ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Maroc đăng cai World Cup 2030 (VNN 5/10/2023)-Ông Trump nói về tình hình đảng Cộng hòa, không mặn mà chức Chủ tịch Hạ viện (VNN 5/10/2023)-Điều gì xảy ra tiếp sau vụ cách chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ đầu tiên trong lịch sử? (VNN 5/10/2023)-Lý do Chủ tịch lâm thời Hạ viện lấy lại văn phòng bà Pelosi ở Điện Capitol (VNN 5/10/2023)-Đức bác tin sắp gửi tên lửa hành trình, Ukraine khó khăn vì thiếu vũ khí (VNN 5/10/2023)-
- Trong nước: Vi phạm xây dựng "chình ình" tồn tại: Phải xử lý cán bộ, lãnh đạo mới đủ răn đe (GD 5/10/2023)-Cận cảnh vị trí dự kiến xây hầm chui tại nút giao Cổ Linh - cầu Vĩnh Tuy (GD 5/10/2023)-Lộ diện công trình sai phạm ở Đà Lạt sau vụ sạt lở (VNN 5/10/2023)-Giảng viên thanh nhạc 19 tuổi được kỳ vọng là Quán quân 'Vietnam Idol 2023' (VNN 5/10/2023)-Hai nữ công nhân vệ sinh môi trường ở Quảng Ngãi bị bắn (VNN 5/10/2023)-Một phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc phải làm vợ 5 người đàn ông (VNN 5/10/2023)-
- Kinh tế: Giá mua điện từ nhà máy thủy điện, nhiệt điện tối đa là 1.559 đồng/KWh (KTSG 5/10/2023)-Festival Áo Bà Ba 2023: Sức mạnh kinh tế nằm ở 'cách kể xanh', 'cách nhìn xanh' (KTSG 5/10/2023)-Giải trình hóa đơn khống: Góc nhìn từ cơ quan thuế và doanh nghiệp (KTSG 5/10/2023)-Podcast 5-10-2023: Mua chứng khoán Mỹ…(KTSG 5/10/2023)-VN-Index tiếp cận lại vùng hỗ trợ trung hạn quanh 1.150 điểm (KTSG 5/10/2023)-Những quận nào sẽ có mức thu phí sử dụng lòng đường cao nhất? (KTSG 5/10/2023)-“Cuộc chiến” SIM rác: Nhiều đại lý đã dừng bán, kích hoạt SIM (KTSG 5/10/2023)-Vào Tây Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp căn dặn phải giữ rừng và lo cái ăn (VNN 5/10/2023)-HTX trồng na khổng lồ trên núi cao: Một năm lãi 120 tỷ, 26 hộ dân chia nhau (VNN 5/10/2023)-Nghịch lý có tiền nhưng người bệnh không được dùng thuốc tốt (VNN 5/10/2023)-Buôn ô tô cũ: Nghề "hốt bạc" nhưng rủi ro cũng nhiều (VNN 5/10/2023)-Cao ốc của Tân Hoàng Minh ở trung tâm quận 1 đã 'đổi chủ'? (VNN 5/10/2023)-17 ao nuôi ‘báu vật’ giúp người đàn ông miền Tây trở thành tỷ phú (VNN 5/10/2023)-Thung lũng xanh cách Hà Nội 130km, khách tới ăn đặc sản, cắm trại, chèo thuyền (VNN 5/10/2023)-Hạ giá xuống 10.000 đồng, các ki-ốt bánh trung thu vỉa hè vẫn mòn mỏi đợi khách (VNN 5/10/2023)-VinFast sắp công bố tin quan trọng, vốn hóa về 22 tỷ USD (VNN 5/10/2023)-
- Giáo dục: Khảo sát của Bộ GDĐT: Hiện có 3 lựa chọn về số môn thi tốt nghiệp THPT từ 2025 (GD 5/10/2023)-Để xảy ra các khoản thu phản cảm: Hiệu trưởng không thể nói không biết (GD 5/10/2023)-Trường ĐH kiến nghị Nhà nước có hỗ trợ cho sinh viên khối ngành nông nghiệp (GD 5/10/2023)-Sở GD HN cần xử lý nghiêm, GV đừng đặt quyền uy của mình lên trên hểt (GD 5/10/2023)-Tại sao tìm nguồn HSG bậc THCS ngoài 3 môn Toán, Văn, Anh lại rất khó khăn? (GD 5/10/2023)-Phụ huynh Trường THPT Lạc Long Quân: 'Con tôi đã bị đình chỉ học' (VNN 5/10/2023)-'Vật vã' tìm người tham gia hội phụ huynh học sinh (VNN 5/10/2023)-
- Phản biện: Vi phạm xây dựng "chình ình" tồn tại: Phải xử lý cán bộ, lãnh đạo mới đủ răn đe (GD 5/10/2023)-Kiến nghị thành lập quỹ kiểm định quốc gia nhằm giảm tốn kém cho trường ĐH (GD 5/10/2023)-Vụ Việt Á, cái xấu đã được tiếp tay (TVN 3/10/2023)-Nguyễn Đăng Tấn-Lối đi nào cho chung cư mini? (TVN 2/10/2023)-Quốc Chính-'Nhà thấp tầng ở Hà Nội có lỗi gì mà phải loại bỏ?' (VNN 2/10/2023)-Quang Phong-Cán bộ vi phạm cần công khai để việc xử lý được giám sát, tránh 'nể nang' (GD 1/10/2023)-Thành An-"Đôi bên cùng có lợi" khiến học thêm, dạy thêm khó kiểm soát (GD 1/10/2023)-Hương Mai-Loại bỏ nhà thấp tầng ở Hà Nội: Ý tưởng hay nhưng gần như không thể làm (VNN 1/10/2023)-Quang Phong-‘Cấm’ chung cư mini, sao lại hạn chế quyền của dân? (TVN 1/10/2023)-Tư Giang-
- Thư giãn: Du khách 104 tuổi lập kỷ lục nhảy dù từ độ cao hơn 4.000 mét (VNN 5/10/2023)-Thói quen giúp não khỏe mạnh của tỷ phú Bill Gates (VNN 1/10/2023)-Du thuyền nghìn tỷ của ông chủ hãng thời trang danh tiếng có gì? (VNN 30/9/2023)-
Hơn 40 năm qua, Chính phủ Mỹ đã đóng cửa 10 lần. Trong khi đó, ở các quốc gia khác, chính phủ vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi xảy ra chiến tranh và khủng hoảng hiến pháp. Vậy lý do nào khiến diễn biến này vẫn có nguy cơ xảy ra ở Mỹ?
Đối với hầu hết mọi nơi trên thế giới, việc chính phủ đóng cửa là một tin rất xấu. Đó có thể là hậu quả của cách mạng, xung đột hoặc thảm họa. Việc Mỹ rơi vào tình trạng khiến nhiều dịch vụ công phải đình chỉ và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế là điều đáng ngạc nhiên đối với nhiều người.
Trong một thỏa thuận vào phút chót ngày 30/9, Quốc hội Mỹ đã tránh được tình trạng đóng cửa bằng cách thông qua dự luật chi tiêu tạm thời giúp chính phủ tiếp tục hoạt động thêm 45 ngày nữa. Nhưng điều đó có nghĩa là các nghị sĩ sẽ phải quay lại bàn thương lượng và nước Mỹ vẫn phải đối mặt với một đợt đóng cửa khác.
Hệ thống chính quyền liên bang Mỹ cho phép các các đảng phái khác nhau kiểm soát nhánh khác nhau của chính phủ. Đó là cơ cấu do những người sáng lập quốc gia nghĩ ra để khuyến khích thỏa hiệp và cân nhắc, nhưng gần đây lại có hiệu ứng ngược.
Đó là vì vào năm 1980, Bộ trưởng Tư pháp dưới thời Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter đã ban hành một cách giải thích hẹp về Đạo luật Phòng ngừa thiếu hụt năm 1884. Luật này cấm chính phủ ký kết các hợp đồng khi chưa có chấp thuận của Quốc hội. Trong gần một thế kỷ, nếu có chênh lệch về ngân sách, chính phủ vẫn “bật đèn xanh” với chi tiêu cần thiết. Nhưng sau năm 1980, chính phủ đã có quan điểm chặt chẽ hơn nhiều: không ngân sách, không chi tiêu.
Cách lý giải này khiến Mỹ khác biệt với các nền dân chủ phi nghị viện khác như Brazil với nhánh hàng pháp mạnh có khả năng duy trì hoạt động trong thời gian bế tắc ngân sách.
Lần đóng cửa đầu tiên của Mỹ xảy ra năm 1981, khi Tổng thống Ronald Reagan phủ quyết một dự luật cấp kinh phí. Tình trạng này kéo dài trong vài ngày. Kể từ đó, đã có 10 vụ đóng cửa khác kéo dài từ nửa ngày đến hơn một tháng.
Lần gần đây nhất diễn ra từ ngày 21/12/2018 đến ngày 25/1/2019, là lần lâu dài nhất được ghi nhận. Khi đó, một số dịch vụ thiết yếu vẫn duy trì hoạt động như an sinh xã hội và quân đội nhưng hàng trăm nghìn công chức liên bang không được trả lương. Thời điểm đó, Nhà Trắng ước tính việc đóng cửa làm giảm tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 0,1 điểm phần trăm với mỗi tuần đóng cửa.
Chú thích ảnh
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ở những nơi khác trên thế giới, việc đóng cửa như vậy thực tế là bất khả thi. Hệ thống nghị viện được hầu hết các nền dân chủ châu Âu áp dụng đảm bảo rằng cơ quan hành pháp và lập pháp được kiểm soát bởi cùng một đảng hoặc liên minh. Có thể hình dung rằng, quốc hội được phép từ chối thông qua ngân sách do thủ tướng đề xuất, nhưng hành động như vậy có thể sẽ gây ra một cuộc bầu cử mới thay vì ngừng các dịch vụ.
Đó chính xác là những gì đã xảy ra ở Canada năm 2011, khi các đảng đối lập bác bỏ ngân sách do Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Stephen Harper đề xuất. Hạ viện sau đó thông qua kiến nghị bất tín nhiệm, tiến hành một cuộc bầu cử. Trong khi đó, các dịch vụ của chính phủ vẫn hoạt động.
Ngay cả ở Bỉ, nơi không có chính phủ dân cử nắm quyền trong 589 ngày từ năm 2010-2011, các đoàn tàu vẫn chạy.
Gần đây hơn, Ireland đã cố gắng duy trì mọi hoạt động từ năm 2016-2020 dưới một chính phủ thiểu số với hệ thống trong đó các đảng không nắm quyền đồng ý hỗ trợ các dự luật chi tiêu và bỏ phiếu tín nhiệm.
Nhưng kiểu hợp tác này ngày càng trở nên hiếm hoi ở Mỹ, nơi các đảng chính trị dường như sẵn sàng sử dụng hoạt động hàng ngày của chính phủ như một quân bài thương lượng để khiến phía bên kia thỏa hiệp. Ví dụ, lần đóng cửa gần đây nhất là hậu quả của việc một số thành viên Đảng Cộng hòa bảo thủ trong Quốc hội yêu cầu cắt giảm chi tiêu sâu mà những thành viên trung dung trong đảng của họ và các đảng viên Đảng Dân chủ sẽ không ủng hộ.
Thỏa thuận ngày 30/9 đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ có thể tiếp tục hoạt động bình thường trong 45 ngày tới. Tuy nhiên, giải pháp tạm thời này đã cắt giảm viện trợ cho Ukraine. Sau đó, Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh: “Chúng ta không cho phép hỗ trợ từ Mỹ cho Ukraine bị gián đoạn dưới bất cứ tình huống nào”.
Sau 45 ngày, nếu không đạt được thỏa thuận, bốn triệu nhân viên chính phủ sẽ không được trả lương - các công viên quốc gia và cơ quan quản lý tài chính buộc phải đóng cửa, hỗ trợ dinh dưỡng cho 7 triệu bà mẹ nghèo rơi vào cảnh đóng băng. Điều này cũng có thể tác động dây chuyền đến an ninh sân bay và kiểm soát biên giới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề nghị thêm viện trợ từ Mỹ trong chuyến thăm vào cuối tháng 9 khi ông gặp người đồng cấp Joe Biden cũng như các quan chức quân sự hàng đầu và phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Chính quyền Tổng thống Biden đã hỗ trợ hơn 75 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo BBC)
TIN LIÊN QUAN:
HẠ VIỆN MỸ THÔNG QUA DỰ LUẬT TRÁNH CHÍNH PHỦ PHẢI ĐÓNG CỬA
NHẬT NINH/TTXVN/TT 1-10-2023
Trong nỗ lực phút chót nhằm tránh viễn cảnh chính phủ phải đóng cửa một phần, Hạ viện Mỹ ngày 30/9 đã thông qua một dự luật ngân sách tạm thời. Đáng chú ý, dự luật đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện, vốn do đảng Cộng hòa nắm thế đa số.
Dự luật trên do Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đề xuất nhằm cấp ngân sách cho chính phủ trong vòng 45 ngày, nhưng không bao gồm khoản hỗ trợ bổ sung cho Ukraine. Dự luật đã được thông qua với 335 phiếu thuận và 91 phiếu chống. Trong số 335 phiếu thuận có 209 phiếu của các nghị sĩ Dân chủ và 126 phiếu của nghị sĩ Cộng hòa.
Dự kiến dự luật sẽ được trình lên Thượng viện để bỏ phiếu thông qua trước khi được Tổng thống Joe Biden ký ban hành, qua đó tạm thời ngăn chặn viễn cảnh chính phủ phải đóng cửa một phần cho tới giữa tháng 11.
Nếu dự luật không được thông qua tại Thượng viện, vào đúng 0 giờ 1 phút ngày 1/10 theo giờ địa phương (tức 11 giờ 1 phút sáng 1/10 theo giờ Việt Nam), chính phủ Mỹ sẽ chính thức đóng cửa một phần. Theo đó, đông đảo nhân viên liên bang sẽ phải nghỉ phép không lương, trong khi hơn 2 triệu quân nhân tại ngũ và quân dự bị sẽ phải làm việc không lương. Ngoài ra, nhiều chương trình và dịch vụ của chính phủ cũng bị gián đoạn.
Nhật Ninh (TTXVN)
CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA HƠI BỊ KHÓ
HIỆU MINH/ FB 1-10-2023
Mình làm việc bên Mỹ từ 2004 đến 2015 nhưng đi về đó thường xuyên tới năm 2020 do Covid, chứng kiến CP Mỹ đóng cửa 3 lần.
Năm 2013 đóng cửa 16 ngày thời Obama và thời Trump hai lần (3 ngày và 35 ngày).
Hiện có 4 lần đóng cửa và 3/4 là do Cộng hòa nắm thượng viện. Cắt kinh phí là nghệ của Đảng Cộng hòa.
Chỉ nhớ khi đó công viên đóng cửa, bảo tàng không hoạt động, chưa thấy rác ùn đống, metro vẫn chạy… Nhà Trắng vẫn lãnh đạo người Mỹ
Có lẽ ở tầm vĩ mô mới thấy sự tai hại của vụ đóng cửa, GDP mất chút thôi.
Sáng nay mình dậy sớm xem CNN và Fox thấy Hạ viện đã thông qua tạm thời gói kinh phí đủ cho cụ Biden ngắc ngoải thêm 45 ngày cho tới khi họ thông qua gói chính thức.
Gói tạm có sự ủng hộ của Dân chủ trong khi cánh diều hâu trong Cộng hòa phản đối vì họ chả quan tâm tới Chính phủ đóng cửa.
Đang đưa lên Thượng viện và chắc OK thôi vì Dân chủ ủng hộ lại nắm đa số (1 phiếu)
Đau đầu cho cụ Biden là phần giúp Ukraine 24 tỷ đô bị Cộng hòa phản đối và thăm dò Mỹ cho thấy dân chán đánh nhau rồi (45% ủng hộ, 55% phản đối) vì quen kiểu fast food.
Lo cho Ukraine nhỉ. Nhưng Putin phát động chiến tranh 24/2/2022 thì Ukraine chỉ có toàn vũ khí Nga mà vẫn làm cho Putin ôm đầu máu chạy.
Sắp tới bầu cử Mỹ, rất có thể Trump và Biden tái đấu. Nếu Trump thắng thì Ukraine còn khổ nữa mà ông ý làm tiếp 2 nhiệm kỳ tới khi 86 tuổi thì thế giới còn vui nữa.
Người U không đầu hàng đâu và Putin chưa đi ngay. Cánh pro hai phe ở Vn còn chửi nhau dài dài
Chính phủ Mỹ đóng cửa thì ta cũng chả vui vì vừa “toàn diện” xong, chưa làm được gì thì họ hết tiền
có chán hay không
Nước Mỹ còn nhiều chuyện hay.
Có khi Chủ tịch Hạ viện mất chức vì thông đồng với Dân chủ.
Trong khi đó, Biden đang bị luận tội, Trump dính bao vụ kiện, nhưng một trong hai vẫn có thể thắng cử năm tới.
Ps. Cụ Jimmy Carter tổ chức sinh nhật 99 tuổi phải thổi nến trước một ngày vì sợ Cp đóng cửa. Hu hu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét