chết trước”.
Bó tay với một Cục trưởng cục Chống tham nhũng. Không biết thỉnh thoảng ông ta đọc trong những tiêu chuẩn hay những lời tuyên truyền về phẩm chất, tính chiến đấu hy sinh vì lý tưởng, vì giai cấp của các đảng viên như lời ông ta thề thốt khi vào đảng, thì ông ta có bật cười văng cơm ra không?
Trên lĩnh vực BOT, những phát biểu của quan chức nhà nước, từ Đại biểu Quốc hội cho đến ngành GTVT đều cho thấy một tư duy bảo vệ đám cướp của người dân mà cướp cách ngang nhiên, trắng trợn.
Ngày 15/8/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp bàn về chính sách đầu tư giao thông. Tại hội nghị này, khi nói đến BOT Cai Lậy, các đại biểu thi nhau kêu “buồn”.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu kêu la rằng ông “buồn”. Người ta cứ tưởng ông ta buồn vì dân của ông ta, những người dân một nắng hai sương vùng Miền Tây của ông đang khốn nạn bởi bọn cướp ngày, ngang nhiên chặn đường đòi tiền những người dân không mua, không bán.
Nhưng không, ông buồn vì ông sợ cho các nhà đầu tư (!) và ông yêu cầu “sớm xử lý vì nếu không thì nó sẽ lan rộng đến nơi khác”. Nghĩa là, với ông ta, chuyện cướp là đương nhiên, còn việc người dân phản ứng chống lại cướp là “phải xử lý”.
Nghe những lời này, người dân Miền Tây chắc hiểu rằng ông ta đã bứng hết họ hàng hang hốc mồ mả cha ông nhà ông ta ra Hà Nội và chắc chẳng bao giờ trở lại miền An Giang.
Hèn chi nhà đầu tư BOT Cai Lậy không thèm giải thích việc hút máu dân, mà ngược lại gửi cho Nhà nước danh sách các lái xe trả tiền lẻ để yêu cầu”trừng trị”.
Ông Đỗ Bá Tỵ, một ông quân đội sang làm Phó CT Quốc hội cũng kêu “buồn” như các đại biểu khác.
Nhưng, buồn xong rồi thì sao? Chẳng ai nói được điều gì hơn có lợi cho dân.
Dân còn chịu được, thì quan cứ bóp
Có lẽ phát biểu lan truyền và nhận được sự phản ứng dữ dội nhất là của các quan chức ngành GTVT, một ngành tiêu nhiều tiền bậc nhất của đất nước, của người dân.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật phát biểu như sau: “Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Làm gì cũng phải có kỷ cương phép nước, chứ không phải ai muốn làm gì thì làm… Hàng ngàn xe đi qua, họ tuân thủ, tại sao chỉ có một số ít tài xế phản ứng?”.
À, thì ra vậy.
Có điều Hiến pháp và pháp luật ấy ở đâu, ai phải sống và làm theo nó còn ai được miễn thì ông không nói. Có cái Hiến pháp và pháp luật nào cho phép chặn đường móc tiền người khác khi không bán, không mua? Cứ người dân không phản ứng thì ông cứ bóp? Nếu phản ứng thì ông cho là phá hoại và đưa danh sách cho công an?
Với Nguyễn Nhật, nếu ai chú ý chắc hẳn chẳng ai không nhớ về một nhân vật mà cứ đến làm ở đâu bị kỷ luật đấy, và cứ mỗi khi bị kỷ luật xong lại leo lên cao hơn.
Hẳn ông Nhật còn nhớ tên ông được ghi bảng đen trong vụ Formosa? Ông đã góp công tạo nên thảm họa cho quê hương, để rồi sau đó chạy ra Cục trưởng Cục Hàng hải và lại tiếp tục bị Bộ GTVT kỷ luật. Rồi sau đó lên Thứ trưởng Bộ GTVT. Người ta còn đồn với nhau rằng chỉ cần ít lần bị kỷ luật nữa thì chúng ta có Chủ tịch nước Nguyễn Nhật.
Cái “sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Làm gì cũng phải có kỷ cương phép nước” của ông là vậy sao ông Nhật? Nếu không phải là đảng viên CS, là quan chức thân thế, thì liệu Nguyễn Nhật có được ưu ái hơn thằng bé cướp hai cái bánh mỳ rồi đi tù không? Thật đúng là chuyện cha ông nói “gái đĩ già mồm”.
Tại cuộc họp nói trên, ông Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng GTVT nói rằng: Những người dân, doanh nghiệp, hội vận tải địa phương không kêu mà chỉ có doanh nghiệp ở địa phương khác. Nghĩa là, phải hiểu rằng người dân không kêu, tức là còn bóp được, và cứ thế mà bóp.
Ừ, ông nói cũng phải thôi. Vấn đề là ở người dân thôi, chèo thuyền hay lật thuyền đều là người dân. Nếu người dân không biết giành lấy cái quyền của mình, kể cả cái quyền được rên, thì hẳn nhiên cứ vậy mà chấp nhận.
Bị hiếp mà không kêu, không chống cự, nghĩa là đã đồng tình với tên cưỡng bức.
Bị cướp mà không kêu, dù với bất cứ lý do gì nghĩa là đã đồng ý để nó cướp.
Và cả hệ thống quan chức đang hành xử trên tư duy như vậy, để đưa đất nước “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc lên CNXH” và “vì hạnh phúc của nhân dân”.
Và những câu chuyện hài xuyên thế kỷ chẳng biết bao giờ chấm dứt.
Hà Nội, Ngày 16/8/2017
N.H.V.
Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét