ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc hứa đẩy mạnh hỗ trợ vắc xin cho ASEAN (VNN 8/6/2021)-Căn cứ hải quân REAM của Campuchia trở thành thách thức an ninh thường trực đối với Việt Nam (BVN 8/6/2021)-Liệu Campuchia còn che giấu điều gì khác? (BVN 8/6/2021)-GS Thayer bàn về kế hoạch xây căn cứ hậu cần của Philippines tại đảo Thị Tứ (BBC 7-6-21)-Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc (RFA 7-6-21)-Việt Nam trước chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc và Hoa Kỳ (RFA 7-6-21)-Người giàu Thái Lan làm bùng phát COVID-19, người nghèo bán thẻ tiêm vắc xin sống qua ngày (TP 7-6-21)-Lật lại những vụ rò rỉ virus gây bệnh từ phòng thí nghiệm (VNN 7/6/2021)-Ông Fauci kêu gọi Trung Quốc công bố hồ sơ y tế của nhân viên phòng thí nghiệm Vũ Hán (BVN 7/6/2021)-Trung Quốc mất ưu thế trên bàn cờ chiến lược Covid-19 (BVN 7/6/2021)-Ấn Độ và rào cản lớn nhất với quá trình phát triển (VNN 6-6-21)-Nỗi lo trái đất thiếu người (KTSG 6/6/2021)-Bức tranh kinh tế Trung Quốc qua bóng đá (VNN 6/6/2021)-Nga sẵn sàng giúp Việt Nam sản xuất vắc xin Covid-19 (VNN 5/6/2021)-Tại sao lại phản ứng khác nhau về đại dịch? (BVN 5/6/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-WHO lên tiếng về biến thể Covid-19 mới ở Việt Nam (BVN 5/6/2021)- Mặt thật Trung Cộng 中共真面目 - Hộp Pandora Vũ Hán đang dần được mở toang (BVN 2/6/2021)-Nguyễn Đăng Hưng-Virus sổng chuồng hay chiến tranh sinh học? (BVN 2/6/2021)-Chu Mộng Long-
- Trong nước: Thêm 44 ca Covid-19 trong nước, hơn 5.300 bệnh nhân đang điều trị (VNN 7/6/2021)-Trân trọng mọi đóng góp, huy động mọi nguồn lực để sớm có vaccine cho nhân dân (GD 7/6/2021)-HMC-Hai nguy cơ suy thoái vẫn căng thẳng sau 5 năm thực hiện “luật đảng” (RFA 7-6-21)-Một số địa phương bầu thêm và bầu lại đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã (GD 6/6/2021)-Một số nơi áp dụng biện pháp phòng dịch cứng nhắc, có mức cực đoan (GD 6/6/2021)-'Vaccine là giải pháp chiến lược để thoát khỏi đại dịch Covid-19' (KTSG 6/6/2021)-Những điều bất thường... (BVN 6/6/2021)-Lưu Trọng Văn-Việt Nam: Phân cấp, phân quyền sẽ giúp 'đốt lò' hiệu quả hơn? (BBC 5-6-21)-Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Vaccine Covid-19 về Việt Nam chưa nhiều không phải vì thiếu tiền' (VnEx 4-6-21)-VN: 'Đốt lò' có tác dụng nhưng tân nội các cần tăng cường minh bạch (BBC 4-6-21)- P/v TS Lê Đăng Doanh-Chính phủ lo dịch Covid-19 vẫn lây lan nhanh mà chiến lược vắc xin chậm (DT 3-6-21)-Covid-19: VN ‘không chủ quan’ trước đợt dịch mới nhất ở các khu công nghiệp (BBC 3-6-21)- P/v David Hutt-Việt Nam ‘đi trước’ trong khống chế dịch nhưng ‘về sau’ trong tiêm vắc xin (RFA 3-6-21)- Sáng 3/6, Việt Nam công bố 57 ca Covid-19 mới (VNN 3/6/2021)-Thăng trầm quyền lực” trong ba nhiệm kỳ một Tổng bí thư, ba đời Thủ tướng (RFA 1-6-21)-
- Kinh tế: Tuyến cao tốc TPHCM - Bình Phước sẽ đi qua khu vực nào? (KTSG 9/6/2021)-Thêm người được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19, sẽ có vaccine dịch vụ (KTSG 9/6/2021)-sao nói miễn phí toàn dân?-TPHCM sắp triển khai gói an sinh xã hội 1.000 tỉ đồng hỗ trợ người dân (KTSG 8/6/2021)-Việt Nam sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn vaccine phòng Covid-19 (KTSG 8/6/2021)-TPHCM chấm dứt khai thác nước ngầm, đưa 100% nước sạch đến với người dân (KTSG 8/6/2021)-APEC đồng thuận để tăng tốc phân phối vaccine Covid-19 (KTSG 8/6/2021)-Nga xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V tại Việt Nam (KTSG 8/6/2021)-Doanh nghiệp chung tay đưa nông sản đi tiêu thụ đa kênh (KTSG 8/6/2021)-Ưu tiên quyền hạ cánh cho các chuyến bay chở vaccine (KTSG 8/6/2021)-Quảng Ninh dần mở du lịch, khuyến khích tour có xét nghiệm SARS-CoV-2 (KTSG 8/6/2021)-ICAEW dự báo lạc quan GDP Việt Nam tăng 7,6%, cao nhất Đông Nam Á (KTSG 8/6/2021)-Vải thiều Bắc Giang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia (KTSG 8/6/2021)-Vắng khách do dịch bùng phát, hàng không dùng máy bay chở nông sản (KTSG 8/6/2021)-Truy cập internet chậm do một tuyến cáp bị sự cố, một đang được bảo dưỡng (KTSG 8/6/2021)-Chính phủ dự kiến vay nợ gần 1,74 triệu tỉ đồng trong 3 năm (KTSG 8/6/2021)-Ngành đường sắt hiện chỉ chạy một đôi tàu Bắc-Nam (KTSG 8/6/2021)-Thanh long Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc (KTSG 8/6/2021)-Campuchia!-HoREA cung cấp thêm thông tin về phương thức 'mua nhà mới gần như không cần vốn' (KTSG 8/6/2021)-Ám ảnh nợ xấu, từ 'tê' đến 'liệt' (TP 8-6-21)-Phê duyệt chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 (LĐ 7-6-21)-Nền kinh tế có đang tồn tại nghịch lý? (ĐV 7-6-21)-Gian nan bài toán tìm việc trong bối cảnh Covid-19 (DT 7-6-21)-Năng lực thì yếu kém, nhưng thủ đoạn thì vô biên (TD 8/6/2021)-Đỗ Ngà-
- Giáo dục: "Mốt" xét tuyển học bạ lên ngôi thì lượng học sinh giỏi tăng đột biến (GD 9/6/2021)-Cử cán bộ học Tiến sĩ nước ngoài cần chọn ngành có "đất sống" trong tương lai (GD 9/6/2021)-Bộ trưởng ơi, giáo án mẫu 5512 đang đẻ ra những cái chợ dối trá (GD 9/6/2021)-Nghi vấn đề thi chuyên Anh bị lộ: Sở giáo dục Quảng Ngãi nói gì? (GD 9/6/2021)-Nữ thủ khoa toàn quốc khối D chia sẻ bí quyết ôn thi đạt điểm cao (GD 9/6/2021)-Tọa đàm góp ý Dự thảo Điều lệ trường cao đẳng sư phạm (GD 8/6/2021)-
- Phản biện: Covid và Corona (GD 9/6/2021)-Xuân Dương-No Sinopharm – Nói không với vaccine Sinopharm, Sinovac China (BVN 9/6/2021)-Phạm Đình Trọng-Biết gì từ thế sự trong chăn (Phần 1) (Phần 2) (TD 9/6/2021)-Nguyễn Đình Cống-CAMP NOU và CAMP NO-U (BVN 9/6/2021)-chuyện bóng đá-Vaccine không phải là 'viên đạn bạc' chống covid-19 (BVN 9/6/2021)-Nguyễn Văn Tuấn-“Nổ” quá ngớ ngẩn mà không biết mình là ai, không biết mình đang ở đâu (TD 9/6/2021)-Lưu Trọng Văn-Hoàn cảnh có lỗi hay không? (TD 8/6/2021)-Chu Mộng Long-Đại biểu “nhúng chàm” và Quốc hội khoá 15… bệnh tật (TD 8/6/2021)-Phạm Vũ Hiệp- “Ổ tham nhũng, hối lộ” ngay tại Thanh tra Chính phủ (TD 8/6/2021)-Thu Hà-Thưa tướng Vịnh, chẳng có gì mới cả! (TD 7/6/2021)-J.Nguyễn-COVID-19 và những trăn trở về tư chất (TD 7/6/2021)-Trân Văn-Dịch COVID-19 và… ‘chiến lược’… ‘gà mắc tóc’ (TD 7/6/2021)-Trân Văn-Tướng Vịnh đánh bóng cá nhân để chạy tội (TD 7/6/2021)-Trần Khát Chân-Thưa tướng Vịnh, chẳng có gì mới cả! (Tiếng Dân 7-6-21)-Vài điều phản biện ông Vũ Ngọc Hoàng (viet-studies 7-6-21)-(BVN )-Nguyễn Khoa-Hai nguy cơ suy thoái vẫn căng thẳng sau 5 năm thực hiện “luật đảng” - Nghị quyết 4 – Khoá 12 (BVN 7/6/2021)-Phạm Quý Thọ-Hãy cấp phép cho những ông, bà chủ báo chí tư nhân (BVN 7/6/2021)-Chính phủ âm thầm sửa nghị định về dữ liệu công dân: Đây là những gì bạn cần biết (BVN 7/6/2021)-Thanh Ngọc-Dân Việt có chịu dùng văc-xin Tàu?(*) (BVN 7/6/2021)-Lưu Trọng Văn-Bánh mì Ai Cập, cá Việt Nam, khát vọng con người (BVN 7/6/20210-Trần Trung Đạo-Đất nước còn nghèo… (TD 7/6/2021)-Thái Hạo-Giáo viên còn theo mẫu, huống hồ là học sinh (TD 6/6/2021)-Chu Mộng Long-Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản (Phần 1) (Phần 2) (Phần 3) (Phần 4) (TD 6/6/2021)-Chu Sơn-Người Việt Nam cấp tiến là ai? (viet-studies 6-6-21)- Nguyễn Khoa-Một khái niệm chưa rõ nghĩa nhưng được nhắc tới rất nhiều (TD 4/6/2021)-Ngô Huy Cương-Thật phân vân về mục tiêu Tiến sĩ và Thạc sĩ của Thành uỷ Hà Nội (BVN 4/6/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Vụ Lê Tấn Hùng – SAGRI, ‘công lý’ vẫn bị nhạo báng (TD 3/6/2021)-Trân Văn-Phải chăng chúng ta đang tự giết mình và con cháu của mình? (TD 3/6/2021)-Đoàn Bảo Châu-Những vi phạm pháp luật mà ngành giáo dục không biết (TD 2/6/2021)-Chu Mộng Long-Thống nhất việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên (TD 2/6/2021)-Chu Mộng Long-Vài suy nghĩ từ việc bổ nhiệm ông Phan Văn Mãi (TD 2/6/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Hai lĩnh vực quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, đòi hỏi hành động cấp bách (BVN 2/6/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Giáo giục Made in VietNam (TD 1/6/2021)-Lý Trực Dũng-Sao không khởi tố Hội đồng bầu cử, lại nhắm vào Hội thánh truyền giáo (TD 1/6/2021)-Nguyễn Vi Yên-Cái giá của “chính trị là thống soái” (RFA 1-6-21)-Đọc “Dự thảo” đoán “Chuyên viên” (1) (2)-(GD 31/5/2021)-Xuân Dương-Thầy bói Hồ Hữu Hòa, chỉ báo về sự mục nát của xã hội và tầng lớp lãnh đạo (TD 29/5/2021)-J.Nguyễn-Nhờ ông Bùi Văn Cường giải đáp vài thắc mắc (TD 26/5/2021)-Trân Văn-Tới lượt ‘chiến công’ trở thành… nhảm nhí? (TD 25/5/2021)-Trân Văn-
- Thư giãn: Hungary và người Việt đã góp phần thay đổi nó (viet-studies 7-6-21)-Nam Nguyen-Học cụ Hồ thì cần học cho tử tế (TD 6/6/2021)-Nguyễn Thông- Nước Pháp in đậm dấu chân Người (ND 5-6-21)-
(KTSG Online) – Thông tin Việt Nam sẽ sản xuất vaccine Nano Covax phòng Covid-19 từ cuối năm ngoái đã làm cho người dân trong nước hồ hởi, có niềm tin Việt Nam sẽ tự chủ sản xuất vaccine phòng đại dịch này. Và hiện tại, Học viện Quân y chuẩn bị thử nghiệm tiêm vaccine này giai đoạn 3 trong bối cảnh dịch đang căng thẳng, càng thắp lên hy vọng cho người dân khi mà Chính phủ phải tìm kiếm 120 triệu liều vaccine trong năm nay.
Trả lời báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và tương đương sinh học thuộc Học viện Quân y, nơi phối hợp Công ty Nanogen để xuất vaccine, cho biết trong giai đoạn 3 thử nghiệm Nano Covax, cơ quan này sẽ tiêm thử nghiệm trên 13.000 tình nguyện viên, với 1 liều duy nhất 25 microgam. Giai đoạn này tăng số lượng người thử nghiệm, tăng mẫu lên để đánh giá thêm về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của nhóm liều 25 microgam sau thành công của thử nghiệm giai đoạn 1 và 2.
Thực ra Việt Nam đã chuẩn bị khá sớm, từ đầu năm 2020 khi Covid-19 bùng phát, các đơn vị nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước đã chủ động đánh giá năng lực, điều kiện nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng virus SARS-CoV-2, bao gồm phương án tự nghiên cứu và phương án hợp tác nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ sản xuất.
Hiện nay cả nước có bốn nhà sản xuất đang nghiên cứu vaccine phòng Covid-19 theo các hướng công nghệ khác nhau là Vabiotech, Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC), Công ty Nanogen và Trung tâm Polyvac. Theo văn bản của Bộ Y tế trình Chính phủ, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng của Vabiotech, IVAC, Nanogen cho thấy các ứng viên vaccine có tính an toàn trên động vật và có tính sinh kháng thể kháng SARS-CoV-2. Các nhà sản xuất đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sớm hoàn thành các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Sở dĩ việc nghiên cứu vaccine của Việt Nam nhanh là do đã có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, sản xuất vaccine. Ngành y tế đến nay đã tự sản xuất được vaccine phòng 16 loại bệnh, như viêm não Nhật Bản, tả, viêm gan B, dại, viêm gan A, bại liệt, sởi, phối hợp sởi-Rubella... Hệ thống Quản lý chất lượng vaccine quốc gia (NRA) của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận, mở ra cơ hội lớn cho việc xuất khẩu vaccine trong nước.
Nhưng với vaccine phòng Covid-19 lại khác. Phát triển vaccine thường là một quá trình rất dài để đảm bảo vaccine an toàn và hiệu quả trước khi sử dụng. Một loại vaccine sốt xuất huyết gần đây đã làm bệnh gia tăng ở trẻ em được tiêm khi chúng tiếp xúc với bệnh sốt xuất huyết sau đó. Vaccine virus hợp bào hô hấp cũng gây ra vấn đề tương tự. Đối với một số vaccine, mức độ miễn dịch cao sau khi tiêm không chắc đã có khả năng bảo vệ.
Mấu chốt là đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine trên động vật gây nhiễm SARS-CoV-2 mà ngành y cho là rất quan trọng để xác định xem ứng viên vaccine có khả năng bảo vệ hay không, và là cơ sở quan trọng để xác định liều dùng trên con người. Tuy nhiên, thí nghiệm này rất khó, vì hầu hết động vật không dễ bị nhiễm SARS-CoV-2. Hơn nữa, thí nghiệm này đòi hỏi nơi tiến hành phải đạt yêu cầu về an toàn sinh học cấp độ 3 cho nghiên cứu thử thách trên động vật.
Chính Bộ Y tế cũng thừa nhận “điều chưa rõ ràng là sẽ cần một nghiên cứu về hiệu quả của vaccine ở thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với cỡ mẫu lớn đến mức nào” để xem ứng viên vaccine có khả năng bảo vệ hay không. Có lẽ vì điều này mà vaccine Nona Covax gian đoạn 3 thử nghiệm tới 13.000 người.
Xin nói thêm, Bộ Y tế cho rằng hiện nay Việt Nam chưa có cơ sở nào đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp độ 3 cho nghiên cứu thử thách trên động vật. Còn thí nghiệm đạt an toàn sinh học cấp độ 3 thì Việt Nam hiện có bốn phòng ở Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TPHCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và một phòng xét nghiệm thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, trong đề án nghiên cứu phát triển vaccine phòng Covid-19 mà Bộ Y tế đang trình Chính phủ, sẵn sàng “đề xuất việc thử nghiệm ở nước ngoài”.
Theo Học viện Quân y trả lời trên báo, với vaccine Nano Covax, việc được duyệt cấp phép còn phụ thuộc vào kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 tới đây. Hiện nhà sản xuất, nhóm nghiên cứu đã sẵn sàng các khâu chuẩn bị nguyên liệu, các quy trình để có thể đưa vào sản xuất khi được Bộ Y tế phê duyệt, cấp phép.
Với một quy trình chặt chẽ và sự cẩn trọng cần thiết, việc có được vaccine do trong nước sản xuất có thể không sớm như mong muốn. Cho nên, mừng thì mừng nhưng có lẽ phải chờ. Hoa đã nở nhưng có thể xuân vẫn chưa về.
TRÂN TRỌNG MỌI ĐÓNG GÓP, HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC ĐỂ SỚM CÓ VACCINE CHO NHÂN DÂN
BÁO CP/ GDVN 6-6-2021
'VACCINE LÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐỂ THOÁT KHỎI
ĐẠI DỊCH COVID-19'
VÂN PHONG/ TBKTSG 6-6-2021
(KTSG Online) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để thoát khỏi đại dịch Covid-19 và trở về cuộc sống bình thường, an toàn.
Tối 5-6, lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 (Quỹ - PV) đã diễn ra tại Hà Nội. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Quỹ được thành lập với sứ mệnh huy động nguồn lực, đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước trong các hoạt động gồm mua, nhập khẩu vaccine; nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước phòng chống dịch Covid-19 cho người dân.
![]() |
Các doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19. Ảnh: H.T. |
“Quỹ được hoạt động trên nguyên tắc đảm bảo sự công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và thuận lợi nhất của việc đóng góp”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của biến chủng virus mới từ Ấn Độ và Anh có tốc độ lây lan nhanh. Điều này, theo Thủ tướng, đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vaccine” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt để thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.
Để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, mục tiêu là sớm tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng và việc này cần duy trì hàng năm.
“Tiêm vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định và có tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch Covid-19”, Thủ tướng cho biết.
Với Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng sự chia sẻ, trách nhiệm, cảm thông của nhân dân với Nhà nước là yếu tố quan trọng để Quỹ nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài.
Còn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hầu hết các quốc gia phấn đấu thực hiện mục tiêu bao phủ vaccine cho ít nhất 2/3 dân số đến hết năm 2021, trong đó có Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để có thể tiếp cận nguồn vaccine trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, Bộ Y tế đã thực hiện hơn 200 cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vaccine từ giữa năm 2020. Kết quả, Việt Nam sẽ có được 130 triệu liều vaccine trong năm 2021.
Cũng tại buổi lễ, có 63 doanh nghiệp đã trực tiếp ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 với tổng giá trị quy đổi gồm tiền mặt và số liều vaccine tương đương 5.678 tỉ đồng. Trong đó, Tập đoàn Vingroup ủng hộ 4 triệu liều vaccine - tương đương 480 tỉ đồng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ủng hộ 450 tỉ đồng, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) ủng hộ 400 tỉ đồng, Tập đoàn Sovico và ngân hàng HD Bank ủng hộ 100 tỉ đồng, Tập đoàn Masan ủng hộ 60 tỉ đồng…
Còn tổng số tiền được các tổ chức, doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương đóng góp cho Quỹ vaccine phòng Covid-19 là 6.600 tỉ đồng và 17 tỉ đồng tiền đóng góp nhận được qua tin nhắn tính tới 22g ngày 5-6.
Hình thức đóng góp cho Quỹ vaccine phòng Covid-19 1. Tài khoản tiếp nhận tiền trong nước a) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch - Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 - Số tài khoản: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR). b) Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM (HDBank) - Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 - Số tài khoản: 686868(VND); 686868 (USD) và 686868(EUR). c) Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước - Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19; - Số hiệu tài khoản: 3761.0.9098866.91999 (VND); 761.0.9098869.91999 (USD) và 3761.0.9098786.91999 (EUR); d) Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Hà Nội - Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19; - Số hiệu tài khoản: 21110009116868 (VND); 21110371116868 (USD) và 21110142996868 (EUR). 2. Tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài a) HOCHIMINH City Development Joint Stock Commercial Bank - Account name: Fund for vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019 - Account number: 686868(VND); 686868 (USD) và 686868 (EUR). - Beneficiary Bank: HOCHIMINH City Development Joint Stock Commercial Bank - Swift code: HDBCVNVX b) Joint Stock Commercial Bank for investment and Development of Vietnam - Account name: Fund for vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019; - Account number: 21110009116868 (VND), 21110371116868 (USD) and 21110142996868 (EUR); - Beneficiary bank: Bank for investment and Development of Vietnam JSC, Hanoi branch - 4B Le Thanh Tong Street, Phan Chu Trinh Ward, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam; - Swift code: BIDVVNVX. c) Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Account name: Fund for vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019 - Account number: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR). - Beneficiary Bank: JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam - Operation center Branch. - Swift code: BFTVVNVX001. 3. Địa chỉ tiếp nhận ủng hộ và thông tin liên hệ - Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, Bộ Tài chính; số 32 Phố Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. - Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin về ủng hộ tài trợ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19: 0913548318; 0902235722; 0904247674; 0912488438. - Địa chỉ email: quyvacxincovid19@vst.gov.vn Sau khi chuyển tiền, các nhà tài trợ có thể xác nhận với Quỹ qua đường dây nóng hoặc thông báo trên nhóm để cập nhật vào danh sách toàn quốc. 4. Nhắn ủng hộ tin theo cú pháp Soạn: Covid NK gửi 1408. Trong đó, N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2.000, K thể hiện đơn vị nghìn đồng. Mỗi tin nhắn được gửi đi, người nhắn đã đóng góp số tiền 1.000 đồng nhân N lần. |
THẾ HỆ VẮC XIN COVID-19 MỚI RẺ HƠN, CHỐNG ĐƯỢC
NHIỀU BIẾN THỂ HƠN
AN VIÊN/ VNN 7-6-2021
Các hãng dược dự kiến ra mắt các loại vắc xin hiệu quả, thuận tiện hơn cho người dùng như có thể uống, xịt vào mũi, không cần bảo quản trong tủ lạnh.
Vắc xin Covid-19 được đánh giá là một trong những loại vắc xin tốt nhất từng được tạo ra. Loại dược phẩm này có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19, giảm nguy cơ bệnh trở nặng và tử vong.
Các hãng đang thử nghiệm những loại vắc xin không cần giữ lạnh, không cần tiêm 2 mũi, có ít tác dụng phụ hơn, không cần kim tiêm để dễ dàng cung cấp tới các vùng nông thôn và các nước đang phát triển.
Công ty Altimmune đang nghiên cứu loại vắc xin không cần tiêm
Tuy nhiên, hiện chưa có loại vắc xin Covid-19 thế hệ thứ hai nào sẵn sàng, các nước phải chờ ít nhất cho tới mùa thu này.
Các chuyên gia cho biết, 8 tỷ cư dân của Trái đất sẽ cần một hoặc hai liều vắc xin nên có rất nhiều cơ hội cho các loại vắc xin khác nhau.
Dược sĩ và quan chức trong lĩnh vực y tế công cộng John Grabenstein bày tỏ vắc xin có thể chống lại những biến thể khác nhau và các bệnh về đường hô hấp lý tưởng nhất là khoảng 10 năm trở lên giữa các lần tiêm.
Các cải tiến của thế hệ vắc xin thứ 2
Cả vắc xin của Moderna và Pfizer-BioNTech đều dựa trên công nghệ RNA thông tin (Mrna). Một công ty của Đức, CureVac, bắt đầu nghiên cứu mRNA nhiều năm trước, đang cố gắng tạo bước nhảy vọt và cho ra mắt vắc xin mới vào cuối năm nay.
Mariola Fotin-Mleczek, Giám đốc công nghệ của Công ty CureVac, cho biết, phiên bản thứ hai của vắc xin CureVac có liều lượng thấp hơn nhưng sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch cao hơn. Ngoài ra, vắc xin này sẽ không gặp phải các vấn đề về bảo quản lạnh như những vắc xin mRNA khác.
Vắc xin của CureVac hướng tới các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Liều lượng thấp sẽ giúp giá vắc xin tương đối rẻ và không đòi hỏi nhiều yêu cầu về bảo quản, dễ dàng phân phối.
Không cần kim tiêm
Một số công ty đang nghiên cứu loại vắc xin không cần sử dụng kim tiêm. Thay vào đó, họ sẽ dùng giải pháp xịt vắc xin vào mũi.
Virus SARS-CoV-2 lan truyền qua các giọt bắn xâm nhập vào cơ thể qua mũi, đi vào đường hô hấp. Nếu vắc xin tạo ra khả năng miễn dịch niêm mạc sẽ ngăn ngừa được virus.
Vắc xin được đưa qua đường mũi có khả năng giảm các tác dụng phụ khi tiêm vào bắp tay như sốt và đau nhức cơ bắp. Trong thử nghiệm vắc xin cúm qua đường mũi, các tác dụng phụ nhẹ đến mức không có sự khác biệt giữa vắc xin hoạt tính và giả dược nước muối.
Vắc xin dạng hít với các tác dụng phụ hạn chế sẽ thích hợp với trẻ nhỏ.
Hãng dược phẩm Altimmune cũng tính tới một loại vắc xin không cần làm lạnh, giúp việc phân phối dễ dàng, không cần chuyên gia y tế được đào tạo chuyên sâu.
Công ty dự kiến sẽ công bố dữ liệu thử nghiệm giai đoạn đầu vào tháng 6. Nếu mọi việc suôn sẻ, họ sẽ nộp đơn xin phê duyệt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ vào đầu năm tới. Altimmune đang thử nghiệm hình thức tiêm cả một và hai liều.
Trong khi đó, Công ty ImmunityBio có trụ sở ở California (Mỹ) đang thử bốn kiểu vắc xin khác nhau - tiêm, nhỏ dưới lưỡi, uống thuốc và xịt mũi. Có thể sau khi tiêm, mọi người sẽ được xịt mũi để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và khả năng lây lan virus qua đường hô hấp.
An Yên (Theo USA Today)
HAI BỘ TRƯỞNG CAM KẾT KHÔNG LÃNG PHÍ ĐỒNG NÀO
TỪ QUỸ VĂC-XIN COVID-19
THU HẰNG /VNN 5-6-2021
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đưa ra những lời cam kết về việc sử dụng Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19 mà nhân dân đã tin tưởng đóng góp.
Phát biểu tại Lễ ra mắt Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19 diễn ra tối 5/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, giải pháp vắc xin Covid-19 là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tính mạng của người dân và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
![]() |
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đại diện bộ ngành, doanh nghiệp đóng góp cho Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19. Ảnh: Phạm Hải |
Hầu hết các quốc gia đã và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu bao phủ vắc xin cho ít nhất 2/3 dân số đến hết năm 2021, trong đó có Việt Nam.
“Tối nay, Thủ tướng Chính phủ chính thức công bố Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19, kêu gọi toàn dân ủng hộ, đóng góp để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho cuộc chiến chống lại Covid-19 ở nước ta”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
200 cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán
Theo ông Long, nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc, dù thời chiến hay thời bình, trước những cam go và thách thức, tinh thần đoàn kết dân tộc luôn được phát huy, đưa đất nước giành mọi thắng lợi.
Những hình ảnh mà chúng ta vừa chứng kiến là minh chứng hùng hồn, tô đẹp thêm truyền thống đoàn kết, yêu nước, nhân ái của nhân dân ta. Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội, với đồng bào.
Bộ trưởng cảm động trước hình ảnh những người nông dân chia sẻ từng mớ rau, cân gạo cho lực lượng chống dịch, hay bà mẹ liệt sỹ đến trụ sở chính quyền ủng hộ những đồng tiền do mình chắt chiu, dành dụm đã đi sâu vào tâm trí chúng ta. Hình ảnh các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp kinh phí, trí tuệ, công sức đã thể hiện trách nhiệm xã hội cao đẹp đối với đất nước.
![]() |
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Phạm Hải |
“Là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, chúng tôi thật sự cảm động và trân trọng sự sẻ chia, đồng hành của toàn dân và toàn xã hội, đây là động lực tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ.
Ông cho hay, để có thể tiếp cận được nguồn vắc xin trong bối cảnh khan hiếm trên quy mô toàn cầu, Bộ Y tế đã hết sức nỗ lực, cố gắng đưa vắc xin về Việt Nam.
Hơn 200 cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ chức, nhà sản xuất vắc xin được Bộ Y tế bền bỉ thực hiện suốt từ giữa năm 2020 đến nay đã giúp Việt Nam có được 130 triệu liều vắc xin trong năm 2021.
Bộ Y tế hiện vẫn đang tiếp tục trao đổi nhằm đạt mục tiêu 150 triệu liều để tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021. Tất cả các vắc xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, ngành Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng với quy mô lớn nhất trong lịch sử của ngành, trong đó ưu tiên về an toàn tiêm chủng được lên hàng đầu, đây cũng là điểm khác biệt của Việt Nam so với các quốc gia khác.
Đến nay hơn 1,3 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng cho các đối tượng theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
“Có lẽ chưa có khi nào ngành y tế đồng thời tiến hành nhiều nhiệm vụ cùng lúc như bây giờ. Vừa thần tốc chống dịch với lực lượng ở mọi chiến tuyến, vừa nỗ lực khám, chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe của người dân, vừa khẩn trương triển khai tiêm chủng an toàn, đảm bảo độ bao phủ cho người dân”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Trong những ngày tới, ông Long cho biết, khi nguồn cung vắc xin dồi dào hơn, ngành y tế sẽ huy động tổng lực hơn 12 nghìn cơ sở y tế và hàng vạn cán bộ y tế trong cả nước thực hiện khẩn trương và hiệu quả chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vắc xin nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 của Việt Nam”.
“Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 là sự chắt chiu của người dân, là truyền thống nhân ái của dân tộc. Nhân dân đã trao cho chúng ta sự tin tưởng. Vì vậy việc sử dụng hiệu quả từng đồng vốn của Quỹ là lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Chính quyền các cấp và các Bộ, ngành liên quan”, Tư lệnh ngành Y tế nhấn mạnh.
Công khai, minh bạch số tiền hàng ngày, từng đợt ủng hộ
Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, từ năm 2020 đến nay, Bộ Tài chính đã cấp ngân sách chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19 là 21.100 tỷ đồng.
Hiện nay, dịch Covid-19 đang bùng phát, ngân sách trung ương đã dành 14.500 tỷ đồng để mua vắc xin phòng chống Covid-19. Theo cân đối nguồn lực để mua và tiêm cho 75 triệu dân cần 150 triệu liều vắc xin với kinh phí là 25.200 tỷ đồng.
Vì vậy, để có đủ kinh phí mua vắc xin tiêm cho nhân dân theo mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng đề xuất thành lập Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19.
Ngày 26/5, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 do Bộ Tài chính quản lý.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc Ảnh: Phạm Hải |
Bộ Tài chính đã thành lập ngay Ban quản lý Quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19 đặt tại Kho bạc Nhà nước và mở tài khoản ngay để tiếp nhận ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, công khai số tài khoản và số điện thoại để hướng dẫn thuận lợi nhất cho người ủng hộ chuyển tiền.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về tổ chức hoạt động, quản lý, sử dụng và chế độ kế toán, quyết toán, công khai tài chính quỹ vắc xin phòng chống Covid-19. trong đó đã quy định các khoản ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ông Hồ Đức Phớc cho biết, trước khi ra mắt, Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 đã thu được số tiền hàng trăm tỷ đồng và nhận được cam kết ủng hộ khoảng 5.000 tỷ đồng.
"Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 là nguồn lực vô cùng quý báu và quan trọng để cho đất nước ta chống lại đại dịch, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển. Chúng tôi hiểu rằng đồng tiền trong quỹ, dù một đồng cũng là kết tinh của tình yêu thương, trách nhiệm, sự sẻ chia và tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân, Chúng tôi phải có trách nhiệm quản lý đúng đắn, chặt chẽ, minh bạch, và sử dụng quỹ tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác phòng chống dịch tốt nhất cho nhân dân", Bộ trưởng Tài chính cam kết.
Ông cho biết, khi có yêu cầu của Bộ Y tế và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ xuất Quỹ kịp thời để Bộ Y tế mua vắc xin về phục vụ nhân dân. Bộ Tài chính sẽ công khai, minh bạch số tiền hàng ngày, từng đợt ủng hộ và công khai quyết toán của Bộ Y tế sau từng đợt tiêm vắc xin phòng chống Covid-19.
Thu Hằng
COVID-19: DÂN VIỆT NAM RẤT NGHI NGẠI VAC -XIN TRUNG QUỐC
THANH PHƯƠNG/ RFI 5-6-2021
Hôm qua, 04/06/2021, bộ Y Tế Việt Nam đã phê duyệt “có điều kiện” vac-xin của tập đoàn Trung Quốc Sinopharm. Đây là loại vac-xin thứ 3 được phê duyệt ở Việt Nam, nhưng theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, chính phủ sẽ phải nỗ lực thuyết phục người dân chấp nhận cho chích loại vac-xin này, do tâm lý bài Trung Quốc trong công luận Việt Nam.
Hiện giờ, Việt Nam chích ngừa Covid-19 với hai loại vac-xin là AstraZeneca và Sputnik của Nga, nhưng trên tổng dân số hơn 97 triệu dân chỉ mới có khoảng hơn 1 triệu được tiêm phòng. Để có thể đẩy nhanh việc tiêm phòng, chính phủ đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vac-xin Pfizer/BioNTech, sẽ được giao cuối năm nay và đang thương lượng với Moderna để được cung cấp đủ thuốc tiêm ngừa cho 70% dân số.
Cũng nhằm « phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam », bộ Y Tế hôm qua đã phê duyệt thuốc tiêm ngừa của Sinopharm, nhưng theo South China Morning Post, một nhà nhập khẩu thiết bị y tế ở Sài Gòn cho biết ông đã « ngay lập tức » nói « không » với vac-xin Trung Quốc. Ông khẳng định đây cũng là quan điểm phổ biến ở Việt Nam, dựa trên kinh nghiệm cung cấp thiết bị y tế ngoại quốc cho các bệnh viện ở miền nam.
Nhật báo Hồng Kông trích lời nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, có hai mối quan ngại về việc mua vac-xin Trung Quốc. Thứ nhất là vấn đề minh bạch, vì một số nước như Nepal khi ký hợp đồng mua vac-xin Trung Quốc đã buộc phải ký thỏa thuận về « bảo mật thông tin », cụ thể là không được tiết lộ những thông tin như giá vac-xin. Thứ hai, Trung Quốc có thể dùng vac-xin để gây áp lực với Việt Nam trên những vấn đề khác, ví dụ như vấn đề Biển Đông.
South China Morning Post nhắc lại là ngay cả trước khi được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt, hàng trăm triệu liều vac-xin của Trung Quốc đã được bán hoặc được tặng cho các nước đang phát triển trong nỗ lực của Bắc Kinh thi hành chính sách « ngoại giao vac-xin ».
Cũng theo nhật báo Hồng Kông, một sinh viên ở Sài Gòn cho biết anh muốn chờ được chích vac-xin Pfizer/BioNTech. Trên báo mạng vnExpress, một người sử dụng Internet cũng nói : « Nếu không có AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik, tôi sẽ chờ được chích NanoCovax. » NanoCovax là loại vac-xin tiến xa nhất trong 3 vac-xin đang được phát triển ở Việt Nam, theo dự kiến có thể được đưa ra sử dụng trong quý 4 năm nay.
Tuy vậy, cũng có những người chấp nhận cho tiêm ngừa với bất cứ vac-xin nào, cho dù là vac-xin Trung Quốc, nếu được bảo đảm về độ an toàn, như ý kiến của một nhân viên công ty thiết bị nước ở Hà Nội được South China Morning Post trích dẫn.
Nhật sẽ tặng vac-xin cho Việt Nam
Theo hãng tin Kyodo News hôm nay, 05/06, trích lời một dân biểu Đảng Tự Do Dân Chủ LDP đang cầm quyền ở Nhật, Tokyo chuẩn bị tặng cho Việt Nam các liều vac-xin AstraZeneca mà Nhật đã mua về nhưng chưa đưa vào chương trình tiêm chủng ở nước này, do đã xảy một số ca đông máu ở các nước khác.
Có một thời nhiều người truyền nhau câu thơ của Việt Phương:
Để nói về những cực đoan chính trị.
Và bây giờ, trước việc sản phẩm vaccine của Trung Quốc mà Bộ Y tế vừa xét duyệt đã dấy lên làn sóng có vẻ như "cực đoan chính trị" mới.
Nhiều người trong đó cả những nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Trần Đăng Khoa tuyên bố thà chết chứ không tiêm vaccine tàu (!)
Trước đây tại miền Bắc XHCN, đa số Dân dù rất tin vào tuyên truyền của chính quyền, nhưng trớ trêu thay nếu lựa chọn đồng hồ thì họ sẽ chọn ngay đồng hồ Thuỵ Sĩ. Lựa chọn này vì niềm tin vào sản phẩm chứ không phải vì tình cảm. Cũng như rất nhiều quan chức lên lớp kiên định lập trường XHCN nhưng lại chỉ cho con cháu du học ở các nước tư bản.
Và bây giờ bỏ qua yếu tố niềm tin vào chính quyền, Dân nếu được chọn lựa họ sẽ chọn vaccine của Mỹ, Anh... miễn không phải vaccine của Trung Quốc.
Lựa chọn này vừa do niềm tin sản phẩm vừa do yếu tố tâm lý, tình cảm.
Dân Việt không còn tin vào Trung Quốc vì họ đã chứng kiến quá nhiều những sản phẩm độc hại của Trung Quốc cùng bao khuất tất bẩn bên trong những sản phẩm ấy.
Còn yếu tố tình cảm thì càng rõ, miễn bàn.
Việc Bộ Y tế xem xét các yếu tố chất lượng sản phẩm để đồng ý mua vaccine Trung Quốc trong lúc này là việc không thể không làm, cân nhắc cả nhu cầu thực tiễn về vaccine và những vấn đề đối ngoại.
Có điều trước khi Bộ Y tế đồng ý nhập vaccine Trung Quốc thì tại BV Bạch Mai, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã tiêm vaccine của Anh.
Dư luận cho rằng nếu chính quyền hoàn toàn tin tưởng chất lượng vaccine Trung Quốc thì đề nghị toàn bộ [Ủy viên Bộ chínnh trị – BVN], toàn bộ Ủy viên trung ương và 5 triệu đảng viên hãy gương mẫu tiêm "vaccine đồng chí" ấy đi, miễn phí cũng được.
Còn để Dân muốn tiêm vaccine nào tự bỏ tiền ra tiêm cho nó... lành.
Như thế là không ai mất lòng, tị nạnh nhau, cả nước mình cùng vui vẻ chống dịch mà các đồng chí bạn cũng hài lòng.
Chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 5.2021, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề trên tinh thần: nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật; người dân, doanh nghiệp hưởng ứng thật và được thụ hưởng thật các thành quả.
Tiếp sau "học thật, thi thật, nhân tài thật" mà Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, thì những "nói thật, nghĩ thật, làm thật, hiệu quả thật" và cả ngàn cái thật nữa cũng khó tạo nên Sự Thật chân chính tốt đẹp trên Đất nước này nếu thiếu cái "thật" cơ bản nhất của Quyền Con Người: Dân chủ thật.
Chỉ có Dân chủ thật mới đủ quyền lực Nhân bản để buộc tất cả cái thật đồng nghĩa với Đúng, thực sự phụng sự Con Người.
Mà muốn Dân chủ thật thì đảng cầm quyền không thể độc quyền, thưa Thủ tướng!
L.T.V.
Tác giả gửi BVN
(*) Tựa do BVN đặt
Thú thật tôi không tin là các đồng chí hài lòng và hạ quyết tâm tiêm chích ngừa dùng thuốc từ xứ sở của đồng chí 4 tốt 16 chữ vàng đâu ạ. Họ biết còn hơn chúng ta, những người không có thẻ đỏ, là cororonavirus Vũ Hán đến từ đâu và do ai chủ trương tán phát. Nhất là gần đây thuyết đến từ thiên nhiên mà đồng chí thân thích phương Bắc ra sức tuyên truyền bị thực tế khoa học hạ gục! Họ sẽ nghe theo một suy nghĩ thông thường!
"Không có chuyện kẻ có chủ trương giết người lại thành khẩn ra tay cứu người".
Nhất là trên thực tế (không phải cảm tính nhé) các nước như Chile đã dùng vacxin Tàu với hậu quả cay đắng: Càng chích văc - xin Tàu, số ca nhiểm càng gia tăng... Ngược lại, ở Âu, Mỹ dùng văc-xin Anh, Thụy Điển, Mỹ, Đức… ngay cả của Nga đều chặn đứng được tăng trưởng ca nhiễm...
Nguyễn Đăng Hưng
Nói đúng ra, vaccine TQ có thể là chết người, có thể không. Nhưng khốn nỗi, bây giờ Trung Cộng ai mà tin được?
Vậy tốt nhất những ai tin xung phong đi!
Tiết Hùng Thái
Anh đưa một đề nghi quá xuất sắc, một triệu lần hoan hô ý kiến của anh Lưu Trọng Văn kính mến.
Lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng Covid-19 tại Hà Nội tối 5/6 làm nhiều người tranh cãi.
Kêu gọi dân đóng tiền có thể là cách chống dịch độc đáo của chính phủ Việt Nam.
Dù truyền thông nhà nước nói: “5K + Vaccine + Công nghệ”, nhưng cốt lõi vẫn là lấy tiền ở đâu.
Tại sao “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo” mà giờ lại “huy động” tiền đóng góp của dân?
Nhiều tờ báo Việt Nam đồng loạt viết đây là hành động “chia lửa với chính phủ”. Đối tượng được chia là nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp.
Ông Phạm Minh Chính phát biểu:” Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiểu và trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp không kể ít hay nhiều, góp vào Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 - Quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim.”
Bình luận trên trang Thông tin Chính phủ, danh khoản Nguyễn Thị Ngọc Thủy viết: “Tinh thần đoàn kết của Việt Nam lại được phát huy trong những lúc khó khăn. Mong là dân ta sớm được tiêm phòng sớm với vaccine chất lượng!”
Nhưng Thach Vu đặt câu hỏi: ” Nhà nước quyên góp thêm nữa làm gì? Sao không lấy cái gói 62 ngàn tỉ và 90 ngàn tỉ chưa phát cho dân đó, mà mua vaccine?”
CHUYỂN THÀNH 'TRÁCH NHIỆM' CỦA DÂN ?
Đặt vấn đề là chia sẻ khó khăn mang tính tự nguyện, nhưng báo chí lại nói, nó là trách nhiệm của dân. Ông Thủ tướng cũng nói đó là: ”trách nhiệm với cộng đồng”.
VnExpress trích lời bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao: “Tùy khả năng mà đóng góp nhưng họ luôn tự thấy trách nhiệm mình. Đơn vị có khả năng lớn thì tiên phong trong các chương trình lớn, ủng hộ tài vật nhiều, doanh nghiệp nhỏ hơn thì 'lá rách đùm lá nát.'"
Báo Chính phủ trích lời một người dân: “Đến bây giờ mình không bị lây nhiễm COVID-19 là rất may mắn. Vậy mình cũng phải thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng hành động, ủng hộ theo khả năng của mình vào Quỹ vaccine.”
Nhưng gặp nhiều phản bác, một trong số đó, bạn Hoa Quynh Nguyen: “Kỳ lạ các nước khác trích ngân sách trợ cấp dân tiêu xài qua cơn đại dịch. Ở mình gói 60.000 tỷ vẫn chưa thấy chi, giờ lại xin ngược dân là thế nào. Dân đói bỏ mẹ dân ra.”
TẠI SAO NHẬN TIỀN CỦA CỤ GIÀ, EM NHỎ ?
Nhiều bài viết trên báo chí Việt Nam nói rằng, cụ già dành lương hưu, em bé dành tiền ăn sáng ủng hộ quỹ vaccine.
Tờ Lao Động viết về hai trường hợp đặc biệt. Ông Nguyễn Mạnh Tường, 82 tuổi, đóng góp những đồng tiền dành dụm được từ lương hưu”.
Và một học sinh trung học, Lê Đức Hiếu, góp bằng tiền ăn sáng:“Để có được số tiền ủng hộ này thì hàng ngày em tiết kiệm từ số tiền bố mẹ cho ăn sáng”.
Bức xúc với điều đó, Phạm Văn Trọng bình luận: “Việc kêu gọi hay ca ngợi cả những người già cả nghèo khó đóng góp thì thật lố bịch, thiếu nhân văn. Hình như không mấy nước nào làm như vậy.”
Trên trang cá nhân của mình, Giáo sư Mạc văn Trang viết: “Sao không thấy các quan chức có biệt thự nguy nga, giàu có đóng góp vào quỹ vaccine nhỉ?”
Và những câu trả lời nhận được là:
“Cán bộ lãnh đạo có đóng góp bác ạ nhưng họ đóng góp theo kiểu mỗi người một ngày lương , nhưng đến cuối năm thì lại được xét tiền thưởng 1 tháng lương.” Nguyễn Xuân Trường.
Còn Tiến Nguyễn Nam cho rằng: “Thứ nhất là các quan còn giả nghèo dù là ở nhà biệt thự, đi xe hơi tiền tỷ, con du học nước ngoài và của chìm của nổi khác không thể biết hết được. Thứ hai là các quan không có tấm lòng vì nước, vì dân đâu mà họ đóng góp.”
Bình luận trên một trang khác về vấn đề này, Phạm Minh Trung viết: “Bài cụ ông góp tiền tiết kiệm , cụ bà góp trứng gà, trẻ em đập lợn đất ... quá phản cảm mà mấy anh tuyên giáo vẫn làm được . Chắc mấy ảnh vận dụng chiến tranh nhân dân trong chống dịch như chống giặc .”
Nhưng cũng có ý kiến của người được cho là cự chiến binh, Đỗ Văn Thơ, nói rằng: “Mấy chục năm trước, dân nuôi bộ đội mà chúng ta đánh thắng Pháp, rồi lại thắng Mỹ. Bây giờ, mỗi người đóng góp một ít, tích tiểu thành đại, chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh Covid-19 thôi”
Phương pháp độc đáo này của Việt Nam các nước khác rất khó “học hỏi”. Vì thực chất tiền ngân sách mà chính phủ dùng để mua vaccine cũng là tiền của dân.
Mặc dù vậy, theo thông tin của Bộ Y Tế , Quỹ Vaccine COVID-19 đã tiếp nhận hơn 3.000 tỷ đồng tiền ủng hộ từ người dân chỉ trong vài ngày và theo Vietnam Plus đến 5/6, quỹ này huy động trên 7.643 tỷ đồng.
Con số này chưa dừng lại ở đây vì chương trình gây quỹ chưa kết thúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét