ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ đang đứng trước thời điểm quan trọng để đàm phán với Bắc Triều Tiên (GD 16/8/2017)-Hàn Quốc tuyên bố ngăn chiến tranh bằng mọi giá (GD 16/8/2017)-Những 'căn cứ ' nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công? (BBC 15-8-17)-
- Trong nước: Chưa cách chức bà Bí thư phường cùng chồng điều hành đường dây lô đề (GD 16/8/2017)-Hà Nội đã cắt giảm 39 trưởng phòng, 143 phó phòng trong 6 tháng đầu năm (GD 16/8/2017)-Ông Nhị Lê: Trong Đảng nảy nòi nhiều 'sứ quân' thì nguy cơ khó còn là Đảng Cộng sản nữa(VTC 15-8-17)-Phó bí thư xã 4 lần trượt THPT: Làm được việc nên ngoại lệ (VNN 16/8/2017)-Tiếp tục lùi công bố kết luận thanh tra tại Yên Bái (BVB 15/8/2017)-
- Kinh tế: Lùm xùm ở những dự án BOT giao thông bao giờ mới đến hồi kết? (GD 16/8/2017)-Về một biện pháp hỗ trợ TCTD yếu kém (KTSG 16/8/2017)-Cần đánh giá hiệu quả cầu vượt dẫn vào Tân Sơn Nhất (KTSG 16/8/2017)-Kinh nghiệm xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ (KTSG 15/8/2017)-Chỉ “chân dài” đắt việc thì “chân ngắn” làm gì?(KTSG 16/8/2017)-Tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%: Hàng triệu người bị ảnh hưởng (VNN 16/8/2017)-
- Giáo dục: Tổng Chủ biên Nguyễn Minh Thuyết dự đoán "tuổi thọ" của chương trình mới (GD 16/8/2017)-Dạy thêm trước chương trình, học sinh hớt được ngọn nhưng mất gốc (GD 16/8/2017)-9 huyện của tỉnh Hà Tĩnh không đủ tiêu chí tiếp tục mô hình VNEN (GD 16/8/2017)-Trò hư, cấp trên đè nén, lương thấp, không tiền... ai còn muốn làm thầy? (GD 16/8/2017)-Họ đã lờ chúng tôi đi, những người hàng ngày lên lớp! (GD 16/8/2017)-Hợp đồng thỉnh giảng của 104 thầy cô ở Quảng Nam có đúng luật không? (GD 16/8/2017)-Quảng Nam tuyển dụng 1.174 viên chức giáo dục (GD 16/8/2017)-Vài điều gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước thềm năm học mới (GD 15/8/2017)-Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phân công trả lời thắc mắc về chương trình mới (GD 15/8/2017)-Để trường không thành cái "chuồng trâu" thì phải giải thể và sáp nhập (GD 15/8/2017)-Bộ Giáo dục sẽ phát triển 8-10 trung tâm đào tạo giáo viên lớn (GD 16/8/2017)-
- Phản biện: Giáo dục - kêu nhiều … khản cổ! (GD 11/8/2017)-Xuân Dương-Chính trị & kỹ trị (FB Huy Đức 15-8-17)-Bấm còi inh ỏi, có thấy thỏa mãn không? (TVN 16/8/2017)-Lê Nguyễn Duy Hậu-Phương Tây sẽ mang dân chủ đến cho Việt Nam ? (BVB 15/8/2017)-Mai V Pham- Vài hàng tâm sự cùng các bạn làm ở Bộ Ngoại giao (BVB 15/8/2017)-Đặng Xương Hùng-
- Thư giãn: 20 năm đi hát, Đăng Dương bất ngờ công khai tài lẻ Chiến cơ tàng hình Nga diệt kẻ thù xa hàng trăm km (VNN 16/8/2017)-Những công trình kỳ lạ ở khu phi quân sự liên Triều
THỜI GIAN ĐANG LÀ KẺ THÙ CỦA NGÂN SÁCH VIỆT NAM
Trong bối cảnh các nguồn “ngoại lực” từ nước ngoài vào Việt Nam bị giảm sút trầm trọng, năm 2017 này rất có thể còn phải chứng kiến một chấn động về hụt thu ngân sách so với dự toán: 11%.
Hụt thu kỷ lục
Những con số được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm ngày 15 Tháng Bảy ước tính đạt 584.6 ngàn tỷ đồng, chỉ bằng 48.2% dự toán năm.
Có thể cho rằng đây là kết quả thu thấp hiếm thấy trong nhiều năm trở lại đây. Bởi vì vào những năm trước, kết quả thu thường đạt đến 49% hoặc thậm chí vượt hơn 50% sau sáu tháng đầu năm.
Với tiến độ thu như hiện thời, năm 2017 có thể chứng kiến một tỷ lệ hụt thu kỷ lục so với dự toán: 11%.
Ðáng chú ý, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trong sáu tháng đầu năm 2017 là 95,000 tỷ đồng, chỉ bằng 33.2%. Ðây là chỉ số thu thấp nhất nếu so sánh với các khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.
Nếu đối chiếu giữa khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân mới thấy: Khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 2/3 tổng tài sản, 60% nguồn vốn tín dụng, 70% nguồn vốn ODA và được ưu đãi rất lớn về khả năng tiếp cận tín dụng và những điều kiện về chính sách, nhưng lại hoạt động quá tệ. Ít nhất 30% doanh nghiệp nhà nước bị lỗ và khối này chỉ đóng góp được khoảng 1/3 tổng sản phẩm xã hội. Gần như ngược lại, khối doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 1/3 tài sản, chẳng mấy được ưu đãi về tín dụng và chỉ có thể “hớt cặn” vốn ODA, lại còn bị phân biệt đối xử đủ đường, nhưng lại tạo ra đến 2/3 tổng sản phẩm xã hội.
Nhưng trong những năm qua, rất nhiều dự án vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước đã bị “trùm mền” và gây thất thoát nghiêm trọng. Cho tới nay, ít nhất có 12 dự án “trùm mền” như thế với số lỗ nhiều ngàn tỷ đồng.
Song bất chấp thực trạng khó chữa trên và khi hơi thở khủng hoảng toàn diện đang phả hầm hập vào gáy chế độ, đến năm 2017, nghị quyết “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng CSVN cầm quyền vẫn khư khư ôm ấp doanh nghiệp nhà nước cùng vai trò chủ đạo của nó, trong lúc chỉ hé miệng đôi chút về “kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng”.
Một trong những “hố đen” khác trong thu ngân sách chính là phát “trái phiếu Chính phủ”. Nếu những năm trước cơ chế tài chính này vẫn thường “vắt” được của giới ngân hàng thương mại đến 280,000 tỷ đồng, thì năm 2017 đã phải giảm chi tiêu này xuống còn 180,000 tỷ đồng, tức sụt đến hơn 30%.
Hơn 30% cũng là tỷ lệ sụt giảm của lượng kiều hối của “kiều bào ta” gửi về quê nhà trong năm 2016 so với năm 2015, từ $13.5 tỷ đã rớt xuống còn $9 tỷ.
Sau sáu tháng đầu năm 2017, chỉ có duy nhất con số kiều hối về Sài Gòn được công bố: khoảng $2.1 tỷ.
Với cái tên cũ là Sài Gòn và là địa chỉ đã được ước tính có đến vài triệu người có thân nhân ở nước ngoài, thành phố này thường tập trung đến 50% lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Luôn có thể hiểu rằng nếu lượng kiều hối về Sài Gòn giảm thì kiều hối chảy vào Việt Nam tất yếu giảm theo. Một khi kiều hối về Sài Gòn trong sáu tháng đầu năm 2017 không khả quan thì luôn có thể hình dung kiều hối trên bình diện quốc gia thậm chí còn giảm nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ðây có thể là nguồn cơn sâu xa khiến các cơ quan thống kê “thất vọng” đến mức quá chậm trễ công bố số liệu thống kê về kiều hối của sáu tháng đầu năm 2017.
Trong một cố gắng có thể hiểu gần như cuối cùng, Chính phủ đã chỉ đạo Tổng Công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bán hết 137 doanh nghiệp nhà nước từ nay đến năm 2020.
Nhưng trong thực tế, SCIC có bán được vốn nhà nước để cứu vãn ngân sách đang có nhiều dấu hiệu cạn kiệt?
Ngay trước mắt, SCIC chỉ có thể bán được 37 trong tổng số 137 doanh nghiệp muốn tống táng. Số doanh nghiệp còn lại, gọi là doanh nghiệp hạng C, là không bán được. Thậm chí, một số doanh nghiệp cấp địa phương dù được chào mời đến lần thứ ba, vẫn không bán được.
Cần nhắc lại, kế hoạch thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước khỏi các thị trường bất động sản, chứng khoán đã được Chính phủ phát động từ năm 2013 và dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2015. Nhưng cho đến nay, các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ thoái vốn được hơn 50% số cần thoái vốn. Mà như vậy, làm sao các doanh nghiệp này thu đủ tiền để chuyển trả lại ngân sách Bộ Tài chính một khi SCIC muốn bán sạch vốn nhà nước?
Trong khi đó, các nguồn “ngoại viện” đều hầu như đóng cửa với Việt Nam. Trừ “kênh Nhật” còn đôi chút hy vọng về nguồn ODA, còn lại các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu đều bắt Việt Nam phải vay với lãi suất và thời gian ân hạn theo mặt bằng thị trường từ Tháng Bảy năm nay.
Vào giữa năm 2017, một lần nữa giới chuyên gia nhà nước và quan chức lại khơi gợi “làm sao để huy động vàng và đô la trong dân đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”…
Ngân sách khốn quẫn thật rồi!
Bội chi không hề thuyên giảm
Kết thúc sáu tháng đầu năm 2017, Chính phủ và các bộ ngành kinh tế cùng hệ thống tuyên giáo phấn khích đưa tin “Bội chi ngân sách thấp nhất trong sáu năm trở lại” - như một cách tung hô thành tích của Chính phủ thời Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng có thực như vậy không?
Một số chuyên gia kinh tế lại phân tích theo một chiều kích phản ngược: bội chi sáu tháng đầu năm 2017 “giảm hẳn” là do xuất phát từ thực tế chậm giải ngân vốn đầu tư phát triển chứ không phải đến từ việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của bộ máy nhà nước…
Bởi vì trong cơ cấu chi ngân sách, chi dành cho đầu tư phát triển tiếp tục duy trì ở mức thấp, ước tính đạt 83.3 ngàn tỷ đồng, tương đương với 23.3% dự toán năm và chỉ chiếm 15.6% tổng chi.
Rất đáng chú ý là trong khi đó, chi thường xuyên vẫn đạt 44.5% so với dự toán, tương đương 398.9 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng chi thường xuyên thậm chí còn có xu hướng gia tăng về mặt danh nghĩa (2015: 7.3%, 2016: 5.2%, 2017: 9.8%).
Ðồng thời, chi trả nợ gốc và lãi lần lượt đạt 88.1 và 50 ngàn tỷ đồng, tương ứng đạt 53.8% và 50.5% dự toán. Các khoản chi này cho thấy áp lực trả nợ của Chính phủ đang ngày càng tăng cao.
Như vậy, nếu thực tế giải ngân vốn đầu tư phát triển diễn ra theo đúng kế hoạch của Chính phủ, bội chi ngân sách trong sáu tháng đầu năm 2017 sẽ là con số bằng với số bội chi hiện hữu 32,000 tỷ đồng cộng với số chi đầu tư phát triển khoảng 90,000 tỷ đồng, tức khoảng 120,000 tỷ đồng, tương đương bội chi sáu tháng đầu năm 2016 mà chẳng hề giảm đi chút nào.
Cần nhắc lại, bội chi ngân sách năm 2016 là khoảng 5% GDP, bằng đúng ngưỡng “cho phép” theo tiêu chí quốc tế.
Vào năm 2013, bội chi ngân sách nhà nước đã đến mức kỷ lục: 6.6%.
Vào năm 2014, lần đầu tiên Thủ tướng bị coi là “phá chưa từng có” - Nguyễn Tấn Dũng - phải ra trước Quốc hội xin nâng trần bội chi ngân sách từ 4.7% lên 5.3%.
Còn vào năm 2015, một “tin vui” đã xảy đến với bộ mặt chính trị quốc gia: Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm đó “chỉ có” 6.1% GDP, chỉ thấp hơn đôi chút mức bội chi ngân sách 6.6% GDP của năm 2013.
Khác hẳn những năm trước, ngân sách trung ương giờ đây đang chỉ có thể lo việc chi trả lương và một ít đề mục về an sinh xã hội, còn đa phần “đầu tư phát triển” phải tiết chế đến mức tối thiểu. Sau trào lưu xây trụ sở và tượng đài từ ngàn tỷ đến chục ngàn tỷ vô tội vạ và vô liêm sỉ trong những năm trước, đến giờ ngân sách tìm ra một ngàn tỷ đồng để chi đã là khó khăn.
Ðó cũng là nguồn cơn chính yếu để gần một năm sau cuộc chuyển giao quyền lực Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu có những phát ngôn “lạ” về kinh tế ngay vào khoảng thời gian chuyển thời giữa năm 2016 và 2017: “Nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và đặc biệt là ông cảnh báo tương lai “sụp đổ tài khóa quốc gia”.
Kể từ cơn khủng hoảng giá-lương-tiền 1985, có lẽ chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào thảm trạng quay quắt như giờ đây. Gần đây, một nguồn giấu tên tiết lộ một sự thật chẳng mấy người muốn tin: Việt Nam vỡ nợ không còn là “nguy cơ” nữa, mà đã trở nên hiện hữu.
Cận cảnh đang lờ mờ hiện ra là ngân sách Việt Nam sẽ bị vỡ nợ hệt như Argentina hai lần vào năm 2001 và 2014.
N.C.D.
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/…/thoi-gian-dang-la-ke-thu-cua-…/
Hụt thu kỷ lục
Những con số được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm ngày 15 Tháng Bảy ước tính đạt 584.6 ngàn tỷ đồng, chỉ bằng 48.2% dự toán năm.
Có thể cho rằng đây là kết quả thu thấp hiếm thấy trong nhiều năm trở lại đây. Bởi vì vào những năm trước, kết quả thu thường đạt đến 49% hoặc thậm chí vượt hơn 50% sau sáu tháng đầu năm.
Với tiến độ thu như hiện thời, năm 2017 có thể chứng kiến một tỷ lệ hụt thu kỷ lục so với dự toán: 11%.
Ðáng chú ý, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trong sáu tháng đầu năm 2017 là 95,000 tỷ đồng, chỉ bằng 33.2%. Ðây là chỉ số thu thấp nhất nếu so sánh với các khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.
Nếu đối chiếu giữa khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân mới thấy: Khối doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 2/3 tổng tài sản, 60% nguồn vốn tín dụng, 70% nguồn vốn ODA và được ưu đãi rất lớn về khả năng tiếp cận tín dụng và những điều kiện về chính sách, nhưng lại hoạt động quá tệ. Ít nhất 30% doanh nghiệp nhà nước bị lỗ và khối này chỉ đóng góp được khoảng 1/3 tổng sản phẩm xã hội. Gần như ngược lại, khối doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 1/3 tài sản, chẳng mấy được ưu đãi về tín dụng và chỉ có thể “hớt cặn” vốn ODA, lại còn bị phân biệt đối xử đủ đường, nhưng lại tạo ra đến 2/3 tổng sản phẩm xã hội.
Nhưng trong những năm qua, rất nhiều dự án vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước đã bị “trùm mền” và gây thất thoát nghiêm trọng. Cho tới nay, ít nhất có 12 dự án “trùm mền” như thế với số lỗ nhiều ngàn tỷ đồng.
Song bất chấp thực trạng khó chữa trên và khi hơi thở khủng hoảng toàn diện đang phả hầm hập vào gáy chế độ, đến năm 2017, nghị quyết “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng CSVN cầm quyền vẫn khư khư ôm ấp doanh nghiệp nhà nước cùng vai trò chủ đạo của nó, trong lúc chỉ hé miệng đôi chút về “kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng”.
Một trong những “hố đen” khác trong thu ngân sách chính là phát “trái phiếu Chính phủ”. Nếu những năm trước cơ chế tài chính này vẫn thường “vắt” được của giới ngân hàng thương mại đến 280,000 tỷ đồng, thì năm 2017 đã phải giảm chi tiêu này xuống còn 180,000 tỷ đồng, tức sụt đến hơn 30%.
Hơn 30% cũng là tỷ lệ sụt giảm của lượng kiều hối của “kiều bào ta” gửi về quê nhà trong năm 2016 so với năm 2015, từ $13.5 tỷ đã rớt xuống còn $9 tỷ.
Sau sáu tháng đầu năm 2017, chỉ có duy nhất con số kiều hối về Sài Gòn được công bố: khoảng $2.1 tỷ.
Với cái tên cũ là Sài Gòn và là địa chỉ đã được ước tính có đến vài triệu người có thân nhân ở nước ngoài, thành phố này thường tập trung đến 50% lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Luôn có thể hiểu rằng nếu lượng kiều hối về Sài Gòn giảm thì kiều hối chảy vào Việt Nam tất yếu giảm theo. Một khi kiều hối về Sài Gòn trong sáu tháng đầu năm 2017 không khả quan thì luôn có thể hình dung kiều hối trên bình diện quốc gia thậm chí còn giảm nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ðây có thể là nguồn cơn sâu xa khiến các cơ quan thống kê “thất vọng” đến mức quá chậm trễ công bố số liệu thống kê về kiều hối của sáu tháng đầu năm 2017.
Trong một cố gắng có thể hiểu gần như cuối cùng, Chính phủ đã chỉ đạo Tổng Công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bán hết 137 doanh nghiệp nhà nước từ nay đến năm 2020.
Nhưng trong thực tế, SCIC có bán được vốn nhà nước để cứu vãn ngân sách đang có nhiều dấu hiệu cạn kiệt?
Ngay trước mắt, SCIC chỉ có thể bán được 37 trong tổng số 137 doanh nghiệp muốn tống táng. Số doanh nghiệp còn lại, gọi là doanh nghiệp hạng C, là không bán được. Thậm chí, một số doanh nghiệp cấp địa phương dù được chào mời đến lần thứ ba, vẫn không bán được.
Cần nhắc lại, kế hoạch thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước khỏi các thị trường bất động sản, chứng khoán đã được Chính phủ phát động từ năm 2013 và dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2015. Nhưng cho đến nay, các doanh nghiệp nhà nước mới chỉ thoái vốn được hơn 50% số cần thoái vốn. Mà như vậy, làm sao các doanh nghiệp này thu đủ tiền để chuyển trả lại ngân sách Bộ Tài chính một khi SCIC muốn bán sạch vốn nhà nước?
Trong khi đó, các nguồn “ngoại viện” đều hầu như đóng cửa với Việt Nam. Trừ “kênh Nhật” còn đôi chút hy vọng về nguồn ODA, còn lại các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu đều bắt Việt Nam phải vay với lãi suất và thời gian ân hạn theo mặt bằng thị trường từ Tháng Bảy năm nay.
Vào giữa năm 2017, một lần nữa giới chuyên gia nhà nước và quan chức lại khơi gợi “làm sao để huy động vàng và đô la trong dân đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”…
Ngân sách khốn quẫn thật rồi!
Bội chi không hề thuyên giảm
Kết thúc sáu tháng đầu năm 2017, Chính phủ và các bộ ngành kinh tế cùng hệ thống tuyên giáo phấn khích đưa tin “Bội chi ngân sách thấp nhất trong sáu năm trở lại” - như một cách tung hô thành tích của Chính phủ thời Nguyễn Xuân Phúc.
Nhưng có thực như vậy không?
Một số chuyên gia kinh tế lại phân tích theo một chiều kích phản ngược: bội chi sáu tháng đầu năm 2017 “giảm hẳn” là do xuất phát từ thực tế chậm giải ngân vốn đầu tư phát triển chứ không phải đến từ việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của bộ máy nhà nước…
Bởi vì trong cơ cấu chi ngân sách, chi dành cho đầu tư phát triển tiếp tục duy trì ở mức thấp, ước tính đạt 83.3 ngàn tỷ đồng, tương đương với 23.3% dự toán năm và chỉ chiếm 15.6% tổng chi.
Rất đáng chú ý là trong khi đó, chi thường xuyên vẫn đạt 44.5% so với dự toán, tương đương 398.9 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng chi thường xuyên thậm chí còn có xu hướng gia tăng về mặt danh nghĩa (2015: 7.3%, 2016: 5.2%, 2017: 9.8%).
Ðồng thời, chi trả nợ gốc và lãi lần lượt đạt 88.1 và 50 ngàn tỷ đồng, tương ứng đạt 53.8% và 50.5% dự toán. Các khoản chi này cho thấy áp lực trả nợ của Chính phủ đang ngày càng tăng cao.
Như vậy, nếu thực tế giải ngân vốn đầu tư phát triển diễn ra theo đúng kế hoạch của Chính phủ, bội chi ngân sách trong sáu tháng đầu năm 2017 sẽ là con số bằng với số bội chi hiện hữu 32,000 tỷ đồng cộng với số chi đầu tư phát triển khoảng 90,000 tỷ đồng, tức khoảng 120,000 tỷ đồng, tương đương bội chi sáu tháng đầu năm 2016 mà chẳng hề giảm đi chút nào.
Cần nhắc lại, bội chi ngân sách năm 2016 là khoảng 5% GDP, bằng đúng ngưỡng “cho phép” theo tiêu chí quốc tế.
Vào năm 2013, bội chi ngân sách nhà nước đã đến mức kỷ lục: 6.6%.
Vào năm 2014, lần đầu tiên Thủ tướng bị coi là “phá chưa từng có” - Nguyễn Tấn Dũng - phải ra trước Quốc hội xin nâng trần bội chi ngân sách từ 4.7% lên 5.3%.
Còn vào năm 2015, một “tin vui” đã xảy đến với bộ mặt chính trị quốc gia: Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm đó “chỉ có” 6.1% GDP, chỉ thấp hơn đôi chút mức bội chi ngân sách 6.6% GDP của năm 2013.
Khác hẳn những năm trước, ngân sách trung ương giờ đây đang chỉ có thể lo việc chi trả lương và một ít đề mục về an sinh xã hội, còn đa phần “đầu tư phát triển” phải tiết chế đến mức tối thiểu. Sau trào lưu xây trụ sở và tượng đài từ ngàn tỷ đến chục ngàn tỷ vô tội vạ và vô liêm sỉ trong những năm trước, đến giờ ngân sách tìm ra một ngàn tỷ đồng để chi đã là khó khăn.
Ðó cũng là nguồn cơn chính yếu để gần một năm sau cuộc chuyển giao quyền lực Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu có những phát ngôn “lạ” về kinh tế ngay vào khoảng thời gian chuyển thời giữa năm 2016 và 2017: “Nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và đặc biệt là ông cảnh báo tương lai “sụp đổ tài khóa quốc gia”.
Kể từ cơn khủng hoảng giá-lương-tiền 1985, có lẽ chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào thảm trạng quay quắt như giờ đây. Gần đây, một nguồn giấu tên tiết lộ một sự thật chẳng mấy người muốn tin: Việt Nam vỡ nợ không còn là “nguy cơ” nữa, mà đã trở nên hiện hữu.
Cận cảnh đang lờ mờ hiện ra là ngân sách Việt Nam sẽ bị vỡ nợ hệt như Argentina hai lần vào năm 2001 và 2014.
N.C.D.
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/…/thoi-gian-dang-la-ke-thu-cua-…/
TĂNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÊN 12%: HÀNG TRIỆU NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG
LƯƠNG BẰNG/ VNN 16-8-2017
Hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.
Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vì thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công cao.
Trong định hướng sửa các luật về thuế, Bộ Tài chính cho hay, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu, cụ thể để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (Thu nhập doanh nghiệp và Thu nhập cá nhân), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (Giá trị gia tăng và Tiêu thụ đặc biệt).
Theo Bộ Tài chính, số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 lên 160 nước năm 2014, 166 nước năm 2016.
Cùng với việc tăng số lượng các nước sử dụng thuế GTGT để điều tiết tiêu dùng cũng như tăng số thu ngân sách, thì xu thế tăng thuế suất GTGT diễn ra phổ biến.
Từ năm 2009 - 2016, các nước đều tăng thuế suất phổ thông. Cụ thể Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%. Các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế suất thuế GTGT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016.
Các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế GTGT, như Phi-líp-pin, Ấn Độ, Nhật Bản…
Theo Ngân hàng Thế giới qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philippines có mức thuế suất 15%.
Theo Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 thì thuế GTGT được “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu);”
Vì vậy, để phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế suất 10% theo một trong hai phương án.
Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019.
Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021.
Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1, tức tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%. Thời gian thực hiện từ 1/1/2019.
Dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ việc tăng mức thuế GTGT này.
Theo con số công bố mới nhất, hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.
Lương Bằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét