Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

20231003. BÀN VỀ CÁC THUẬT NGỮ LUẬN ÁN

  ĐIỂM BÁO MẠNG


BÀN VỀ CÁC THUẬT NGỮ LUẬN ÁN

NGÔ THẾ BÍNH/ngothebinh's blog 1-10-2020


Trong các luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ (gọi chung là luận án), có các thuật ngữ liên quan đến hình thức trình bày, chưa được ‘chuẩn hóa’ trong các quy định của cơ sở đào tạo. Kết quả là sử dụng không thống nhất hoặc sai lẫn. Ví dụ: đề tài, vấn đề, nhan đề, đề mục, tiêu đề, nhập đề v.v… Đó là những thuật ngữ Hán-Việt mặc dù tác giả, người hướng dẫn, bộ phận quản lý tại các cơ sở đào tạo có chỉnh sửa theo hướng Việt hóa nhưng tôi cho rằng chưa hoàn toàn hợp lý. Ưu điểm chung của sử dụng các thuật ngữ Hán-Việt là ngắn gọn, nếu hiểu đúng nghĩa và dùng quen (không lẫn lộn) thì giao tiếp cũng ngắn gọn, dễ hiểu. Dưới đây là một số phân tích:
Trước hết là ĐỀ [題] trong các thuật ngữ. Theo từ điển Hán Việt* [題] là có chức năng loại từ được dịch là ‘câu’, ‘bài’, ‘lời’, ‘tên’… tùy các từ đứng trước hoặc sau nó.
VẤN ĐỀ [問 題]: câu hỏi nghiên cứu, đặt vấn đề; question
NHAN ĐỀ [顏 題]: tên chuyên đề nghiên cứu (chuyên đề ); tiêu đề; title
ĐỀ TÀI [題 材]: lĩnh vực, chuyên ngành nghiên cứu; subject, topic, theme
ĐỀ MỤC [題目]: mã số và tên từng phần/ chương/ mục…; heading.
TỰ ĐỀ [自題]: lời nói đầu, mở đầu, tựa đề, nhập đề; Proface, Invistation
Từ các phân tích trên, cho thấy:
- Cần có quy định thống nhất giữa các cơ sở đào tạo về các thuật ngữ thường dùng trong luận án. Các thuật ngữ có thể ‘Việt hóa’ hoặc giữ nguyên Hán-Việt như trên, đồng thời tham chiếu những thuật ngữ tiếng Anh sao cho bảo đảm chính xác, ngắn gọn.
- Vấn đề lớn nhất hiện nay trong thực tế là còn thiếu rạch ròi phân biệt giữa NHAN ĐỀ và ĐỀ TÀI ngay trong cách trình bày quyển luận án hay ‘phông’ lễ bảo vệ. Đó là 2 thuật ngữ liên quan mật thiết đến: tính phù hợp về chuyên ngành đào tạo, tính không trùng lặp của chuyên đề nghiên cứu với các luận án đã công bố.
NTB
*)Tài liệu tham khảo: Từ Điển Hán Việt Trích Dẫn 漢越辭典摘引

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét