ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Từ trái tim đến trái tim và hợp tác không giới hạn trong quan hệ Việt - Nhật (VNN 20/12/2023)-Moscow tố NATO tham gia xung đột, Ukraine hé lộ về vấn đề của Nga ở Kupiansk (VNN 20/12/2023)-Colorado phán quyết ông Trump không đủ tư cách, loại khỏi phiếu bầu tổng thống (VNN 20/12/2023)-Quân đội Ukraine định huy động thêm 500.000 người, sản xuất 1 triệu UAV (VNN 20/12/2023)-Israel đề nghị ngừng bắn 7 ngày để đổi lấy 40 con tin (VNN 20/12/2023)-Hà Lan lên kế hoạch di dời ‘khu đèn đỏ’ ở thủ đô (VNN 20/12/2023)-
- Trong nước: Vì sao tấn công lừa đảo vào các hệ thống tại Việt Nam tăng đột biến? (VNN 20/12/2023)-Từ vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm: Lào Cai yêu cầu trường học lắp camera (VNN 20/12/2023)-Hà Nội lạnh tê tái, người dân Thủ đô vẫn nô nức xuống phố đón Giáng sinh sớm (VNN 20/12/2023)-Hai xe tải đối đầu trên đường tránh Nam Hải Vân, 4 người mắc kẹt trong cabin (VNN 20/12/2023)-Người đàn ông thoát bẫy lừa ‘nộp 1,6 tỷ đồng để không bị bắt tạm giam’ (VNN 20/12/2023)-
- Kinh tế: VISecurities bị phạt vì báo cáo sai về tỷ lệ an toàn tài chính (KTSG 20/12/2023)-Băn khoăn hướng đi thu hút đầu tư ‘xanh’ (KTSG 20/12/2023)-Miền núi Quảng Nam phát triển kinh tế vườn rừng kết hợp trang trại (KTSG 20/12/2023)-Tăng giá vé tại 47 trạm thu phí BOT từ ngày 29-12 (KTSG 20/12/2023)-Khánh thành và đưa cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ vào hoạt động từ ngày 24-12 (KTSG 20/12/2023)-Lãi suất giảm nhưng sao người dân vẫn ngại vay mua nhà? (KTSG 20/12/2023)-Ông Lê Duy Minh bị bắt: DN xăng dầu nợ thuế nghìn tỷ, Cục Thuế hành xử bất thường (KTSG 20/12/2023)-Trả tiền mua thuốc ngoài cho người có BHYT: Đừng đẩy trách nhiệm cho bệnh nhân (KTSG 20/12/2023)-Cơ hội dựng lại ngành công nghiệp điện tử Việt Nam (VNN 20/12/2023)-Cảnh hoang tàn bên trong nhà máy cán thép nghìn tỷ từ thời Vinashin (VNN 20/12/2023)-Việt Nam lọt top 3 nước có tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất thế giới (VNN 20/12/2023)-Xe ưu tiên đang bật đèn, còi có được đi ngược chiều? (VNN 20/12/2023)-Bánh canh cá, mực bình dân giá đến 200 nghìn đồng/tô, khách xếp hàng chờ ăn (VNN 20/12/2023)-Giá xăng dầu trong nước ngày mai có khả năng tăng mạnh (VNN 20/12/2023)-Nỗi buồn tiếp tục kéo dài của 'vua cá tra' một thời (VNN 20/12/2023)-Giá vàng hôm nay 20/12/2023: Tăng 'bốc đầu', vàng SJC lập kỷ lục 75,3 triệu đồng (VNN 20/12/2023)-Cận cảnh loạt nhà phố tiền tỷ bỏ hoang bên bờ sông Hàn (VNN 20/12/2023)-Phát hiện kho hàng 4,4 tỷ đồng toàn đồ công nghệ gắn mác thương hiệu nổi tiếng (VNN 20/12/2023)-Du khách Việt sang Hàn du lịch đông nhất Đông Nam Á (VNN 20/12/2023)-AI lần đầu tiên thành công biến suy nghĩ của con người thành hình ảnh chân thực (VNN 20/12/2023)-
- Giáo dục: Bằng TS của ông Trần Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng ĐH Văn Hiến chưa được công nhận (GD 20/12/2023)-Trường ĐH không thực hiện nghiêm quy chế công khai: Trách nhiệm Bộ GD&ĐT ở đâu? (GD 20/12/2023)-Trường ĐH Duy Tân: Nhiều ngành tuyển vượt, ngành không có người nhập học (GD 20/12/2023)-Chia sẻ của lãnh đạo cơ sở GDĐH khi được định hướng thành đại học quốc gia, vùng (GD 20/12/2023)-Gặp khó trong thu hút giáo sư, phó giáo sư, Hiệu trưởng ĐH Hạ Long có đề xuất (GD 20/12/2023)-Tổng thu tăng nhưng chi phí đào tạo/sinh viên của ĐH Sư phạm nghệ thuật TW giảm (GD 20/12/2023)-Tuyển sinh ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm không đủ chỉ tiêu (GD 20/12/2023)-Dạy môn Toán qua chủ đề "Một số hình thức khuyến mãi trong kinh doanh" (GD 20/12/2023)-Hợp tác công tư trong giáo dục đại học: Không thiếu nhà đầu tư, chỉ thiếu cơ chế (GD 20/12/2023)-Nhiều điểm mới về tuyển dụng viên chức từ 7/12/2023, giáo viên cần biết (GD 20/12/2023)-Trẻ mẫu giáo, học sinh phổ thông vùng cao đang được hưởng những chính sách nào? (GD 20/12/2023)-Thi và kiểm tra học kỳ ở trường phổ thông khác nhau như thế nào? (GD 20/12/2023)-Giảng viên đồng loạt ngừng việc vì nợ lương: Sinh viên 'mất ăn mất ngủ' (GD 20/12/2023)-
- Phản biện: Xử lý hình sự hay chế tài kinh tế? (TVN 20/12/2023)-Tư Giang- CT Vĩnh Phúc hơn 50% phiếu tín nhiệm thấp: Cần làm rõ bất thường hay bình thường (GD 19/12/2023)-Kiểm tra kết quả phiếu tín nhiệm “bất thường” (TVN 19/12/2023)-‘Không hình sự hóa’ và món nợ thể chế (TVN 18/12/2023)-Tư Giang-Tôi rất ngạc nhiên, tại sao TS "rởm" lại "qua mặt" được nhiều trường ĐH thế? (GD 11/12/2023)-Ngô Tứ Thành-Làm cách khác, TP.HCM sẽ cất cánh (TVN 9/12/2023)-Trần Văn Tường-Nạn kẹt xe và đội vốn đầu tư ở TP.HCM ngày càng nghiêm trọng (TVN 8/12/2023)-Trần Văn Tường-Đánh giá bài báo của ứng viên GS, PGS ngành KHXH nên dựa vào đâu? (GD 8/12/2023)-
- Thư giãn: Mẹ không ngờ con trai mất tích 25 năm chính là người vẫn trò chuyện trên mạng (VNN 17/12/2023)-Cung điện lộng lẫy chứng kiến những bi kịch của hoàng hậu đẹp nhất châu Âu (VNN 14/12/2023)-
Vừa qua, Cổng thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đã đăng tải kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong đó, ông Lê Duy Thành - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có 19 phiếu tín nhiệm cao (40,43%); 2 phiếu tín nhiệm (4,26%) và 25 phiếu tín nhiệm thấp (53,19%). Theo kết quả này, ông Lê Duy Thành là người có số phiếu tín nhiệm cao thấp nhất và phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất. Ông cũng là trường hợp duy nhất trong tỉnh nhận quá nửa số phiếu tín nhiệm thấp.
Theo VnExpress, ông Lê Duy Thành cho rằng, kết quả 53,19% số phiếu tín nhiệm thấp ông nhận được quá bất thường so với những lần lấy phiếu trước đây và Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp, cũng khẳng định không nghĩ đến kết quả như vậy. [1]
Theo tienphong.vn, ngày 16/12, một lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngay sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 28 người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc bầu, hai cơ quan của tỉnh Vĩnh Phúc đã có ý kiến bằng văn bản đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xem xét lại kết quả lấy phiếu tín nhiệm vì có dấu hiệu bất thường. [2]
![]() |
Thiết kế: Thành An. |
Hiện tại, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với ông Lê Duy Thành - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
Nếu nghi ngờ kết quả, hoàn toàn có quyền nói lên tiếng nói của mình
Liên quan đến nội dung lấy phiếu tín nhiệm, ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) của Quốc hội chia sẻ quan điểm: “Trước hết, chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là một chủ trương rất đúng đắn. Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
Nghị quyết số 96/2023/QH15 (Nghị quyết 96) về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã có quy định rất cụ thể liên quan đến nội dung này.
Nếu cán bộ nhận được tín nhiệm cao thì rất tốt, phải tiếp tục phát huy vai trò của mình; tuy nhiên, nếu cán bộ đó nhận được tín nhiệm thấp, thì phải tự “soi” lại mình, phải nỗ lực hơn nữa, có những chương trình hành động, hoạt động tích cực hơn...
Còn đối với những trường hợp như đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, tôi cho rằng, bản thân ông Lê Duy Thành cũng phải xem lại, tại sao mình lại nhận được kết quả tín nhiệm thấp như vậy?
Nếu bản thân vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ấy còn có những băn khoăn, nghi ngờ về kết quả lấy phiếu tín nhiệm, hoàn toàn có quyền nói lên tiếng nói của mình. Bởi việc đề nghị phúc tra, kiểm tra lại kết quả lấy phiếu tín nhiệm là quyền lợi của mỗi người. Tuy nhiên, nếu quy trình đã chặt chẽ, bỏ phiếu công tâm, khách quan và đã công khai minh bạch, thì việc phúc tra lại cũng không hề đơn giản”.
![]() |
Ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) của Quốc hội. Ảnh: Mộc Trà. |
Theo Khoản 2, Điều 12 Nghị quyết 96 quy định về Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm như sau: 2. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.
Ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: “Nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc không xin từ chức, thì Hội đồng nhân dân sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, với hai mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”.
Đối với lần bỏ phiếu tín nhiệm này, tôi cho rằng, phải làm thật nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình. Ban kiểm phiếu cũng phải công khai, minh bạch. Thành phần của ban kiểm phiếu cũng phải chọn được những người rất vô tư, khách quan, trong sáng, bởi người được lấy phiếu/bỏ phiếu hoàn toàn có thể nghi ngờ kết quả do có sự “tính toán nhầm” chẳng hạn.
Nếu diễn ra lần bỏ phiếu tín nhiệm tới đây, cần phải tiến hành thực sự cẩn trọng. Để dù có kết quả như thế nào, bản thân người được bỏ phiếu cũng cảm thấy “tâm phục, khẩu phục”, không còn điều gì phải lấn cấn, băn khoăn”.
Cán bộ làm tốt mà tín nhiệm thấp, dễ khiến người tài nhụt chí
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Sửu - nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương cũng bày tỏ: “Thông qua một số kỳ lấy phiếu tín nhiệm trước đây, tôi cho rằng, chúng ta cũng đã ít nhiều kinh nghiệm để làm sao tiến hành mang lại kết quả tương đối chất lượng, bởi việc lấy phiếu tín nhiệm thực ra cũng có thể gây những băn khoăn.
Trong thực tiễn, không phải lần lấy phiếu tín nhiệm nào cũng có kết quả xác đáng, nhiều vị nhận về kết quả hầu hết là phiếu tín nhiệm cao, nhưng vẫn xảy ra sai phạm, thậm chí vướng vòng lao lý; còn có những người nhận được tín nhiệm thấp nhưng thực chất chưa hẳn là năng lực, trình độ yếu kém, mà thậm chí có khi lại làm được việc...Quan trọng là xem xét có yếu tố nào khác "tác động" đến kết quả bỏ phiếu không?
Vì vậy, khi từng đơn vị tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, phải xem xét kỹ lưỡng những người được cầm lá phiếu để đánh giá cán bộ, có thực sự chất lượng hay không? Tức là người đó có trung thực, khách quan hay không, cách xem xét, đánh giá một con người của bản thân những người đó có toàn diện hay không, hay chỉ nhìn một cách phiến diện... Nếu thực sự chất lượng tốt, thì kết quả lấy phiếu mới có thể khách quan, xem xét một cách đầy đủ, toàn diện và đánh giá một cách xác đáng, đúng với từng nhân vật được bầu. Như thế mới có những lá phiếu đáng tin cậy.
Thứ hai, phải xem bản thân người được lấy phiếu tín nhiệm là người như thế nào. Không thể nhìn vào một góc mà đánh giá cán bộ, phải có cái nhìn tổng thể, khách quan, toàn diện, nhìn vào cả quá trình công tác, với năng lực, trình độ và đạo đức như thế nào... thì mới có những đánh giá đúng và trúng. Như vậy, mới không có những sai sót trong việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.
Đồng thời, phải có sự kết hợp với sự đánh giá từ thực tiễn cống hiến của cấp có thẩm quyền đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, như vậy mới có thể đảm bảo tương đối chính xác”.
![]() |
Ông Ngô Văn Sửu - nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Mộc Trà. |
Bên cạnh đó, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương cũng chia sẻ thêm: “Có những cán bộ mặc dù có năng lực thực sự, làm được việc, nhưng lại không khéo léo trong ứng xử, không “khôn ngoan” lắm, thậm chí vụng về, đụng chạm người này, người kia, thành ra có thể không được lòng những người cầm lá phiếu, dẫn đến đâu đó có trường hợp lựa chọn theo cảm tính hoặc có gì đó ngoài năng lực "tác động" đến lá phiếu.
Theo tôi, trường hợp của vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc này, cũng cần nhìn vào toàn bộ các yếu tố trình độ, năng lực, đạo đức, nhìn vào cả quá trình phấn đấu, tu dưỡng... để đánh giá một cách tương đối chuẩn xác.
Nếu một cán bộ làm tốt trong thực tiễn, lại nhận về hơn 50% phiếu tín nhiệm thấp, vô tình lại khiến người ta nhụt chí. Mặc dù có thể có một vấp váp nhỏ, lại trở thành “đặt nặng vấn đề”, chỉ nhìn vào điểm đó mà đánh giá cả một quá trình, khiến cán bộ chán nản, thậm chí có thể khiến người đó không còn muốn phấn đấu, chỉ âm thầm “giữ mình”, trăn trở về cái nhìn của mọi người đối với mình...”.
“Trước đây, câu chuyện về Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc cũng là một bài học đáng nhớ trong công tác cán bộ. Mặc dù mỗi thời kỳ mỗi khác, song, tôi cho rằng, công tác cán bộ phải làm một cách hết sức cẩn trọng, hết sức công tâm, nếu không, có thể sẽ có những câu chuyện tương tự, “chờ được vạ thì má đã sưng”.
Nếu để những chuyện như vậy xảy ra, thì sẽ thành thui chột người tài, ảnh hưởng cả một phong trào. Nhiều khi, thiểu số chưa hẳn là xấu, và đa số chưa hẳn đã là tốt” - ông Ngô Văn Sửu phân tích thêm.
Thực tiễn đã từng có yếu tố che khuất đi sự trung thực của việc lấy phiếu
Ông Nguyễn Bá Thuyền - nguyên Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho rằng: “Lấy phiếu tín nhiệm cũng là một trong số những kênh để đánh giá cán bộ. Tuy nhiên, trong thực tiễn, cũng còn có nhiều tác động dẫn đến nhiều khi, mặc dù có nhiều số phiếu tín nhiệm cao chưa hẳn đã tốt và ngược lại, nhiều phiếu tín nhiệm thấp cũng chưa hẳn là xấu. Cho nên, theo tôi, trường hợp như thế này cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Thời gian qua, cũng có một số trường hợp cán bộ có phiếu tín nhiệm rất cao nhưng vẫn bị khởi tố, điều đó chứng tỏ như đang có một điều gì đó che khuất đi những lá phiếu trung thực, che khuất sự trung thực của cuộc lấy phiếu... Điều đó dẫn đến những bất thường. Nếu có băn khoăn, hay còn uẩn khúc nào cần phải cân nhắc, xem xét lại trước khi quyết định. Tuy nhiên, nếu như việc lấy phiếu tín nhiệm hoàn toàn được tổ chức một cách khách quan, công tâm và minh bạch, thì không có gì để nghi ngờ.
Việc phúc tra kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng cần căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, nếu có bằng chứng nào cho thấy có sự tác động bên ngoài vào kết quả, thì mới có cơ sở. Hoặc bản thân người được lấy phiếu có thể chứng minh được mình là người có năng lực, có trình độ, có trách nhiệm với công việc của mình... như thế nào, thì mới có căn cứ để nghi ngờ kết quả lấy phiếu”.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://vnexpress.net/chu-tich-vinh-phuc-ket-qua-tin-nhiem-thap-voi-toi-qua-bat-thuong-4689438.html
[2] https://tienphong.vn/ket-qua-lay-phieu-tin-nhiem-chu-tich-tinh-vinh-phuc-co-bat-thuong-post1596323.tpo
KIỂM TRA KẾT QUẢ PHIẾU TÍN NHIỆM 'BẤT THƯỜNG'
NGUYỄN VĂN ĐÁNG/ TVN 19-12-2023
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với một vị Chủ tịch UBND tỉnh đang trở thành một diễn biến thực tế cần quan tâm trong quá trình hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ ở nước ta trong thời gian tới.
Dấu hiệu bất thường
Mới đây, một vị chủ tịch UBND tỉnh đã chia sẻ cảm giác “bất thường” khi ông trở thành cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đầu tiên trên cả nước nhận được tới 53,19% số phiếu tín nhiệm thấp tại đợt lấy phiếu tín nhiệm đối với 28 nhân sự đảm nhiệm các vị trí do HĐND tỉnh bầu hoặc phê chuẩn.
Từ phương diện cá nhân, vị Chủ tịch cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với mình “bất thường” vì ông luôn nhận được số phiếu tín nhiệm cao trong những lần lấy phiếu trước đây. Cũng theo ông, về đạo đức, lối sống cá nhân thì ông không gây ra điều tiếng gì trong thời gian gần đây. Liên quan đến công vụ, theo Báo cáo do ông trình bày trước HĐND thì tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ vừa qua không có gì bất thường và cũng chưa thấy vấn đề gì nổi cộm trong thực thi nhiệm vụ của một Chủ tịch UBND tỉnh.
Những người quan tâm cũng thấy ngạc nhiên bởi cả ba Phó chủ tịch, cấp dưới trực tiếp của ông, đều chỉ nhận 03 phiếu tín nhiệm thấp trong cùng đợt lấy phiếu, tức là tỷ lệ rất thấp so với Chủ tịch. Thực tế này gây thắc mắc bởi ba cán bộ cấp dưới đều là những người thừa hành các chỉ đạo, quyết định của tập thể Ban lãnh đạo địa phương và trực tiếp hơn là từ chính ông Chủ tịch.
Trên thực tế, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương khá tích cực, tăng trưởng cao, thu ngân sách top đầu,...
“Lấy phiếu tín nhiệm” là một chủ trương quan trọng của Đảng trong tiến trình đổi mới công tác cán bộ trong toàn hệ thống chính trị ở nước ta. Chủ trương này được thể chế hóa thông qua các Quy định số 262-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ban hành ngày 08/10/2014; Quy định số 96-QĐ/TW, ban hành ngày 2/2/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị; và các Nghị quyết của Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân các cấp.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm trái với suy nghĩ của ông Chủ tịch và sự khác biệt lớn về tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp giữa cấp Trưởng và các cấp Phó trong trường hợp nêu trên hẳn nhiên gây ra những bàn tán. Theo logic thông thường, phải chăng vị Chủ tịch đã có những biểu hiện gì đó khiến ông mất uy tín chính trị rõ rệt như vậy? Ngược lại, nếu ông không có vi phạm và không để xảy ra các vấn đề nghiêm trọng trong thực thi chức trách, nhiệm vụ thì giải thích thế nào cho thuyết phục về kết quả lấy phiếu tín nhiệm quá khác biệt đối với ông?
Uy tín và kết quả công việc
Theo Quy định 96-QĐ/TW, một trong những mục đích chính của lấy phiếu tín nhiệm là “đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ”. Hai nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá bao gồm: “Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật” và “Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao”. Nếu các tiêu chí về phẩm chất cá nhân thiên về định tính thì các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ lại có thể lượng hóa cụ thể.
Như vậy, theo tư duy duy lý thông thường, nếu cán bộ không vi phạm các quy định về phẩm chất cá nhân và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ gắn với vị trí đang đảm nhiệm thì sẽ rất khó bị tín nhiệm thấp, tức là họ sẽ luôn có thể nhận được các phiếu đánh giá ở mức tín nhiệm và tín nhiệm cao. Khi mối quan hệ theo chiều thuận này không xảy ra, tức là số phiếu tín nhiệm thấp chiếm tỷ lệ cao đột biến thì sẽ trái với kỳ vọng của nhiều người, cho nên dễ bị coi là “bất thường”.
Trên thực tế, do những đặc điểm cố hữu của hành vi bỏ phiếu, các tình huống kết quả phiếu bất thường hoàn toàn có thể xảy ra. Theo đó, dù trong bất cứ hệ thống chính trị nào, hành vi bỏ phiếu của mỗi cá nhân luôn có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất là lợi ích, quan điểm, cảm xúc và định kiến cá nhân. Chính ba yếu tố chủ quan này có thể dẫn đến những kết quả phiếu trái với kỳ vọng của nhiều người, vốn tư duy theo logic hành vi duy lý.
Quy định 96-QĐ/TW nêu bật các quan điểm và nguyên tắc then chốt đối với việc lấy phiếu tín nhiệm, đó là “dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch”. Thực hiện tốt các nguyên tắc này, kết quả phiếu tín nhiệm sẽ được gia tăng tính hợp lý, đúng đắn, chính đáng, và thuyết phục, phản ánh chính xác sự thể hiện của cán bộ được lấy phiếu trong việc rèn luyện và giữ gìn phẩm chất cá nhân cũng như thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được giao.
Những chia sẻ của vị Chủ tịch trong tình huống trên đây lại trái ngược với những nhận định, đánh giá trong Nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh. Theo đó, quá trình thực hiện và kết quả lấy phiếu tín nhiệm được khẳng định là dân chủ, khách quan, công tâm, trung thực, công khai, minh bạch. Nghị quyết của Thường trực HĐND tỉnh là một văn bản pháp lý, thể hiện ý chí của các đại biểu và khẳng định tính hợp pháp của kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Xác minh kết quả lấy phiếu
Theo Quy định 96-QĐ/TW, kết quả lấy phiếu tín nhiệm nêu trên sẽ có ảnh hưởng rất khắc nghiệt tới sự nghiệp của cá nhân vị Chủ tịch: ông có thể phải xin từ chức hoặc bị đưa ra HĐND để bỏ phiếu tín nhiệm. Những thông tin đến nay trên báo chí cho thấy các cơ quan của tỉnh đang xem xét đề nghị phúc tra kết quả lấy phiếu, có thể làm rõ vấn đề bất thường về kết quả phiếu tín nhiệm thấp của ông Chủ tịch.
Nhận thức về nguy cơ “bất thường” trong quá trình triển khai lấy phiếu tín nhiệm. Quy định 96-QĐ/TW “nghiêm cấm và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ”. Cũng có nghĩa, khi xuất hiện những dấu hiệu khác lạ thì công việc thẩm tra, xác minh có thể được triển khai.
Một trong những biện pháp thực chứng và khách quan nhất để có thể xác minh tính hợp lý của các kết quả lấy phiếu tín nhiệm “bất thường” là kiểm tra xem các đại biểu có chất vấn các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người được lấy phiếu hay không. Quy định 96-QĐ/TW yêu cầu: “Khi có vấn đề cần làm rõ thì người ghi phiếu đặt yêu cầu bằng văn bản đối với người được lấy phiếu (qua cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ) chậm nhất là 10 ngày trước ngày lấy phiếu tín nhiệm”.
Nếu các đại biểu đã nêu ra các vấn đề rõ ràng và gửi văn bản chất vấn nhưng Báo cáo và giải trình của người được lấy phiếu chưa thuyết phục thì sẽ là một căn cứ then chốt để nhận định về mức độ hợp lý của kết quả phiếu tín nhiệm thấp.
Ngược lại, nếu các đại biểu không hoặc rất ít chất vấn, không nêu ra được vấn đề cụ thể mà người được lấy phiếu phải chịu trách nhiệm thì sẽ là cơ sở quan trọng cho những nhận định về dấu hiệu “bất thường” của kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với vị Chủ tịch UBND tỉnh trên đây đang trở thành một diễn biến thực tế cần quan tâm trong quá trình hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ ở nước ta trong thời gian tới.
Thách thức đặt ra không chỉ là bảo đảm quá trình tổ chức lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện khách quan, công tâm, chính xác, mà còn làm thế nào để có thể xác minh và khẳng định sự hợp lý, đúng đắn, và thuyết phục của kết quả lấy phiếu kể cả khi không như kỳ vọng.
TS Nguyễn Văn Đáng (Tiến sĩ Quản trị công và Chính sách)
BỎ PHIẾU CƯỚP CHÍNH QUYỀN?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét