ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ukraine công bố tổn thất, Nga nói sẵn sàng khôi phục đàm phán với Kiev (VNN 25/7/2022)-Ba Lan hé lộ tham vọng thiết lập lục quân mạnh nhất châu Âu (VNN 25/7/2022)-Ukraine nói đạt bước tiến ở Kherson, nhiều nghị sĩ Mỹ tới thăm Kiev (VNN 24/7/2022)-Khủng hoảng tại Sri Lanka tạo thời cơ cho Ấn Độ ‘thế chân’ Trung Quốc (VNN 24/7/2022)-Ukraine kêu gọi công dân tiết lộ vị trí lực lượng Nga, Moscow phủ nhận tập kích Odesa (VNN 24/7/2022)-Người Ukraine được tị nạn ở Mỹ như thế nào? (KTSG 24/7/2022)-Giải pháp tái thiết quan hệ Australia - Trung Quốc (VNN 23/7/2022)-Nga tuyên bố phá hủy pháo Mỹ, nông dân Ukraine lo về thỏa thuận ngũ cốc (VNN 23/7/2022)-Ukraine nói thỏa thuận ngũ cốc có lợi, EU duyệt viện trợ quân sự cho Kiev (VNN 23/7/2022)-Các đảo quốc Thái Bình Dương trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung (VNN 22/7/2022)-Donald Trump, kẻ lạ mặt (BVN 22/7/2022)-Ukraine nói có thể gây tổn thất lớn cho Nga, Moscow trả đũa Australia (VNN 22/7/2022)-Ông Zelensky tố Nga pháo kích dân thường, Ukraine 'tóm' UAV bí mật của Moscow (VNN 22/7/2022)-Italia lún sâu vào khủng hoảng, tổng thống giải tán quốc hội (VNN 22/7/2022)-Anh nhận định thiệt hại quân số của Nga, thành phố lớn thứ hai Ukraine bị pháo kích (VNN 22/7/2022)-Lầu Năm Góc khẳng định Nga chưa phá hủy hệ thống HIMARS nào (VNN 22/7/2022)-Lithuania gửi khí tài cho Ukraine, Kiev nói EU sắp thêm gói trừng phạt Nga (VNN 21/7/2022)-Trung Quốc kêu gọi 'ngừng bắn', Đức cắt giảm viện trợ quân sự với Ukraine (VNN 21/7/2022)-Sri Lanka: Đánh đuổi độc tài từ kinh nghiệm biểu tình ở Ukraina và Hồng Kông (BVN 21/7/2022)-Thụy My-
- Trong nước: Liệt sĩ chưa xác định danh tính cần được lưu giữ ADN càng sớm càng tốt (VNN 25/7/2022)-Bắt cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa liên quan dự án 'đất vàng giá bèo' (VNN 24/7/2022)-Tổng Bí thư gặp mặt các đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc (GD 23/7/2022)-Bắt cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Xuân Thanh (VNN 23/7/2022)-Tân Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ưu tiên tạo đột phá trên 3 lĩnh vực (GD 22/7/2022)-Tám cán bộ Cục dự trữ Nhà nước bị bắt, Bộ Tài chính chỉ đạo khẩn (VNN 22/7/2022)-Ngày đầu xử vụ ‘Tịnh thất Bồng Lai’: Ông Lê Tùng Vân phủ nhận vai trò cầm đầu (VNN 21/7/2022)-Một số điểm mới về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (GD 20/7/2022)-Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu sơ kết 6 tháng ngành TT&TT (VNN 19/7/2022)-Cựu đại tá bị cáo buộc bảo kê ‘trùm’ buôn lậu: ‘Nếu tôi làm như vậy, cứ bắn...’ (VNN 19/7/2022)-Bộn bề chính là cơ hội lãnh đạo đích thực cho quyền Bộ trưởng Y tế (TVN 18/7/2022)-Phạt 7,5 triệu đồng người đăng tin sai sự thật về 3 lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật (VNN 17/7/2022)-Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật BTV Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kỳ 2015 - 2020 (GD 16/7/2022)-
- Kinh tế: Điểm danh top 5 tỉnh thành đứng đầu mọi 'bảng xếp hạng' hot nhất Việt Nam (VNN 25/7/2022)-Hoa hậu diện váy ngắn cũn cỡn khoe thân rong phố: Vì đâu nên nỗi? (VNN 25/7/2022)-Bí thư Hòa Bình Ngô Văn Tuấn làm Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (VNN 25/7/2022)-Cho đi 6 tỷ USD, Bill Gates vẫn lọt Top 5 người giàu nhất thế giới (VNN 25/7/2022)-Tại sao vũ khí laser tối tân của Israel vẫn cần đến công nghệ Mỹ? (VNN 25/7/2022)-Tuần lễ vàng nhận ngàn ưu đãi dịp sinh nhật Thu Cúc (KTSG 25/7/2022)-Bloomberg xướng tên Grand Marina, Saigon là dự án bất động sản hàng hiệu tham vọng nhất của Marriott (KTSG 25/7/2022)-Lãnh đạo và tầm nhìn (KTSG 25/7/2022)-Sách là người (KTSG 24/7/2022)-Tỷ giá giữa muôn vàn sóng gió (KTSG 24/7/2022)-Cơn khát khí đốt toàn cầu thử thách năng lực cung ứng của Mỹ (KTSG 24/7/2022)-
- Giáo dục: Khi ĐKXT, thí sinh lưu ý: Điểm sàn thường thấp hơn điểm trúng tuyển nhiều (GD 25/7/2022)-Nữ sinh trường Đoan Hùng xuất sắc trở thành thủ khoa khối C tỉnh Phú Thọ (GD 25/7/2022)-Hòa Bình lên phương án giáo viên dạy liên trường, khoảng cách dưới 10km (GD 25/7/2022)-Hải Phòng lọt top 5 địa phương đạt điểm trung bình các môn thi cao nhất cả nước (GD 25/7/2022)-Đạt 5 điểm bài thu hoạch bồi dưỡng SGK là đủ điều kiện dạy lớp 3,7,10 có quá dễ? (GD 25/7/2022)-Dự đoán điểm chuẩn vào đại học sẽ không biến động nhiều (GD 25/7/2022)-8 cơ sở giáo dục tại Hà Nội chưa đủ điều kiện tuyển sinh vào lớp 10 (GD 25/7/2022)-Nhà giáo có quyền có “cái lý” của mình? (GD 25/7/2022)-Trường ĐH yêu cầu thí sinh cam kết xếp ưu tiên nguyện vọng 1 có thể bị xử phạt (GD 25/7/2022)-Chuyên gia lý giải hiện tượng năm nay điểm 10 môn Lịch sử tăng “đột biến” (GD 25/7/2022)-Thủ khoa toàn quốc với 3 điểm 10: Em không áp lực điểm số, thành tích (GD 25/7/2022)-Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố kết quả, phổ điểm kỳ thi đánh giá tư duy (GD 25/7/2022)-Lý do khiến phổ điểm môn Ngữ văn năm nay ổn định và có "nhích" hơn năm 2021 (GD 25/7/2022)-Thủ khoa khối D toàn quốc tự học ngoại ngữ ở nhà (VNN 25/7/2022)- Thực hư vụ thí sinh đạt trên 28 điểm khối A trượt tốt nghiệp (VNN 25/7/2022)-Top địa phương dẫn đầu các môn thi và tổ hợp xét tuyển đại học (VNN 25/7/2022)-
- Phản biện: Tiếng nói của nông dân về thực trạng nông nghiệp, xin chuyển đến Thủ tướng (BVN 24/7/2022)-Lưu Trọng Văn-8 khuyết tật qua một phiên toà dị kỳ (BVN 24/7/2022)-Nguyễn Văn Tuấn-Suy ngẫm (BVN 24/7/2022)-Nguyễn Thọ-Ngành y khủng hoảng trầm trọng (BVN 24/7/2022)-Mạc Văn Trang-Báo chí truyền thông làm nô lệ cho các cơ quan chức năng cho đến bao giờ? (BVN 24/7/2022)-Trương Quang Vinh-Hà Nội có thật lòng muốn “hoà hợp, hoà giải dân tộc” qua vụ ông Tô Văn Lai? (BVN 24/7/2022)-Diễm Thi/RFA-Quyền sở hữu trí tuệ, chuyện không hề nhỏ (BVN 24/7/2022)-Đỗ Ngà-Xét xử quá khứ (BVN 23/7/2022)-Tạ Duy Anh-Mong Chủ tịch Hà Nội nhớ: 'Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất' (VNN 23/7/2022)-Để đất đai không còn là vấn đề tắm máu (BVN 23/7/2022)-Hoàng Tư Giang-Chính quyền Việt Nam lo sợ hoạt động môi trường đi quá xa? Xã hội dân sự (BVN 22/7/2022)-VOA-Tân Chủ tịch Hà Nội và những chuyện dân tình kỳ vọng (VNN 22/7/2022)-Nguyễn Đăng Tấn-Thi hoa hậu đang quá loạn (VNN 22/7/2022)-Dân oan văn hoá (BVN 21/7/2022)-Phạm Đình Trọng-Cái hại của thiếu minh bạch, thiếu thông tin (BVN 21/7/2022)-Đỗ Ngà-Chuyên môn của bộ trưởng (BVN 21/7/2022)-Trần Văn Phúc-GS giải Nobel Vật lý: Ranh giới giữa tài năng xuất chúng và 'kẻ ngốc' (VNN 20/7/2022)-Sống tử tế? (BVN 20/7/2022)-Thái Hạo-Phóng sinh và hệ sinh thái thuỷ sinh (BVN 20/7/2022)-Lê Anh Tuấn-Đọc “xã hội hài hòa” của Trung Quốc: Biết để soi mình, hiểu để rùng mình (BVN 20/7/2022)-Y Chan-Bán thân (BVN 19/7/2022)-Nguyễn Thùy Dương-Y tế sẽ tốt hơn khi bộ trưởng là bác sĩ? (BVN 19/7/2022)-Nguyễn Tuấn-Tàu sắt răng cưa Đà Lạt, hãy cẩn thận với một Cát Linh - Hà Đông mới! (BVN 19/7/2022)-Tướng Mai Bộ: Tội phạm tham nhũng là “giặc nội xâm”, không thể khoan nhượng (GD 19/7/2022)-Chọn người hiền tài: Hào kiệt đời nào cũng có (TVN 19/7/2022)-Đinh Đức Sinh-Thiếu người hay đổi mới tư duy (BVN 18/7/2022)-Huy Đức-Bộ trưởng và sự “kiêu ngạo cộng sản” (BVN 17/7/2022)-Nguyễn Ngọc Chu-Lỡm (BVN 17/7/2022)-Nguyễn Huy Cường-Chúng ta đang sống thế nào? (BVN 16/7/2022)-Mai Quốc Ấn-Những nghịch lý tăng trưởng (TVN 14/7/2022)-Tư Giang-
- Thư giãn: Những góc chụp như ở Nhật Bản 'hút hồn' du khách tại bảo tàng Hà Nội (VNN 25/7/2022)-Hoá ra, nhiều hoa hậu để ra phố khoe thân, ưỡn ẹo? (VNN 24/7/2022)-
(KTSG) – Vậy là mọi chuyện cuối cùng đã ngã ngũ. Theo Nghị quyết 63 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phải “thiết kế môn lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn, một cách hợp lý”. Nhưng với cách dạy và học sử như lâu nay, mọi cải tiến đều vô ích.
Ngày 11-7-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch thực hiện môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh chương trình lịch sử phần bắt buộc cấp trung học phổ thông.
Vấn đề là dạy cho học sinh cái gì, và mục đích cuối cùng (được gọi là tối thượng) thì thế hệ trẻ có được cái gì bổ ích cho họ và cho cả nước nhà.
Tôi là cha của hai đưa con, ông của vài đứa cháu. Một năm chúng có ít nhất hai lần thi cử môn sử là thi hết học kỳ 1 và hết năm (từ lớp 10-12). Nhận từ cô giáo một đề cương ôn thi đã soạn sẵn cho bốn đề thi (tức là bốn phương án khác nhau, học sinh sẽ phải thi một trong bốn hoặc được trộn qua lại), mỗi đề thi 25 câu, như vậy tổng số câu học thuộc là khoảng 100 câu lớn và chứa trong nó là hàng trăm câu nhỏ hơn. Thế là cha con, ông cháu bò ra học ngày đêm kéo dài hai tuần.
Phải công nhận, trẻ em bây giờ khá thông minh, chúng nén vào trong đầu được hầu hết các sự kiện, năm, tháng, tên nhân vật, con số, diễn tiến sự việc, thậm chí cả những câu bình luận mà cô giáo soạn sẵn (nhiều câu cũng tức cười). Yêu cầu là phải thuộc đúng như kịch bản cô soạn sẵn, không được sai và không được thêm bớt.
Buổi sáng thi xong, tối về hỏi lại, chúng hầu như không còn nhớ một chút nào nữa, mọi sự kiện trôi tuột đi đâu mất, giống như nước chảy lá môn hay nói cách khác là chúng giống như chưa bao giờ tiếp xúc với những thông tin như thế lần nào. Đứa trẻ nào cũng thế. Thật kinh ngạc. Đó không phải là chúng cố tình quên, hay thiếu ý thức chính trị mà là hệ quả của kiểu nhớ thụ động, nạp đầu vào theo kiểu nhập liệu không phân loại và theo kịch bản của người khác.
Có một sự thật là chúng không thích học sử theo kiểu như bây giờ mà các học giả soạn ra.
Để trở thành một giảng sư và nhà nghiên cứu đại học, tất nhiên tôi cũng phải học môn sử thời phổ thông, và tôi thích lịch sử nước nhà cũng như sử thế giới. Năm 1976, tôi thi vào ngành sử và đậu, nhưng do yêu cầu của tổ chức tôi phải theo học ngành chính trị học của trường Đại học Tổng hợp TPHCM.
Thật ra trí nhớ sử của tôi nếu chiếu theo chương trình đào tạo phổ thông ban hành thì còn rất nhiều lỗ hổng, tôi không nhớ được trình tự sự kiện, năm tháng, ngày sinh của các nhà lãnh đạo. Nhưng tôi yêu thích sử theo một cách khác.
Tôi rất mê các câu chuyện lịch sử về các nhân vật mà tôi yêu thích và các chi tiết lịch sử mà tôi ấn tượng. Tôi vô cùng yêu và ngưỡng mộ nhà Trần, bởi một triều đại tồn tại 175 năm với 12 đời vua (cái này nhờ tra Google), hơn thế nữa đánh thắng giặc phương Bắc hung hãn những ba lần thì phải là triều đại vô cùng mạnh, vô cùng hiển hách, vô cùng văn minh vào thời đó. Song nếu bảo tôi kể ra tên 12 vị vua, năm sinh, thời gian trị vì thì tôi chịu, lại phải nhờ đến Google. Nhưng tôi yêu những câu chuyện hư thực quanh họ. Lần đầu tiên tôi đọc chuyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng khi học lớp 5 (chừng năm 1965), câu chuyện ấy đọng lại trong tôi hình ảnh một cậu thiếu niên 16 tuổi vô cùng anh hùng và đẹp lồng lộng với lá cờ thêu sáu chữ “phá cường địch, báo hoàng ân”, chỉ với 600 thiếu niên cùng tuổi mình mà dám xông pha trận mạc, hét vang trời “sát thát” coi cái chết nhẹ như lông hồng. Tôi yêu các dũng tướng nhà Trần có cốt cách khác người như Trần Khánh Dư, một dũng tướng, giỏi thơ ca hội họa, cực kỳ trăng hoa, có lúc phải bán than độ nhật, rồi nữa là Yết Kiêu, Trần Bình Trọng… Sau này bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần sáu tập của nhà văn Hoàng Quốc Hải tôi không bỏ sót tập nào.
Lịch sử nước nhà được tôi tiếp nhận bằng con đường đó mà không phải là những bài học lịch sử soạn sẵn theo chương hồi, những con số dày đặc, những sự kiện chồng chất nhau và những cái tên khó nhớ. Tôi yêu nhà quân sự thiên tài Quang Trung, nhưng tôi cũng yêu Nguyễn Ánh, người mở ra vùng đất Nam bộ mà tôi đang sống.
Mỗi lần ra Hà Nội công tác, dù bận nhưng tôi vẫn thu xếp để thăm bảo tàng quốc gia, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng quân đội, hoàng thành Thăng Long, và tất nhiên cả nghĩa trang Vị Xuyên, từ đó tự mình phát hiện ra những điều mà chính sử không bao giớ nhắc đến và hiểu lịch sử, nhớ lịch sử theo cách riêng của mình.
Nếu bây giờ cho tôi thi cùng với học sinh lớp 11 một đề thi môn sử lớp, chắc tôi được điểm rất thấp, nhưng tôi không lấy thế làm xấu hổ. Quan niệm rất rõ ràng của tôi là sử học (một môn học), lịch sử thành văn hay không thành văn phải mang đến cho người học, người đọc một cảm hứng bất tận về tổ quốc. Tôi tự hào là người Việt Nam, tôi tự hào về lịch sử đất nước tôi và tôi yêu dân tộc này không toan tính. Tôi không thuộc sử nhưng tôi đã dành cả tuổi thanh xuân cho chiến trường, cho việc xây dựng đất nước. Đã nhiều lần tôi có cơ hội định cư nước ngoài, nhưng tôi từ chối, bởi tôi quan niệm tổ quốc với tôi như người mẹ, tôi yêu từ trong máu thịt. Mẹ tôi khi sinh thời có thể rất nghèo, quê mùa, răng đen, nói nhiều, nhưng tôi rất yêu vì đấy là mẹ của tôi. Tổ quốc với tôi cũng vậy. Tôi luôn tự hào nói mình là người Việt Nam khi xuất hiện trên các diễn đàn quốc tế.
Giới lãnh đạo Trung Quốc rất hiểu một điều là nước họ vô cùng rộng lớn, dân đông, lịch sử mỗi vùng, mỗi cộng đồng đều trải qua quá trình hình thành rất lâu đời và phức tạp, chí ít cũng 5.000 năm, nên làm cho dân Trung Quốc biết, hiểu lịch sử của họ qua những bộ sử dày cộp là điều không thể, do vậy mà mấy chục năm nay họ bỏ ra rất nhiều tiền để làm một việc là làm mới lại các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử qua phim ảnh, truyện. Bạn đã thấy có phim lịch sử Việt Nam nào mà người dân say mê với nó như Hoàn châu cách cách chưa?
Những năm gần đây một số bạn trẻ yêu sử nước nhà đã tìm tòi những cách thức hoàn toàn mới đưa sử nước nhà đến với bạn trẻ. Một câu chuyện làm chúng ta phải suy nghĩ. Có một nhóm bạn trẻ tên là “Việt sử kiêu hùng” tự mình thực hiện một dự án phim lịch sử. Lịch sử được tái hiện dưới hình thức phim dã sử theo phong cách diễn họa (animation), tái hiện những nhân vật lịch sử, những trận đánh, hay những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Kinh phí chi cho dự án này là 2,4 tỉ đồng do các bạn trẻ tự bỏ ra và kêu gọi cộng đồng đóng góp. Chỉ riêng tập phim Bình Ngô đại chiến đã kêu gọi được 1,3 tỉ đồng với 1.600 người đóng góp. Lần đầu tiên Phim ra rạp và được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả vì nó không chỉ lạ, hay, hấp dẫn bởi cái cách mà các nhà sản xuất dựng nhân vật, sự kiện một cách phi truyền thống mà còn khiến người xem phải nhớ, phải háo hức và phải tự hỏi mình.
Ngoài ra còn có những nhóm bạn trẻ yêu sử Việt Nam đã thể qua các tập truyện tranh theo cách riêng của mình, có nhóm bạn cũng bằng kinh phí của mình đã đi tất cả (tôi nói là tất cả) các đình chùa miếu mạo nổi tiếng của miền Bắc, toàn bộ hoàng thành Thăng Long để chuyển sang 3D, với những chi tiết nhỏ nhất, chính xác nhất khiến cho nó trở nên sống động, hấp dẫn. Có thể thấy con đường của những người trẻ yêu sử và muốn đưa lịch sử vượt thoát khỏi những bài học khô khan để đến với công chúng thật gian truân, chưa kể nhiều người nhân danh khoa học phê phán họ nặng lời là sến, ngô nghê, cường điệu, phi khoa học, trẻ con, nhưng đổi lại họ thành công trọng việc thu hút người xem, người đọc. Các bạn trẻ thấy lịch sử như cách diễn đạt phi chính thống thật sống động, và gần gũi, dễ hiểu và dễ nhớ. Với họ đó là những mẩu, mảnh, lát cắt lịch sử ấn tượng tự động đi vào trong trái tim, khối óc của họ. Như thế chắc chắn tốt hơn là đánh vật với những bộ sử khô khan mà không đọng lại chút nào. Những bộ sử đó phù hợp cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, các nhà dạy sử, các nhà khoa bảng. Còn với kỷ sư công nghệ thông tin, nhà kinh tế, anh công nhân thì những lát cắt, những mảnh vụn ấn tượng đó đóng đinh vào đầu là tốt rồi, mọi chuyện đã có Goolge nhớ hộ.
Dạy sử dù tự chọn hay bắt buộc không quan trọng. Quan trọng nhất là làm sao học sử, đọc sử, xem sử, nghe sử (qua nhiều cách thức khác nhau) mà họ thấy yêu cha mẹ, quê hương, nòi giống này và tự hào về dân tộc mình, nếu không làm được điều đó thì mọi cải tiến đều vô ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét