ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ triển khai nhiều chiến đấu cơ tới gần biên giới Nga (VNN 17/12/2021)-Gần hết năm đầu cầm quyền, tỷ lệ ủng hộ ông Biden giảm mạnh (VNN 16/12/2021)-Mỹ giáng đòn trừng phạt thêm nhiều công ty Trung Quốc (VNN 16/12/2021)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Giải thưởng Lenin của ĐCS Nga (VNN 15-12-21)- Ông Trump thất bại nặng nề trong cuộc chiến pháp lý (VNN 15/12/2021)-Ông Putin cảnh báo Tổng thống Pháp về Ukraina (VNN 15/12/2021)-Khác thế giới, xúc phạm lãnh đạo luôn là 'tội hình sự' ở Việt Nam (BVN 15/12/2021)-BBC-Bàn về khái niệm tự do hiến định (TD 14/12/2021)-Đỗ Kim Thêm-Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: Không có cơ hội sửa sai khi lên bục trả lời (DV 13-12-21)-Khơi thông, mở rộng, đưa quan hệ với nhiều đối tác ngày càng đi vào chiều sâu (GD 13/12/2021)-Mặt Dày Tim Đen, Chó Sủa Đoàn Lữ Hành Cứ Đi! (viet-studies 13-12-21)-Trần Văn Chánh-Mỹ - Trung - Triều nhất trí 'trên nguyên tắc' chấm dứt chiến tranh sau 68 năm (VNN 13/12/2021)-Đại sứ Hà Kim Ngọc thấy người Việt tại Mỹ như thế nào? (TD 13/12/2021)-J.Nguyễn-Chuyện một người Việt là di dân lậu (TD 12/12/2021)-Nhã Duy-
- Trong nước: Lại tung hỏa mù sau phiên tòa xét xử Phạm Thị Đoan Trang (CAND 17-12-21)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 3 (GD 17/12/2021)-Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31: Tăng cường xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng công tác đảng ngoài nước (QĐND 16-12-21)-Ông Võ Văn Thưởng: 'Đảng viên ở nước ngoài phải có khả năng tự miễn dịch' (TN 16-12-21)-Quan hệ bất chính với cán bộ thuộc quyền, ông Lê Hùng Sơn bị khai trừ khỏi Đảng (GD 16/12/2021)-Thủ tướng nêu phương châm 14 chữ cho ngành ngoại giao (TT 15-12-21)-Quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong thanh niên (TN 15-12-21)-Chủ tịch nước: Ngành ngoại giao cần phát huy vai trò “tai mắt”, “ăng ten” (VOV 14-12-21)-Khai mạc Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII (GD 14/12/2021)-Xây dựng và phát triển một nền đối ngoại hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc (GD 14/12/2021)-Giữ vững môi trường hòa bình, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa (GD 14/12/2021)-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về việc "mang chuông đi đánh xứ người" (DT 14-12-21)-Xây dựng nền ngoại giao mềm mại, khôn khéo nhưng rất sáng tạo, kiên cường (CAND 14-12-21)-'Cửa' nào cho ông Nguyễn Đức Chung được giảm án tù? (VNN 14/12/2021)-Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Mọi việc thành công bởi chữ 'đồng' (ĐĐK 13-12-21)-Đánh giá nền dân chủ không thể dựa vào một… hội nghị (CAND 13-12-21)-Xét xử đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước (ND 13-12-21)-Ngày 14/12, xét xử Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (CAND 13-12-21)-Những câu nói ấn tượng của cựu chủ tịch Nguyễn Đức Chung (PLTP 13-12-21)-Khơi dậy và phát huy hơn nữa sức mạnh nội sinh to lớn của dân tộc (GD 13/12/2021)-PMC-Vì sao Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, ông Nguyễn Quang Tuấn không được tại ngoại? (VNN 13/12/2021)-Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến bị đề nghị 7-8 năm tù (VNN 13/12/2021)-Làm rõ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (GD 12/12/2021)-Khi hai ‘sếp’ y tế bị bắt (ĐĐK 12-12-21)-Vì sao anh Chung vào lò? (TD 12/12/2021)-Dương Quốc Chính-Ông Nguyễn Đức Chung: "Không biết có còn kịp mà về đưa ma bố mẹ hay không" (DV 11-12-21)-
- Kinh tế: Đề xuất thanh lý, thu hồi dự án BOT Cai Lậy để nhà nước quản lý, khai thác (KTSG 18/12/2021)-Trung Quốc “rút gươm” với công ty công nghệ (KTSG 18/12/2021)-Du lịch nội địa hắt hiu giữa mùa cao điểm (KTSG 18/12/2021)-Nhà phố cho thuê, trung tâm thương mại tại Hà Nội đang... rơi tự do (KTSG 18/12/2021)-Chuyên gia Phan Chánh Dưỡng: TPHCM phải vượt qua ranh giới hành chính để lan tỏa và kết nối cả vùng ĐBSCL (KTSG 18/12/2021)-Dịch bệnh và thương hiệu (KTSG 18/12/2021)-Bảo tồn di sản có ý nghĩa quan trọng trong quy hoạch phát triển đô thị (PN 18-12-21)-Chuyên gia: 'ĐBSCL thiệt thòi về cả đầu tư và nhân lực' (Zing 17-12-21)-Đấu giá đất Thủ Thiêm: Hết thời bán đất công giá rẻ (VNN 17-12-21)-Những đại gia ôm 'đất vàng' Thủ Thiêm (Zing 17-12-21)-Khẩn trương xử lý việc Trung Quốc đề nghị dừng nhập khẩu hàng hóa 14 ngày (TP 17-12-21)-Điệp khúc 'nghẽn ở cửa khẩu' (TT 17-12-21)-Người lao động và hộ kinh doanh TPHCM ‘mất’ hơn 220.000 tỉ đồng vì giãn cách xã hội (KTSG 17-12-21)-Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp giúp tránh được “lạm phát đình đốn” (KTSG 17-12-21)-Du học sinh trở về, lương còn kém hơn học trong nước (Zing 17-12-21)-Khi ông Giám đốc vừa đạp xe vừa hát (LĐ 17-12-21)
- Giáo dục: Cán bộ dùng bằng giả chui sâu, leo cao: không phải kỷ luật, đuổi việc là xong (GD 18/12/2021)-Đang bị thanh tra, Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Nam bất ngờ có đơn xin nghỉ việc (GD 18/12/2021)-Đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến phải gắn với chuẩn đầu ra (GD 18/12/2021)-26 năm gắn bó nghề giáo và hành trình “cõng chữ lên non” của cô Hiệu trưởng (GD 18/12/2021)-Thành phố Nha Trang rộn ràng tập huấn STEM cho giáo viên (GD 18/12/2021)-Thông tư 34: cơ hội thăng hạng vẫn mịt mù, yêu cầu bằng cấp chứng chỉ vẫn thế (GD 18/11/2021)-Hải Phòng: Các trường trung học phổ thông gấp rút kiểm tra học kỳ 1 (GD 18/12/2021)-Sở Giáo dục Vũng Tàu ban hành Kế hoạch tổ chức dạy học ứng phó với dịch Covid (GD 18/12/2021)-Chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ: nguồn nhân lực Việt Nam hiện vừa thiếu vừa yếu (GD 18/12/2021)-Phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó CT phải có thêm bản sao văn bằng, chứng chỉ (GD 18/12/2021)-10 năm Thanh Hóa không tuyển giáo viên, sinh viên ra trường sẽ đi về đâu? (GD 18/12/2021)-Giáo viên chán ngán vì module 5 bắt "nhai lại" những điều cũ kĩ (GD 18/12/2021)-Giáo viên chán ngán vì module 5 bắt "nhai lại" những điều cũ kĩ (GD 18/12/2021)-
- Phản biện: Lê Văn Thành, ngài Phó Thủ tướng “phiên bản” Nguyễn Bá Thanh (Phần 1) (TD 18/12/2021)-Thu Hà-Huỳnh Thục Vy – Phạm Đoan Trang và những bất cập của Pháp chế xã hội chủ nghĩa (TD 18/12/2021)-Đào Tăng Dực-Diễn tập không phải là trò chơi… (TD 18/12/2021)-Lê Quang-Những cơn ác mộng của cụ Định (TD 18/12/2021)-Mạc Văn Trang-“Mềm nắn, rắn buông” của ông Nguyễn Phú Trọng (TD 17/12/2021)-Lý Trần-‘Diễn tập’ metro, thật – giả, hay giả – thật, chẳng biết (TD 17/12/2021)-Các vụ án hậu-Đồng Tâm báo hiệu ngày tàn của chế độ? (TD 17/12/2021)-Hoàng Thành-Lạm bàn về bản chất và kết nối văn hóa (TD 17/12/2021)-Nguyễn Đình Cống-Trẻ em dại dột hay người lớn dại dột? (TD 17/12/2021)- Chu Mộng Long-Xin chúc mừng vì sự thành công! (TD 17/12/2021)-Đoàn Bảo Châu-Đấu giá đất Thủ Thiêm: Hết thời bán đất công giá rẻ (TVN 17/12/2021)-Trần Văn Tường-Đối ngoại như thế là… vì thế! (TD 16/12/2021)-Trân Văn-Thông tin về phiên tòa xử ông Đỗ Nam Trung (TD 16/12/2021)-Đặng Đình Mạnh-Tại sao Đảng sợ Phạm Đoan Trang (BVN 16/12/2021)-Ngô Nhân Dụng-Phê bình và tự phê bình là nhìn thẳng vào sự thật, nói sự thật để tốt lên (GD 16/12/2021)-Nguyễn Đức Phúc-Vai trò của Luật sư trong các phiên tòa xử “phản động” (TD 16/12/2021)-Dương Quốc Chính-Nghĩa vụ đạo đức của một người viết (TD 16/12/2021)-Nguyễn Quốc Tấn Trung-Phạm Đoan Trang–Nguồn cảm hứng tự do (TD 16/12/2021)-Nguyễn Vi Yên-Tiếng vọng Đồng Tâm (TD 16/12/2021)-Nguyễn Văn Miếng-Giá đất đắt nhất thế giới (TD 15/12/2021)-Đỗ Duy Ngọc-Nhà báo là thuốc giải độc của sự độc tài (TD 15/12/2021)-Trần Quốc Việt-Những ngón tay cái của bà giáo già và viên tướng công an (TD 15/12/2021)-Trân Văn-Sau Phạm Đoan Trang sẽ tới ai? (TD 15/12/2021)-J.Nguyễn-Việt Nam sẽ thích ứng ra sao khi thế giới đối diện lạm phát, giá cả tăng cao? (TVN 15/12/2021)-Tư Hoàng-Giá bất động sản sẽ “bay” lên tầm cao mới? (TD 13/12/2021)-Mai Bá Kiếm-Giá đất đền bù cho dân Thủ Thiêm (TD 12/12/2021)-Nguyễn Thùy Dương-Nhân quyền không phải là miếng ăn (TD 11/12/2021)-Phạm Đình Trọng-Vì sao cụ Nguyễn Văn Tố 60 năm sau mới được công nhận liệt sĩ ? (TD 11/12/2021)-Mạc Văn Trang-Tín hiệu tích cực (TD 10/12/2021)-Mạc Văn Trang-Cam kết COP26 và nghịch lý ngành điện Việt Nam (Tiếp theo) (BVN 9/12/2021)-Nguyễn Đăng Anh Thi-Phía sau việc VinFast trở thành công ty Singapore (TD 8/12/2021)-Dương Quốc Chính-Kính gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (TD 7/12/2021)-Mạc Văn Trang-Đất, tội lỗi, và sự khốn cùng (TD 6/12/2021)-Nguyễn Thông-“Lưu manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai? (TD 1/12/2021)-Đan Thanh-Nổ nữa đi cho vui tai (TD 1/12/2021)-Chu Mộng Long
- Thư giãn: Những món ăn dát vàng gây xôn xao Việt Nam (VNN 18/12/2021)-12 con số trên căn cước công dân gắn chip ẩn chứa thông tin gì? (VNN 13/12/2021)-
Ngày 19/11, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo về đào tạo các ngành công nghệ - kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại hội thảo này, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - Lê Quân đặt mục tiêu là có thể thí điểm mô hình liên thông trong đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, qua đó các học viên cao đẳng có kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ có thể liên thông lên các bậc đào tạo kỹ sư, cử nhân, góp phần xây dựng xã hội học tập, tổ chức học tập đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời [1].
Tuy nhiên, quan điểm này của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khiến nhiều chuyên gia không đồng tình.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo ngày 19/11, ảnh minh họa, nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại. |
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, việc thỏa thuận hợp tác liên thông từ giáo dục nghề nghiệp lên giáo dục đại học là chuyện bình thường, trên thế giới cũng vậy.
Tuy nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học có sứ mệnh trở thành đại học nghiên cứu thì tốt hơn hết là để nguồn lực đó đào tạo nhân lực có trình độ cao, trình độ tiến sĩ cho hệ thống (bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu) để hình thành nên các trường đại học có chất lượng cao nhờ sự đóng góp của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Còn lại việc liên thông như cách mà Đại học Quốc gia Hà Nội đang muốn tiến hành thì nên để cho các trường đại học phía dưới theo định hướng khoa học ứng dụng (công nghệ) làm ví như các đại học công nghiệp chẳng hạn. Bởi họ quen thiết kế chương trình giáo dục công nghệ hơn, có kỹ năng thực hành dạy tốt hơn, thì sẽ hợp lý hơn với đối tượng người học và năng lực của giảng viên.
Còn các trường theo định hướng nghiên cứu như Đại học Quốc gia Hà Nội thường gặp khó trong quá trình giảng dạy đối với nhóm thí sinh học nghề mà thế giới cũng đang gặp phải. Do các em gặp hạn chế đối với các kỹ năng hàn lâm (academic literacy đọc, viết, phản biện, tư duy về khoa học cơ bản) mà những kỹ năng đó ở các trường định hướng nghiên cứu rất cần.
Khi năng lực và kỹ năng hàn lâm hạn chế thì những người tốt nghiệp trường nghề có thể sẽ thiếu tự tin trong quá trình học và mất đi động lực học thật. Nhưng với các chương trình theo hướng công nghệ (khoa học ứng dụng) thì yêu cầu về năng lực một số môn khoa học cơ bản không cần cao và khó như các chương trình theo hướng nghiên cứu như Tổ chức kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ ABET khẳng định.
Ví dụ, chương trình hàn lâm đào tạo kỹ sư thì sẽ rất nặng về các kiến thức Toán, Lý và các môn học cơ sở để có thể áp dụng giải các bài toán thuộc chuyên môn.
Kỹ sư thiết kế cây cầu hoàn toàn phải dùng kiến thức Toán học, Vật lý và các môn khoa học như Sức bền vật liệu, Cơ học...để tính toán độ bền, độ ổn định các kết cấu. Nhưng với người học ở các chương trình công nghệ thì chủ yếu là tổ chức thi công (tổ chức thiết bị, máy móc, con người...) được cây cầu do các kỹ sư thiết kế, nên học sẽ nhẹ hơn.
Nguồn lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho Đại học Quốc gia Hà Nội cần được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả
Mặt khác, học đại học để nghiên cứu thì các môn học giáo dục đại cương (hay một số người gọi là giáo dục tổng quát) đối với trường nghề người học không phải học nhiều. Vì vậy liên thông trong trường hợp này số tín chỉ được miễn sẽ rất ít, khiến cho không phát huy được ý nghĩa của liên thông.
Ví dụ, học cao đẳng (60 tín chỉ) liên thông lên đại học là được miễn khoảng 75-80% tín chỉ đã học này, người học chỉ phải học những kiến thức mới chứ nếu chỉ được miễn 5-10 tín chỉ thì đó không phải là liên thông.
Chưa kể, các chương trình của đại học luôn luôn phải thay đổi liên tục và trường nghề luôn luôn phải thích ứng với chương trình giáo dục đại học đó cũng là thách thức với trường nghề.
Việc liên thông có đạt được hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào ngoài việc thiết kế chương trình, điều kiện đảm bảo chất lượng thì còn là lòng tin của những người tham gia mà không chỉ là ý chí của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ cần một vài giáo sư hay giảng viên chưa có kinh nghiệm dạy học cho đối tượng khác với sinh viên truyền thống có thể gây những khăn với những người học nghề chuyển lên học ở đại học và rất dễ sinh ra những rắc rối.
Tiến sĩ Vinh nhìn nhận, hiện nay vì câu chuyện tài chính mà nhiều cơ sở giáo dục đại học muốn đưa học nghề vào để bằng cấp hóa, điều này rất tai hại sẽ dẫn tới buông lỏng chất lượng.
“Liên thông thì không có gì cần thử nghiệm, thí điểm nữa mà chỗ nào cơ chế chưa hoàn thiện thì kiến nghị Thủ tướng chỉnh sửa. Theo đó, chuẩn đầu ra nằm trong khung trình độ, phải đạt điều kiện về đảm bảo chất lượng để tạo được lòng tin của giảng viên đại học, của người sử dụng lao động và số tín chỉ được miễn trừ ra sao”, ông Vinh nhấn mạnh.
Nếu đạt được những yêu cầu trên rồi, muốn liên thông thành công thì phải đảm bảo về người thầy – văn hóa hợp tác và tài chính.
“Nhân đây tôi muốn nhấn mạnh các trường nghề và những người quản lý giáo dục nghề nghiệp rất cần tự tin, tự hào về giáo dục nghề nghiệp để thực hiện tốt sứ mệnh, vai trò chính danh của mình. Một khi trong tư duy của những người làm giáo dục nghề nghiệp lại có vẻ coi thường giáo dục nghề nghiệp mà lại hướng đến mục tiêu bằng cấp thì đất nước còn rất khó phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cân đối, hài hòa và khó thu hút nhiều thanh niên hơn vào học nghề để có nghiệp”, ông Vinh nói.
Cuối cùng, ông Vinh cho rằng, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cần tập trung vào sứ mệnh của một Đại học Quốc gia, vì khi xa rời sứ mệnh thì làm sao còn xứng đáng được với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân về một đại học nghiên cứu như đồng chí Vương Đình Huệ khi dự Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025 khẳng định:"... tạo mọi điều kiện giúp Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục phát triển về mọi mặt để sớm trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến, một trung tâm đại học, sau đại học, nghiên cứu, chuyển giao tri thức ngang tầm khu vực và quốc tế" [2].
Thực tế hiện nay bản thân Đại học Quốc gia Hà Nội cũng chưa đạt được như kỳ vọng, do đó cần làm tốt sứ mệnh của mình rồi mới hi vọng góp phần thúc đẩy cả hệ thống giáo dục đại học.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/ban-giai-phap-dao-tao-lien-thong-giua-giao-duc-nghe-nghiep-voi-giao-duc-dai-hoc-794656.html
[2] https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/975999/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-phai-la-trung-tam-doi-moi-sang-tao-ung-dung-va-chuyen-giao-cong-nghe-hang-dau
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định rằng, khi thành lập 2 Đại học Quốc gia, Nhà nước chấp nhận đầu tư rất lớn với kỳ vọng trở thành "kỳ hạm" của "đoàn tàu" đại học Việt Nam để làm đầu tàu và nòng cốt cho giáo dục đại học nước nhà, dẫn dắt các đại học khác, vươn tới các chuẩn mực khu vực và thế giới.
Tuy nhiên vừa qua, nghiên cứu thông tin mà Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – Lê Quân chia sẻ tại Hội thảo về đào tạo các ngành công nghệ - kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 do Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 19/11 thì Tiến sĩ Khuyến rất ngạc nhiên.
Theo tường thuật "Sẽ thí điểm mô hình liên thông giữa đại học, giáo dục nghề và doanh nghiệp" được Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dẫn lại từ Báo Dân trí phản ánh buổi hội thảo này, Giám đốc Lê Quân cho rằng:
Hội thảo là dịp để các đại biểu cùng bàn thảo các ngành nghề, bối cảnh, xu hướng mới cùng một số vấn đề đặt ra khi đẩy mạnh đào tạo các ngành kỹ thuật – công nghệ. Nhóm ngành này phải hướng tới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như đáp ứng được nhu cầu của nhân lực trên thị trường quốc tế.
Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các trường cao đẳng chất lượng cao để phát triển đội ngũ và triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ.
Giám đốc Lê Quân nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng là có thể thí điểm mô hình liên thông trong đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH), giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp, qua đó các học viên cao đẳng có kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ có thể liên thông lên các bậc đào tạo kỹ sư, cử nhân, góp phần xây dựng xã hội học tập, tổ chức học tập đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. [1]
Nội dung trên cũng được tường thuật trên website Đại học Quốc gia Hà Nội [2].
Nếu bản tin trên tường thuật trung thực ý kiến của Giáo sư Lê Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, thì theo đó Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, ông rất ngạc nhiên với 2 lý do.
Thứ nhất, đã là đại học quốc gia thì hướng phát triển phải trở thành đại học nghiên cứu tức là tỷ lệ kết quả của sản phẩm nghiên cứu phải bằng hoặc cao hơn kết quả của hoạt động đào tạo.
Nhờ có kết quả của sản phẩm nghiên cứu cao nên quy mô đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) phải cao hơn quy mô đào tạo đại học chứ đừng nói đến đào tạo các chương trình thấp hơn. Lúc đó mới là một là đại học quốc gia thực sự.
Kỳ thực theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến thì trên thế giới ông chưa từng thấy nước nào, chưa từng có tiền lệ về việc đại học quốc gia lại đi đào tạo các chương trình thuộc giáo dục nghề nghiệp.
Thứ hai, nhìn vào công văn trả lời của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ về những nội dung mà Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nêu ra cho thấy Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích: “Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học, nhưng không phải giáo dục đại học” và gán cho đây là cấp độ 5.
Tuy nhiên, khi đối chiếu với ISCED-2011 thì các chương trình thuộc “giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học” chỉ thuộc cấp độ 4. Còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nguyên văn công văn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ (ảnh tư liệu) |
Lý giải như vậy để thấy, chính Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa hệ cao đẳng của mình xuống dưới “chuẩn quốc tế” một cấp độ. Khi không thuộc về giáo dục đại học thì làm sao có thể đủ điều kiện liên thông lên bậc đại học này được.
“Giả sử nếu chấp nhận thực hiện liên thông giữa chương trình đào tạo của giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học thì cũng không phải là nhiệm vụ của đại học quốc gia bởi Đại học Quốc gia Hà Nội theo định hướng nghiên cứu chứ không phải theo hướng ứng dụng”, Tiến sĩ Khuyến nhấn mạnh.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://daotaocq.gdnn.gov.vn/se-thi-diem-mo-hinh-lien-thong-giua-dai-hoc-giao-duc-nghe-va-doanh-nghiep/
[2]https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N29800/dao-tao-cac-nganh-cong-nghe---ky-thuat-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-4.0-%E2%80%93-co-hoi-va-giai-phap.htm
ISCED-2011 được chia thành 9 cấp độ, cụ thể: Cấp độ 0 cho giáo dục mầm non. Cấp độ 1 cho tiểu học. Cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là trung học cơ sở dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề được gọi là sơ học nghề. Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (bên giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề). Cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học, nhưng chưa phải đại học. Cấp độ 5 cho cao đẳng. Cấp độ 6 cho trình độ cử nhân và tương đương. Cấp độ 7 cho thạc sĩ. Cấp độ 8 cho tiến sĩ. Đặc biệt, theo ISCED-2011, các cấp độ 2,3 thuộc về bậc Giáo dục trung học, các cấp độ 5,6,7 và 8 thuộc về bậc Giáo dục đại học. Không có khái niệm “Bậc Giáo dục nghề nghiệp” như ở Việt Nam. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét