ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Dân Triều Tiên lo lắng trước vẻ "tiều tụy" của Kim Jong Un (VNN 28/6/2021)-Trung Quốc công bố video mới về cuộc thám hiểm sao Hỏa (VNN 28/6/2021)-Nhìn lại 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc–những khoảnh khắc tự do (TD 28/6/2021)-Ở xứ Ả rập, chính phủ lập Bộ Hạnh phúc vì dân (TVN 27/6/2021)-Vaccine Nano Covax được “công nhận” trên website của WHO nghĩa là sao? (TD 27/6/2021)-Đỗ Hùng-Indonesia có số ca Covid-19 cao kỷ lục,Trung Quốc đạt mục tiêu tiêm chủng (VNN 27/6/2021)-Quan hệ Việt Nam - Bắc Hàn: tương đồng về ý thức hệ cộng sản, khác biệt trong quan hệ với Trung Quốc (RFA 26-6-21)-Thoát khỏi địa ngục (Phần 1)(Phần 2)(Phần 3)(TD 26/6/2021)-Thử tìm hiểu về “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” (Kỳ 1) (Kỳ 2) (Kỳ 3) (Kỳ 4) (BVN 14/6/2021)-
- Trong nước: Chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội tháng 7 và tháng 8/2021 cùng một kỳ (GD 28/6/2021)-Tôi đã bị quên tháng 6+7-TPHCM: Hơn 710.000 người được tiêm vaccine Covid-19 trong đợt 4 (KTSG 28/6/2021)-Dịch Covid-19 bùng phát: Bí thư Nguyễn Văn Nên: Tìm F0 bằng chiến dịch xét nghiệm rộng toàn TP (Zing 28-6-21)-Dàn nội các Chính phủ Phạm Minh Chính đều đang có mặt ở Sài Gòn (Việt Nam Thời Báo 27-6-21)-Ngày tất bật của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại TP.HCM (Zing 27-6-21)-Dịch COVID-19 còn phức tạp, không chủ quan nhưng có thể lạc quan (LĐ 27-6-21)-'lạc quan' là thành tố của 'chủ quan' !-Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói gì về diễn biến dịch Covid-19 tại TP HCM? (NLĐ 27-6-21)-Sài Gòn thành ổ dịch và chuyện 'cây táo nở hoa' (BBC 26-6-21)-Chen chúc tiêm vắc xin ở TP.HCM: Mầm bệnh ở chính nơi muốn ngừa bệnh (TVN 26/6/2021)- Phó thủ tướng đề nghị TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16 chống Covid-19 “leo thang“ (TN 25-6-21)-TPHCM chưa tiêm ngừa Covid-19 cho người trên 65 tuổi trong đợt này (TBKTSG 25-6-21)-Đạo đức báo chí trong môi trường kỹ thuật số: Thách thức và thích nghi (GD 25/6/2021)-
- Kinh tế: Cần sớm làm rõ hiệu quả sử dụng các sản phẩm xét nghiệm kháng nguyên Covid-19 (GD 29/6/2021)-Nhà thầu bị Bộ GTVT 'tuýt còi' vẫn được thi công cao tốc (VNN 29/6/2021)-Bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng: Hướng đi đúng của thị trường Thanh Hóa (GD 28/6/2021)-Nghiên cứu thành công phương pháp mới tổng hợp thuốc Favipiravir điều trị SARS-CoV-2 (KTSG 28/6/2021)-Quản lý tốt môi giới bất động sản sẽ giảm sốt đất ảo (KTSG 28/6/2021)-Ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhiều chợ tại TPHCM tạm ngưng hoạt động (KTSG 28/6/2021)-Đợt tiêm chủng lớn nhất của TPHCM hoàn thành chậm một ngày (KTSG 28/6/2021)-Vietnam Airlines muốn thế chấp 6 máy bay để vay 4.000 tỉ đồng (KTSG 28/6/2021)-Tiến độ thi công các dự án giao thông tại TPHCM bị ảnh hưởng do Covid-19 (KTSG 28/6/2021)-Báo động tình trạng thâu tóm đất đai (KTSG 28/6/2021)-Kiên Giang muốn đón khách 'hộ chiếu vaccine' đến Phú Quốc từ tháng 8 tới (KTSG 28/6/2021)-Anh đàm phán gia nhập CPTPP: kỳ vọng điều gì? (KTSG 28/6/2021)-Mở rộng sự linh hoạt sang kinh tế (KTSG 28/6/2021)-Biến thể Delta phủ bóng đen lên mùa hè du lịch ở châu Âu (KTSG 28/6/2021)-Mục tiêu kép: Vừa xin gạo cứu đói, vừa đòi làm trùm lúa gạo quốc tế (TD 28/6/2021)-Gió Bấc/RFA-Đường sắt lỗ nặng, nguy cơ dừng hoạt động (NLĐ 27-6-21)-Chuỗi cà phê có gì hấp dẫn mà đại gia bán lẻ, BĐS nhảy vào? (DV 27-6-21)-
- Giáo dục: Giáo dục lạc hậu, trì trệ sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ (GD 29/6/2021)-Thành phố Hồ Chí Minh giải thích việc lấy ý kiến khảo sát phụ huynh lớp 12 (GD 29/6/2021)-Cô bé thủ khoa lớp tạo nguồn với đam mê càng gặp bài toán khó càng hứng thú (GD 29/6/2021)-Cấp 2 Ái Mộ bị tố "om" tiền bảo hiểm y tế: Quận Long Biên đã giao thanh tra (GD 29/6/2021)-Bộ trưởng Giáo dục: Loại bỏ những gì hình thức, để hướng tới giáo dục thực chất (GD 28/6/2021)-Sĩ tử lớp 12 vừa ôn tập vừa “ngóng” dịch (GD 29/6/2021)-Thi kỹ năng nghề Quốc gia phải tiếp cận được trinh độ của thế giới (GD 29/6/2021)-Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập (GD 29/6/2021)-Những CEO nổi tiếng tại Mỹ đã từng học ở trường nào? (GD 28/6/2021)-
- Phản biện: Bắt đầu bỏ sổ hộ khẩu giấy: Liệu người dân đã hết khổ vì hộ khẩu ? (TD 29/6/2021)-Thanh Ngọc/LK-“Tìm F0 covid-19” và “Diệt F0 cúm gia cầm”! (TD 28/6/2021)-Mai Bá Kiếm-Sắp xếp đơn vị hành chính cần dẹp bỏ “Cua cậy càng, cá cậy vây” (GD 28/6/2021)-Xuân Dương- NGU và BẤT LƯƠNG là hai cái khác nhau (BVN 28/6/2021)-Nguyễn Huy Cường-Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng (TD 28/6/2021)-Lê Văn Hòa-Bao giờ dân nổi can qua…(TD 27/6/2021)-Thái Hạo-Có cần không một tượng đài ?(BVN 27/6/2021)-Trần Tố Nga-Liệu có tái thẩm vụ án Hồ Duy Hải với chứng cứ ngoại phạm mới? (BVN 27/6/2021)-Diễm Thi/RFA-Nền công chức chứng chỉ (BVN 27/6/2021)-Trần Anh Tú-Đừng an dân bằng cách thay đổi phép thống kê! (TD 26/6/2021)-Mai Bá Kiếm-Cách ly người hay cách ly đồ vật? (KTSG 26/6/2021)-Lại nói về báo chí (Phần 2)-Nguyễn Thông-Khó xác định hành vi "nịnh bợ trong sáng" và "nịnh bợ không trong sáng"(LĐ 25-6-21)-Thanh Trà-Tương lai nào cho chúng ta? (TD 24/6/2021)-Huy Nguyễn-Tầng lớp tinh hoa đã hủ bại quá mức? (TD 24/6/2021)-Lê Văn Tích-Những câu chuyện giáo dục (TD 24/6/2021)-Thái Hạo-Nóng "đất vàng" ở Thành phố Hồ Chí Minh: Sai phạm đất đai lộ ra tham nhũng (GD 24/6/2021)-Hoàng Quỳnh-Khi nhà giáo đấu tranh, chúng ta ở đâu? (TD 24/6/2021)-Thái Hạo-Xã hội nhân danh (TD 24/6/2021)-Thái Hạo-Bình luận Việt Nam may mắn trong phòng chống COVID-19 là "không khách quan" (CAND 24-6-21)-Dạy thật, học thật: Hãy dùng người như dùng cầu thủ bóng đá (TVN 23/6/2021)-Lê Khánh Tuấn-Cán bộ được nuông chiều phi lý? (TD 23/6/2021)-Ngô Huy Cương-Từ câu chuyện vắc xin cho thấy sự lúng túng quản trị quốc gia (Việt Nam Thời Báo 22-6-21)-Chuyện trồng cây và dùng người ở thủ đô (TD 20/6/2021)-Nguyễn Thông-Phiếm luận: Cô đơn (TD 19/6/2021)-Vũ Hữu Sự-Những chiếc ghế gỗ và sự “sang trọng cộng sản” (TD 16/6/2021)-J.Nguyễn-Vô cảm hay tiêu cực? (ĐĐK 16-6-21)-GS.TS Hoàng Văn Cường: Việt Nam muốn giàu mạnh, sứ mệnh đặt lên vai ai? (DT 15-6-21)-Học cụ Hồ (Phần 1) (TD 12/6/2021)-Nguyễn Thông-Tranh ghế và “diễn” tại Quốc hội khoá 15 (TD 11/6/2021)-Trần Kỳ Khôi-24 năm: Kịp hay không mục tiêu thành nước phát triển thu nhập cao (TVN 10/6/2021)-Quốc Phong-Lãnh đạo Việt Nam phải là những người ăn nói khác thường (Tiếng Dân 10-6-21)-Quốc hội khoá 15 và sự đổi mới quản lý nhà nước: Đôi điều lạm bàn (Văn Việt 10-6-21)-Nguyễn Ngọc Chu-Phải kích hoạt được động lực cho nội lực của quốc gia (VNN 10-6-21)-Nguyễn Đình Cung-
- Thư giãn: Giéc Manh tản mạn ký (viet-studies 28-6-20) (TD)-Nam Nguyen- Việt Nam trong trái tim "anh bộ đội Cụ Hồ" Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập (ND 26-6-21)-
Được tin Thủ tướng phát động "học thật, thi thật, nhân tài thật”, tôi thực sự rất phấn khởi, bởi vì đó là đích đến của một nền giáo dục chân chính.
Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cũng có chia sẻ quan điểm về vấn đề này. Đọc những dòng đó, là người đang dạy học, nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy thực hiện thật quá khó khăn.
Nếu chỉ đặt nhiệm vụ này lên vai người thầy là bất khả thi. Trong bài viết này, tôi tạm bỏ qua các thành tố nội dung, phương pháp, phương tiện, chỉ bàn riêng về mục tiêu của hoạt động dạy học thông qua mối quan hệ thầy - trò ở các trường đại học.
Học giả thì dạy thật có được không?
Câu trả lời là không. Bởi vì, lí luận giáo dục hiện đại đã chỉ ra rằng dạy học là hoạt động tương tác, hoạt động cùng nhau của thầy và trò. Hoạt động của thầy đều có liên quan đến hoạt động của trò và ngược lại. Trong hoạt động đó, thầy và trò phải cùng hướng đến một mục tiêu, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, từ đó tạo ra chất lượng và hiệu quả.
![]() |
Trao bằng thạc sỹ, tiến sỹ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Hiện nay, vấn đề bất cập của mối quan hệ này nằm ở chỗ thầy và trò không cùng hướng đến một mục tiêu. Vì vậy, khó mà có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, dẫn đến chất lượng và hiệu quả đều thấp.
Đa số người thầy, vì sự ràng buộc của nhiệm vụ và danh dự nghề nghiệp, rất muốn dạy thật, muốn trở thành người truyền cảm hứng cho người học. Nhưng rất nhiều người học chỉ để lấy chứng chỉ, bằng cấp, không quan tâm đến thu nhận tri thức.
Bộ trưởng có nói “Vẫn có số đông, rất đông đang dạy thật, học thật, năng lực thật”. Tôi cũng đồng tình, nhưng vẫn tin rằng trên thực tế “số đông, rất đông” đó chưa thể làm nên đa số.
Khi được hỏi về lý do chọn trường để học cao học, một cán bộ quản lý trường học thẳng thắn nói với tôi rằng “do trường đó có danh tiếng mà lại dạy học dễ dãi, bọn em cốt lấy cái bằng thôi”.
Một trường đại học toan siết chặt tuyển sinh, siết chặt quy trình đào tạo để nâng cao chất lượng, năm sau có thể còn rất ít người dự tuyển. Mục tiêu của người học là bằng cấp. Mục tiêu của nhà trường là chất lượng cho người học. Hai thứ đó chỏi nhau chan chát. Kết cục nhiều trường đã phải lùi bước.
Bộ trưởng cũng mong muốn làm sao để “luận án không chất lượng thì không cho qua”. Chân lý đơn giản đó mà sao quá khó khăn với người dạy.
Là người dạy, khi luận văn, luận án kém chất lượng, anh chỉ cần ngỏ ý không cho qua thì lập tức sẽ có can thiệp từ nhiều phía, kể cả từ cơ sở đào tạo. Ngoài sự chi phối của các quan hệ ngang dọc, cái chính là họ sợ mất người học.
Nỗi sợ hãi của cơ sở đào tạo là người học bỏ đi, chứ không phải là chất lượng kém. Là giảng viên, hãy thử kiên quyết vài lần thực chất như vậy xem. Lần sau người ta sẽ không mời anh nữa. Người dạy đã bị tước đi cái quyền được đánh giá thực chất.
Có nhiều lớp học người học ghi danh rất đông nhưng không đến lớp. Ghi danh không phải để học mà vì cần chứng chỉ. Một lớp học nâng hạng nghề nghiệp có cả trăm người đăng ký, khi học phần sắp bắt đầu, lớp trưởng đã thẳng thắn “xin thầy cho rút từ 2 ngày xuống 1 buổi, như vậy lớp mới đi học đầy đủ được”.
Thậm chí bạn ấy còn xa xôi cảnh báo nếu cứ kéo đủ 2 ngày thì không chịu trách nhiệm về sự vắng mặt quá nhiều của học viên. Nhưng khi thỏa thuận đạt được, buổi học cũng chỉ có vài chục người. Mới vào lớp đã vài bạn lao nhao “trưa nay cho nghỉ sớm đi thầy ơi”. Thầy giáo ngán ngẩm, tắt ngấm luôn sự háo hức được truyền cảm hứng, để rồi sau đó nhận được lời vỗ về “cái này nó hình thức lắm, cho qua đi thầy ơi”.
Thực trạng người học là như vậy, người dạy dù có quyết tâm “dạy thật”, cuối cùng rồi cũng phải “dạy giả”. Đối với người thầy, tình trạng này dẫn đến sự bất hạnh. Đối với một nền giáo dục, điều này báo trước một thảm họa.
Hai bàn tay sẽ vỗ cùng một nhịp
Tôi rất đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng “Học thật, thi thật trước hết và luôn luôn là việc của ngành giáo dục, nhưng cũng là của toàn xã hội”.
Đúng vậy, ngành giáo dục phải tham mưu làm sao để cả hệ thống chính trị vào cuộc mới tạo ra được sự thay đổi. Nếu chỉ một mình ngành giáo dục làm sẽ không khả thi. Nếu chỉ xem đây là công việc của thầy, trò và nhà trường sẽ là quá sức.
Thứ nhất, thay đổi cách tuyển dụng, cách dùng người để xoá bỏ tâm lý chuộng chứng chỉ, bằng cấp. Nhà nước cần tạo ra cơ chế sử dụng, đánh giá con người dựa trên những giá trị mà họ đem lại cho xã hội, không chú trọng bằng cấp.
Hãy dùng người như dùng cầu thủ bóng đá. Anh khẳng định giá trị của anh trên sân cỏ, tài năng của anh là đá bóng thế nào, đá kém mà có bằng tiến sỹ bóng đá thì cũng bị loại.
Thứ hai, cần tạo ra cơ chế cạnh tranh bình đẳng về chất lượng đào tạo giữa các trường, làm sao để họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào người học. Cơ sở đào tạo phải là bên lựa chọn người học. Thương hiệu nhà trường phải là yếu tố quyết định sự lựa chọn của người học. Nhất quyết không để chỉ đơn thuần yếu tố số lượng người học quyết định sự tồn tại của cơ sở đào tạo.
Thứ ba, đề xuất với Chính phủ (và đề nghị Chính phủ phải vào cuộc quyết liệt) để rà soát, cắt bỏ, giảm thiểu những quy định về thi đua, đạt chuẩn, đánh giá… dẫn đến chuộng bằng cấp, chứng chỉ.
Trước hết, ngành giáo dục cần nghiên cứu cải tiến các quy định về chuẩn, hạng, thăng hạng nhà giáo… một cách thực chất hơn nhằm giảm “học giả” ngay trong những người đi dạy.
Thứ tư là làm tốt tất cả những điều trên để tạo ra môi trường đã đi học là học thật, học vì sự tăng thêm giá trị xã hội cho bản thân; giải phóng người dạy, trao quyền đánh giá chất lượng một cách thực chất, công bằng cho họ.
Ai đó đã có sự so sánh rất hay rằng dạy học và quản lý dạy học tựa như hai bàn tay, nếu không có sự tương tác thì chẳng khác nào vỗ tay mà thiếu đi một bàn tay. Chúng tôi hy vọng và cầu mong sắp tới đây hai bàn tay sẽ vỗ cùng một nhịp!
TS Lê Khánh Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét