ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Lớp học 'bình thường mới' ở Afghanistan dưới thời Taliban (VNN 7/9/2021)-rất lạ!-Taliban lệnh bắt những kẻ xả súng mừng chiến thắng (VNN 6/9/2021)-Bài học tranh chấp biên giới giữa Trung Cộng và Bắc Hàn (BVN 6/9/2021)-Trần Trung Đạo-Covid-19: Tại sao Úc muốn chuyển từ 'Covid zero' sang sống chung với virus? (BVN 6/8/2021)-Những nghệ sĩ “biến mất”: Kỷ nguyên kiểm duyệt mới dưới tay Trung Quốc (BVN 6/9/2021)-Bùi Công Trực-Con đường đưa Israel thành quốc gia khởi nghiệp (VNN 5/9/2021)-Ấn Độ và Singapore tập trận lớn gần Biển Đông (VNN 5/9/2021)-Cải cách bộ máy nhìn từ bài học Hàn Quốc (TVN 4/9/2021)-Việt Nam đối diện với Hoa Kỳ và Trung Hoa (TD 4/9/2021)-Đu bám như thế nào (TD 4/9/2021)-Nguyễn Đình Cống-Quyền, tiền và ngoại giao “củ chuối” (TD 4/9/2021)-RFA-Triển vọng bang giao Hoa Kỳ với Afghanistan trước các tranh chấp nội tình (BVN 4/9/2021)-Đỗ Kim Thêm-Taliban tuyên bố chiếm được thành trì chống đối cuối cùng ở Afghanistan (VNN 4/9/2021)-Lãnh hải (VnEx 3-9-21)- Huỳnh Thế Du-3 lý do Việt – Mỹ chưa trở thành đối tác chiến lược (TD 3/9/2021)-Lee Nguyễn-Nếu muốn, Kamala Harris sẽ nói chuyện với tổ chức bất đồng chính kiến nào? (viet-studies 3-9-21)-Nguyễn Khoa-Tính thời cơ trong bang giao Việt – Mỹ “hậu Harris” (viet-studies 3-9-21)-Đinh Hoàng Thắng-Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình (BVN 3/9/2021)-Tạ Duy Anh-Vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc: Việt Nam quan ngại, Singapore “cháy hàng”? (BVN 3/9/2021)-RFA-Taliban kêu gọi phe chống đối đàm phán hòa bình (VNN 2/9/2021)-Mỹ lại bị Covid-19 tấn công dữ dội, Nhật phát hiện biến thể Delta mới (VNN 1/9/2021)-Afghanistan: Quân đội Mỹ rời khỏi Kabul, kết thúc cuộc chiến tranh 20 năm (BVN 1/9/2021)
- Trong nước: Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ (GD 7/9/2021)-Việt Nam xếp chót về khả năng phục hồi Covid-19 (Leader 6-9-21)-Sau hàng loạt tin tức mâu thuẫn, TPHCM đã có ánh sáng cuối đường hầm? (RFA 6-9-21)-Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi: Tôi nhận khuyết điểm với bà con (VNN 6-9-21)-Ngày đầu kiểm soát vào vùng đỏ Hà Nội, nơi dồn ứ, nơi thưa vắng (VNN 6/9/2021)-Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc tới hơn 9.000 xã phường (GD 5/9/2021)-Truy tặng Bằng khen của Thủ tướng cho 18 cá nhân có nhiều đóng góp chống dịch (GD 5/9/2021)-Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Đến nay tôi mới biết ĐBSCL sản xuất lúa như thế' (TP 5-9-21)-Lê Minh Hoan !?-Lễ khai giảng 'chưa từng có', học sinh cả nước bắt đầu một năm học đặc biệt (VNN 5/9/2021)-Facebooker phản đối việc chính quyền phạt năm triệu đồng vì đăng tin người dân bị bỏ đói (BVN 3/9/2021)-RFA->Nguyễn Thùy Dương?-Bài học cảnh tỉnh sự lầm đường lạc lối của một thầy giáo (CAND 2-9-21)-Bùi Văn Thuận ?-Tôi tin chồng mình luôn là một người chính trực, không bao giờ nhượng bộ trước bất công (TD 2/9/2021)-Trịnh Nhung-Thủ tướng kiểm tra đột xuất công tác chống dịch ở điểm "nóng nhất" tại Hà Nội (GD 1/9/2021)-Tỷ lệ tử vong do mắc COVID-19 tại TP.HCM khoảng 4,2% (MTG 1-9-21)-Lý do Hà Nội vẫn xuất hiện các ổ dịch dù giãn cách (VNN 1/9/2021)-
- Kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt có tầm quan trọng, đem lại nhiều lợi ích (GD 7/9/2021)-Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (GD 7/9/2021)-Kiện toàn Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030 (GD 7/9/2021)-Petrovietnam đẩy mạnh chuyển đổi số để tối ưu trong điều hành và xử lý công việc (GD 7/9/2021)-Hải Phòng tổ chức tiêm 500.000 liều vaccine Vero Cell cho đối tượng ưu tiên (GD 7/9/2021)-Kiến nghị siêu thị, cửa hàng và shipper tại TPHCM được hoạt động tới 21 giờ (KTSG 7/9/2021)-Bộ Công Thương: Cần thời gian để xác định sản phẩm bán tại Việt Nam có ethylene oxide không (KTSG 7/9/2021)-Thông hành vaccine: đừng đánh đố người trong cuộc! (KTSG 6/9/2021)-TPHCM chưa xác định thời gian nới lỏng giãn cách, thí điểm mở dần hoạt động ở "vùng xanh" (KTSG 6/8/2021)-Học trực tuyến có thể gặp khó khăn do cần đường truyền dung lượng lớn (KTSG 6/9/2021)-Điều động quân y từ “vùng xanh” sang tăng cường cho 'vùng đỏ' (KTSG 6/9/2021)-Thủ tướng: từng bước khôi phục hoạt động sản xuất ở nơi đảm bảo an toàn (GD 6/9/2021)-Vắc xin “made in Viettnam” vẫn tồn tại 3 vấn đề cần xem xét (PN 6-9-21)-Khó khăn do Covid-19, gần 30 % lao động di cư tiêu đến tiền tiết kiệm (DT 6-9-21)-Đứt gãy chuỗi cung ứng không chỉ là nguy cơ (Nhà Đầu Tư 6-9-21)-Đánh giá thế nào việc công an, bộ đội "đi chợ", giúp dân chống dịch? (DT 6-9-21)-Đánh giá thế nào việc công an, bộ đội "đi chợ", giúp dân chống dịch? (DT 6-9-21)-Nông sản khó sang Trung Quốc: Bài học từ Thái Lan (ĐV 6-9-21)-14 kênh truyền hình nước ngoài sắp dừng phát sóng trên dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam (TT 6-9-21)-
- Giáo dục: Giám đốc Sở Giáo dục Thanh Hóa: mạng tốt thì học online, kém sẽ chuyển cách khác (GD 7/9/2021)-Năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục sẽ tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học (GD 7/9/2021)-Quy chế mới đào tạo Thạc sĩ có phần "lỏng" hơn quy chế cũ (GD 7/9/2021)-Đường truyền không ổn định, "đứng mạng" khiến thầy trò học trực tuyến chật vật (GD 7/9/2021)-Đại trà dạy học trực tuyến chỉ mang lại thuận lợi cho một bộ phận nhỏ học sinh (GD 7/9/2021)-Tích hợp rồi vẫn giáo viên môn nào dạy "phân môn" đấy, chỉ cần học 3-6 tín chỉ (GD 7/9/2021)-Giáo viên hợp đồng lâu năm ở Đô Lương lo lắng vì tiêu chí tuyển dụng biên chế (GD 7/9/2021)-Tôi không hiểu vì sao trẻ mới 3 tuổi đầu bố mẹ đã cho đi học tiếng Anh (GD 7/9/2021)-Rối tung rối mù với dạy học tích hợp (GD 7/9/2021)-Dịch Covid, tiểu học Tân Tạo lấy ý kiến đóng nhiều khoản tiền, phụ huynh bức xúc (GD 7/9/2021)-Học trò không điện thoại, máy tính, giáo viên phải vào tận bản giao bài tập (GD 7/9/2021)-Cần thời gian chuẩn bị, Quảng Bình lùi thời gian dạy học trên truyền hình (GD 7/9/2021)-Hơn 45% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (GD 6/9/2021)-Cú sốc 'đội sổ' của nam sinh từng giành giải quốc gia và đi thi quốc tế (VNN 7/9/2021)-
- Phản biện: Ba Lan thực hiện mục tiêu kép trong chống dịch covid-19 và gợi ý cho Việt Nam (TD 7/9/2021)-Mạc Văn Trang-Nhà nước chống ra đường: Làm thế nào? (TD 7/9/2021)-Ngô Huy Cương-Ngu ơi, đến bao giờ? (TD 7/9/2021)-Đoàn Bảo Châu-Dược sĩ Nguyễn Duy Như nêu 3 chốt chặn quan trọng nhất để phòng chống Covid-19 (BVN 7/9/2021)-Hoài Thương-Suy đoán số ca nhiễm ở TPHCM qua tỉ lệ tử vong (BVN 7/9/2021)-Nguyễn Văn Tuấn-Tác động của đợt dịch Covid mới lên nền kinh tế Việt Nam (BVN 7/9/2021)-Thanh Phương-Phản biện và chê bai hoàn toàn khác nhau (Tầm Nhìn 6-9-21)-Nguyễn Mạnh Đẩu-Cần tiêm sớm vắc xin cho ông bà, bố mẹ chúng ta (TVN 6/9/2021)-Tư Giang-Tình trạng tùy tiện áp dụng rừng luật trong chống dịch ở Việt Nam… (TD 6/9/2021)-Nguyễn Anh Tuấn-Từ thiện (TD 6/9/2021)-Nguyễn Tiến Tường-Tỷ lệ bình phục từ Covid ở Việt Nam quá thấp? (BVN 6/9/2021)-Nguyễn Tuấn-Dự đoán phương án “Đổi mới” của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại Covid-19 (Phần 1) (TD 5/9/2021)-Nguyễn Anh Tuấn-Kính nể các Thủ tướng Nhật Bản (TD 4/9/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Ám ảnh bị ung thư? Hù dọa người tiêu dùng trong cạnh tranh là vô đạo đức (BVN 3/9/2021)-Vũ Kim Hạnh-Sân golf Phan Thiết: Đơn phản biện ngày 30/09/2019 của ông Đinh Trung (Phần 2) (TD 2/9/2021)-Phan Bình Minh-Sân golf Phan Thiết: Đơn phản ánh và đề nghị ngày 02/01/2019 của ông Đinh Trung (TD 31/8/2021)-Mấy bài học qua việc chống dịch (TD 30/8/2021)-Thái Hạo-Chống người thi hành công vụ: Nguyên nhân và giải pháp (TD 30/8/2021)-Ngô Huy Cương-Sân golf Phan Thiết: Người cộng sản Đinh Trung (TD 29/8/2021)-Phan Bình Minh-
- Thư giãn: Đội tuyển Úc trên đất Việt, một đoạn vinh quang buồn (TD 7/9/2021)-Vợ chồng 9X biến xe Van giá rẻ thành căn hộ di động đi muôn nơi (VNN 6/9/2021)-
Ngoài Việt Nam, Trung Cộng chia sẻ biên giới với 13 quốc gia khác gồm Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Mông Cổ, Bhutan, Nepal, Miến Điện, Nga, Lào và Bắc Hàn.
Nếu chỉ nhìn sự phụ thuộc kinh tế của Bắc Hàn vào Trung Cộng, người ta dễ dàng đi đến kết luận Trung Cộng muốn gì được nấy, muốn đóng cọc chỗ nào đóng, muốn vẽ biên giới đâu thì vẽ, cần gì phải đưa ra bàn hội nghị, mà có đưa ra cũng chỉ là hình thức dàn cảnh ngoại giao.
Không.
Bắc Hàn tự cô lập khỏi thế giới văn minh, trong nhiều năm đã lệ thuộc vào Trung Cộng từng chén cơm manh áo, nhưng họ nhất định không nhượng cho Trung Cộng một tấc đất nào qua các hội nghị về đường biên giới giữa hai nước.
Mặc dù cai trị đất nước bằng một lý thuyết ngu dân hoang tưởng, bằng một chính sách độc tài sắt máu bị phần lớn nhân loại rẻ khinh, xa lánh, ba thế hệ họ Kim ít ra có một điểm mà giới lãnh đạo đảng CSVN không làm được, đó là quyết tâm giữ đất của tổ tiên họ để lại.
Vùng biên giới tranh chấp
Trung Cộng và Bắc Hàn chia sẻ biên giới dài 1,416 kilômét Các vùng tranh chấp thuộc khu vực sông Yalu, sông Tumen và Bạch Đầu Sơn (Paektusan). Các hội nghị bí mật giữa hai nước diễn ra trước 1963 và đạt đến điểm đồng thuận vào 1963 với sự nhượng bộ từ phía Trung Cộng.
Khu vực bất đồng sâu sắc nhất là Bạch Đầu Sơn. Phía Trung Quốc cho rằng vùng núi lửa Bạch Đầu Sơn rộng 33 kilômét vuông trước đây là đất Mãn Châu, do đó ngày nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Phái đoàn Trung Quốc còn viện dẫn lịch sử khi cho đó là nơi dòng tộc Mãn Thanh bắt nguồn.
Bắc Hàn không đồng ý và cũng viện dẫn các dữ kiện lịch sử để chứng minh Bạch Đầu Sơn thuộc về Triều Tiên từ nhiều ngàn năm lịch sử. Đối với dân tộc Triều Tiên, Bạch Đầu Sơn là nơi Thần Hwanung kết duyên với một phụ nữ và hạ sinh con trai Tangun, và chính Tangun đã sáng lập nên Vương Quốc Choson đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên. Một khu vực tranh chấp khác là vùng Hồ Chongji. Trung Cộng cho là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bắc Hàn cũng không đồng ý.
Tuy nhiên, theo nội dung thỏa hiệp biên giới 1963, hai nước đồng ý phân chia Bạch Đầu Sơn từ đỉnh và ba phần năm vùng Hồ Chongji thuộc Bắc Hàn. Vùng đất Trung Cộng nhượng cho Bắc Hàn rộng đến mức chính quyền thuộc các tỉnh biên giới như Cát Lâm (Jilin) và Liêu Ninh (Liaoning) phản đối chính quyền trung ương.
Lý do Trung Cộng nhượng bộ Bắc Hàn
1. Bắc Hàn có chung ngã ba chiến lược với Trung Cộng và Liên Xô. Khu vực biên giới giữa Bắc Hàn, Liên Xô (hiện nay thuộc Nga) và Trung Cộng giữ một vai trò chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Cộng. Đây là cửa ngõ Liên Xô dùng để qua Thái Bình Dương. Cách ngã ba không xa là thành phố Vladivostok, nơi đặt bộ tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Nhiều lần trong thế kỷ 19, thành phố cảng Vladivostok cũng là nơi diễn ra các đụng độ quân sự giữa Nga và Trung Quốc. Sau cách mạng CS 1917, Vladivostok là điểm đổ bộ của các lực lượng đồng minh tình nguyện trong đó có Tiệp, Anh, Mỹ, Canada với ý định lật đổ chính quyền CS của Lenin vừa mới được dựng lên. Thành phố này bí mật đến nỗi không cho phép một người nước ngoài nào thăm viếng. Nếu hai mặt của khu vực tam giác chiến lược này thuộc về Liên Xô sẽ là một đe dọa quân sự nghiêm trọng với Trung Cộng.
2. Đạo đức giả “Giết không được tha làm phước.” Trong giai đoạn 1965, quan hệ giữa Mao và Kim Nhật Thành trở nên căng thẳng vì thái độ nghiêng về phía Liên Xô của họ Kim. Mao nổi giận tuyên bố đòi 160 kilômét vuông chung quanh Bạch Đầu Sơn phải giao nộp cho Trung Cộng để trả nợ cho các khoản chi dùng kinh tế, quân sự mà Trung Cộng đã cung cấp cho Bắc Hàn trong chiến tranh Nam-Bắc Triều Tiên 1950-1953. Bắc Hàn chẳng những không chịu mà còn đánh trả các xâm phạm quân sự gây ra từ phía Trung Cộng. Tháng 11 1970, cần phải dồn nỗ lực giải quyết các bất ổn nội bộ sau Cách Mạng Văn Hóa, Mao rút lại đòi hỏi về lãnh thổ. Bắc Hàn, một lần nữa, đạt thắng lợi mà không phải chịu đựng một thiệt hại nào.
3. Lấy lòng Bắc Hàn trong tranh chấp Trung-Xô. Rạn nứt về cả tư tưởng chính trị lẫn đường lối bang giao quốc tế giữa Liên Xô và Trung Cộng bắt đầu sau khi Nikita Khrushchev nắm quyền lãnh đạo đảng CS Liên Xô. Khi mâu thuẫn Trung-Xô gia tăng, phong trào CS quốc tế chia làm ba cánh, một cánh đa số ủng hộ Liên Xô, một cánh đóng vai trò trung lập như Nam Tư, Việt Nam và một số nhỏ khác như Albany ủng hộ Trung Cộng. Trung Cộng hơn bao giờ hết cần sự ủng hộ của Bắc Hàn. Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Cộng, chỉ thị phái đoàn đàm phán Trung Cộng tránh xung đột và chấp nhận yêu sách của phái đoàn Bắc Hàn. Đáp lại, trong hội nghị các đảng CS quốc tế tổ chức tại Moscow vào tháng 10, 1966, Bắc Hàn không tham dự.
4. Nỗi sợ bị bao vây. Như người viết đã trình bày trong nhiều loạt bài về Trung Cộng, tất cả các yếu tố nêu trên đều phát xuất từ mối lo truyền thống của các lãnh đạo Trung Cộng, là mối lo bị bao vây. Toàn bộ biên giới phía Bắc Trung Quốc, bao gồm vùng Ngoại Mông đều thuộc quyền kiểm soát của Liên Xô. Trong chiến tranh biên giới giữa Trung Cộng và Ấn Độ 1962, Liên Xô đứng về phía Ấn. Ngay cả khi Khrushchev bị hạ bệ 1964, rạn nứt cũng không có cơ hội hàn gắn, mâu thuẫn không có cơ hội giải quyết mà còn sâu sắc hơn. Chu Ân Lai tố cáo Liên Xô dưới thời Leonid Brezhnev là một loại chế độ “Khrushchev không có Khrushchev.” Vùng độn quan trọng nhất Trung Cộng phải giữ là Bắc Hàn.
Bài học đàm phán biên giới giữa Bắc Hàn và Trung Cộng
- Nam Hàn ủng hộ Bắc Hàn trong tranh chấp biên giới với Trung Cộng: Như cả thế giới đều biết Nam và Bắc Hàn vẫn còn trong tình trạng chiến tranh nhưng có một lập trường họ luôn chia sẻ đó là bảo vệ lãnh thổ của tổ tiên. Khi Bắc Hàn và Trung Cộng tranh chấp biên giới Đông Bắc, Nam Hàn tuyên bố ủng hộ Bắc Hàn. Một lý do, vùng Bạch Đầu Sơn là chiếc nôi của dân tộc Triều Tiên và lý do khác, sự ủng hộ của Nam Hàn, một quốc gia dân chủ, sẽ gia tăng áp lực và đón nhận thêm cảm tình của khối tự do Tây Phương.
Trung Cộng phải giải quyết xung đột nhanh chóng vì không muốn Nam Hàn liên quan sâu đến tranh chấp dù chỉ trên mặt trận ngoại giao và truyền thông. Điều mà Trung Cộng không muốn nhất là Bắc Hàn trở thành một nước dân chủ hay thống nhất dưới thể chế dân chủ.
- Khai thác yếu điểm của Trung Cộng: Chiến lược đàm phán biên giới của Trung Cộng bị chi phối bởi chính sách an ninh chung của cả nước trong từng thời kỳ. Theo tổng kết của M. Taylor Fravel trong biên khảo xuất sắc “Regime Insecurity and International Cooperation,” từ 1949, Trung Cộng tham gia 23 cuộc hội nghị về biên giới với các nước láng giềng; trong số đó, Trung Cộng đã 19 lần phải chấp nhận phần lớn các đòi hỏi của các nước tranh chấp. Nghĩa là, nếu có sự phân chia vùng lãnh thổ tranh chấp, Trung Cộng nhận ít hơn 50 phần trăm. Yếu tố an ninh của Trung Cộng được đặt lên thứ tự ưu tiên trong đàm phán. Tại Trung Quốc, người Hán chiếm 90 phần trăm dân số và chỉ 10 phần trăm còn lại thuộc các dân tộc thiểu số nhưng 10 phần trăm này kiểm soát các vùng đất bao la dọc biên giới. Giống như Liên Xô, quyền lực của Trung Cộng mạnh ở trung tâm nhưng rất lỏng lẻo tại các địa phương xa. Chọn lựa của Trung Cộng là chọn lựa của thế yếu chứ không phải để hòa giải với láng giềng. Trong trường hợp đàm phán với Bắc Hàn, sự ổn định của vùng độn Bắc Hàn quan trọng hơn vài trăm kilômét đất vùng Bạch Đầu Sơn.
- Nước nhỏ chưa hẳn là nước yếu. Bang giao quốc tế là một cuộc đấu tranh chính trị cân não. Trong thời đại toàn cầu hóa, sự phụ thuộc giữa các quốc gia sâu sắc hơn thời kỳ Chiến tranh Lạnh và hai cuộc thế chiến trước đây, do đó, cuộc đấu tranh lại càng khó khăn, phức tạp và có thể phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Cho dù theo đuổi bao nhiêu mục tiêu, đối với một quốc gia, tại mỗi thời kỳ nhất định, chỉ có một ưu tiên tối thượng. Bảo vệ sức mạnh trung tâm là ưu tiên tối thượng của Trung Cộng. Những nhân nhượng của Trung Cộng qua các tranh chấp về biên giới cho thấy rõ một điều quốc gia nào cũng cần ổn định để phát triển nhưng Trung Cộng cần ổn định hơn bất cứ quốc gia nào khác. Trong thời kỳ Liên Xô còn tồn tại, Bắc Hàn khai thác xung đột giữa hai đàn anh CS để có lợi cho mình và nay đang khai thác mâu thuẫn Mỹ-Trung để củng cố vị trí của Bắc Hàn trong bàn cờ địa lý chính trị vùng Nam Á.
Người viết không phân tích hay đối chiếu cách xử sự của lãnh đạo CS Việt Nam và Bắc Hàn bởi vì một người có hiểu biết chính trị căn bản nào cũng biết mục tiêu tối thượng của lãnh đạo CSVN là duy trì quyền cai trị trên đầu trên cổ nhân dân Việt Nam bất chấp đất đai, rừng, biển của tổ tiên để lại bị chiếm đoạt.
Tập Cận Bình biết rõ gan ruột của lãnh đạo CSVN nên rất khinh thường họ. Sự kiện máy bay Trung Cộng vi phạm không phận Việt Nam không chỉ một lần mà mấy chục lần là một ví dụ điển hình. Nếu báo chí quốc tế không lên tiếng trước rồi lãnh đạo CSVN cũng tiếp tục “ngậm bồ hòn làm ngọt” như đã từng chịu nhục suốt 40 năm qua.
T.T.Đ
Tham khảo:
– Fravel, M. (2005). Regime Insecurity and International Cooperation: Explaining China’s Compromises in Territorial Disputes. International Security, 30(2), 46-83.
– Tan, M. (2015, April 23). North Korea, International Law and Dual Crises: Narrative and Constructive Engagement. Routledge.
– Elleman, B., Kotkin, S., Schofield, C. (2012, October 3). Beijing’s Power and China’s Borders: Twenty Neighbors in Asia. Routledge.
– Pinilla, D. (2004). Border Disputes between China and North Korea. China Perspectives.
– Conferences of the Communist and Workers Parties. (1979). The Great Soviet Encyclopedia.
– Sino-Soviet Split. https://en.wikipedia.org/wiki/Sino-Soviet_split
– China–North Korea border https://en.wikipedia.org/.../China%E2%80%93North_Korea...
Nguồn: Văn & Chính Luận Trần Trung Đạo
CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÌN TỪ BÀI HỌC HÀN QUỐC
PHẠM MẠNH HÙNG/ TVN 4-9-2021
Ngay khi lên cầm quyền năm 1961, cố Tổng thống Park đã dành ưu tiên số một và quyết tâm chính trị cao độ cho việc cải cách nhân sự.
Tăng lương chưa từng có
Vào những năm 1960, Hàn Quốc đã nhanh chóng thanh lọc cán bộ tham nhũng, cán bộ không đủ năng lực, thay thế họ bằng những nhân sự mới có tài để làm tươi mới và nâng cao năng lực của bộ máy hành chính. Thực tế, hơn 35.000 công chức đã bị sa thải và một số lượng lớn nhân sự mới có tài được tuyển dụng thông qua cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai.
Cùng với đó, một loạt cơ chế, chính sách đột phá đã tạo động lực to lớn cả về vật chất và tinh thần, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để thu hút giới ưu tú vào bộ máy hành chính, động viên họ làm việc và cống hiến phụng sự đất nước. Chính sách đột phá trong cải cách tiền lương được thực hiện, tăng mạnh tiền lương để công chức được hưởng lương cao.
Từ năm 1964-1967, lương công chức chính phủ tăng từ 30-40% mỗi năm, đây là sự đột phá chưa từng có tiền lệ, đặc biệt, trong bối cảnh ngân sách khi đó rất eo hẹp do mọi nguồn lực đều dồn vào đầu tư để công nghiệp hóa. Công chức chính phủ còn được hưởng nhiều lợi ích và ưu đãi khác như chế độ hưu trí tốt, rất nhiều loại phụ cấp khác nhau, công việc ổn định, được xã hội tôn trọng và có nhiều quyền quyết định...
Chính quyền của cố Tổng thống Park còn triển khai các hoạt động nhằm làm gia tăng niềm kiêu hãnh của người công chức tài năng. Các phương tiện truyền thông và các quỹ nhà nước rầm rộ tiến hành trao giải thưởng vinh danh các công chức xuất sắc.
Hàn Quốc đã thực hiện cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai để tuyển chọn những người xuất sắc nhất vào bộ máy hành chính |
Cũng bởi vậy, dù lương công chức Hàn Quốc chỉ bằng khoảng 75-80% lương ở tập đoàn tư nhân, nhưng giới ưu tú vẫn thiên về làm công chức hơn. Họ lựa chọn như vậy vì niềm kiêu hãnh của người công chức, vì công việc ổn định, có nhiều lợi ích khác ngoài lương và được xã hội tôn trọng do vị thế người công chức đem lại. Ngày nay, giới trẻ Hàn Quốc mê trở thành công chức hơn là làm ngôi sao giải trí.
Thi tuyển quốc gia cạnh tranh
Để tuyển chọn những người xuất sắc nhất vào bộ máy hành chính, chính quyền của cố Tổng thống Park thực hiện hai cơ chế chính. Một là, cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai và hai là, cơ chế tuyển dụng đặc biệt, không qua thi tuyển.
Hàn Quốc đã thực hiện cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai để tuyển chọn những người xuất sắc nhất vào bộ máy hành chính và để tuyển chọn quan chức. Những công chức vượt qua kỳ thi cạnh tranh khốc liệt được phân bổ về những bộ quan trọng giữ vai trò chủ chốt trong việc định hình chính sách kinh tế như Ủy ban kế hoạch kinh tế, Bộ Tài chính... Họ được bổ nhiệm công chức khi còn trẻ, theo thời gian, tích lũy kinh nghiệm về chính sách công và quản lý công, trưởng thành dần và có thể trở thành các nhà lãnh đạo đất nước.
Công chức muốn được đề bạt, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải vượt qua kỳ thi bậc 3B, cấp bậc khởi đầu của hệ thống công chức cấp cao. Thực tế, chính quyền của cố Tổng thống Park đã tuyển chọn số lượng lớn các quan chức bậc 3B thông qua cơ chế thi tuyển quốc gia cạnh tranh. Đây là kỳ thi cạnh tranh vô cùng khốc liệt với tỷ lệ chọi trung bình 1/52 trong giai đoạn 1963-1979.
Bắt đầu từ chính quyền Tổng thống Chun Doo hwan (1980-1987), hệ thống 5 bậc được thiết kế trong thời kỳ chính quyền của cố Tổng thống Park được chuyển thành hệ thống 9 bậc (bậc 1 cao nhất) và hiện nay, hệ thống 9 bậc này vẫn đang được sử dụng.
Cơ chế thi tuyển quốc gia cạnh tranh, công khai được thực hiện đối với bậc 9, bậc 7 và bậc 5. Bậc 5 là bậc khởi đầu của hệ thống công chức cấp cao. Năm 2008, khoảng 80% công chức cấp cao của Hàn Quốc bắt đầu sự nghiệp từ bậc 5, họ phải vượt qua kỳ thi quốc gia cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Do vậy, được xếp vào bậc 5 là một vinh dự rất to lớn, được hưởng lương cao và có nhiều quyền quyết định.
Cơ chế tuyển dụng đặc biệt, không qua thi tuyển
Cùng với cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai, Hàn Quốc cũng thực hiện cơ chế tuyển dụng đặc biệt, không qua thi tuyển nhằm bổ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ chế thi tuyển quốc gia và nhắm tới tuyển chọn những chuyên gia, nhà khoa học tài năng đã được xã hội biết đến và thừa nhận. Khi đó nguồn chủ yếu là từ quân đội, Đại học quốc gia Seoul và Hàn kiều.
Lương công chức chính phủ Hàn Quốc từng có giai đoạn tăng từ 30-40% mỗi năm |
Từ tháng 12/1963 đến tháng 12/1970, có tới 21/89 bộ trưởng xuất thân từ các học viện quân sự. Dần về sau, vì mục tiêu phát triển kinh tế, chính quyền của cố Tổng thống Park tăng cường sử dụng những chuyên gia ngoài quân đội, hơn 20% công chức cao cấp xuất thân từ Đại học quốc gia Seoul. Đội ngũ chuyên gia tài năng này được hưởng mức lương và điều kiện làm việc tuyệt vời, quyền cao chức trọng, họ thường được bố trí làm việc với cương vị là cán bộ hoạch định chính sách, phụ trách các dự án quốc gia về nghiên cứu và phát triển hoặc những nhiệm vụ đặc biệt.
Cơ chế này rất hiệu quả trong việc tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Điển hình như Ủy ban kế hoạch kinh tế tuyển chọn các chuyên gia kinh tế học ở Mỹ về, họ được giao toàn quyền hoạch định chiến lược. Nhờ đó, Ban kế hoạch kinh tế có thể kiểm soát các bộ khác nhằm phát triển kinh tế.
Ngày nay, với mục tiêu thu hút tài năng vào đội ngũ 1.500 cán bộ nòng cốt của hệ thống công chức, cán bộ trung cao cấp (từ vụ trưởng/tương đương trở lên), Hàn Quốc tìm kiếm và tuyển chọn công chức tài năng từ mọi nguồn.
Một cơ chế mở được áp dụng, minh bạch trong tuyển chọn, cho phép người tài có thể tự ứng cử hoặc được đề cử vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, kể cả vị trí bộ trưởng. Xây dựng hệ thống dữ liệu nguồn cán bộ, trong đó các ứng viên tự ứng cử từ khu vực tư nhân chiếm trên 50%. Mọi người dân trong nước cũng như kiều dân ở nước ngoài đều có thể ứng cử tham gia vào cơ sở dữ liệu hồ sơ này và vị trí ứng cử tới chức vụ bộ trưởng.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức tài năng
Chính quyền của cố Tổng thống Park cũng rất chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức tài năng luôn sẵn sàng phục vụ cho sự nghiệp quốc gia, nhất là đội ngũ công chức bậc trung và công chức cấp cao. Ngay từ năm 1961, Viện Đào tạo công chức trung ương đã được thành lập để đào tạo và bồi dưỡng công chức trung ương.
Hàn Quốc cũng đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng, đạo đức, tinh thần và thái độ, như bồi dưỡng tinh thần phát triển đất nước, giáo dục đạo đức công vụ và thái độ phục vụ trong thực thi công việc, phục vụ nhân dân. Công chức tài năng được đào tạo để luôn có niềm tin sâu sắc rằng công việc nhà nước không đơn thuần là một nghề kiếm sống mà đó là công việc phục vụ nhân dân, sứ mệnh phụng sự đất nước, trách nhiệm dẫn dắt công cuộc tái thiết đất nước, nhanh chóng đưa Hàn Quốc phát triển hùng cường.
Ngày nay, để có được đội ngũ công chức đẳng cấp thế giới, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo đất nước trong tiến trình hội nhập, Hàn Quốc đặc biệt chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán và thuyết trình quốc tế cho đội ngũ công chức.
Hàm ý với Việt Nam
Câu chuyện thành công của Hàn Quốc là minh chứng sinh động và rõ ràng rằng việc tuyển chọn được những cá nhân xuất sắc, chế độ đãi ngộ thỏa đáng, đặt trong một môi trường làm việc thuận lợi, sử dụng khoa học sẽ tạo nên một sức mạnh phi thường.
Đây không hẳn là một “khuôn mẫu” hay “cách làm phổ quát”, song là bài học hết sức quý giá cho Việt Nam tham khảo trong thiết kế chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ công chức tài năng.
Hàm ý quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay là, một mặt, chúng ta cần tiến hành cuộc tổng “sát hạch” để sàng lọc, loại bỏ bộ phận “sáng cắp ô đi, tối cắp về” để thay thế bằng nhân sự mới tài năng và đức độ; Tổng rà soát những đối tượng hưởng ngân sách, để giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước; Đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng để làm trong sạch bộ máy công quyền, lấy lại niềm tin của nhân dân.
Mặt khác, cần tập trung xây dựng đội ngũ công chức tài năng, tinh nhuệ đảm nhiệm những vị trí then chốt để vận hành hiệu quả bộ máy hành chính thúc đẩy Chính phủ kiến tạo tạo nên “Kỳ tích sông Hồng”.
TS Phạm Mạnh Hùng (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét