ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Bàn về khái niệm tự do hiến định (TD 14/12/2021)-Đỗ Kim Thêm-Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: Không có cơ hội sửa sai khi lên bục trả lời (DV 13-12-21)-Khơi thông, mở rộng, đưa quan hệ với nhiều đối tác ngày càng đi vào chiều sâu (GD 13/12/2021)-Mặt Dày Tim Đen, Chó Sủa Đoàn Lữ Hành Cứ Đi! (viet-studies 13-12-21)-Trần Văn Chánh-Mỹ - Trung - Triều nhất trí 'trên nguyên tắc' chấm dứt chiến tranh sau 68 năm (VNN 13/12/2021)-Đại sứ Hà Kim Ngọc thấy người Việt tại Mỹ như thế nào? (TD 13/12/2021)-J.Nguyễn-Chuyện một người Việt là di dân lậu (TD 12/12/2021)-Nhã Duy-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Hàn Quốc, Ấn Độ (GD 12/12/2021)-Nhìn Asean ngày nay, nhớ Bách Việt thời xưa (TD 12/12/2021)-J.Nguyễn-Kinh nghiệm ngoại giao văn hóa của Mỹ và bài học đối với Việt Nam (DT 11-12-21)- ĐS Hà Kim Ngọc-Giao thương không thể online: Bao giờ Việt Nam mở cửa? (TVN 11/12/2021)-Thái An-Mỹ áp một loạt trừng phạt mới với Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên (VNN 11/12/2021)-Campuchia – Việt Nam: “Trai Cò chấp nhau, ngư ông đắc lợi” (TD 10/12/2021)-RFA-
- Trong nước: Khai mạc Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII (GD 14/12/2021)-'Cửa' nào cho ông Nguyễn Đức Chung được giảm án tù? (VNN 14/12/2021)-Đánh giá nền dân chủ không thể dựa vào một… hội nghị (CAND 13-12-21)-Xét xử đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước (ND 13-12-21)-Ngày 14/12, xét xử Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (CAND 13-12-21)-Những câu nói ấn tượng của cựu chủ tịch Nguyễn Đức Chung (PLTP 13-12-21)-Khơi dậy và phát huy hơn nữa sức mạnh nội sinh to lớn của dân tộc (GD 13/12/2021)-PMC-Vì sao Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, ông Nguyễn Quang Tuấn không được tại ngoại? (VNN 13/12/2021)-Cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến bị đề nghị 7-8 năm tù (VNN 13/12/2021)-Làm rõ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (GD 12/12/2021)-Khi hai ‘sếp’ y tế bị bắt (ĐĐK 12-12-21)-Vì sao anh Chung vào lò? (TD 12/12/2021)-Dương Quốc Chính-Ông Nguyễn Đức Chung: "Không biết có còn kịp mà về đưa ma bố mẹ hay không" (DV 11-12-21)-Tuyệt đối chống tư tưởng cục bộ, bè phái, ‘lợi ích nhóm’, tiêu cực (ĐĐK 10-12-21)-
- Kinh tế: Nhận quà biếu trị giá 55 triệu đồng, 2 cán bộ ở Đà Nẵng bị kỷ luật (GD 14/12/2021)-Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (GD 14/12/2021)-Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông dịp Lễ, Tết 2022 (GD 14/12/2021)-Điều kiện đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan, Nhật Bản (GD 14/12/2021)-Châu Á: Sôi động thị trường ‘mua trước trả sau’ (KTSG 14/12/2021)-Dòng tiền đầu cơ và an toàn của hệ thống tài chính (KTSG 14/12/2021)-Không thể thiếu vai trò của điện toán đám mây (KTSG 14/12/2021)-Đi xa hơn chuyển đổi số (KTSG 14/12/2021)-VietinBank cùng doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mua–bán-chuyển tiền ngoại tệ (KTSG 14/12/2021)-100% siêu thị, TTTM ở Hà Nội không sử dụng túi nylon, chọn sản phẩm nào thay thế ? (KTSG 14/12/20021)-Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam trở thành quốc gia số (TN 13-12-21)-Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn, xuất khẩu gỗ đạt 15 tỷ USD (DV 13-12-21)-Vì sao Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, ông Nguyễn Quang Tuấn không được tại ngoại? (VNN 13-12-21)-Việt kiều Mỹ với câu hỏi: Giữa dịch Covid-19, sao lại về Việt Nam lúc này? (TN 12-12-21)
- Giáo dục: Chẳng có nước nào, đại học quốc gia lại hướng vào chương trình giáo dục nghề (GD 14/12/2021)-Ngày đầu tiên đi học trực tiếp ở TP.HCM: có trên 90% học sinh lớp 9,12 đến lớp (GD 14/12/2021)-Muốn tuyển hiệu trưởng giỏi, hãy để ai cũng được ghi danh đào tạo và dự thi (GD 14/12/2021)-Dịch thế này đừng bắt học sinh tiểu học đến trường kiểm tra, để thầy cô đánh giá (GD 14/12/2021)-Tiến sĩ Trần Thị Lan và hành trình 16 năm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (GD 14/12/2021)-Tin vui, giáo viên thành phố Hồ Chí Minh được nâng cao mức thù lao chấm thi (GD 14/12/2021)-Kiểm tra lớp 1, 2 có nhiều cách, đâu nhất thiết cứ phải trực tiếp? (GD 14/12/2021)-
- Phản biện: Bộ trưởng nhận quà Tết (VNN 14/12/2021)-Phạm Viết Muôn-Tổng Bí thư chọn độc dược làm… ‘biệt dược’! (TD 14/12/2021)-Trân Văn-Nguy hiểm cho ai? (TD 14/12/2021)-Nguyễn Đình Cống-Những lời tâm sự của bà Phạm Đoan Trang (TD 13/12/2021)-Ngô Anh Tuấn-Những lời Đoan Trang nhắn gửi từ Hỏa Lò (TD 13/12/2021)-Nguyễn Văn Miếng-Giá bất động sản sẽ “bay” lên tầm cao mới? (TD 13/12/2021)-Mai Bá Kiếm-Giá đất đền bù cho dân Thủ Thiêm (TD 12/12/2021)-Nguyễn Thùy Dương-Tư vấn Pháp từng cảnh báo 16 nguy cơ mất an toàn dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (BVN 12/12/2021)-Hồng Hà-Những bước trớ trêu của lịch sử (BVN 12/12/2021)-Tương Lai-Nhân quyền không phải là miếng ăn (TD 11/12/2021)-Phạm Đình Trọng-Vì sao cụ Nguyễn Văn Tố 60 năm sau mới được công nhận liệt sĩ ? (TD 11/12/2021)-Mạc Văn Trang-Cách chạy chữa cho cuộc sống mòn (TD 11/12/2021)-Tuấn Khanh-Tín hiệu tích cực (TD 10/12/2021)-Mạc Văn Trang-Những chuyện chỉ Việt Nam mới… có! (TD 9/12/2021)-Trân Văn-Tính mạng công dân, sức khỏe cộng đồng không thể so với công an (TD 9/121/2021)-Trân Văn-Cam kết COP26 và nghịch lý ngành điện Việt Nam (Tiếp theo) (BVN 9/12/2021)-Nguyễn Đăng Anh Thi-Tất cả chúng ta thật lòng nói dối…(TD 8/12/2021)-Thái Hạo-Phía sau việc VinFast trở thành công ty Singapore (TD 8/12/2021)-Dương Quốc Chính-Kính gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (TD 7/12/2021)-Mạc Văn Trang-Đất, tội lỗi, và sự khốn cùng (TD 6/12/2021)-Nguyễn Thông-“Lưu manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai? (TD 1/12/2021)-Đan Thanh-Nổ nữa đi cho vui tai (TD 1/12/2021)-Chu Mộng Long
- Thư giãn: 12 con số trên căn cước công dân gắn chip ẩn chứa thông tin gì? (VNN 13/12/2021)-Ông Putin hé lộ từng làm nghề lái xe kiếm sống (VNN 13/12/2021)-
Hàng ngày, cứ đọc báo, nghe đài, lướt facebook, điều dễ nhận thấy là dường như con người bây giờ đối xử với nhau bạo lực hơn. Chả phải vì thời nay báo chí nhiều, mạng xã hội phát triển giúp công chúng biết được có nhiều vụ gây gổ, đâm chém, đánh đập nhau, mà căn bản là tính hơn thua, bạo lực ở con người thời hiện đại, thời của bon chen, tranh đoạt đã tăng lên.
Lối hành xử của kẻ mạnh
Từ trong gia đình, ra đến xã hội, thậm chí là trường học, dường như ở đâu cũng có tình trạng bạo lực xảy ra. Trong đó, bạo lực gia đình (vợ - chồng; cha mẹ - con cái, anh em ruột rà…) chiếm phần nhiều.
![]() |
Nữ sinh quỳ gối nhận sai nhưng không được chủ shop Mai Hường ở phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) tha thứ |
Số liệu của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm nay, Tổng đài ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (1900969680) đã tiếp nhận hơn 1.300 cuộc gọi - tăng khoảng 140% so với năm 2020, trong đó 83% các cuộc gọi liên quan đến bạo lực gia đình.
Tính riêng số trường hợp được tham vấn về bạo lực gia đình đã tăng gần 60% so với năm 2020 và tăng hơn 230% so với năm 2019. Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, 30% các cuộc gọi vào tổng đài yêu cầu giải cứu khẩn cấp do bị bạo lực gia đình của phụ nữ phía Nam. Tại Hà Nội, Ngôi nhà bình yên đã tiếp nhận, hỗ trợ 74 trường hợp, tăng 120% so với cùng kỳ năm 2020 (54 người).
Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng nguy cơ cao nhất của tình trạng bạo lực gia đình nói riêng và bạo lực nói chung trong xã hội.
Nguyên nhân thì có nhiều. Nhưng phần lớn là do lối hành xử của kẻ mạnh. Mạnh cả về sức khỏe (đàn ông), mạnh về lực lượng, bầy đàn (trong các vụ đánh ghen, học sinh đánh nhau vì ganh ghét, tranh giành người yêu…), về quyền và tiền (ông chủ, bà chủ, kẻ có tiền muốn thể hiện quyền lực nơi đám đông…).
Cổ nhân dạy “nhân chi sơ, tính bản thiện” (con người sinh ra căn bản là thiện). Theo thời gian, sự tác động của cuộc sống mới sinh ra kẻ dữ - người hiền. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” là muốn nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục đối với việc hình thành nhân cách đạo đức của con người.
Ai đã qua một thời trẻ thơ phải sống trong cảnh thiếu thốn của thời bao cấp mấy mươi năm trước đều khó có thể quên cái đói cồn cào mỗi buổi chăn trâu, thèm từ củ khoai, củ sắn, đến khúc mía, trái xoài xanh, quả ổi chát… Đi chăn trâu, chăn bò mùa đông lạnh buốt, chuyện moi trộm khoai để nướng, bẻ trộm khúc mía ven đường, hay trộm xoài là chuyện thường của đám trẻ con.
Cũng có người la mắng, nhưng không ít người đã nhẹ nhàng chờ cho “đứa trộm xoài” từ từ trèo xuống đất an toàn mới lên tiếng. Vì nhỡ nó sợ, nó nhảy xuống đất gãy chân thì sao? Thay vì đánh mắng, ông chủ vườn chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo, rồi còn cho mấy quả mang ra cho đám bạn đang chờ ngoài bãi chăn trâu.
Tính thiện và lòng vị tha
Sống thiện và vị tha là một trong những đức tính đáng quý của người Việt Nam. Với kẻ xấu, có thể đánh, cũng có thể tha. Người phạm lỗi có thể cố ý, có thể vô tình, có thể do nhận thức chưa đầy đủ. Kẻ trộm cũng vậy.
Lười biếng, không làm nhưng muốn có ăn - đi ăn trộm cũng có. Nhưng túng quá hóa liều, trộm từ cái bánh, mẩu xôi cũng có. Trong nhà cũng vậy mà ngoài xã hội cũng thế. Tha thứ hay không tùy thuộc lòng nhân từ, độ lượng của mỗi người và thái độ thành khẩn, biết sai, hối lỗi của người vi phạm.
![]() |
Vợ chồng chủ shop Mai Hường bị bắt và khởi tố |
Một bé gái 15 tuổi được đi học, hẳn cũng biết lấy trộm đồ là sai, là xấu. Nhưng có lẽ vì cha chết, nhà nghèo, nghĩ đến người mẹ bệnh tật, lao động quần quật vẫn không đủ nuôi 4 chị em, thích cái váy quá mà không dám xin mẹ, trong một lúc thiếu suy nghĩ, đã tặc lưỡi, lấy trộm của cửa hàng. Khi nhận ra sai trái thì đã muộn. Chỉ biết thành tâm đến xin lỗi, mong được người lớn tha thứ và đền tiền. Thế nhưng người lớn đã cư xử ra sao?
Thay vì chấp nhận lời xin lỗi, khuyên các cháu về lẽ đúng sai, cho các cháu một bài học làm người, họ đã không tiếc lời chửi bới, đánh đập, vạch mặt để quay clip, cầm kéo cắt tóc, cắt dây áo ngực để làm nhục, rồi còn đe dọa, trấn lột tiền gấp 100 lần chiếc váy của những đứa trẻ nghèo.
Họ vẫn không chịu bỏ qua, ngay cả khi bố mẹ chúng đã đến nhà xin lỗi, nhận trách nhiệm!
Con dâu “trẻ người non dạ” đã đành một nhẽ. Sao bà mẹ chồng có tuổi cũng tiếp tay một cách thản nhiên. Những người làm mẹ, làm bà sao không ai mảy may thương xót cho một đứa trẻ đã quỳ mọp xuống nền nhà gào khóc van xin tha thứ. Thật đáng lo cho lòng dạ con người!
Giới kinh doanh buôn bán bây giờ, nhà ai mà không thờ cúng thánh thần, tháng nào mà chẳng lên chùa niệm Phật. Chắc chả mấy ai tiếc tiền trăm, tiền triệu sắm lễ cầu xin. Nhưng chỉ vì cái chân váy 160.000 đồng, bằng mấy bát phở sáng, mà cả nhà nhẫn tâm chà đạp một con người. Thử hỏi thần Phật của họ ở đâu?
Cái sai của cháu bé đã có pháp luật điều chỉnh. Thậm chí nếu luật không có, chỉ cần sống đúng là người lớn, có bản thiện, biết vị tha, chúng ta cũng có thể xử lý vụ việc một cách nhẹ nhàng. Chẳng những không mất của mà còn giúp cho cháu bé một bài học làm người.
Biết đâu, bài học từ cái lỗi nhỏ được tha thứ ấy sẽ trở thành hành trang giúp cháu lớn lên thành người sống biết trước biết sau, lo học hành, lao động để sống và làm người chân chính. Mà chủ shop, qua đó cũng tích thêm chút công đức cho con, cho cháu, tạo nên tiếng thơm cho việc kinh doanh.
Thế mới biết, dẫu sinh ra vốn “tính bản thiện”, nhưng muốn thành người thiện thì phải học, phải rèn.
Vợ chồng chủ shop rồi phải trả giá cho hành vi thiếu tính người của mình khi hành hung, làm nhục, trấn lột người khác bằng một bản án nào đó của tòa. Nhưng bản án của lương tâm, của triết lý làm người thì chẳng bao giờ có thời hạn để đếm đo!
Vân Thiêng
Không phải ai cũng biết là vài trăm năm trước, giới y học phương Tây có một cách cứu người đuối nước rất bất ngờ: đút ống thổi vào hậu môn để bơm sức sống vào trực tràng giúp nạn nhân tỉnh lại. Những bác sĩ thời đó, hoặc thổi hơi của thuốc lá vào ruột, hoặc ra sức thổi tận tình.
Chuyện khó tin như có thật này từng được đăng tải trên tạp chí chuyên Y khoa Boston Medical and Surgical Journal (Giờ thì được biết đến với tên là tạp chí The New England Journal of Medicine) trong số tháng 1 năm 1897. Tác giả bài viết là Julius Bonello ở Peoria, Illinois, nói phương pháp này giúp chữa nhiều thứ, nhưng với những nạn nhân chết đuối là thú vị nhất. Pháp là nước đầu tiên áp dụng kỹ thuật này, theo sau là giới y học ở Anh Quốc.
Dĩ nhiên, dó là chuyện của thế kỷ 19. Con người văn minh hiện nay khi đọc lại những y văn cũ hầu như đều bật cười và nói rằng chuyện khó tin như vậy nhưng không hiểu sao có lúc giới bác sĩ lại tin tưởng tuyệt đối đến vậy. Nghĩ lại, thì cũng thật khó nói, vào những lúc tận cùng với hy vọng mông muội cứu sống một người sắp chết, người ta đã cố làm tất cả, chỉ để mong níu lại sự sinh tồn mà thôi.
Nhưng đôi khi, chuyện như vậy vẫn có thể xảy ra vào thời đại hôm nay.
Chuyện mới đây ở Thanh Hoá là một ví dụ. Cô gái nhỏ dại dột vào tiệm thời trang và lấy cắp chiếc áo, giá 160.000 VNĐ, dẫn đến chuyện bị ông bà chủ làm nhục. Cách làm quá đáng của người chủ khiến dân cư mạng bất bình dẫn đến việc lấy cắp của cô gái ấy trở thành chuyện sai nhỏ hơn câu chuyện sai lớn đang lấp đầy mắt mọi người. Thế rồi, ăn theo sự kiện, Tỉnh đoàn Thanh Hoá, Thành đoàn Sầm Sơn và nhà trường lại “đến bệnh viện trao quà, động viên” cho cô gái này, vốn đang bị quá căng thẳng trước sự cố do mình khởi đầu gây ra.
Trong những bức hình được phô ra đầy tự hào về chuyện “động viên” này, người ta thấy rõ nhất là màu áo xanh của Đoàn thanh niên cộng sản. Bức hình như lời nhắn nhủ “chúng tôi luôn xông xáo và có mặt hữu ích ở tuyến đầu”. Loại trừ các ý nghĩa ngớ ngẩn của sự kiện, cách làm cũng không khác gì phương thức “bơm hơi hậu môn” của thế kỷ 19, nhưng không phải để cứu ai khác, mà để cứu chính mình với bộ dạng đã chết lâm sàng từ nhiều năm nay.
Đây không phải là lần đầu tiên, hình ảnh của đoàn thanh niên được “bơm” như vậy. Còn nhớ vào năm 2012, đoàn thanh niên cộng sản cũng có phong trào kỳ lạ là đưa đoàn viên ra làm dải phân cách sống trong dịp thi Trung học phổ thông Quốc gia. Bất kể nắng mưa, giới đoàn viên nam nữ thay nhau nắm tay đứng làm làn đường, mà theo giải thích của một thanh niên ở trường đại học Bách Khoa là “nếu không hành động như vậy, tình trạng tắc đường sẽ xảy ra nghiêm trọng. Thí sinh bước khỏi phòng thi lộn xộn, rất dễ bị tai nạn. Người nhà và sĩ tử cũng khó tìm thấy nhau trong biển người”.
Có thể những đoàn viên ấy được “bơm” suy nghĩ về cách sống như vậy là phục vụ và dâng hiến, nhưng giới phụ huynh cũng như tất cả những người có tinh thần bình thường trên đất nước ai cũng đều thấy khó chịu bởi trò mị dân, vô bổ và chủ đích “bơm hơi” để cứu hình ảnh của đoàn thanh niên trong giai đoạn nhạt nhoà của tổ chức này.
Gần đây, cũng đã có những vụ bê bối lùm xùm kháo nhau trên mạng về chuyện làm từ thiện cho người khó khăn, bị phong toả lúc đại dịch nhưng công sức thì của bá tánh, còn những chiếc áo xanh thì chen chân chụp ảnh, đứng nhận là phần mình.
Với sự ra đời, được tính là vào năm 1931 cho đến nay, đoàn thanh niên cộng sản đã có 90 tuổi đời – tuổi đủ lớn và để nhìn thẳng mặt nhau và đặt câu hỏi là đoàn thanh niên tồn tại để làm gì và cho ai? Trong mọi điều lệ và nhiệm vụ của đoàn thanh niên cộng sản, lúc nào câu nói “phấn đấu và phục vụ vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ”, thì rõ là tổ chức này là thành phần ngoại vi của đảng cầm quyền, vậy ngân sách nuôi dưỡng và hoạt động của tổ chức này đang tự tiện được trích từ tiền thuế của nhân dân Việt Nam, có thể gọi là bất hợp pháp hay không?
Sau năm 1975, người dân miền Nam được biết đến tổ chức này, và thanh thiếu niên thì bị cưỡng ép tham gia bởi có những ràng buộc hành chính vô lối, chẳng hạn như phải có đoàn viên thì mới được thi hay tốt nghiệp đại học. Những năm ở học đường sau năm 2000, dù không còn bắt buộc, nhưng hầu như các cuộc vận động vào đoàn đều mang tính thúc ép, vì xã hội không có tổ chức chính trị nào khác để lựa chọn. Bất kỳ ai ở miền Nam, cũng đều có thể có được những kinh nghiệm khó chịu về điều này.
Câu chuyện Tỉnh đoàn Thanh Hoá hớn hở chớp thời cơ “động viên” cô bé 16 tuổi vừa phạm sai lầm trong đời mình – kiểu đánh đu theo dư luận – diễn tả cho thấy sự tuyệt vọng của tổ chức này. Đã quá co cụm trong đời sống ngày càng vô nghĩa của mình, nên họ không còn đủ suy nghĩ đúng về giới hạn của đạo đức và lẽ phải. Ngoài các chương trình được tổ chức rùm beng và mị dân như hưởng ứng giờ trái đất, tổ chức nhặt rác, mít tinh hưởng ứng chính sách… thì việc xông vào xã hội qua các sự kiện bề nổi, cũng không khác gì cách chữa “bơm hơi”, duy trì cho sự tồn tại của mình.
Với con số khoảng 6,4 triệu đoàn viên trong cả nước, đây quả là một tổ chức không nhỏ. Nghĩ lại, việc “đút ống thổi bơm hơi” để cứu vãn cho hình ảnh tập hợp có được ý nghĩa của ngần ấy người, đặc biệt là với dân tộc và quê hương Việt Nam, ắt các nhà lãnh đạo tổ chức này cũng vô cùng mất sức.
_____
Tham khảo:
https://zingnews.vn/toi-khong-ung-ho-tinh-nguyen-vien-xep-hang-duoi-nang-40-do-post555253.html
KHÔNG THỂ XÓA BỎ TỔ CHỨC ĐOÀN THANH
NIÊN CSHCM
NHÂN VĂN VIỆT/ TD 11-12-2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét