ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc tập trận dài cả tuần trên Biển Đông (VNN 20/6/2021)-5 tháng Biden đưa Mỹ trở lại vị thế 'anh cả' toàn cầu (BVN 20/6/2021)-Việt Nam đánh mất lợi thế chống dịch ra sao (BVN 20/6/2021)-Khi vắc xin trở thành vũ khí trong cuộc đua chính trị toàn cầu (TVN 19/6/2021)-Thách thức dân số, ‘bom hẹn giờ’ cho kinh tế Trung Quốc (VNN 20/6/2021)-Mỹ tung đòn đầu tiên với Campuchia do căn cứ quân sự nghi có "bàn tay" Trung Quốc? (BVN 19/6/2021)-Thương chiến Mỹ - Trung làm chuỗi giá trị toàn cầu thiệt hại 3-5 năm tăng trưởng (VNN 18/6/2021)-Trung Quốc lần đầu thừa nhận nhà máy hạt nhân gặp sự cố (BVN 17/6/2021)-Nga, Mỹ khó tan băng sau hội nghị thượng đỉnh Biden-Putin? (VNN 16/6/2021)-30 lãnh đạo NATO dùng từ mạnh mẽ chưa từng thấy: Trung Quốc là ‘thách thức mang tính hệ thống' (BVN 16/6/2021)-Trung Quốc chuẩn bị nhân sự cấp cao cho Đại hội 20 (VNN 15/6/2021)-Dù phiên bản “IPS” của ông Biden là gì, Mỹ đang siết chặt “vòng kim cô” với Trung Quốc - góc nhìn 69 (BVN 15/6/2021) (TD )-Vỗ ngực về năng lực học lỏm, Trung Quốc có thể trả giá đắt khi đòi như "nước Nga của ông Putin" (BVN 15/6/2021)-Việt Nam phê duyệt vac-xin Trung Quốc: Động tác ngoại giao hơn là nhu cầu thật sự (RFI 14-6-21) (BVN )-Nam Phi vứt bỏ hai triệu liều vắc xin phòng Covid-19 (VNN 14/6/2021)-Thử tìm hiểu về “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” (Kỳ 1) (Kỳ 2) (Kỳ 3) (Kỳ 4) (BVN 14/6/2021)-Do Thái đổi ngôi (TD 14/6/2021)-
- Trong nước: Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Bí thư Bình Dương, cách chức 4 lãnh đạo tỉnh (VNN 19/6/2021)-Hơn 2 tuần giãn cách, số ca nhiễm vẫn tăng, TP.HCM cần 'liều thuốc' mạnh hơn? (TT 19-6-21)-Kẻ yếu nhất trong tứ trụ – Vương Đình Huệ lại muốn cầu cứu Trung Quốc quan thầy? (Thời Báo 19-6-21)-Vì sao Ban Thường vụ tỉnh Bình Dương bị kỷ luật? (PLTP 19-6-21)-W.Burchett – Người bạn chiến đấu thân thiết của báo chí và nhân dân Việt Nam (VN 19-6-21)-Thanh tra Chính phủ điểm danh những sai phạm quản lý đất công ở TPHCM để “dằn mặt” hay sẽ xử lý? (RFA 18-6-21)-Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc đi vào chiều sâu (CAND 18-6-21)-Xác định được nhóm đối tượng tấn công mạng Báo điện tử VOV (SGGP 18-6-21)-Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ (GD 17/6/2021)-Nguyễn Phú Trọng dùng Bộ Chính Trị tạo áp lực đè Phạm Minh Chính, Chính sẽ đỡ ra sao? (Thời Báo 17-6-21)-Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương (GD 17/6/2021)-Phan Văn Anh Vũ khai lời khuyên của ông Nguyễn Duy Linh 'đi càng xa càng tốt' (VNN 17/6/2021)-Mầm bệnh đang âm thầm lây lan cộng đồng, trong chúng ta ai cũng có thể là F0 (TT 17-6-21)-Ông Nguyễn Duy Linh nhận quà gì từ Vũ ‘nhôm’? (TP 16-6-21)-Bộ trưởng Phan Văn Giang: Nói đến an ninh biển, không thể không nhắc tới Biển Đông (NLĐ 16-6-21)-Xây dựng nền báo chí cách mạng, hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn, hiệu quả (ND 16-6-21)-Tình huống giả định: nếu ai đó trong ‘tam trụ’ bị ‘bứng’? (Việt Nam Thời Báo 16-6-21)-Ông Nguyễn Duy Linh bị khởi tố (VnEx 15-6-21)-Khởi tố nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Nguyễn Duy Linh (TN 15-6-21)-Dự kiến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/7 (GD 15/6/2021)-Quy định về quyền miễn trừ đối với đại biểu Quốc hội (GD 15/6/2021)-Quốc hội ‘của dân’ nhưng đại đa số đại biểu là đảng viên Cộng Sản! (RFA 14-6-21)-Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19 (KTSG 14/6/2021)-Kết quả bầu cử với những con số cao ngất ngưởng có ý nghĩa gì? (RFA 14-6-21)-Tiền thưởng của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cho tuyển VN gây tranh luận (BBC 13-6-21)-Đâu phải sùng bái cá nhân ! (QĐND 12-6-21)-Tổng Bí thư: 'Người có chức vụ càng cao, cương vị càng lớn càng phải gương mẫu' (Nhà Đầu Tư 12-6-21)-?-Danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (Leader 11-6-21)-Tổng Bí thư: Cả hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho phòng chống dịch (KTSG 11/6/2021)-
- Kinh tế: Chấp nhận mua 30 triệu liều vaccine AZD1222 của Công ty VNVC đã mua của AZ (GD 20/6/2021)-Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án sân bay Quảng Trị (GD 19/6/2021)-Từ 1-7-2021, không cần cung cấp giấy xác nhận số CMND cũ (KTSG 19/6/2021)-TPHCM tạm dừng hoạt động taxi, chợ tự phát (KTSG 19/6/2021)-TPHCM phong tỏa một phần quận Bình Tân và Hóc Môn để phòng chống Covid-19 (KTSG 19/6/2021)-Doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL 'căng mình' trước tác động của Covid-19 (GD 19/6/2021)-Tiếp tục khả quan, xuất khẩu thủy sản có thể vượt 8,8 tỉ đô la Mỹ (KTSG 19/6/2021)-Phân chia cho các địa phương đầu tư đường vành đai 3, vành đai 4 TPHCM (KTSG 19/6/2021)-Cần sớm có thêm vaccine dịch vụ (KTSG 19/6/2021)-Để phát triển bứt phá, VN cần khắc phục điểm nghẽn quản lý hành chính? (BBC 19-6-21)-Vietnam Airlines bên bờ vực phá sản: Trách nhiệm của Nhà nước ở đâu? (DV 18-6-21)-Sự thật đằng sau tình trạng lâm nguy của Vietnam Airlines (TBKTSG 18-6-21)-Đại gia đi tu Nguyễn Mạnh Hùng: "Nhiều người giàu có, nổi tiếng, thành đạt luôn bất an, tôi trải qua nên biết điều đó" (DV 18-6-21)-
- Giáo dục: Bên trong những cái chợ giáo án 5512 đã bắt đầu có những cái thầu, đầu nậu (GD 20/6/2021)-Giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục ở Sài Gòn sẽ được tiêm vắc xin Covid (GD 20/6/2021)-Từ nữ sinh "si mê" tiếng Pháp đến Biên tập viên Phát thanh (GD 20/6/2021)-Giáo viên soạn giáo án 5512 khổ một, tổ trưởng chuyên môn khổ mười (GD 20/6/2021)-Hỏi thật, trả lời thật, nhưng đừng đăng báo thật! (GD 20/6/2021)-Dạy thật, học thật, thi thật vẫn là một thách thức lớn đối với ngành giáo dục (GD 20/6/2021)-Xử lý kỷ luật Hiệu trưởng Trường tiểu học Sài Sơn B vì để xảy ra nhiều vi phạm (GD 19/6/2021)-Sinh viên cần làm gì để "ngày tốt nghiệp không là ngày thất nghiệp"? (GD 19/6/2021)-
- Phản biện: Chung một lò (TD 20/1/2021)-Chu Mộng Long-Tại sao tôi thiếu niềm tin vào đổi mới giáo dục? (TD 20/6/2021)-Thái Hạo-Thủ trưởng cuối cùng của cha tôi ở báo Lao Động (Phần 1) (TD 20/6/2021)-Dương Tự Lập-Bài báo viết sớm (TD 19/6/2021)-Nguyễn Trung Dân-Phiếm luận: Cô đơn (TD 19/6/2021)-Vũ Hữu Sự-Góp ý với các nhà báo: Mùa, đạt, bên cạnh đó (TD 19/6/2021)-Nguyễn Thông-Chuyện "mượn Phật ăn oản" và "thần tượng" ký sinh (DV 19-6-21)-Lê Ngọc Sơn-Chính phủ thuộc địa và chính phủ Lào (TD 18/6/2021)-Thái Hạo-Lùm xùm câu chuyện đất vàng TQ5 Gia Lâm và cạm bẫy tham nhũng từ đất đai (GD 19/6/2021)-Hoàng Quỳnh-Bệnh thô tục của người Việt: Nhà dột từ nóc, đừng mắng cóc chửi trời (Luật Khoa 18-6-21)(TD)-Y Chan-Ngày báo chí cách mạng Việt Nam: “Ma nữ” kinh hoàng trong làng báo miền Trung (TD 18/6/2021)-Sông Hàn-Nhà văn Nguyễn Thanh Việt: “Vì các ông tới nên chúng tôi phải ra đi” (NĐT 17-6-21)-Không có tự do thì liệu thu phí có giúp báo chí chuyên nghiệp hơn? (RFA 17-6-21)-Từ bò đỏ đến bò túc cầu (TD 17/6/2021)- Đỗ Ngà-Tổ quốc nhìn từ xa (TD 17/6/2021)-Nguyễn Thông-Nhà báo (TD 17/6/2021)-Huy Đức-“Cơ chế” nước mình ngộ quá phải không anh? (TD 17/6/2021)-Mai Bá Kiếm-'Mặt trái trong cuộc chơi từ thiện của nghệ sĩ là những tính toán' (VNN 17/6/2021)-Bài 1: Bà nội trợ, quyền lực ngầm kinh tế Việt Nam (TVN 16/6/2021)-Đinh Đức Sinh-Bài 2: GDP của Việt Nam phải vượt mốc 500 tỷ USD (TVN 16/6/2021)-Đinh Đức Sinh-Bài 3: Lạ lùng số liệu GDP (TVN 18-6-2021)-Tư Giang-Từ đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến đường sắt Hà Nội (TD 16/6/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Phản biện anh Nguyễn Việt Long về nhiệt điện than (TD 16/6/2021)-Đoàn Bảo Châu-Những chiếc ghế gỗ và sự “sang trọng cộng sản” (TD 16/6/2021)-J.Nguyễn-Vô cảm hay tiêu cực? (ĐĐK 16-6-21)-GS.TS Hoàng Văn Cường: Việt Nam muốn giàu mạnh, sứ mệnh đặt lên vai ai? (DT 15-6-21)-Dạy thêm – Đổi mới và công cuộc khai trí (TD 14/6/2021)-Thái Hạo-Nhầm lẫn hay không trong Hiến pháp 2013? (BVN 14/6/2021)-Ngô Huy Cường-Giáo dục Đại học Việt Nam bước vào những năm 2020 (BVN 14/6/2021)-Huỳnh Như Phương-Chủ nghĩa tư bản Việt Nam bắt đầu từ… Liên Xô! (TD 13/6/2021)-J.Nguyễn-Học cụ Hồ (Phần 1) (TD 12/6/2021)-Nguyễn Thông-Vấn đề nộp thuế thu ở địa phương lên trung ương ở Việt Nam (BVN 12/6/2021)-Vũ Quang Việt-Chống dịch và chống ế (VnEx 12-6-21)-Nguyễn Trọng Bình-Về chủ nghĩa xã hội của TBT Nguyễn Phú Trọng: “Biết rồi, Khổ lắm, nói mãi ! (TD 11/6/2021)-Lê Bá Vận-Chả ra làm sao (TD 11/6/2021)-Nguyễn Thông-Tranh ghế và “diễn” tại Quốc hội khoá 15 (TD 11/6/2021)-Trần Kỳ Khôi-24 năm: Kịp hay không mục tiêu thành nước phát triển thu nhập cao (TVN 10/6/2021)-Quốc Phong-Lãnh đạo Việt Nam phải là những người ăn nói khác thường (Tiếng Dân 10-6-21)-Quốc hội khoá 15 và sự đổi mới quản lý nhà nước: Đôi điều lạm bàn (Văn Việt 10-6-21)-Nguyễn Ngọc Chu-Phải kích hoạt được động lực cho nội lực của quốc gia (VNN 10-6-21)-Nguyễn Đình Cung-Những căn hộ ngạo nghễ (TD 9/6/2021)-Trần Phi Tuấn-Đừng biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ (Phần 2) (TD 9/6/2021)-Đoàn Bảo Châu-Tư duy “ốc đảo” (VnEx 9-6-210)-Vũ Kim Hạnh-Hoàn cảnh có lỗi hay không? (TD 8/6/2021)-Chu Mộng Long-Đại biểu “nhúng chàm” và Quốc hội khoá 15… bệnh tật (TD 8/6/2021)-Phạm Vũ Hiệp- “Ổ tham nhũng, hối lộ” ngay tại Thanh tra Chính phủ (TD 8/6/2021)-Thu Hà-Vài điều phản biện ông Vũ Ngọc Hoàng (viet-studies 7-6-21)-(BVN )-Nguyễn Khoa-Hãy cấp phép cho những ông, bà chủ báo chí tư nhân (BVN 7/6/2021)-Chính phủ âm thầm sửa nghị định về dữ liệu công dân: Đây là những gì bạn cần biết (BVN 7/6/2021)-Thanh Ngọc-Bánh mì Ai Cập, cá Việt Nam, khát vọng con người (BVN 7/6/20210-Trần Trung Đạo-Đất nước còn nghèo… (TD 7/6/2021)-Thái Hạo-Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản (Phần 1) (Phần 2) (Phần 3) (Phần 4)(Phần 5)(Phần 6)(Phần 7) (Phần 8) (Phần 9) (Phần cuối) (TD 6/6/2021)-Chu Sơn-Nỗi lo trái đất thiếu người (KTSG 6/6/2021)-
- Thư giãn: Clip bắt rắn độc hổ mang chúa đang nuốt đồng loại nóng nhất mạng xã hội (VNN 20/6/2021)-Lập thân, tề gia (1994-2004)(viet-studies 17-6-21)(TD)-Nam Nguyen-
Một đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là kinh tế “bà nội trợ” trong mỗi gia đình, kinh tế tự cung tự cấp ở cả nông thôn và thành thị.
Năm 2019, Thủ tướng đã yêu cầu đánh giá lại quy mô nền kinh tế, trong đó có chỉ tiêu GDP. Cho đến nay, sau khi Tổng cục Thống kê công bố GDP tính lại tăng thêm 25%, nhiều ý kiến vẫn chưa xuôi.
Việc tính lại GDP được các nước thế giới thực hiện thường xuyên và Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt.
Thực tế, chỉ riêng năm 2017, bình quân trong 158 quốc gia, số GDP được tính lại đã tăng thêm trên 31%, trong đó cao nhất là Zimbabwe với trên 60%, thấp nhất là Thụy Sĩ với trên 7%, đáng kể là Italy trên 19%, Tây Ban Nha trên 17%.
Sau khi Tổng cục Thống kê công bố GDP tính lại tăng thêm 25%, nhiều ý kiến vẫn chưa xuôi |
Với GDP Việt Nam, Đại học Fulbright đã tính thêm được 25-30% so với số liệu đã được công bố chính thức. Hy vọng rằng, từ 2021 - năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm và các chặng tiếp của nhịp thời gian 2025-2030-2045, việc tính lại này sẽ được Thống kê Việt Nam thực hiện thành thông lệ.
Bốn nguyên nhân chủ yếu
Việc tính lại không nhằm để Việt Nam thăng hạng trên Bảng tổng sắp quy mô các nền kinh tế trên thế giới, mà chủ yếu là để tôn trọng một sự thực là quy mô nền kinh tế đã và đang cao hơn những gì đã được công bố chính thức.
Về việc này, Thống kê Việt Nam đã xác định có 4 nguyên nhân chủ yếu: i/ Do năng lực điều tra, thu thập tư liệu thống kê; ii/ Do không chủ trương thống kê kinh tế phi chính thức; iii/ Do không thừa nhận kinh tế bất hợp pháp; iv/ Do sẽ làm tăng nghĩa vụ đóng góp của Việt Nam theo thông lệ vào các tổ chức quốc tế.
Kinh tế bất hợp pháp (nguyên nhân iii) được coi là phù hợp với quan niệm về đức trị của Việt Nam, coi bất hợp pháp đồng nghĩa với phi đạo đức. Tuy nhiên, cần có giới hạn cho khu vực kinh tế bất hợp pháp, hoặc phân biệt rõ giữa kinh tế bất hợp pháp với các loại kinh tế có tên thiếu chuẩn mực như kinh tế ngầm, kinh tế đen...
Về vấn đề này, nhiều nước trên thế giới đã không ngừng có sự “tính lại GDP”. Điển hình là kinh tế “mại dâm”, có nước tính vào GDP, có nước trước không tính, nay đã tính lại.
Phổ biến hơn, đó là kinh tế “hàng giả, hàng nhái”. Loại kinh tế này rõ ràng là bất hợp pháp, một phần đã bắt được quả tang, thậm chí đã có phần đưa ra xét xử trước tòa án, nhưng đa phần khác vẫn còn sản xuất - lưu thông - tiền tệ hóa trên thị trường như một loại hàng hóa thực thụ.
Loại bỏ kinh tế “hàng giả, hàng nhái” ra khỏi GDP liệu có sai so với định nghĩa của chỉ số này không? Một tỷ lệ không hề nhỏ, thậm chí ngày càng tăng cao là hàng giả, hàng nhái đã tràn vào Việt Nam từ biên giới phía Bắc chứng tỏ nền kinh tế thuộc tốp đầu thế giới cũng đã không từ bỏ loại kinh tế này, và biết đâu họ vẫn cho đó là một hợp phần trong quy mô cực lớn nền kinh tế của họ. Nếu không tính lại loại kinh tế này, liệu có thiếu công bằng đối với Việt Nam trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
Thống kê kinh tế phi chính thức
Thứ nhất, phải nói rằng loại kinh tế này đã hình thành và phát triển ngay từ những năm thoái trào của kinh tế kế hoạch hóa. Đối với khu vực nông thôn, kinh tế phi chính thức trở thành cứu cánh cho hàng triệu hộ gia đình với việc kinh doanh trên mảnh đất 5%, bên cạnh đất ruộng 95% nộp vào hợp tác xã.
Đã từng có đánh giá rằng, đất 5% đã tạo ra 95% thu nhập cho các hộ gia đình, còn đất 95% chỉ tạo ra số còn lại là 5%. Vậy là từ năm 1992, số thu nhập từ đất 5% trên đây đã không được tính vào GDP.
Đối với khu vực nông thôn, kinh tế phi chính thức trở thành cứu cánh cho hàng triệu hộ gia đình... Ảnh: Lê Anh Dũng |
Còn ở thành thị, trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, từ kế hoạch tập trung và thống nhất đã xuất hiện “Kế hoạch 3 phần”, trong đó: một là “phần làm cho nhà nước 100%”, hai là “làm cho nhà nước một phần, làm cho thị trường một phần”, ba là “làm cho doanh nghiệp 100%”.
Đối với 3 phần kế hoạch đó, phần 1 nhằm thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; Phần 2 nhằm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp; Phần 3 nhằm bảo đảm đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức trong doanh nghiệp.
Phần 2 và 3 thuộc khu vực kinh tế phi chính thức; và như là một dĩ nhiên, hai phần này không được tính vào GDP từ trước năm 1992.
Thứ hai, kinh tế phi chính thức còn là hệ thống khổng lồ nữa trong toàn dân, đó là kinh tế tự cung tự cấp ở cả nông thôn và thành thị. Đây là một đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, kéo dài từ trong nền kinh tế kế hoạch hóa cho tới nay.
Đó là kinh tế “bà nội trợ” trong mỗi gia đình. Việc này có từ xưa đến nay, coi đó là một truyền thống, thậm chí giới “mày râu” hiện nay cũng tích cực tham gia. Cả nước có 25 triệu hộ gia đình thì cũng có bấy nhiêu “bà nội trợ”, nếu phải trả theo giá thị trường, thì ở thành thị không dưới 7 triệu đồng/tháng, ở nông thôn không dưới 3 triệu đồng/tháng cho mỗi gia đình.
Đó là tự sản tự tiêu trong bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình nông thôn. Các hộ này có thể không phải mua gạo nhưng vẫn phải thổi cơm; có thể không phải mua rau, đậu, cá, trứng, thịt nhưng vẫn phải có món xào, luộc, rán… trên bàn ăn. Nếu không tự sản xuất được những sản phẩm tươi sống đó, họ phải mua trên thị trường, với giá không dưới 2 triệu đồng/tháng cho mỗi người trong gia đình.
Vậy mà cho đến nay, phần kinh tế tự sản tự tiêu trên đây vẫn chưa được tính vào GDP. Việc này có thể đúng với các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, nhưng không đúng với Việt Nam khi còn đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trong đó còn có những bộ phận kinh tế đã là hàng hóa nhưng còn chưa tiền tệ hóa được.
Do bị bỏ qua như vậy, bước vào thời kỳ Đổi mới năm 1986, thì năm 2000, GDP Việt Nam được xác định chỉ là 31 tỷ USD, bình quân 403 USD/người. Với mức này, 100% người dân thuộc diện nghèo, trong khi đó, tỷ lệ này trên thực tế chỉ là 29%, thậm chí Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa nghèo vào năm 2006, về đích trước 10 năm.
Ở mức thấp xa so với thực tế như vậy, nên GDP Việt Nam mới đạt mức 101 tỷ USD vào năm 2010, 6 năm sau mới đạt mức 202 tỷ USD, và năm 2020 mới đạt được 340 tỷ USD.
TS Đinh Đức Sinh
GDP CỦA VIỆT NAM PHẢI VƯỢT MỐC
500 TỶ USD
ĐINH ĐỨC SINH/ TVN 17-6-2021
Ngoài 4 nguyên nhân được Thống kê Việt Nam nêu, còn một nguyên nhân nữa đáng để xem xét trong việc tính lại GDP, đó là sự đánh giá của quốc tế về GDP theo sức mua (PPP), trong khi Việt Nam chưa bao giờ có đánh giá này.
Theo sự đánh giá đó, GDP sức mua đã và đang cao hơn GDP danh nghĩa. Sự chênh lệch giữa hai chỉ số GDP này là phổ biến trên thế giới, nhưng chênh lệch như Việt Nam là hơi bị hiếm.
Theo công bố của IMF, GDP toàn cầu năm 2020 tính theo “danh nghĩa” là 83.844 tỷ USD, tính theo “sức mua” là 130.186 tỷ USD. Tỷ số giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa trên đây của toàn cầu là 1,52.
Không quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ có tỷ số đó bằng 1 (20807/20807 tỷ USD). Cũng rất hiếm quốc gia nào ngoài Úc lại có tỷ số đó thấp hơn 1 (1309/1334 USD).
GDP năm 2020 không thể chỉ là 340 tỷ USD, mà cao hơn thế, và vượt mốc 500 tỷ USD |
Khá nhiều quốc gia có hệ số đó cao hơn 1, như Trung Quốc 1,61; Nhật Bản 1,07; Đức 1,17; Anh 1,12; Hàn Quốc 1,44... Nhiều quốc gia có tỷ số đó lớn hơn 2 như Nga 2,44; Brazil 2,25; Mexico 2,33; Thái Lan 2,47...
Việt Nam thuộc tốp ít ỏi có tỷ số lớn hơn 3, trong đó cao nhất là Thổ Nhĩ Kỳ 3,70; Lào 3,27; Việt Nam 3,08 (1047/340 tỷ USD), Indonesia 3,05...
GDP danh nghĩa được đánh giá thấp
Vậy là Việt Nam có tỷ số giữa GDP sức mua với GDP danh nghĩa lớn gấp đôi so với tỷ số bình quân toàn cầu. Vì sao lại có thực trạng này? Nhiều suy nghĩ đã dồn về tỷ giá VND/USD, và về chỉ số giá tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ giá VND/USD từ hàng chục năm qua vẫn ổn định, xoay quanh mức 22-23 nghìn đồng/USD. Còn tỷ giá tiêu dùng nếu tăng thì sức mua của VND phải giảm, làm sao tỷ số của hai loại GDP đó lại cao ngất ngưởng lên tới hơn 3 lần được.
Cuối cùng, một biểu hiện không bình thường của việc đánh giá thấp GDP danh nghĩa của Việt Nam, đó là quan hệ giữa quy mô GDP với quy mô xuất nhập khẩu trong những năm qua.
Điển hình, năm 2020 của Việt Nam, trong khi tổng trị giá xuất nhập khẩu lên tới 543 tỷ USD, thì GDP được tính chỉ là 340 tỷ USD (trong đó có đóng góp gần 20 tỷ USD xuất siêu), tỷ số xuất nhập khẩu/GDP là 1,59.
Trong khi đó, tỷ số này của Indonesia là 0,31 (304/1088 tỷ USD), Thái Lan 0,81 (438/539 tỷ USD), Hoa Kỳ 0,20 (4200/21000 tỷ USD), Trung Quốc 0,30 (4493/14800 tỷ USD).
Do đâu mà tỷ số trên đây của Việt Nam lại cao vút lên như vậy so với các nền kinh tế hàng đầu của ASEAN, thậm chí cả hàng đầu thế giới? Câu trả lời có sức thuyết phục nhất chỉ có thể là do GDP của Việt Nam đã bị đánh giá quá thấp.
Chung lại, mọi góc nhìn về những không bình thường trong quan hệ giữa GDP với nhiều chỉ số quan trọng khác của nền kinh tế đều quy tụ lại tại một điểm, đó là GDP danh nghĩa đã được đánh giá thấp so với chính nó trên thực tiễn.
Đánh giá lại GDP
Việc đánh giá thấp này không phải chỉ diễn ra năm 2020, trái lại, đó là kết quả liên hoàn kể từ khi Việt Nam sử dụng Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thay thế Hệ thống MPS của nền kinh tế kế hoạch hóa từ năm 1992.
Theo đó, GDP của Việt Nam năm 1995 chỉ được xác định là trên 20 tỷ USD, năm 2000 là trên 31 tỷ USD. Ở mức này, 100% dân thuộc diện nghèo, trong khi Việt Nam chính thức công bố tỷ lệ nghèo trong cả nước năm 2000 chỉ là 29% dân số, thậm chí Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa nghèo vượt mức, về đích trước 10 năm (2005/2015).
Chung lại, nếu những năm đầu tiên thực hiện công cuộc Đổi mới, GDP được tính đúng, tính đủ theo định nghĩa về GDP và theo diễn biến trên thực tiễn phát triển của nền kinh tế, thì mọi sự đã khác kể từ lúc khởi điểm cho đến hiện nay.
Từ đó, sẽ không có những câu hỏi vì sao và vì sao, nào là “GDP sức mua” lại lớn gấp hơn 3 lần “GDP danh nghĩa”, nào là tổng trị giá xuất nhập khẩu lại lớn tới gấp trên dưới 2 lần so với GDP, nào là Việt Nam luôn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao hơn so với Bảng xếp hạng GDP, như xếp hạng về Hạnh phúc, Y tế, Giáo dục, Quân sự...
Tuy nhiên, không thể chấp nhận chữ “nếu”. Vậy nên, việc đánh giá lại GDP cần được bắt đầu với mốc điểm là năm 2020 với 2 phương án.
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Phương án 1, đánh giá lại từ các nguyên nhân dẫn đến GDP bị đánh giá thấp, đặc biệt là 4 nguyên nhân đã được chính thức nêu ra trên đây. Từ đó tính toán những gì cần được đưa vào GDP.
Phương án 2, tiếp thu đầy đủ và có chọn lọc các đánh giá của các tổ chức quốc tế về Việt Nam và về GDP của Việt Nam. So sánh hai phương án để đúc kết lại thành phương án cần được lựa chọn. Để hình dung, có thể phác họa một vài tính toán sau.
Theo Đại học Fulbright, GDP Việt Nam được tính lại có thể cao hơn so với hiện tại trong khoảng 25-30%. Từ đó, GDP Việt Nam năm 2020 là 340 x 1,25 = 425 tỷ USD, hoặc là 340 x 1,30 = 442 tỷ USD, mức trung bình là 433 tỷ USD.
Theo tỷ số bình quân của thế giới về GDP sức mua/GDP danh nghĩa là 1,56 thì GDP Việt Nam năm 2020 là 340 x 1,56 = 530 tỷ USD.
Theo quan hệ giữa GDP/kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 vào loại cao nhất thế giới là 0,81, thì GDP sẽ là 543 : 0,81 = 670 tỷ USD.
Theo ước đoán về kinh tế phi chính thức có thể lớn bằng 50% kinh tế được công bố, thì GDP năm 2020 sẽ là 340 x 1,5 = 510 tỷ USD.
Nếu không thể chấp nhận, hoặc bác bỏ tất cả các tính toán trên, thì đơn giản nhất, phải chăng là chấp nhận mức bình quân của các tính toán này. Theo đó, GDP năm 2020 sẽ là (433 + 530 + 670 + 510) : 4 = 535 tỷ USD.
Thật ngẫu nhiên, mức bình quân này không sai khác bao nhiêu so với tính toán không công nhận GDP sức mua của Việt Nam lớn tới hơn 3 lần GDP danh nghĩa, mà công nhận rằng mức hơn đó có cao, nhưng chỉ cao bằng mức trung bình toàn cầu, đó là 1,56 lần.
Những phác họa trên đây chỉ là những phép tính đơn sơ nhất, không thể thay thế các tính toán của Thống kê Việt Nam trong việc tính lại GDP theo nhiệm vụ được giao của Thủ tướng. Tuy nhiên, dù tính toán như thế nào thì GDP năm 2020 cũng không thể chỉ là 340 tỷ USD, mà cao hơn thế, và vượt mốc 500 tỷ USD.
TS Đinh Đức Sinh
LẠ LÙNG SỐ LIỆU GDP
TƯ GIANG/ TVN 18-7-2021
Gần đây tôi đọc được số liệu khá lạ về GDP. Trong báo cáo kinh tế - xã hội nửa đầu năm 2021, giải pháp 6 tháng cuối năm, Bộ KH-ĐT ước tính: Quy mô GDP 6 tháng dự báo đạt gần 4 triệu tỷ đồng, GDP tăng khoảng 5,8%.
Vì sao số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP) lại “khá lạ?”, xin nêu một vài điểm như sau.
Thứ nhất, GDP năm 2021 theo giá hiện hành ước tính đạt 9 triệu tỷ đồng sau khi được Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại, điều chỉnh tăng 25%. Chỉ tiêu này đã được Chính phủ chính thức trình Quốc hội trong báo cáo số 530/BC-CP ngày 16/10/2020.
Nếu GDP trong nửa đầu năm nay đạt 4 triệu tỷ đồng thì phải đạt mức tăng trưởng cao đến mức nào để cuối năm hoàn thành chỉ tiêu GDP 9 triệu tỷ đồng?
Quốc hội, Chính phủ, doanh nghiệp, người dân và các nhà kinh tế dựa vào GDP và các thống kê liên quan để đưa ra các quyết định quan trọng |
Thứ hai, theo báo cáo trên, GDP năm 2020 trước khi được điều chỉnh chỉ là 6,3 triệu tỷ đồng (làm tròn). Tổng sản phẩm trong nước trong nửa đầu năm nay ước tính đạt 4 triệu tỷ đồng có nghĩa, chúng ta đã đi được hơn 2/3 quãng đường để đến mục tiêu trong khi mới mất 1/2 thời gian, một kết quả kỳ diệu.
Tôi không phải là nhà kinh tế, nên chỉ nêu một vài điểm băn khoăn như trên để thấy câu chuyện GDP điều chỉnh đang sẽ còn tác động như thế nào đến nhiều chỉ số vĩ mô luôn gắn liền với GDP.
Quốc hội, Chính phủ, doanh nghiệp, người dân và các nhà kinh tế dựa vào GDP và các thống kê liên quan để đưa ra các quyết định quan trọng.
Chính phủ đưa ra các quyết định chính sách về lãi suất, đầu tư và thương mại. Doanh nghiệp đưa ra dự báo về nhu cầu sản phẩm để từ đó quyết định đầu tư và sản xuất. Các nhà kinh tế sử dụng GDP và các thống kê liên quan để cho ra nghiên cứu và khuyến nghị chính sách.
Các tổ chức quốc tế dựa vào các chỉ số liên quan đến GDP để xếp hạng tín nhiệm quốc gia như tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người; nợ công và nợ nước ngoài/GDP; dự trữ ngoại hối/GDP; tín dụng và cung tiền/GDP; nợ xấu/GDP; thâm hụt ngân sách/GDP; thâm hụt thương mại/GDP.
Xét ở góc độ này, PGS TS Phạm Thế Anh, kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, việc điều chỉnh GDP thêm 25,4% sẽ làm các chỉ tiêu tài chính công gắn giảm đáng kể, cách xa mức trần.
Theo đó, nợ công/GDP giảm từ 56,1% còn 44,7%; nợ chính phủ/GDP giảm từ 49,2% còn 39,2%; nợ nước ngoài/GDP giảm từ 45,8% còn 36,5%; thâm hụt ngân sách/GDP giảm từ 3,6% còn 2,9%.
Ông Thế Anh đặt câu hỏi, liệu các chỉ tiêu tài chính công “được điều chỉnh” kèm theo GDP như trên có làm lu mờ các chỉ tiêu pháp lệnh, mà mức trần của nó luôn được Quốc hội giám sát chặt chẽ?
“Niềm tự hào” GDP
Gần đây, nhiều người chúng ta, trong đó có tôi, khá là vui trước thông tin quy mô kinh tế Việt Nam đã vượt qua Singapore. Thông tin này xuất phát từ IMF, theo đó, quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử vượt Singapore (337,5 tỷ USD), Malaysia (336,3 tỷ USD), đứng thứ 4 ở khu vực ASEAN.
Mọi người vui, tôi hiểu, theo nghĩa phải rất lâu kể từ Đổi mới, chúng ta mải mốt đeo bám và cố gắng thu hẹp khoảng cách phát triển với một số láng giềng, và đến nay mới làm được.
Song, mọi thứ không phải dễ dàng. Bộ Công thương (MIT) và Cục Thống kê Singapore (Department of Statistics) vừa xuất bản báo cáo tổng kết năm 2020 và dự báo phát triển kinh tế Singapore năm 2021 hồi cuối tháng 5 vừa qua.
Lâu nay, người ta cứ nói nông nghiệp, nông thôn là bệ đỡ, là lò xo để giúp giảm chấn cho các cú sốc xã hội. Nói thế là vô cảm, không thực tế |
Theo báo cáo, GDP danh nghĩa chính thức của Singapore năm 2020 là 469.1 tỷ SGD (tương đương 352.7 tỷ USD). Như vậy, GDP của Singapore lại vượt lên dẫn trước Việt Nam và Malaysia.
Theo dự báo của IMF cho 2021, Singapore đứng thứ 38, ngay sau Malaysia (thứ 37) và trên Việt Nam (thứ 40) trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Vấn đề ở chỗ, tôi nghĩ, một đất nước gần 100 triệu dân như Việt Nam mà chỉ so với Singapore thì không nên bởi về diện tích, họ chỉ bằng 1/3 TP.HCM mà thôi. Song, điều đáng ghen tị và phải học hỏi là họ đang là trung tâm tài chính, công nghệ, khởi nghiệp, logistics… của khu vực mà không biết đến bao giờ chúng ta mới theo kịp. Nhiều người Việt trẻ tuổi đã phải sang Singapore khởi nghiệp vì những rào cản không thể vượt qua ở ngay quê hương.
Ấy vậy mà báo cáo trên ước tính, tăng trưởng kinh tế 2021 của Singapore vào khoảng 4-6%. Báo cáo cũng nhận định, Việt Nam và Thái Lan sẽ gặp khó khăn về tăng trưởng trong năm nay do dịch bệnh Covid-19.
Khó khăn thì chúng ta đang thấm, và có thể còn nặng hơn tới đây.
Trong 5 tháng đầu năm nay, có gần 60.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ giải thể, vượt qua số gần 56.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Số lượng doanh nghiệp quy mô lớn rút lui khỏi thị trường tăng cao, phản ánh sức chống chịu đã suy giảm bởi dịch bệnh.
Trong hơn nửa năm chống đỡ với dịch bệnh, biết bao nhiêu người làm ở khu vực phi chính thức, khu vực dịch vụ đã mất việc, giãn việc, bị tác động nghiêm trọng mà tấm lưới an sinh xã hội đã bỏ lọt họ? Bao nhiêu tỉnh du lịch ven biển giờ tiêu điều, trống vắng; bao nhiêu phận người làm thuê bị đẩy ra đường mà không được thống kê?
Lâu nay, người ta cứ nói nông nghiệp, nông thôn là bệ đỡ, là lò xo để giúp giảm chấn cho các cú sốc xã hội. Nói thế là vô cảm, không thực tế. “Nông dân thật khổ, nông thôn thật nghèo, nông nghiệp đang gặp nguy hiểm” thì lấy đâu ra để làm chỗ dựa cho dân thất nghiệp, cho con cái và cha mẹ họ?
Nhìn về quá khứ, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần, từ mức bình quân 7,34%/năm giai đoạn 1991-2000 xuống còn 6,82%/năm giai đoạn 2001-2010, và ước 5,9% giai đoạn 2011-2020 - thấp xa so với mục tiêu bình quân phải tăng từ 7-8%/năm của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020.
Tốc độ tăng trưởng Việt Nam thấp hơn các nước trong cùng thời kỳ phát triển. Tính từ năm 1990 đến nay, Việt Nam mới chỉ có 5 năm đạt mức tăng trưởng bình quân 8,21%/năm (giai đoạn 1991-1995). Trong khi đó, các nước khác ở giai đoạn có trình độ tương đương của Việt Nam hiện nay đều duy trì được tốc độ tăng trưởng rất cao trong một thời gian dài.
Ví dụ, Hàn Quốc trong 30 năm (1960 - 1990) tăng trưởng GDP trung bình đạt 9,58%/năm, có 14 năm đạt mức tăng trưởng trên 10%; cao nhất đạt 14,8% (năm 1973); quy mô kinh tế theo giá USD cố định năm 2010 tăng 15,4 lần, theo giá hiện hành tăng hơn 70 lần.
Trung Quốc trong 30 năm cải cách (1977 - 2007), tăng trưởng GDP bình quân là 10,02%/năm; mức tăng trưởng cao nhất (năm 1984) là 15,14%; có 15 năm tăng trưởng GDP đạt hơn 10%.
Nêu vài con số GDP khô khan như vậy để thấy chúng ta cần làm gì để dỡ bỏ tất cả các rào cản trong kinh doanh, trong thị trường và kể cả tư duy cho phát triển, trong ngắn hạn và cả dài hạn.
Tư Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét