ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Kim Jong-un nghe báo cáo kế hoạch tấn công Guam (GD 15/8/2017)-Hoa Kỳ thừa nhận ông Kim Jong-un dám nói, dám làm? (GD 15/8/2017)-Cảnh sát quốc tế lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh (VOA 14-8-17)-Tàu sân bay Mỹ vào Việt Nam: trước là kẻ thù, sau sẽ là đối tác (BVB 14/8/2017)-Đề nghị trừng phạt theo Luật Magnitsky Toàn Cầu: Thêm 1 bước tiến (BVN 14/8/2017)-
- Trong nước: Bộ Chính trị ban hành tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ (GD 15/8/2017)- Huy động quá sức dân, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu (GD 15/8/2017)- -Ủy viên Bộ Chính trị phải tuyệt đối không tham vọng quyền lực (VNN 14-8-17)-Vụ các trạm BOT 'nhắm vào ông Đinh La Thăng'? (BBC 14-8-17)-Cả nhà làm quan: Quan hệ ngoài luồng, Chủ tịch xã vẫn tại vị (VNN 15/8/2017)-Kích động cả trẻ con đấu tố bạn học là con tù nhân lương tâm (BVN 14/8/2017)-
- Kinh tế: Kinh nghiệm xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ (KTSG 15/8/2017)-Thu hàng trăm triệu đô từ bán thức uống cho người già (KTSG 15/8/2017)-Cơn sốt thời trang ngoại “bình dân” (KTSG 14/8/2017)-Ứng xử với nạn “thích” tuyển lao động nước ngoài (KTSG 14/8/2017)-Đông Nam Á - “chiến trường” thương mại điện tử (KTSG 14/8/2017)-Các xu hướng lớn của ngành thực phẩm và dinh dưỡng (GD 14/8/2017)-Đặc khu kinh tế phải là phòng thí nghiệm cho cải cách thể chế’ (Zing 14-8-17) P/v Vũ Thành Tự Anh-Tan 'giấc mơ Mỹ', đọng lại nợ nần (TP 14-8-17)-Việt Nam có nên đánh thuế... người giàu? (ĐV 14-8-17)-Hôm nay 15/8, 8 nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp (VNN 15/8/2017)-
- Giáo dục: Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phân công trả lời thắc mắc về chương trình mới (GD 15/8/2017)-Để trường không thành cái "chuồng trâu" thì phải giải thể và sáp nhập (GD 15/8/2017)-Vài điều gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước thềm năm học mới (GD 15/8/2017)-Cô Tuyết, cô "chạy" hết bao nhiêu? (GD 15/8/2017)-Hai học trò nghèo sáng chế máy báo lũ tự động (GD 15/8/2017)-“Ký hợp đồng thỉnh giảng nhiều lần để giáo viên khỏi mai một kiến thức”(GD 15/8/2017)-"Tay hòm chìa khóa" ở nhà trường đang trong tay ai? (GD 15/8/2017)-Các thầy cô, đồng lòng là sức mạnh (GD 15/8/2017)-Giáo sư Đinh Quang Báo: Phải chấp nhận "thay máu" nhân sự trong ngành giáo dục (GD 15/8/2017)-Sao lại bất nhất trong việc xếp loại học sinh? (GD 15/8/2017)-Tiến sĩ chép luận văn Thạc sĩ thành đề tài nghiên cứu khoa học (GD 15/8/2017)-Việt Nam đang thừa giáo viên? (VNN 15/8/2017)-
- Phản biện: Xin hỏi Bộ trưởng, chúng ta cần “bình tĩnh” đến khi nào? (GD 14/8/2017)-Xuân Dương-Đằng sau chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án hình sự (QĐND 14-8-17)-Kim Thanh-Vụ Trịnh Xuân Thanh: Nhiều chủ tài khoản mạng xã hội đang cố tình lèo lái thông tin gây tổn hại tới an ninh quốc gia (TQ 14-8-17)-Thai Tung- Tượng đài và chuyện 'bát cơm' của nhiều người (TVN 15/8/2017)-Đỗ Phấn-Không minh bạch, sao chống tham nhũng !(BVB 13/8/2017)-Mạnh Kim-Tình đồng chí có giúp giữ được chủ quyền biển đảo? (BVN 14/8/2017)-LS Nguyễn Văn Thân-Làm sao một vụ bắt cóc tại Bá Linh có thể giết chết thỏa hiệp thương mại tự do của Việt Nam với Âu Châu (BVN 14/8/2017)-Nguồn cơn nào khiến VN phải ‘đánh thuế căn nhà thứ hai trở đi’? (BVN 14/8/2017)-Thiền Lâm-
- Thư giãn: Hà Kiều Anh - hoa hậu 3 con vẫn đẹp quên tuổi (VNN 15/8/2017)-Quán phở lạ nhất Việt Nam: Điều khiển từ xa, phở tự chạy ra mời khách (VNN 14/8/2017)-Cây bàng đá chết khô ở Sóc Trăng, đại gia trả giá 30 tỷ đồng
ĐẰNG SAU CHIÊU TRÒ 'CHÍNH TRỊ HÓA' CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
KIM THANH/ QĐND 14-8-2017
Ảnh minh họa/qdnd.vn
QĐND - Một trong những chiêu trò mà các thế lực thù địch thường áp dụng khi thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” là “chính trị hóa” các vụ án hình sự. Từ những vụ án đơn lẻ, các thế lực thù địch thổi phồng, xuyên tạc, suy diễn lái vụ việc sang hướng khác rồi quy kết thành những vấn đề chính trị của từng quốc gia. Tình hình chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với Việt Nam thời gian gần đây càng cho thấy rõ điều đó.
Một điều chúng ta không khó để nhận ra trong thời gian qua là các thế lực thù địch cùng những phần tử cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước đã “chính trị hóa” một số vụ án hình sự bằng cách đơm đặt, dựng chuyện, xuyên tạc, suy diễn, cắt khúc, gán ghép các tình tiết trong vụ án với những vấn đề chính trị hệ trọng của đất nước, nhất là những vấn đề nóng, nhạy cảm trong xã hội để lợi dụng kích động, chống phá. Chẳng hạn như sự việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo Điều 123, Bộ luật Hình sự và tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143, Bộ luật Hình sự. Đây thực chất chỉ là một vụ án hình sự đơn lẻ, nhưng những kẻ “ăn không nói có” đã lượm lặt thông tin trên internet để nhào nặn rồi phán bừa rằng “vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường”... Rõ ràng họ đã lợi dụng vụ án hình sự đơn thuần để đơm đặt rồi lái sang câu chuyện “đoàn kết nội bộ” trong Đảng, trong chính quyền... Mục tiêu sâu xa mà các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động hướng tới không gì khác là gây ra sự hoài nghi trong nội bộ, phá hoại sự đồng thuận trong xã hội, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân.
Hay từ sự việc một số phần tử xấu ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh... núp dưới vỏ bọc “tôn giáo” lợi dụng sự cố môi trường ở các tỉnh miền Trung kích động, lôi kéo một bộ phận giáo dân tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự... Xét thấy có những yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan chức năng các địa phương đã khởi tố vụ án để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Thực chất đây chỉ là vụ án hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng”... Thế nhưng thông qua một số trang mạng ở nước ngoài, các thế lực thù địch, những phần tử phản động đã "chính trị hóa" vụ việc này rồi lái câu chuyện sang vấn đề "dân chủ, nhân quyền" và cho rằng “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, “Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo”...
Tương tự mới đây là vụ Lê Duy Phong, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an TP Yên Bái khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản", theo Điều 280, Bộ luật Hình sự... Thế nhưng trên một vài trang mạng, một số phần tử phản động, có tư tưởng thù địch đã xuyên tạc, suy diễn, quy chụp theo kiểu lấy cái cụ thể để đánh giá, kết luận về cái tổng thể và cho rằng "Việt Nam vi phạm tự do báo chí", chính quyền Việt Nam "gài bẫy" để đưa các nhà báo chống tham nhũng vào vòng lao lý. Hơn thế, từ sự việc này họ còn suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm của Đảng ta về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xuyên tạc thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Không chỉ vậy, họ còn cho rằng: “Cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, “tăng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân”; có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng” của cấp ủy, chính quyền các cấp.... Nguy hiểm hơn, họ còn chụp mũ cho rằng tham nhũng thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là hệ quả của cơ chế lãnh đạo độc tôn.
Cần khẳng định một vài vụ việc nêu ra trên đây chỉ là những vụ án hình sự bình thường. Tuy nhiên, thông qua những bài viết trên một số trang mạng của những người có tư tưởng cực đoan, phản động đã xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo làm sai lệch bản chất vấn đề, hướng lái dư luận sang những vấn đề chính trị, xã hội hệ trọng khác như: Tự do tôn giáo, tự do báo chí, đoàn kết nội bộ... hòng triệt để khoét sâu từng vụ việc từ đó chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mục tiêu sâu xa của họ vẫn là nhằm phủ nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên các lĩnh vực, vẽ ra bức tranh méo mó về xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, để từ đó gieo rắc sự hoài nghi trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng; về khả năng quản lý, điều hành của chính quyền, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, để rồi thừa cơ xúi giục, kích động những người dân nhẹ dạ, cả tin đứng lên chống lại chính quyền, đòi thay đổi cương lĩnh, thể chế chính trị, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi chuyển xã hội ta sang một xã hội “đa nguyên, đa đảng”.
Từ những vấn đề lý luận chỉ ra và thực tiễn kiểm chứng, rõ ràng chúng ta không thể lấy hiện tượng để quy kết thành bản chất, không thể dùng cái đơn lẻ để quy thành hệ thống. Ấy vậy mà từ những vụ án hình sự đơn lẻ, các thế lực thù địch sẵn sàng suy diễn, gán ghép, quy chụp để từ đó đưa ra những nhận định về những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chúng ta không lạ gì với chiêu trò này, bởi suy diễn, quy kết chủ quan, phiến diện trở thành thói quen, trở thành "căn bệnh" của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội chính trị, phản động. Mọi sự việc, mọi vấn đề họ đều có thể suy diễn, chụp mũ miễn sao đạt được mục tiêu tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, bên cạnh những thành tựu, không một quốc gia, dân tộc nào không có những vấn đề phức tạp nảy sinh. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước, bên cạnh những thành quả đạt được, Đảng và Nhà nước Việt Nam không phủ nhận trong xã hội đã và đang tồn tại những vấn đề nổi cộm. Để giải quyết những vấn đề đó nhằm củng cố niềm tin trong nhân dân, Đảng, Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt; đồng thời cũng kiên quyết lên án, đấu tranh không để các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề ấy để tiến hành các chiêu trò nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam.
Bản chất của chiêu trò “chính trị hóa” các vụ án hình sự nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch ngày càng hiện rõ. Thực tế cho thấy các thế lực thù địch luôn tận dụng triệt để mọi cơ hội có thể để thực hiện chiêu trò "chính trị hóa" các vụ án hình sự. Cho dù chiêu trò đó phần nào chứng tỏ sự bất lực của các thế lực thù địch trước thực tiễn sinh động của đất nước Việt Nam, nhưng cần phải thấy rõ đây là một âm mưu chính trị và hoạt động chống phá hết sức nguy hiểm. Mỗi người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước cần nhận thức rõ về chiêu trò này và kiên quyết lật tẩy, đấu tranh, phản bác. Mặt khác mọi người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không ngộ nhận trước chiêu trò ấy, không tin vào luận điệu xuyên tạc, suy diễn, quy chụp của những phần tử cơ hội chính trị, phản động cực đoan; không tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
KIM THANHTHÔNG TIN VỤ TRỊNH XUÂN THANH: NHIỀU CHỦ TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI ĐANG CỐ TÌNH LÈO LÁI THÔNG TIN GÂY TỔN HẠI TỚI AN NINH QUỐC GIA
THÁI TÙNG/ TQ 14-8-2017
Bắt đầu từ một thông tin tưởng như nhỏ nhưng sau đó nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng đã phát hiện ra một tội phạm kinh tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, một điều đáng buồn, khi Trịnh Xuân Thanh đầu thú, những luồng dư luận của những thế lực thù địch đã sử dụng các mạng xã hội để suy diễn, cố tình biến một vụ án kinh tế, một kẻ tham nhũng phá hoại đất nước thành một vụ án chính trị.
Hơn một năm trước, bắt đầu từ dòng thông tin: chiếc Lexus 570 mang biển xanh chạy trên đường Hậu Giang, dư luận đã đặt dấu hỏi về việc, tại sao một quan chức cấp phó Chủ tịch UBND tỉnh như Trịnh Xuân Thanh lại được trang bị chiếc xe có giá trị tới 5 tỷ đồng và là xe công vụ?
Chỉ từ một thông tin nhỏ như vậy đã góp phần phanh phui ra cả một vụ án kinh tế nghiêm trọng diễn ra trong nhiều năm liền trước đó, khi Trịnh Xuân Thanh còn là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Trong thời gian từ năm 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVC, mặc dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.
Được biết, vào năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong đó có nhiều đơn vị thành viên như PVC. Thanh tra Chính phủ đã ra kết luận công bố vụ việc PVC thua lỗ 3.300 tỷ và nhiều vi phạm khác.
Sau khi phát hiện Trịnh Xuân Thanh dùng xe biển công vượt tiêu chuẩn, các cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc, tìm ra những mảng tối trong toàn bộ quá trình làm việc cũng như bổ nhiệm bị can này. Và tới tháng 9/2016 Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.
Trịnh Xuân Thanh từ đó bỏ trốn và bị truy nã toàn quốc, truy nã quốc tế.
Dẫn lại những tình tiết cơ bản như vậy để khẳng định một điều, đây là một vụ án kinh tế nghiêm trọng, tham nhũng, gây lũng đoạn nền kinh tế, bòn rút tiền thuế của người dân để lấp cho “đầy túi tham” của mình.
Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn được 300 ngày thì ra đầu thú. Đây cũng là một trong những nút thắt hết sức quan trọng bởi từ vụ việc này cơ quan chức năng có thể mở rộng điều tra để phát hiện ra “những phần chìm của tảng băng” trong quá trình quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Rõ ràng, từ khi xảy ra vụ việc, báo chí và mạng xã hội đã góp công lớn trong việc tạo dư luận, đồng hành, thúc đẩy thêm sức ép để các cơ quan chức năng quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng hiện nay. Trịnh Xuân Thanh đầu thú đã mang lại niềm tin trong nhân dân và sức mạnh cho các cơ quan trực tiếp đang thực thi công lý.
Tuy nhiên, nhiều chủ tài khoản trên mạng xã hội và một số tờ báo nước ngoài đang cố tình lèo lái vụ án kinh tế nghiêm trọng này thành một vụ án chính trị và cho rằng Trịnh Xuân Thanh là nạn nhân chính trị, của đấu đá chính trị nội bộ, phe cánh. Mục đích thâm hiểm của họ nhằm phủ nhận những nỗ lực của cơ quan nhà nước trong phòng chống tham nhũng, dẫn tới hỗn loạn truyền thông với những suy diễn vô căn cứ có thể làm tổn hại tới an ninh quốc gia cũng như lòng tự tôn dân tộc. Nhiều chủ tài khoản đã từng lớn tiếng, mạnh miệng với việc gây áp lực với các cơ quan phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh về để pháp luật trừng trị thì giờ đây lại vô lý đấu tranh cho một tội phạm tham nhũng bị truy nã quốc tế sau khi đầu thú.
Việc xử lý cán bộ thoái hóa biến chất không chỉ dừng lại ở Trịnh Xuân Thanh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần tiếp xúc cử tri từng chia sẻ: "dư luận rất tốt, còn tất nhiên bên ngoài nói xấu, xuyên tạc, kiểu gì cũng nói được. Phải cảnh giác với những âm mưu kích động, nào là đấu đá nội bộ, phe này đánh phe kia. Sắp tới còn làm tiếp, nhưng làm thế nào thì không thể nói trước được. Chúng ta cứ làm đúng luật pháp, đúng lương tâm, trách nhiệm, đạo đức".
Thời điểm này, mạng xã hội và các trang mạng nước ngoài đang lợi dụng công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam để suy diễn tình hình trong nước đặc biệt vụ việc của Trịnh Xuân, gây hoang mang dư luận, suy diễn tình hình chính trị tại Việt Nam. Người đọc lại càng cần phải chọn lọc thông tin để tìm cho mình những thông tin đúng đắn, cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.
Mới đây, ngày 31/7, tại Phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo cũng nêu rõ: sắp tới, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng phải tiếp tục được tăng cường, quyết liệt hơn, hiệu quả cao hơn, không có trở ngại nào, sức ép nào. Người dân, báo chí và mạng xã hội lại càng cần đồng lòng, cùng chung tay tiếp sức cho công cuộc phòng chống tham nhũng đi tới hiệu quả, diệt trừ quan tham, mang lại niềm tin trong nhân dân./.
Thái Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét