ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Kiev muốn Washington cấp khí đốt, Mỹ-Trung điện đàm về Ukraine (VNN 27/7/2022)-Giao tranh liên tiếp nổ ra tại Donetsk, Đức hứa chuyển thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine (VNN 27/7/2022)-Tỷ phú Bill Gates chi cả tỷ đô la để xóa bỏ căn bệnh do virus gây chết người (VNN 27/7/2022)-Ukraine đòi tăng trừng phạt Nga, muốn thay tên lửa đạn đạo bằng HIMARS (VNN 26/7/2022)-Nga nói không phá vỡ thỏa thuận ngũ cốc, Ukraine tuyên bố phá hủy 50 kho đạn (VNN 26/7/2022)-Sau 5 tháng phòng thủ, Ukraine chuẩn bị phản công (BVN 26/7/2022)-Ukraine công bố tổn thất, Nga nói sẵn sàng khôi phục đàm phán với Kiev (VNN 25/7/2022)-Ba Lan hé lộ tham vọng thiết lập lục quân mạnh nhất châu Âu (VNN 25/7/2022)-Ukraine nói đạt bước tiến ở Kherson, nhiều nghị sĩ Mỹ tới thăm Kiev (VNN 24/7/2022)-Khủng hoảng tại Sri Lanka tạo thời cơ cho Ấn Độ ‘thế chân’ Trung Quốc (VNN 24/7/2022)-Ukraine kêu gọi công dân tiết lộ vị trí lực lượng Nga, Moscow phủ nhận tập kích Odesa (VNN 24/7/2022)-Người Ukraine được tị nạn ở Mỹ như thế nào? (KTSG 24/7/2022)-Giải pháp tái thiết quan hệ Australia-Trung Quốc (VNN 23/7/2022)-Nga tuyên bố phá hủy pháo Mỹ, nông dân Ukraine lo về thỏa thuận ngũ cốc (VNN 23/7/2022)-Ukraine nói thỏa thuận ngũ cốc có lợi, EU duyệt viện trợ quân sự cho Kiev (VNN 23/7/2022)-Các đảo quốc Thái Bình Dương trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung (VNN 22/7/2022)-Donald Trump, kẻ lạ mặt (BVN 22/7/2022)-Ukraine nói có thể gây tổn thất lớn cho Nga, Moscow trả đũa Australia (VNN 22/7/2022)-Ông Zelensky tố Nga pháo kích dân thường, Ukraine 'tóm' UAV bí mật của Moscow (VNN 22/7/2022)-Italia lún sâu vào khủng hoảng, tổng thống giải tán quốc hội (VNN 22/7/2022)-Anh nhận định thiệt hại quân số của Nga, thành phố lớn thứ hai Ukraine bị pháo kích (VNN 22/7/2022)-Lầu Năm Góc khẳng định Nga chưa phá hủy hệ thống HIMARS nào (VNN 22/7/2022)-
- Trong nước: Phê chuẩn Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên (GD 27/7/2022)-Khởi tố nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và 5 bị can (GD 25/7/2022)-Liệt sĩ chưa xác định danh tính cần được lưu giữ ADN càng sớm càng tốt (VNN 25/7/2022)-Bắt cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa liên quan dự án 'đất vàng giá bèo' (VNN 24/7/2022)-Tổng Bí thư gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc (GD 23/7/2022)-Bắt cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Xuân Thanh (VNN 23/7/2022)-Tân Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ưu tiên tạo đột phá trên 3 lĩnh vực (GD 22/7/2022)-Tám cán bộ Cục dự trữ Nhà nước bị bắt, Bộ Tài chính chỉ đạo khẩn (VNN 22/7/2022)-Ngày đầu xử vụ ‘Tịnh thất Bồng Lai’: Ông Lê Tùng Vân phủ nhận vai trò cầm đầu (VNN 21/7/2022)-Một số điểm mới về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (GD 20/7/2022)-Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu sơ kết 6 tháng ngành TT&TT (VNN 19/7/2022)-Cựu đại tá bị cáo buộc bảo kê ‘trùm’ buôn lậu: ‘Nếu tôi làm như vậy, cứ bắn...’ (VNN 19/7/2022)-Bộn bề chính là cơ hội lãnh đạo đích thực cho quyền Bộ trưởng Y tế (TVN 18/7/2022)-Phạt 7,5 triệu đồng người đăng tin sai sự thật về 3 lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật (VNN 17/7/2022)-Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật BTV Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kỳ 2015 - 2020 (GD 16/7/2022)-
- Kinh tế: Tàu 'đắp chiếu' dài ngày, ngư dân càng bám biển càng kiệt quệ (VNN 27/7/2022)-Từ 1/8, phạt nặng ô tô vào cao tốc không dán thẻ thu phí tự động (VNN 27/7/2022)-Lãi suất tăng cao, dòng tiền vào ngân hàng tăng mạnh (VNN 27/7/2022)-Cáp quang biển APG lại gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng (VNN 27/7/2022)-'Nỗi sợ lớn nhất' của Mỹ thành hiện thực khi Nga cắt giảm khí đốt với EU (VNN 27/7/2022)-Ngã ngửa sự thật về loại nho quý tộc “giá trên trời” vẫn “cháy hàng“ (VNN 27/7/2022)-62 dự án điện gió dở dang: Bộ Công an vào cuộc, Bộ Công Thương ra giải pháp mới (VNN 27/7/2022)-‘Trái ngọt’ từ mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững của Tập đoàn TH (KTSG 27/7/2022)-Thu Cúc tự hào hành trình 26 năm vì Phụ nữ Việt (KTSG 27/7/2022)-Nhộn nhịp công bố chủ nhân mới sau làn sóng M&A bất động sản (KTSG 26/7/2022)-Sharp muốn xây nhà máy điện tử công nghệ cao ở Bình Dương (KTSG 26/7/2022)-Doanh nghiệp nhỏ và vừa loay hoay trong làn sóng chuyển đổi số (KTSG 26/7/2022)-Du lịch TPHCM ‘ăn nên làm ra’ trong mùa hè (KTSG 26/7/2022)-Du lịch Việt bùng nổ, khách nội địa cao hơn trước Covid-19 (GD 26/7/2022)-
- Giáo dục: Giám đốc Sở GD Hòa Bình nói gì về bỏ đề xuất hỗ trợ 1 tỷ đồng cho GS, PGS (GD 27/7/2022)-PGS Nghiêm Đình Vỳ: Việc điều chỉnh Chương trình Lịch sử không phải là xây mới (GD 27/7/2022)-Nhiều lo ngại điểm học bạ bị "làm đẹp", Bộ cần thống kê xem có tăng bất thường? (GD 27/7/2022)-Thầy giáo thương binh hạng 1/4: Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn nghề giáo! (GD 27/7/2022)-Hiệu trưởng không bất ngờ khi một lớp có 40/44 HS đạt trên 9 điểm môn Văn (GD 27/7/2022)-Giáo viên tiết lộ nguyên nhân khiến điểm môn Sinh thấp nhất trong 3 năm qua (GD 27/7/2022)-Lý giải của Sở Giáo dục Quảng Trị về "đột biến" điểm 10 môn Lịch sử (GD 27/7/2022)-Toán, Lý, Sinh, Sử.. điểm 10 không sao, Ngữ văn chấm 10 lại có ý kiến khắt khe? (GD 27/7/2022)-Lịch sử thành môn bắt buộc, có 45 tổ hợp hay 81 tổ hợp chọn môn? (GD 27/7/2022)-Hà Nội công bố top trường có điểm trung bình môn cao nhất kỳ thi tốt nghiệp (GD 27/7/2022)-Thủ khoa khối A01 cả nước: Không đi học thêm, 8.5 IELTS, đạt 35/36 điểm ACT (GD 27/7/2022)-Thủ khoa khối A tỉnh Nghệ An mong trở thành một kỹ sư giỏi (GD 27/7/2022)-Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 của Hà Nội đạt 99,1% (GD 26/7/2022)-
- Phản biện: Lãnh đạo và tầm nhìn (KTSG 25/7/2022)-Tiếng nói của nông dân về thực trạng nông nghiệp, xin chuyển đến Thủ tướng (BVN 24/7/2022)-Lưu Trọng Văn-8 khuyết tật qua một phiên toà dị kỳ (BVN 24/7/2022)-Nguyễn Văn Tuấn-Suy ngẫm (BVN 24/7/2022)-Nguyễn Thọ-Ngành y khủng hoảng trầm trọng (BVN 24/7/2022)-Mạc Văn Trang-Báo chí truyền thông làm nô lệ cho các cơ quan chức năng cho đến bao giờ? (BVN 24/7/2022)-Trương Quang Vinh-Hà Nội có thật lòng muốn “hoà hợp, hoà giải dân tộc” qua vụ ông Tô Văn Lai? (BVN 24/7/2022)-Diễm Thi/RFA-Quyền sở hữu trí tuệ, chuyện không hề nhỏ (BVN 24/7/2022)-Đỗ Ngà-Xét xử quá khứ (BVN 23/7/2022)-Tạ Duy Anh-Mong Chủ tịch Hà Nội nhớ: 'Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất' (VNN 23/7/2022)-Để đất đai không còn là vấn đề tắm máu (BVN 23/7/2022)-Hoàng Tư Giang-Chính quyền Việt Nam lo sợ hoạt động môi trường đi quá xa? Xã hội dân sự (BVN 22/7/2022)-VOA-Tân Chủ tịch Hà Nội và những chuyện dân tình kỳ vọng (VNN 22/7/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Thi hoa hậu đang quá loạn (VNN 22/7/2022)-Dân oan văn hoá (BVN 21/7/2022)-Phạm Đình Trọng-Cái hại của thiếu minh bạch, thiếu thông tin (BVN 21/7/2022)-Đỗ Ngà-Chuyên môn của bộ trưởng (BVN 21/7/2022)-Trần Văn Phúc-GS giải Nobel Vật lý: Ranh giới giữa tài năng xuất chúng và 'kẻ ngốc' (VNN 20/7/2022)-Sống tử tế? (BVN 20/7/2022)-Thái Hạo-Phóng sinh và hệ sinh thái thuỷ sinh (BVN 20/7/2022)-Lê Anh Tuấn-Đọc “xã hội hài hòa” của Trung Quốc: Biết để soi mình, hiểu để rùng mình (BVN 20/7/2022)-Y Chan-Bán thân (BVN 19/7/2022)-Nguyễn Thùy Dương-Y tế sẽ tốt hơn khi bộ trưởng là bác sĩ? (BVN 19/7/2022)-Nguyễn Tuấn-Tàu sắt răng cưa Đà Lạt, hãy cẩn thận với một Cát Linh - Hà Đông mới! (BVN 19/7/2022)-Tướng Mai Bộ: Tội phạm tham nhũng là “giặc nội xâm”, không thể khoan nhượng (GD 19/7/2022)-Chọn người hiền tài: Hào kiệt đời nào cũng có (TVN 19/7/2022)-Đinh Đức Sinh-Thiếu người hay đổi mới tư duy (BVN 18/7/2022)-Huy Đức-Bộ trưởng và sự “kiêu ngạo cộng sản” (BVN 17/7/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Lỡm (BVN 17/7/2022)-Nguyễn Huy Cường-Chúng ta đang sống thế nào? (BVN 16/7/2022)-Mai Quốc Ấn-Những nghịch lý tăng trưởng (TVN 14/7/2022)-Tư Giang-
- Thư giãn: Ngã ngửa sự thật về loại nho quý tộc “giá trên trời” vẫn “cháy hàng“ (VNN 27/7/2022)-Những góc chụp như ở Nhật Bản 'hút hồn' du khách tại bảo tàng Hà Nội (VNN 25/7/2022)-
(KTSG) – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế mới đang gây sự chú ý do không có chuyên môn về y tế, vì sợ rằng không biết về vaccine hay đọc bệnh án thì sao điều hành được một bộ toàn chuyên gia y tế. Phong thanh về tân Chủ tịch thành phố Hà Nội cũng vậy, kiểu như nếu không phải người Hà Nội sao quản lý được thủ đô. Tất cả chỉ là cảm tính của mỗi người, đúng có, sai có…
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới James Wolfensohn với tầm nhìn toàn cầu
Thời làm cho Ngân hàng Thế giới (WB) từ năm 1995-2015, cả ở Hà Nội và Washington DC, tôi chứng kiến ông Chủ tịch WB James Wolfensohn thể hiện tầm nhìn ra sao trong nhiệm kỳ 10 năm từ 1995-2005, là chủ tịch thứ 3 làm hai nhiệm kỳ liên tiếp, chỉ sau hai ông Eugene R. Black và Robert McNamara.
Khi vào WB được vài tuần (tháng 7-1995), ông James Wolfensohn thăm hơn 30 nước châu Phi, châu Á, Mỹ Latinh vay vốn của WB xem họ làm ăn ra sao và phương thức WB quản lý nguồn vốn được thực hiện như thế nào. Ông phát hiện cách mà WB hoạt động mang hơi hướng tập trung hóa tại đại bản doanh (headquarter – HQ), nghĩa là nhân viên đi về giữa các nước, thăm dự án WB, gặp gỡ quan chức sở tại, đánh giá và bay về Mỹ viết báo cáo hàng trăm trang trong khách sạn 5 sao với vé máy bay hạng thương gia. Những kiến thức chuyên môn sâu về dự án của nước sở tại bị bỏ qua.
Đó là chưa kể có dự án chỉ thực hiện trên giấy, ông tới thăm cái cầu do vốn WB tài trợ thì chả có cái cầu nào. Đó là corruption – tham nhũng mà ông gọi là bệnh ung thư trong vay vốn để phát triển. Những khẩu hiệu như đấu tranh chống đói nghèo, chống tham nhũng do ông khởi xướng đều mang tính toàn cầu sau đó.
Việc giám sát từ xa các dự án không hiệu quả do đi lại tới nửa vòng trái đất, thế là ông quyết định decentralization – phi tập trung hóa HQ và trao quyền cho các văn phòng khu vực. Từ đó có chức giám đốc quốc gia tương đương như đại sứ có quyền lớn trong việc ra quyết định, cán bộ chương trình được lấy từ nguồn lực tại chỗ vì họ hiểu quốc gia của họ hơn và cũng là nguồn nhân lực cho phát triển quốc gia vay vốn.
Văn phòng WB tại Việt Nam khi bắt đầu hoạt động vào năm 1994 chỉ có một ông trưởng đại diện và bốn nhân viên sở tại nhưng một năm sau đó đã lên 25 người do quyết định trên và hôm nay có khoảng 150 nhân viên.
Vài lần tôi được bắt tay James Wolfensohn. Một lần đáng nhớ ở Hà Nội, tại 53 Trần Phú, khi ông thăm Việt Nam trong chuyến khảo sát. Ông hỏi tôi làm gì, tôi bảo làm về công nghệ thông tin (IT). Ông cười, chẳng hiểu IT là gì, nhưng ông biết IT nghĩa là nhấn cái nút cho đúng – press a right button. Bạn thử mà xem, nhấn chuột sai, bạn sẽ không đi tới đâu.
Anh Lê Vũ, sếp IT của tôi về mạng toàn cầu kể, James Wolfensohn gọi anh và ông Phó chủ tịch IT lên gặp, chỉ nói mỗi một câu, WB đang cần phải phi tập trung nên IT cũng phải cung cấp công cụ cho nhân viên tại HQ và các quốc gia theo môi trường mới. Chỉ một câu đó thôi, WB đã có mạng toàn cầu nối 110 nước trên thế giới, nhân viên hội họp qua cầu truyền hình, bớt phải bay đi hàng chục ngàn ki lô mét để giám sát dự án, nhân viên giỏi sở tại được nâng lên thành trưởng dự án là thường. Điều đó nói lên tầm nhìn chiến lược của người lãnh đạo quan trọng ra sao trong thay đổi cấu trúc của tổ chức lớn như WB.
Lãnh đạo và quản lý
Khi tổ chức/doanh nghiệp nhỏ bé thì người lãnh đạo kiêm luôn quản lý, nhưng khi có đến hàng ngàn người hay mấy chục ngàn như tổ chức quốc tế WB, UN có thương hiệu, văn hóa công sở, thì phân biệt rõ vai trò của lãnh đạo và quản lý vô cùng quan trọng. Người lãnh đạo phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược, coi trọng đại cục, tư duy tổng hợp.
Học giả Warren Bennis chuyên về lãnh đạo và quản lý có câu nổi tiếng “Management is doing things right. Leadership is doing the right things – Quản lý là làm việc cho đúng với chỉ đạo, Lãnh đạo là làm cho đúng việc (chỉ đạo cho đúng)”.
Chủ tịch thành phố (các nước hay gọi là thị trưởng – mayor) như Hà Nội với 7-8 triệu dân thuộc tầm chính trị gia, dưới chủ tịch là các nhà quản lý (các sở, ban, ngành). Thị trưởng là lãnh đạo chứ không phải quản lý thành phố. Bộ trưởng một bộ cũng vậy, cũng có ban ngành, có các địa phương, có hàng chục ngàn nhân viên, phải là người lãnh đạo.
Lãnh đạo tập trung vào vai trò, quản lý tập trung vào chức năng. Lãnh đạo dẫn dắt bằng định hướng và mục tiêu, trong khi quản lý hướng dẫn thực hiện định hướng và đạt mục tiêu. Để làm được việc (do right things) thì lãnh đạo phải biết gây ảnh hưởng, động viên, khích lệ và dẫn dắt, trong khi quản lý (do things right) phải đảm bảo công việc hàng ngày được thực thi hiệu quả. Nếu lẫn lộn giữa lãnh đạo và quản lý thì chúng ta có lãnh đạo ngồi nhầm ghế, trước sau cũng… bay.
Lãnh đạo phải có tầm nhìn
Khi ngồi vào ghế lãnh đạo nếu có kỹ năng cơ bản, có tầm nhìn chiến lược, nhậm chức sau 100 ngày đầu tiên, nếu tìm ra từ đống bùng nhùng cần tháo gỡ và đưa ra một chiến lược thay đổi cho phù hợp thì cho dù ngoài ngành hay không phải dân gốc, họ cũng thành công. Kinh nghiệm lãnh đạo cũ đôi lúc phải quên đi.
Ví dụ, vừa ngồi vào ghế thấy nơi mới chưa có bức tượng như quê nhà liền nghĩ để lại dấu ấn là dựng tượng y chang, thấy tòa nhà cao tầng nhức mắt, đòi cắt ngọn, đó là tầm của người quản lý hè phố. Nhưng ra một quy chế, kể từ nay trong vòng bán kính 3 ki lô mét, không một tòa nhà nào được cao hơn nhà Quốc hội (không ai được ngồi lên pháp luật), thì đó là định hướng của người lãnh đạo có tầm nhìn. Xanh hóa thành phố là chủ trương trong vòng năm năm tới là một ví dụ khác.
Hoặc tại Bộ Y tế vấn đề đau đầu là dịch vụ y tế xuống cấp, giá cả lẫn lộn giữa bao cấp và dịch vụ cao cấp, trong khi quốc gia với GDP đi lên, thì cải tổ dịch vụ và giá cả là ưu tiên hàng đầu. Đã là cấp cứu thì bệnh viện tư hay công đều phải tiếp nhận, cứu người trước, giá cả tính sau, không để người bị tai nạn sắp chết mà người nhà đôn đáo tìm tiền nộp rồi mới được mổ.
Mỗi người chỉ cần 5 điểm chiến lược đề ra khi ngồi ghế nóng mà thực hiện được 3 hay 4 là dân tin bộ trưởng hay chủ tịch ngay.
Ông McNamara, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thời chiến tranh Việt Nam, được coi là một thiên tài đến từ Đại học Berkeley danh tiếng đã vực dậy Công ty sản xuất xe Ford. Vào Lầu Năm góc ông đã làm rung chuyển cả ngôi nhà hình sao này vì cách quản lý hiệu quả, đầu tiên dùng máy tính vào xử lý dữ liệu chiến tranh.
Rời Lầu Năm góc, McNamara tới WB làm chủ tịch lâu nhất 13 năm liền, biến trung tâm tài chính quốc tế này thành một tổ chức năng động. WB đã tuyệt như thế nhưng khi James Wolfensohn, một thương gia, vào ngồi ghế đó lại thay đổi cho tốt hơn với tầm nhìn toàn cầu về chống đói nghèo, chống tham nhũng và phi tập trung hóa WB nên mới có 55% nhân viên thuộc các nước vay vốn và 45% là từ HQ mà bắt đầu chỉ là vài phần trăm cán bộ sở tại.
Cả Hà Nội và Bộ Y tế vừa rồi đều có người đứng đầu bị bắt kèm theo hàng loạt cán bộ dưới quyền xộ khám, chứng tỏ một thời gian dài người lãnh đạo không phải là lãnh đạo, quản lý cũng không phải. Họ không có tố chất lãnh đạo mới sinh ra chuyện lao lý, dân cho là không oan uổng lắm đâu. Những lãnh đạo mới đến nhận một di sản đã tan hoang quả là thách thức lớn. Tuy nhiên, có tầm nhìn, có tâm, có chiến lược, có kỹ năng cơ bản, họ sẽ tìm ra lối thoát cho thủ đô và ngành y.
Có truyện vui trên mạng. Trong chợ có ba chú chim đem bán. Chú thứ nhất có giá 5.000 đồng, biết dùng vi tính. Chú thứ hai có giá 10.000 đồng vì biết lập trình. Chú chim thứ ba có giá 20.000 đồng, không biết sử dụng máy tính càng không thạo lập trình, nhưng biết hót để gọi hai chú chim kia bay đến đúng lúc và làm đúng thao tác, đó là chú chim… lãnh đạo.
HM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét