ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Abe Shinzo: Chính trị gia định hình nước Nhật thời hiện đại (VNN 10/7/2022)-Ông Zelensky sa thải nhiều đại sứ, Mỹ viện trợ thêm 368 triệu USD cho Ukraine (VNN 10/7/2022)-Diễn biến chi tiết vụ cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát (VNN 9/7/2022)-G20 không thống nhất về Ukraine, Tổng thống Nga Putin ra cảnh báo mới (VNN 9/7/2022)-Ông Putin thách thức phương Tây, Liên Hợp Quốc cảnh báo 50 triệu người 'mấp mé' nạn đói (VNN 8/7/2022)-Phản ứng của lãnh đạo các nước khi Thủ tướng Anh từ chức (VNN 8/7/2022)-Ukraine phủ nhận mất 2 hệ thống HIMARS, cáo buộc Nga không kích một trường đại học (VNN 7/7/2022)-Khoảnh khắc pháo tự hành Slovakia viện trợ bị Nga phá hủy ở Ukraine (VNN 7/7/2022)-Khuyên Thủ tướng Johnson từ chức, Bộ trưởng Anh bị sa thải ngay sau đó (VNN 7/7/2022)-Bí mật bộ máy an ninh, tình báo Ba Lan (VNN 7/7/2022)-Hé lộ nội dung thảo luận giữa ngoại trưởng Mỹ-Trung bên lề họp G20 (VNN 6/7/2022)-Đội tàu tác chiến tinh nhuệ trong hạm đội Biển Đen của Nga (VNN 6/7/2022)-NATO sẽ thay đổi như thế nào sau khi Thụy Điển, Phần Lan gia nhập? (VNN 6/7/2022)-Ukraine tiết lộ Nga tung hết quân dự bị vào mặt trận Luhansk (VNN 6/7/2022)-Ông Putin tuyên bố chiến thắng ở Luhansk, Anh giáng thêm đòn trừng phạt Nga (VNN 5/7/2022)-Lỗ hổng chiến lược của các nước lớn nhìn từ chiến sự Nga-Ukraine (VNN 5/7/2022)-Nga tuyên bố kiểm soát được thành phố quan trọng ở đông Ukraine (VNN 4/7/2022)-Lysychansk thất thủ, Tổng thống Ukraine tuyên bố quyết giành lại từ Nga (VNN 4/7/2022)-Hé lộ đường dây buôn bán vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine (VNN 4/7/2022)-40 năm Công ước Luật biển: Bảo vệ quyền tự do hàng hải, giải quyết các tranh chấp (VNN 3/7/2022)-Ukraine khẳng định Lysychansk không bị bao vây, Belarus cáo buộc Kiev tấn công (VNN 3/7/2022)-
- Trong nước: Bộ Chính trị: Đẩy nhanh tiến độ truy tố, xét xử các vụ tham nhũng lớn (GD 8/7/2022)-Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong (GD 8//7/2022)-Đích đến cuối cùng của cuộc đấu tranh 'sinh - tử' với giặc nội xâm (VNN 7/7/2022)-Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc kỳ họp lần thứ 6, khóa X (GD 6/7/2022)-Báo Pháp luật VN bị phạt 325 triệu đồng, đình bản báo điện tử 3 tháng (GD 6/7/2022)-Phiên toà trực tuyến, hướng đi mới của tố tụng (VNN 6/7/2022)-Đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS từ năm học 2022-2023 (GD 4/7/2022)-‘Bẫy tình dục’ ở Tây Ban Nha, nghệ sĩ bị tố hiếp dâm và bài học đắt giá (VNN 4/7/2022)-Quan chức bị bắt và những đồn đoán 'kỳ dị' (VNN 3/7/2022)-Khánh Ly bị rối loạn tiêu hóa vì stress, tặng 200 triệu cho trẻ mồ côi vì Covid-19 (VNN 2/7/2022)-
- Kinh tế: Quản lý thị trường: Không xử phạt vụ đổ 500 nghìn xăng, hút ra chỉ 9,5 lít (VNN 10/7/2022)-Phạt tiền, giữ cả xe, dân thiếu ý thức vẫn đổ xô chụp ảnh, check-in trên cầu Thủ Thiêm 2 (VNN 10/7/2022)-Cả thế giới đã thay đổi, Việt Nam vẫn hái trên cành, ăn tươi nguyên quả (VNN 10/7/2022)-Nha Trang muốn đấu giá 78 lô đất biệt thự (VNN 10/7/2022)-Những lần ‘đi đêm’ của ‘trùm’ buôn lậu xăng dầu với cựu sỹ quan quân đội (VNN 10/7/2022)-Một lời cam kết với toàn cầu buộc ngành điện Việt Nam phải thay đổi (VNN 10/7/2022)-Ứng dụng VssID xoá bỏ nỗi lo mất thẻ giấy khi khám chữa bệnh (GD 10/7/2022)-Hàng chục nghìn dịch vụ kỹ thuật đang được Bảo hiểm y tế chi trả (GD 10/7/2022)-Nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam: Đừng để quá trễ! (KTSG 10/7/2022)-Siết hơn nữa tín dụng bất động sản? (KTSG 10/7/2022)-Chứng khoán sẽ phục hồi vào cuối năm? (KTSG 10/7/2022)-Khám phá âm nhạc cổ điển (KTSG 10/7/2022)-Cỗ máy sản xuất công nghiệp Mỹ bắt đầu ‘ngấm đòn’ chi phí năng lượng (KTSG 9/7/2022)-Châu Âu tranh mua khí đốt làm căng thẳng nguồn cung năng lượng của châu Á (KTSG 9/7/2022)-
- Giáo dục: Hải Phòng triển khai tuyển sinh đầu cấp trực tuyến: Bất cập cần được gỡ sớm (GD 10/7/2022)-Khi miễn học phí bậc THCS, nguồn kinh phí để đảm bảo nhà trường sẽ lấy từ đâu? (GD 10/7/2022)-GS.TS Lê Kim Truyền: Người dành trọn cuộc đời với mái trường Thủy lợi (GD 10/7/2022)-Hải Phòng đã nỗ lực, trách nhiệm vì một kỳ thi an toàn, thành công! (GD 10/7/2022)-"Thủ thuật" bán SGK "bia kèm lạc" trường không ép mà phụ huynh vẫn phải mua (GD 10/7/2022)-Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 6 trường Amsterdam (GD 10/7/2022)-Nữ sinh đỗ thủ khoa 3 trường chuyên nổi tiếng Hà Nội (VNN 10/7/2022)-
- Phản biện: Cán bộ tham nhũng trả lại tiền không xử lý hình sự: Tôi e sẽ tăng thêm tiêu cực (GD 10/7/2022)-Bốn tiếng ‘liệt sĩ vô danh’ thiêng liêng vô cùng, sao phải đổi? (VNN 10/7/2022)-Thành Huế-Những mảnh ghép về Hà Nội (BVN 9/7/2022)-Nguyễn Quang Dy-Giấc mơ từ một cái chết (BVN 9/7/2022)-Tuấn Khanh-Đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS, các trường có ý kiến gì? (GD 8/7/2022)-Đề xuất miễn học phí THCS: Phụ huynh vui mừng, chuyên gia ủng hộ (GD 7/7/2022)-"Hà Nội sẽ vội... đừng lo" (GD 6/7/2022)-Xuân Dương-Từ bài học về cán bộ, làm gì để 3 đầu tàu lấy lại phong độ? (TVN 5/7/2022)-Đăng Tấn-Chống tham nhũng đã “không có ngoại lệ”, dính chàm đừng mong "hạ cánh an toàn" (GD 4/7/2022)-Vũ khí quan trọng nhất bị bỏ quên (BVN 4/7/2022)-Tô Văn Trường-Vụ Việt Á và chuyện lương y không vụ lợi (VNN 4/7/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Tham nhũng diễn biến phức tạp khi thu hồi tài sản, kỷ luật rồi bỏ qua (VNN 4/7/2022)-Nên chăng tạo biểu tượng tín ngưỡng mới? (KTSG 2/7/2022)-Nguyễn Minh Hòa-Phòng chống tham nhũng không chịu bất cứ tác động không trong sáng nào (VNN 30/6/2022)-Thu Hằng-Án tham nhũng, có 37 bị cáo nguyên là cán bộ diện Trung ương quản lý (VNN 29/6/2022)-Then chốt là Bí thư tỉnh, thành phố phải trong sạch, có năng lực (GD 28/6/2022)-Ngân Chi-Hết lo 'kỷ luật nhiều như thế lấy ai để làm việc' (TVN 27/6/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Vụ kit test Việt Á: Phép thử cho sự liêm chính của cán bộ (GD 27/6/20220-Mạnh Đoàn-Sứ mệnh của báo chí cách mạng với khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng (VNN 21/6/2022)-BTTT-Viết giữa hai dòng chữ trên báo và trên Facebook (VNN 20/6/2022)-Tư Giang-
- Thư giãn: Gu thời trang tinh tế giúp Tổng thống Pháp "đốn tim" cử tri (VNN 10/7/2022)-Cô gái bỏ việc đi du lịch, sống 2 tháng như dân biển ở 'tiểu Maldives Việt Nam' (VNN 8/7/2022)-
TTO - “Tất cả các bia mộ liệt sĩ còn ghi là "vô danh" đều phải khắc lại tên mới là "liệt sĩ chưa xác định được tên". Năm 2023 phải xong việc điều chỉnh thông tin trên bia mộ liệt sĩ”, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nói.
Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại cuộc gặp mặt - Ảnh: GIÁP TỐNG
Ngày 5-7 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Quảng Trị về công tác lao động, người có công nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ.
Liên quan tới việc điều chỉnh thông tin trên bia mộ mà đoàn công tác tỉnh Quảng Trị kiến nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo cần thực hiện quyết liệt việc đổi tên bia mộ.
"Không liệt sĩ nào là vô danh, những liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán. Vì vậy việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện, thống nhất tên trên những tấm bia này là "liệt sĩ chưa xác định được thông tin", không để "vô danh" nữa.
Năm 2023 phải hoàn thành điều chỉnh thông tin 24.720 mộ liệt sĩ thống nhất theo mẫu tên, cùng một loại đá, làm đẹp, làm dày dặn, chữ khắc sâu", bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng yêu cầu quá trình triển khai tu sửa và khắc lại tên trên bia mộ liệt sĩ cần có sự bàn bạc với địa phương, đặc biệt không được để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng cho biết điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn nhưng những vấn đề như an sinh xã hội, chăm sóc người có công là một trong những ưu tiên của Quảng Trị. Cùng với ngân sách hỗ trợ của trung ương, ngân sách tỉnh cũng đã dành những khoản kinh phí tương đối đầy đủ cho các hoạt động an sinh xã hội.
Tuy nhiên, Bí thư Lê Quang Tùng cho biết, hiện người Quảng Trị di cư đi làm việc tại các địa phương khác khá lớn với hơn 70.000 người, trong đó chủ yếu lao động, làm việc tại các tỉnh phía Nam. Đợt COVID-19 bùng phát, chỉ trong thời gian ngắn đã có khoảng 30.000 lao động từ các tỉnh trở về quê. Ngân sách địa phương đã chi hỗ trợ để người dân ổn định cuộc sống.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm GDP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. "Kinh tế Quảng Trị bắt đầu từ văn hóa, du lịch của Quảng Trị cũng bắt đầu từ du lịch văn hóa, du lịch tâm linh… đây là hướng đi đúng.
Quảng Trị là vùng đất thiêng, mỗi mảnh đất là biết bao bom đạn, xương máu của chiến sĩ, đồng bào hy sinh. Điều này đã tạo nên giá trị văn hóa, sức mạnh của con người và vùng đất Quảng Trị.
Những ngày tháng 7 người dân cả nước đến Quảng Trị không phải vì vấn đề kinh tế mà chính là về với văn hóa, bắt đầu từ tâm linh. Vì vậy Quảng Trị phải phát huy sức mạnh này", bộ trưởng nói.
![]() |
Quy tập hài cốt liệt sĩ ở Đồng Nai. |
Trước thông tin này, một số ý kiến trên các trang mạng xã hội cho rằng việc thay đổi nội dung bia mộ liệt sĩ là không cần thiết và tốn kém.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về việc này, lãnh đạo Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết việc đổi tên đã được nêu rất rõ ràng trong Nghị định 131/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Cụ thể, khoản c, điều 152 về quản lý, chăm sóc công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ có quy định trên bia mộ liệt sĩ phải ghi thống nhất họ và tên, ngày sinh… “trường hợp không có thông tin thì trên bia mộ ghi “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin”.
Bàn thêm về việc đổi nội dung bia mộ liệt sĩ, ông Hoàng Công Thái, nguyên Cục trưởng Cục Người có công, cho rằng việc thay đổi tên bia mộ liệt sĩ vô danh được bàn từ lâu, vì có ý kiến cho rằng để vô danh là “hơi vô cảm’, vì liệt sĩ nào cũng có tên tuổi, địa chỉ, gia đình, quê quán...
“Những liệt sĩ này chưa xác định được thông tin chứ không phải vô danh. Do vậy trên bia mộ ghi “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” sẽ chính xác hơn”- ông Hoàng Công Thái nói.
Cũng theo ông Thái, việc đổi nội dung trên bia mộ có hai ý nghĩa. Một là đúng bản chất không có liệt sĩ nào vô danh, hai là sẽ thúc đẩy trách nhiệm phối hợp tìm kiếm thông tin liệt sĩ.
VL
BỘ TRƯỞNG ĐÀO NGỌC DUNG HIỂU SAI HAI CHỮ 'VÔ DANH'
THÁI HẠO /TD 6-7-2022
Hơn 20.000 bia mộ “liệt sĩ vô danh” đã được tỉnh Quảng Nam đổi thành “liệt sĩ chưa xác định được thông tin” (Hơn 20.000 bia mộ được xóa tên 'vô danh' ở Quảng Nam)
Chi phí đặt mặt bia, thuê nhân công, ráp vào sẽ tốn 300 nghìn đồng/phần mộ. Ngân sách nhà nước đã chi khoảng 6 tỷ đồng để Quảng Nam thực hiện việc này.
Hiện nay, trên cả nước còn gần 300.000 liệt sĩ chưa xác định được thông tin về tên, tuổi, quê quán. Bộ LĐ-TB&XH đang quyết liệt chỉ đạo tất cả các bia mộ liệt sĩ còn ghi là "vô danh" đều phải khắc lại tên mới là "liệt sĩ chưa xác định được tên".
Bia mộ Liệt sĩ vô danh ở Quảng Nam đã được đổi thành "Liệt sĩ chưa xác định được thông tin'
Về vấn đề đổi tên trên bia mộ “liệt sĩ vô danh” thành ‘liệt sĩ chưa xác định được tên”, độc giả Hoàn Dân bày tỏ: “Hãy cứ để những chiến sĩ dũng cảm hy sinh ấy được mang bia mộ Liệt sĩ vô danh, vì họ đã cùng nhau hóa thân vào non sông, đất nước này. Họ còn lưu danh mãi với lịch sử”.
“Những liệt sĩ không để lại danh tính được mọi người tưởng niệm với tâm thành kính là ''liệt sĩ vô danh'', từ trước tới nay không có gì thất kính. Nay, bia mộ họ lại được đổi tên ''liệt sĩ chưa xác định thông tin'', điều này đồng nghĩa là ''sẽ xác định thông tin'', vậy lúc nào sẽ ''xác định'' được?”, bạn đọc Khả Lửng Lê Nguyễn nêu quan điểm.
Bạn đọc Lê Hùng cho hay: “Cá nhân tôi thích tên bia mộ cũ hơn, vì nó mang ý nghĩa thiêng liêng. Dòng chữ "Chưa xác định được thông tin" chỉ nên để trong văn bản, không nên khắc lên bia mộ. Các cơ quan chức năng nên làm khảo sát, lấy ý kiến của các lão thành cách mạng, thân nhân liệt sĩ, lãnh đạo ở các địa phương trên cả nước”.
Còn bạn đọc Khanh Lê viết: “Bốn tiếng liệt sĩ vô danh bình dị mà linh thiêng sâu sắc, sao chúng ta phải đổi lại?”.
“Ý nghĩa của từ Liệt sĩ vô danh không sai vì được hiểu rằng do chưa xác định được tên của liệt sĩ chứ không phải là liệt sĩ đang nằm trong nấm mộ không có tên. Theo tôi, chúng ta chỉ sửa lại tên trong trường hợp đã xác định chính xác tên của liệt sĩ, còn không thì vẫn nên để nguyên”, bạn Si Tran Van bày tỏ quan điểm.
Ngân sách nên dành cho việc thiết thực hơn
Bạn đọc Quý Lê cho rằng, hãy để số tiền sửa bia mộ đó cho những việc có ý nghĩa, thiết thực hơn. “Liệt sĩ vô danh là liệt sĩ chưa xác định được tên, ai cũng hiểu một cách trân trọng như thế, không nên cố tình hiểu theo các nghĩa khác để rồi tiêu tốn ngân sách”, bạn đọc bày tỏ.
Học sinh thắp nến tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Quỳnh Anh
“Gọi thế nào không quan trọng, điều quan trọng hơn là chúng ta hãy khắc ghi sự hy sinh cao cả của những người đã giành lại độc lập cho đất nước và dành sự quan tâm, chia sẻ nhiều hơn nữa đến thân nhân của người đã khuất”, bạn Văn Khoa Nguyễn viết.
Đồng quan điểm, bạn Bình Nguyễn, Nhân Ái cho rằng, số tiền đó hãy để chăm lo cho các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình người có công, những người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét