ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Lãnh đạo quân đội Myanmar công du Nga (VNN 21/6/2021)-Khi vắc xin trở thành vũ khí trong cuộc đua chính trị toàn cầu (BVN 21/6/2021)-CNN bất ngờ bị chỉ trích là 'tuyên truyền' cho vaccine Trung Quốc (BVN 21/6/2021)- Trung Quốc tập trận dài cả tuần trên Biển Đông (VNN 20/6/2021)-5 tháng Biden đưa Mỹ trở lại vị thế 'anh cả' toàn cầu (BVN 20/6/2021)-Việt Nam đánh mất lợi thế chống dịch ra sao (BVN 20/6/2021)-Khi vắc xin trở thành vũ khí trong cuộc đua chính trị toàn cầu (TVN 19/6/2021)-Thách thức dân số, ‘bom hẹn giờ’ cho kinh tế Trung Quốc (VNN 20/6/2021)-Mỹ tung đòn đầu tiên với Campuchia do căn cứ quân sự nghi có "bàn tay" Trung Quốc? (BVN 19/6/2021)-Thương chiến Mỹ - Trung làm chuỗi giá trị toàn cầu thiệt hại 3-5 năm tăng trưởng (VNN 18/6/2021)-Trung Quốc lần đầu thừa nhận nhà máy hạt nhân gặp sự cố (BVN 17/6/2021)-Nga, Mỹ khó tan băng sau hội nghị thượng đỉnh Biden-Putin? (VNN 16/6/2021)-30 lãnh đạo NATO dùng từ mạnh mẽ chưa từng thấy: Trung Quốc là ‘thách thức mang tính hệ thống' (BVN 16/6/2021)-Thử tìm hiểu về “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” (Kỳ 1) (Kỳ 2) (Kỳ 3) (Kỳ 4) (BVN 14/6/2021)-
- Trong nước: Báo chí và mạng xã hội, sống chung hay đối đầu? (VNN 21/6/2021)-Xuân Ba-Ba chiến lược về ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân (VNN 20/6/2021)-Chủ tịch nước thăm một số nhà báo, gia đình nhà báo lão thành (GD 20/6/2021)-Nguyễn Ái Quốc và sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam (GD 20/6/2021)-Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật Bí thư Bình Dương, cách chức 4 lãnh đạo tỉnh (VNN 19/6/2021)-Hơn 2 tuần giãn cách, số ca nhiễm vẫn tăng, TP.HCM cần 'liều thuốc' mạnh hơn? (TT 19-6-21)-Kẻ yếu nhất trong tứ trụ – Vương Đình Huệ lại muốn cầu cứu Trung Quốc quan thầy? (Thời Báo 19-6-21)-Vì sao Ban Thường vụ tỉnh Bình Dương bị kỷ luật? (PLTP 19-6-21)-W.Burchett – Người bạn chiến đấu thân thiết của báo chí và nhân dân Việt Nam (VN 19-6-21)-Thanh tra Chính phủ điểm danh những sai phạm quản lý đất công ở TPHCM để “dằn mặt” hay sẽ xử lý? (RFA 18-6-21)-Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc đi vào chiều sâu (CAND 18-6-21)-Xác định được nhóm đối tượng tấn công mạng Báo điện tử VOV (SGGP 18-6-21)-Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ (GD 17/6/2021)-Nguyễn Phú Trọng dùng Bộ Chính Trị tạo áp lực đè Phạm Minh Chính, Chính sẽ đỡ ra sao? (Thời Báo 17-6-21)-Mầm bệnh đang âm thầm lây lan cộng đồng, trong chúng ta ai cũng có thể là F0 (TT 17-6-21)-Bộ trưởng Phan Văn Giang: Nói đến an ninh biển, không thể không nhắc tới Biển Đông (NLĐ 16-6-21)-Xây dựng nền báo chí cách mạng, hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn, hiệu quả(ND 16-6-21)-Tình huống giả định: nếu ai đó trong ‘tam trụ’ bị ‘bứng’? (Việt Nam Thời Báo 16-6-21)-Dự kiến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/7 (GD 15/6/2021)-Quy định về quyền miễn trừ đối với đại biểu Quốc hội (GD 15/6/2021)-Quốc hội ‘của dân’ nhưng đại đa số đại biểu là đảng viên Cộng Sản! (RFA 14-6-21)-Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19 (KTSG 14/6/2021)-
- Kinh tế: 159 công trình vi phạm trên đất quốc phòng, Hải Phòng huy động nghìn người cưỡng chế (VNN 21/6/2021)-Hộ chiếu vắc xin Covid-19, thử nghiệm mở cửa đất nước (VNN 21/6/2021)-Khoảng 8.000 công nhân tại TPHCM đã được tiêm vaccine Covid-19 (KTSG 20/6/2021)-May đo, cắt tóc được điều chỉnh thuế khoán nếu phải tạm ngừng kinh doanh (KTSG 20/6/2021)-500.000 liều vaccine Covid-19 của Trung Quốc về tới Việt Nam (KTSG 20/6/2021)-Covid-19: Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sẽ được tiêm cho ai? (BBC 20-6-21)-Sao Việt ủng hộ báo chí thu phí (VNN 20-6-21)-Vì sao Ngân hàng Nhà nước giảm giá mua ngoại tệ kỳ hạn? (KTSG 20/6/2021)-Hội An: phục vụ khách bị cách ly có thu phí, tổng dượt cho 'du lịch vaccine' (KTSG 20/6/2021)-Thị trường cà phê đảo lộn, giá nhảy vô chừng (KTSG 20/6/2021)-Gia hạn thí điểm chuỗi công viên phần mềm Quang Trung đến hết năm 2023 (KTSG 20/6/2021)-Ông lớn casino Macau muốn đầu tư dự án 6 tỉ đô la tại Bình Định (KTSG 20/6/2021)-Gỡ bỏ ứng dụng Vina TV vi phạm bản quyền truyền hình (KTSG 20/6/2021)-Chuyện gì đến phải đến, cần giữ vững tinh thần! (KTSG 20/6/2021)-Chuỗi cung ứng nông sản Việt trên nền tảng thương mại điện tử (KTSG 20/6/2021)-Sai lầm xả lũ mùa mưa bão (KTSG 20/6/2021)-EURO 2020: Thể thức lạ, tác động kinh tế là câu chuyện mới (KTSG 20/6/2021)-Thời Covid, giải pháp nào gỡ khó cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam? (KTSG 20/6/2021)-Hơn 2 tuần giãn cách, số ca nhiễm vẫn tăng, TP.HCM cần 'liều thuốc' mạnh hơn? (TT 19-6-21)-Hơn 1.700 tỷ đồng ủng hộ để Hà Nội chống dịch và mua vaccine (PLTP 19-16-21)-Chuyện vui buồn liên quan đến vắc xin COVID-19 (Nhà Đầu tư 19-6-21)-Chủ tịch Quốc hội: Không chấp nhận làm thuế kiểu "ngứa đâu gãi đó" (DT 19-6-21)-
- Giáo dục: Nhiều giáo viên như tôi tìm đọc Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam mỗi ngày (GD 21/6/2021)-Nhiều trường đại học tích cực ủng hộ quỹ vắc xin phòng chống COVID-19 (GD 21/6/2021)-Nghề báo cho tôi đi nghe chuyện thanh xuân trên những điểm trường gió hú (GD 21/6/2021)-Khi giáo viên trở thành “nhà báo” (GD 21/6/2021)-Cô Tuất bị bao nhiêu đơn thư, đoàn thanh tra huyện Quốc Oai xử lý như thế nào? (GD 21/6/2021)-Tấp huấn vẽ rắn thêm chân, thu hoạch dài 20 trang mới đạt, Bộ Giáo dục có thấu? (GD 21/6/2021)-Phóng viên giáo dục – Vì đến mà yêu! (GD 21/6/2021)-Cô sinh viên Khoa Luật Kinh tế với ước mơ làm Công chứng viên (GD 21/6/2021)-"Người tài thật sự được trọng dụng thì gian dối học thuật tự biến mất" (GD 20/06/2021)-Nỗi niềm chứng chỉ và câu trả lời của 2 Bộ trưởng Nội vụ (VNN 21/6/2021)-Các hiệu trưởng ở Hà Nội nhận định điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 (VNN 21/16/2021)-
- Phản biện: Báo chí và mạng xã hội, sống chung hay đối đầu? (VNN 21/6/2021)-Xuân Ba-Chai lì cảm xúc và bức tử sáng tạo: Nguy cơ nghề báo (TVN 20/6/2021)-Thiện Văn-Nghề viết (TD 21/6/2021)-Đoàn Bảo Châu-Choáng với quan niệm chủ thể của pháp luật trong Hiến pháp 2013 và các giáo trình về luật (TD 21/6/2021)-Nguyễn Huy Cường-Về bi kịch của nhà báo trong xã hội chuyên chế (TD 21/6/2021)-Thái Hạo-Việt Nam có đủ các chỉ số để trở thành một “Quốc gia thất bại" (TD 20/6/2021)-Trương Nhân Tuấn-Băn khoăn (TD 20/6/2021)-Mạc Văn Trang-Chuyện trồng cây và dùng người ở thủ đô (TD 20/6/2021)-Nguyễn Thông-Chung một lò (TD 20/1/2021)-Chu Mộng Long-Thủ trưởng cuối cùng của cha tôi ở báo LaoĐộng(Phần1)(Phần2)(TD 20/6/2021)-Dương Tự Lập-Hỏi thật, trả lời thật, nhưng đừng đăng báo thật! (GD 20/6/2021)-Bài báo viết sớm (TD 19/6/2021)-Nguyễn Trung Dân-Phiếm luận: Cô đơn (TD 19/6/2021)-Vũ Hữu Sự-Góp ý với các nhà báo: Mùa, đạt, bên cạnh đó (TD 19/6/2021)-Nguyễn Thông-Chính phủ thuộc địa và chính phủ Lào (TD 18/6/2021)-Thái Hạo-Lùm xùm câu chuyện đất vàng TQ5 Gia Lâm và cạm bẫy tham nhũng từ đất đai (GD 19/6/2021)-Hoàng Quỳnh-Ngày báo chí cách mạng Việt Nam: “Ma nữ” kinh hoàng trong làng báo miền Trung (TD 18/6/2021)-Sông Hàn-Nhà văn Nguyễn Thanh Việt: “Vì các ông tới nên chúng tôi phải ra đi” (NĐT 17-6-21)-Không có tự do thì liệu thu phí có giúp báo chí chuyên nghiệp hơn? (RFA 17-6-21)-Từ bò đỏ đến bò túc cầu (TD 17/6/2021)- Đỗ Ngà-Tổ quốc nhìn từ xa (TD 17/6/2021)-Nguyễn Thông-Nhà báo (TD 17/6/2021)-Huy Đức-“Cơ chế” nước mình ngộ quá phải không anh? (TD 17/6/2021)-Mai Bá Kiếm-'Mặt trái trong cuộc chơi từ thiện của nghệ sĩ là những tính toán' (VNN 17/6/2021)-Từ đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến đường sắt Hà Nội (TD 16/6/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Phản biện anh Nguyễn Việt Long về nhiệt điện than (TD 16/6/2021)-Đoàn Bảo Châu-Những chiếc ghế gỗ và sự “sang trọng cộng sản” (TD 16/6/2021)-J.Nguyễn-Vô cảm hay tiêu cực? (ĐĐK 16-6-21)-GS.TS Hoàng Văn Cường: Việt Nam muốn giàu mạnh, sứ mệnh đặt lên vai ai? (DT 15-6-21)-Dạy thêm – Đổi mới và công cuộc khai trí (TD 14/6/2021)-Thái Hạo-Nhầm lẫn hay không trong Hiến pháp 2013? (BVN 14/6/2021)-Ngô Huy Cường-Giáo dục Đại học Việt Nam bước vào những năm 2020 (BVN 14/6/2021)-Huỳnh Như Phương-Chủ nghĩa tư bản Việt Nam bắt đầu từ… Liên Xô! (TD 13/6/2021)-J.Nguyễn-Học cụ Hồ (Phần 1) (TD 12/6/2021)-Nguyễn Thông-Vấn đề nộp thuế thu ở địa phương lên trung ương ở Việt Nam (BVN 12/6/2021)-Vũ Quang Việt-Chống dịch và chống ế (VnEx 12-6-21)-Nguyễn Trọng Bình-Về chủ nghĩa xã hội của TBT Nguyễn Phú Trọng: “Biết rồi, Khổ lắm, nói mãi ! (TD 11/6/2021)-Lê Bá Vận-Chả ra làm sao (TD 11/6/2021)-Nguyễn Thông-Tranh ghế và “diễn” tại Quốc hội khoá 15 (TD 11/6/2021)-Trần Kỳ Khôi-24 năm: Kịp hay không mục tiêu thành nước phát triển thu nhập cao (TVN 10/6/2021)-Quốc Phong-Lãnh đạo Việt Nam phải là những người ăn nói khác thường (Tiếng Dân 10-6-21)-Quốc hội khoá 15 và sự đổi mới quản lý nhà nước: Đôi điều lạm bàn (Văn Việt 10-6-21)-Nguyễn Ngọc Chu-Phải kích hoạt được động lực cho nội lực của quốc gia (VNN 10-6-21)-Nguyễn Đình Cung-Những căn hộ ngạo nghễ (TD 9/6/2021)-Trần Phi Tuấn-Đừng biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ (Phần 2) (TD 9/6/2021)-Đoàn Bảo Châu-Tư duy “ốc đảo” (VnEx 9-6-210)-Vũ Kim Hạnh-Hoàn cảnh có lỗi hay không? (TD 8/6/2021)-Chu Mộng Long- “Ổ tham nhũng, hối lộ” ngay tại Thanh tra Chính phủ (TD 8/6/2021)-Thu Hà-Vài điều phản biện ông Vũ Ngọc Hoàng (viet-studies 7-6-21)-(BVN )-Nguyễn Khoa-Hãy cấp phép cho những ông, bà chủ báo chí tư nhân (BVN 7/6/2021)-Chính phủ âm thầm sửa nghị định về dữ liệu công dân: Đây là những gì bạn cần biết (BVN 7/6/2021)-Thanh Ngọc-Bánh mì Ai Cập, cá Việt Nam, khát vọng con người (BVN 7/6/20210-Trần Trung Đạo-Đất nước còn nghèo… (TD 7/6/2021)-Thái Hạo-Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản (Phần 1) (Phần 2) (Phần 3) (Phần 4)(Phần 5)(Phần 6)(Phần 7) (Phần 8) (Phần 9) (Phần cuối) (TD 6/6/2021)-Chu Sơn-Nỗi lo trái đất thiếu người (KTSG 6/6/2021)-Phải chăng chúng ta đang tự giết mình và con cháu của mình? (TD 3/6/2021)-Đoàn Bảo Châu-
- Thư giãn: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng bàn chuyện học như siêu nhân (GD 21/6/2021)-Clip bắt rắn độc hổ mang chúa đang nuốt đồng loại nóng nhất mạng xã hội (VNN 20/6/2021)-
Khi nhà báo Wilfred Burchett qua đời (2/10/1983) ở Bulgari, quê hương vợ ông, các đồng nghiệp và nhân dân Việt Nam vô cùng thương tiếc. Nhà văn Thép Mới đưa tiễn ông với bài báo xúc động mang tít Người bạn chiến đấu của Việt Nam. Sau đó nhiều năm, một đồng nghiệp khác lại viết về ông, gọi ông là “người bạn tận tụy của Việt Nam”. Tháng 9 năm 2011, tại triển lãm ảnh “Wilfred Burchett và Việt Nam” được tổ chức ở Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà báo ưu tú này; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đó đã bày tỏ cùng con trai ông - George Burchett lòng biết ơn sâu sắc của chúng ta đối với những cống hiến của ông dành cho sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam và gọi ông là “một ân nhân, một người bạn lớn của nhân dân Việt Nam”.
Nhà báo người Australia này là một trong số ít những người cầm bút quốc tế đầu tiên đến với Việt Nam và liên tiếp trong rất nhiều năm viết báo, viết sách bày tỏ sự gắn bó sâu sắc với cuộc chiến đấu vì chính nghĩa của nhân dân ta. Những bài báo và các tập sách như: Bắc vĩ tuyến 17 (1955), Việt Nam: câu chuyện bên trong cuộc chiến tranh du kích (1965), Bắc Việt Nam (1966), Việt Nam sẽ thắng (1967)... thuộc vào những tác phẩm ưu tú, nóng hổi, đầy sức mạnh chiến đấu của ông. Cũng cần nói ngay rằng, trong các tập sách ấy, ông cho in cả hàng trăm bức ảnh do chính ông chụp, vừa có giá trị thời sự vừa có giá trị lịch sử. Nếu chỉ nhìn riêng về khía cạnh nhiếp ảnh, ông xứng đáng được thừa nhận là một nhà nhiếp ảnh tài năng. Những bức ảnh được giới thiệu ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đã cuốn hút đông đảo khán giả Việt Nam và quốc tế trong suốt thời gian mở cửa. Thật ra, “kho ảnh” của ông - như con trai ông cho biết - có tới hàng ngàn tác phẩm đã chụp ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong những thời kỳ khác nhau. Riêng ở triển lãm nói trên, ngoài một loạt chân dung Bác Hồ và các nhà lãnh đạo khác như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, có thể chia làm hai phần: những hình ảnh của miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trong công cuộc chống chiến tranh phá hoại và của miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.Không phải ngẫu nhiên mà Wilfred Burchett đã được Chính phủ ta trao tặng Huân chương cao quý: Huân chương kháng chiến hạng nhất. Đó là sự đánh giá cao những hoạt động của ông dành riêng cho Việt Nam. Thật xúc động khi đọc bức thư của ông gửi cho ba đứa con yêu quý được viết tại chiến trường miền Nam Việt Nam, trong đó ông tâm sự cùng các con: “Cha đang làm việc vì một sự nghiệp rất vẻ vang. Giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam bảo vệ đất nước của họ và đánh tan bọn đế quốc Mỹ, những kẻ đang cố chiếm lấy miền Nam rồi xâm lăng miền Bắc Việt Nam”. Với tấm lòng của nhà báo tiến bộ, thiết tha yêu chính nghĩa, ông nói với các con: “Nhân dân Việt Nam là những người bạn rất thân thiết của chúng ta”.
Thời gian đã lùi xa, những bức ảnh ông chụp cùng những bài báo, trang sách ông viết giúp chúng ta sống lại các giai đoạn lịch sử nói trên, đó là không khí hối hả ở miền Bắc những năm đầu xây dựng lại sau chiến tranh, từ các công trường xây dựng thủy lợi, đắp đập, những người thợ cưa gỗ làm tà vẹt đường sắt đến những người nông dân làm cỏ lúa, các bè nứa chở tà vẹt xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, những phiên chợ ở Điện Biên Phủ, những bản làng người Thái ở Tây Bắc, những người thợ điển hình. Đó là không khí nóng bỏng trong những ngày chống chiến tranh phá hoại do giặc Mỹ gây ra, được phản ánh bằng ảnh và lời như một bản anh hùng ca đầy khí thế chiến thắng. Chúng ta, những độc giả và khán giả của hôm nay, được gặp lại hình ảnh các chị em phụ nữ trong lao động sản xuất và chiến đấu, các em nhỏ đi học dưới làn bom đạn và các cụ già rất đỗi lạc quan. Chúng ta càng nhớ đến các nữ tự vệ trong các nhà máy ở Hà Nội (như nhà máy dệt 8/3), trong bệnh viện dã chiến sơ tán trong một ngôi chùa ở Gia Lâm, cả những em nhỏ bên hồ Hoàn Kiếm và những lứa đôi trong phút yên tĩnh tại công viên Thống Nhất… Đáng nói nhất là hai năm liền (1962-1964), Wilfred Burchett đã hoạt động ở miền Nam nước ta như một chiến sĩ giải phóng thực thụ, cũng bộ quần áo bà ba, quàng khăn rằn, đội nón hoặc mũ tai bèo, chân đi dép lốp với chiếc xe đạp cũ. Ông có mặt và chiến đấu cùng các chiến sĩ du kích ở Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, trong những đêm lửa trại, tại phòng xét nghiệm dã chiến trong rừng, sản xuất lựu đạn. Ông không quên nói đến những cuộc tập văn nghệ trên núi rừng, các chiến sĩ đã ca hát trong những ngày gian khổ… Tất cả những bài viết và hình ảnh do ông viết ra, ghi lại đều đã được báo chí quốc tế phản ánh đầy đủ, trung thực, góp phần không nhỏ vào việc làm cho bè bạn khắp năm châu hiểu sâu hơn về cuộc chiến đấu của nhân dân ta, để rồi, như được tiếp thêm lửa, càng khẳng định mạnh mẽ tình đoàn kết keo sơn với cuộc chiến đấu đó.
*
Trong đời mình, tôi chưa bao giờ được gặp ông, nhưng qua sách báo và hình ảnh của ông, tôi thấy Wilfred Burchett thật gần gũi. Một người bạn của ông, nhà báo Đức Franz Faber đã kể tôi nghe về ông, về nhà báo Pháp Madelene Riffaud khi ông cùng họ được Bác Hồ tiếp tại Phủ Chủ tịch ngay sau ngày Người từ Việt Bắc về Hà Nội. Và tôi được biết Burchett đã từng hoạt động báo chí trong những năm 30 của thế kỷ trước ở Berlin. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ông lại viết và phát đi những thiên phóng sự từ Berlin cho Daily Express. Riêng ở Đức, tôi đã đọc khá nhiều cuốn sách hấp dẫn, đầy sức cuốn hút của ông. Cho đến nay, tôi còn nhớ các tác phẩm: Bình minh ở châu Á (1948), Cuộc chiến tranh lạnh ở Đức (1950), Trung Hoa biến đổi (1952), Bên bờ sông Mekong (1959), Đất nước nóng bỏng (tập phóng sự về Liên Xô, 1962), Những người du kích chống các tướng lĩnh (1965)… Ấn tượng sâu sắc của tôi về tác phẩm của ông là: Ông không chỉ thể hiện những sự kiện diễn ra trước mắt ông, mà ông còn tìm mọi cách đi sâu vào thế giới nội tâm của các nhân vật mà ông phản ánh. Chính chiều sâu tâm hồn, những niềm vui, nỗi buồn, những khát vọng của con người về cuộc sống, niềm tin sắt đá vào ngày mai tốt đẹp, làm cho những trang văn của ông càng thấm đượm chất nhân văn, chất trữ tình. Ấn tượng của tôi càng được khẳng định khi tôi nghe câu chuyện của nhà thơ Giang Nam kể lại sau ngày gặp Burchett. Đó là năm 1964, đang ở chiến trường miền Nam, Burchett hỏi Giang Nam: “Nghe nói bạn đã có gia đình và hai vợ chồng vẫn sống xa nhau, điều đó có ảnh hưởng gì đến công việc và hạnh phúc gia đình không?”. Nhà thơ của chúng ta trả lời: “Tất nhiên là có rồi, nhưng chúng tôi đã quen dần. Chúng tôi vì công việc và vì bom đạn Mỹ nên có lúc 5,7 năm thậm chí 10 năm phải sống xa nhau trong nỗi nhớ thương da diết”. Nhà báo Australia nắm lấy tay nhà thơ và nói:
“Xin cảm ơn bạn đã tâm sự chuyện riêng tư ấy với tôi. Thật khó tưởng tượng các bạn đã sống như thế. Tôi càng hiểu vì sao Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược”.
Từ các bài viết và hình ảnh của ông nói về Việt Nam, người con trai ông đã dựng lên hai bộ phim tài liệu: Trong bưng biền Việt Cộng và Ở miền Bắc Việt Nam dưới bom đạn. Không phải ngẫu nhiên mà con trai ông, họa sĩ George Burchett, đã nói về cha mình rằng: “Cha tôi đến với Việt Nam từ tiếng gọi của chính trái tim mình. Việt Nam là phần quan trọng nhất trong đời làm báo của cha tôi. Đọc sách và xem ảnh của ông, càng khám phá ông, tôi càng ngưỡng mộ ông. Ông là một nhà nhân đạo thực sự. Ông đã giúp tôi hiểu hơn về thế giới. Thế giới này thật khó khăn và cần những người như Wilfred Burchett dũng cảm đương đầu với hiểm nguy, đến tận nơi để giải thích cho mọi người về thế giới. Ông giúp tôi biết rằng không nên hoài nghi, cần lui vào chính mình, tin vào loài người, cần hiểu người khác, cần tin vào người khác”.
Tầm vóc lớn lao về sự nghiệp của Burchett mãi mãi được tôn vinh - một sự nghiệp vì chính nghĩa. Vì lẽ đó, Nichk Shimmin, trong lời nói đầu tác phẩm Nhà báo nổi loạn của Burchett, khẳng định ông là “nhà báo lớn nhất của Australia, là một trong những nhà báo đối ngoại ưu tú nhất trên thế giới”. Còn Denis Warner thì ca ngợi: Một trong những tính cách kiệt xuất của ông là lòng quả cảm vĩ đại”.
Nguồn Văn nghệ số 25/2021
KHÔNG CÓ TỰ DO THÌ LIỆU THU PHÍ CÓ GIÚP BÁO CHÍ CHUYÊN NGHIỆP HƠN ?
RFA 17-6-2021
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cho rằng: 'Báo chí thu phí thể hiện khát vọng làm nghề ngày càng chuyên nghiệp hơn'.
Ông Hồ Quang Lợi phát biểu như vừa nêu khi trao đổi với báo chí nhà nước Việt Nam hôm 17/6/2021.
Theo ông Lợi, việc thu phí từ nội dung tác phẩm báo chí đã có từ lâu ở nhiều nước, nhiều tờ báo trên thế giới đã thực hiện việc này và thành công. Ông Lợi cũng cho rằng, việc triển khai báo chí thu phí là tín hiệu tích cực, thể hiện niềm tin vào nghề của nhà báo, mong muốn thuyết phục xã hội bằng chính ‘chất lượng thông tin với sự chính xác, có trách nhiệm’.
Không chỉ báo Đảng, báo chí tại Việt Nam nói chung đều phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, không có báo chí tư nhân, Nhà nước định hướng dư luận xã hội… những việc như vậy, lâu nay vẫn là những cái cơ bản mà Nhà nước Việt Nam áp dụng với báo chí. Như vậy liệu những điều ông Hồ Quang Lợi nói có thực tế?
Trả lời RFA từ Nha Trang hôm 17/6, nhà báo Võ Văn Tạo, nhận định:
“Chủ trương thu phí báo chí được Chính phủ Việt Nam dự định thu thí điểm một vài tờ, rồi sau đó nhân rộng đại trà. Theo quan điểm của ông Hồ Quang Lợi, thì ổng khuyến khích và cho rằng cái đó là báo chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp hơn, tự tin hơn, hợp lý hơn... Tôi nghĩ nếu thật sự Việt Nam có một nền báo chí thì cũng nên làm như thế. Không cần Nhà nước quy định đâu, bản thân tờ báo tự biết cần phải làm gì với sản phẩm của người ta, làm sao để tiêu thụ tốt. Thật ra việc lấy tiền công chúng khi đọc báo của mình không phải đơn giản, công chúng rất đa dạng, người ta chọn thông tin cần thiết đối với họ...”
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước coi báo chí là công cụ tuyên truyền. Vì vậy, có nhiều tin bài không đáp ứng sự mong đợi của công chúng nhưng vẫn xuất hiện trên báo chí..., như vậy mà thu tiền báo chí thì nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng hơi khó, thậm chí không thể được. Ông nêu ví dụ:
“Cũng như người dân nói lâu nay về báo Nhân Dân, nhưng nhân dân không có đọc, người ta còn nói vui các sạp báo muốn phá sản thì lấy báo Nhân Dân để bán, tức là ế luôn. Để duy trì, Đảng Cộng sản có chủ trương buộc các chi bộ phải mua báo hàng tháng, còn các đảng viên 40 tuổi đảng trở lên thì được cấp miễn phí một tờ... thế nhưng mà họ cũng chẳng đọc. Đối với báo chí cà báo giấy và báo mạng hiện nay, thì để tạo nguồn thu cho mình, thì không chỉ lấy tiền từ công chúng, có những tờ phát không, và thu tiền quảng cáo. Nếu thu hút được nhiều độc giả thì sẽ có nhiều nhãn hàng quảng cáo, đấy là nguồn thu để nuôi tờ báo. Còn nói theo kiểu duy ý chí như kiểu Việt Nam rồi đi vận động các nơi khác thì tôi nghĩ không phải đơn giản đâu.”
Đây không phải lần đầu việc thu phí độc giả khi xem báo được nhắc đến. Từ năm 2020, nhiều vị Tổng biên tập báo Nhà nước đã nói về vấn đề này. Đơn cử như trong Diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề ‘Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu’ diễn ra hôm 11/6/2020, nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí Nhà nước kiến nghị việc thu phí từ các nhà mạng và thu phí người đọc báo trên mạng để đa dạng hóa nguồn thu.
Sau đó vào ngày 21/8/2020, nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus trong buổi trả lời phỏng vấn báo mạng VietnamNet cũng đã cho rằng thu phí độc giả là xu hướng của báo chí thế giới.
Một người dân giấu tên ở TPHCM khi trả lời RFA nói:
“Nếu không có gì khác biệt mà vẫn thu tiền thì người ta sẽ có nhiều nguồn khác đọc nên không sẵn lòng trả vì không có nguồn này thì đọc nguồn khác, bây giờ tin tức có nhiều nơi để đọc.”
Còn Nhà báo Minh Hải, báo Quảng Nam khi trả lời RFA trước đây cho rằng, điều này rất vô lý vì không có căn cứ để thu phí. Ông nêu ví dụ:
“Ví dụ anh thấy thông tin này hay anh share (chia sẻ) cho nhiều người đọc, không lẽ anh phải trả phí? Cái thứ hai nữa là ai sẽ quản lý việc thu đó và tiền đó sẽ về đâu? Cái thứ ba, làm như thế không khác chi là bóp chết báo chí Việt Nam. Bởi khi bạn đọc phải trả phí thì họ sẽ không muốn đọc nữa. Không ai đọc thì mục đích tuyên truyền của nhà nước sẽ không đạt được. Tôi nghĩ chuyện thu phí bạn đọc sẽ không thành.”

Ban Tuyên giáo Trung ương hôm 9 tháng 9 năm 2020, cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông, và các tờ báo Đảng như báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật... đã tổ chức Hội nghị trực tuyến yêu cầu tăng cường mua và đọc báo, tạp chí của Đảng...
Tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đưa ra chỉ thị đến tất cả các ban ngành ở các địa phương trên toàn quốc, cần nâng cao nhận thức, coi việc mua và sử dụng báo, tạp chí của Đảng là trách nhiệm, là nhu cầu cần thiết. Liệu việc mua và sử dụng báo, tạp chí của Đảng có là nhu cầu cần thiết của người dân, hay công chức địa phương mà Ban Tuyên giáo Trung ương gắn nó với trách nhiệm?
Dư luận trên mạng xã hội nghi ngờ, liệu có phải kêu gọi thu phí báo chí để có thêm nguồn thu thuế, hay nhằm giúp một phần để các tờ báo Đảng có người đọc?
Ông Trần Bang, một người bất đồng chính kiến khi trả lời RFA từ TPHCM hôm 17/6, nói:
“Việc thu phí báo chí thì tôi cũng lần đầu nghe nói. Đúng ra thì bất cứ kinh doanh ngành nghề gì mà có thu, thì bất cứ quốc gia nào cũng đánh thuế, hoặc ngành nghề khuyến khích thì không thuế... Còn ở Việt Nam thì chỉ có Nhà nước mới được làm báo chí online, còn báo mạng hay YouTuber, Facebooker, Blogger cũng online nhưng gốc ở nước ngoài mà có thu nhập thì lại do bên quản trị doanh nghiệp, bên tài chính. Còn bên Tuyên giáo mà đưa ra vấn đề tài chính thì tôi cũng thấy lạ. Một mặt họ xây bảo tàng, tượng đài văn hóa nghìn tỷ, mặt khác họ lại đề xuất thu phí báo chí online, thì tôi thấy cái đó nó không ăn nhập vào đâu cả, không đúng chức năng của cơ quan quản lý báo chí. Cái đó là của ngành thuế, của bên lập pháp.”
Theo ông Trần Bang, báo chí tại Việt Nam hoàn toàn do Đảng Cộng sản kiểm soát nội dung mà bây giờ đòi thu phí báo online thì thật là nực cười.
Báo chí tại Việt Nam hoàn toàn do Nhà nước kiểm soát. Nhưng nếu so với cách đây khoảng ba hay bốn thập kỷ, thì việc kiểm soát báo chí có thay đổi. Không chỉ bị kiểm soát trực tiếp từ Ban Tuyên giáo Trung ương đến Ban Tuyên giáo địa phương và các Sở Thông tin - Truyền thông ở các tỉnh thành, các tờ báo còn bị kiểm duyệt thông qua việc bố trí nhân sự trong các cơ quan báo chí như bí thư chi bộ, đảng bộ của các nơi này.
Trong phúc trình về Chỉ số Tự Bo Báo chí Thế giới năm 2020 do Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF công bố, Việt Nam bị xếp hạng 175 trên 180 quốc gia, được đánh giá là không có tự do báo chí.
NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM: 'MA NỮ' KINH HOÀNG TRONG LÀNG BÁO
MIỀN TRUNG
SÔNG HÀN/ TD 18-6-2021
Từ lâu, công chúng Việt Nam xem đội ngũ báo chí “quốc doanh” của Đảng chẳng có tư cách đạo đức gì. Uy tín của một số cá nhân làm báo, lẫn cơ quan báo chí chủ quản giảm sút nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của các doanh nghiệp và sự khinh bỉ từ những người dân lương thiện. Nhiều phóng viên chỉ biết bưng bô cho chế độ để vun vén tài sản, “đâm thuê chém mướn” để kiếm tiền, lấy số má và múa bút, bịp thiên hạ.
Nhiều kẻ học hành không ra gì, kiến thức nghèo nàn, đạo đức suy đồi… vẫn trở thành “quan báo”. Thậm chí hôm qua, họ còn là những kẻ “du thủ du thực”, nhân cách tệ hại, hôm sau đã biến thành các KOLs, các “đại nhà báo”, cấu kết với nhau nhũng nhiễu doanh nghiệp, thò tay vào chính trường. Cái thế giới riêng trong “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” mà nam giới cầm bút thì thành “ma đầu”, nữ giới cầm bút thì thành “ác ma”, thật sự đáng ghê tởm, đáng sổ toẹt và nguyền rủa.
Họ là những ai? Xin thưa, đủ loại, đủ thành phần bát nháo, không kể xiết. Nhân ngày “Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6”, xin giới thiệu sơ qua chân dung của một “đảng viên ưu tú”, đã, đang và sẽ phấn đấu trở thành một “ma nữ” trong làng báo miền Trung.
Lai lịch một “nhà báo”…
Phóng viên Thu Hồng, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thu Hồng, sinh năm 1978, quê Thăng Bình, Quảng Nam, trong một gia đình truyền thống ba đời theo Cộng sản. Cha là ông Nguyễn Phú, cựu Phó chủ nhiệm chính trị Tỉnh đội Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) và mẹ là bà Lê Thị Mười. Lúc nào Hồng cũng tự hào rằng cha mình là đảng viên 65 năm và mẹ mình cũng có 50 tuổi đảng. Bản thân Hồng cũng là đảng viên, tư cách chẳng ra gì.

Chưa từng học đại học hoặc qua một trường lớp đào tạo báo chí nào, cũng không có kỹ năng viết, Thu Hồng vốn là một bồi phòng khách sạn ở TP Hội An, Quảng Nam, lại trở thành… nhà báo!
Năm 2003, Hồng sống “già nhân ngãi, non vợ chồng” với một tay “cò” đất có tên Đào Xuân Y, đến từ Thừa Thiên – Huế, sinh sống ở TP Đà Nẵng và có một khách sạn mini kinh doanh tại Sơn Trà. Cuộc chung chạ không hôn thú ấy cho kết quả là một bé trai ra đời. Khi anh “cò” làm ăn thua lỗ, bán khách sạn, cạn tiền thì Hồng cũng dứt áo ra đi.
Có chút nhan sắc, cô ta móc nối với cánh phóng viên báo chí khu vực miền Trung, lân la gạ các ông chủ doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân ký hợp đồng quảng cáo cho các báo để kiếm “hoa hồng”. Từ chỗ bồi phòng khách sạn, Hồng may mắn gặp được một “ông anh” nâng đỡ, trở thành cộng tác viên của báo điện tử Đầu tư, trực thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Không có kỹ năng báo chí, chẳng tài cán gì, không viết nổi một bản tin, Hồng không trụ lại được tờ báo này, nên xin rút lui. Nhưng bản tính sĩ diện hão, muốn đóng cho tròn vai “nhà báo”, không lâu sau Hồng được “ông anh” khác kéo vào Văn phòng miền Trung của Báo điện tử Giao thông, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải của Đinh La Thăng thời đó.
Cũng trong giai đoạn này, nhờ dẻo miệng, giỏi nhậu, cùng cái mác nhà báo, Hồng thoả sức giao du, làm quen với nhiều đại gia bất động sản Đà Nẵng như Thanh “đeo”, Sáu “đen”, Vũ “nhôm”… vừa để làm môi giới, vừa tìm kiếm tình nhân. Không dừng lại ở đó, cô ta còn đi “phỏng vấn” quan chức các tỉnh thành, ông chủ các tập đoàn kinh tế để gạ tình và móc hầu bao.
Năm 2012, “nhà báo” Thu Hồng đã ôm được vào vòng tay một doanh nhân người Thái Lan tên là Vatthanachai Tony Phipatthongpanta, đang làm giám đốc điều hành một resort tại TP Hội An, Quảng Nam. Dù biết anh này đã có vợ con ở quê nhà, nhưng “máu tham hễ thấy hơi đồng” khiến cô ta tình nguyện… có thai với doanh nhân đất Thái và hạ sinh một bé gái. Như con ngựa bất kham, bản năng sống gấp và đa tình không cho phép Hồng dừng chân, khi mà “đối tác” đã cạn tiền.

Thông tin từ những người dân ở Đà Nẵng cho rằng, Thu Hồng từng tìm cách tiếp cận Nguyễn Bá Thanh, nhưng chưa kịp kiếm “vài lô đất”, đã bị các nhân tình của ông ta loại ra từ “vòng gửi xe”.
Năm 2017, người ta bắt gặp Hồng cặp kè với Đinh Văn Thu, sinh năm 1959, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Tháng 1/2018 vì mắc phải nhiều sai phạm, Đinh Văn Thu bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật “cảnh cáo” về mặt Đảng, đồng thời bị Thủ tướng “cảnh cáo” về mặt chính quyền. Sau đó không lâu, Đinh Văn Thu bị mất chức chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và dĩ nhiên, Hồng cũng kịp đi săn “con mồi” khác.
Đúng như câu Kiều của cụ Nguyễn Du mấy trăm năm trước: “Cùng trong một tiếng tơ đồng / Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm“. Trong vụ này, có điều kẻ đớn đau không phải là Hồng, mà là người đàn ông ngoại tình và cô vợ đáng thương. Cuộc tình đớn đau và đẫm nước mắt tiếp theo đã lột trần chân tướng một “ma nữ” miền Trung.
Người đàn ông đạo mạo và thành đạt Nguyễn Thành, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực miền Trung (EVNCPC), không ngờ có ngày mình trở thành “con tin” trong trò chơi tình ái và hệ luỵ cho cả vợ con và tổ ấm hạnh phúc của riêng mình. Có lẽ bản tính đàn ông, cộng với chức quyền, có tiền, luôn muốn “chinh phục”, “ham của lạ”, hơn nữa vì có cảm tình với phụ nữ làm báo và hoàn cảnh mẹ đơn thân nuôi hai con của Hồng, nên ông Thành đã sa vào lưới tình do Thu Hồng giăng ra?
Sẩy chân rồi, khó bề rút lại, ông Thành bị Hồng “bồ nhí” trói không lối thoát. Từ lén lút vụng trộm chồng người ta, Hồng “nhà báo” công khai đến tận nhà hành hung, ghen ngược, đe doạ cả bà Thảo, vợ ông Thành.
Trong một lần sinh nhật Hồng, cô ta đòi ông Thành phải tổ chức tại nhà hàng sang trọng của Vũ “nhôm” bên sông Hàn có tên Memory. Giữa tiệc đông người, cô ta đến bên Thành, muốn ông công khai nói “Anh yêu em”. Thành không đồng ý, Hồng hắt ly bia vào mặt ông, rồi giận dữ bỏ ra ngoài, sau đó tìm đến nhà riêng ông Thành để quậy phá.
Tuyệt vọng khi công an, chính quyền sở tại dung túng cho hành vi vi phạm pháp luật của Hồng, cô Thảo chỉ còn biết nén khổ đau trong dòng nước mắt. Mắc bệnh ung thư, bị chồng phản bội, pháp luật lại thờ ơ, nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của cô Thảo?
Cô Thảo tâm sự với người thân, rằng những năm tháng khổ cực, khó khăn chồng chất … đã không đánh gục nỗi một người đàn ông có quá nhiều kinh nghiệm sống, nhưng chồng cô bây giờ lại bị đánh gục bởi thói phù phiếm, sự lão luyện của người đàn bà từng trải với kinh nghiệm mồi chài, thả thính và lăng loàn.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, cô Thảo kể rằng, Hồng như súc sinh, một người đàn bà thô lỗ, dung tục, vô liêm sĩ… chứ không phải là nhà báo, bởi ngôn từ và hành động của cô ta thật kinh khủng. Đê tiện hơn, cô ta còn nhắn tin chuyện “phòng the” để khủng bố tinh thần đến các con ông Thành. Gần đây, trong tháng 6/2021, Hồng cùng “xã hội đen” dùng ô tô chặn đầu xe gia đình ông Thành, gây sự, đánh nhau và ăn vạ.
Điều lạ lùng là, mặc dù trong thời gian dài cố níu kéo mối tình tội lỗi với Nguyễn Thành, Hồng vẫn đi lại với nhiều đàn ông khác, trong đó có ông Đàm Văn H, sinh năm 1971, một đàn ông vợ con đề huề, Giám đốc Đối ngoại của một công ty công nghiệp nặng của Hàn Quốc, đóng tại Quảng Ngãi.
Gạ tình, móc túi đàn ông giàu, có địa vị xã hội mới thật sự là “nghề” của Hồng. Nhờ đó, núp danh nghĩa “nhà báo”, Hồng có được khối tài sản mà nhiều nhà báo có “số má” chưa hẳn có được, gồm một căn nhà lầu mặt tiền đường Trưng Nữ Vương, tậu nhiều bất động sản, sắm xe hơi đắt tiền.
Ngày 16/10/2020 tại TP Đà Nẵng đã diễn ra lễ ra mắt Trưởng Văn phòng đại diện (VPĐD) khu vực Nam Trung Bộ của Tạp chí Nhà Đầu Tư (Nhadautu.vn), trực thuộc cơ quan chủ quản: Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), cái tên được xướng lên Nguyễn Thu Hồng.
Hệ thống truyền thông khổng lồ của Đảng luôn ngợi ca nền “báo chí cách mạng”, tự hào về đội ngũ báo chí giỏi giang và cao quý. Dư luận đặt câu hỏi nhức nhối, những “nhà báo” như Nguyễn Thu Hồng, là thiên thần hay ác quỷ?

Còn nhớ năm 2017, dư luận rúng động khi lộ ra vụ “hotgirl” Quỳnh Anh, nhờ làm “bồ nhí”, đẻ con trai cho Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá, mà leo lên chức Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản. Cô ta vừa đẻ, vừa có Cao cấp Chính trị, vừa được quy hoạch chức danh Phó giám đốc Sở Xây dựng.
Rồi tháng 9/2019, cả nước xôn xao với câu chuyện cô Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo, SN 1975) chưa học hết cấp hai, vốn làm nghề cắt tóc gội đầu, nhưng mượn bằng cấp 3 của chị gái để vào công chức, được học Cao cấp Chính trị, lấy bằng thạc sĩ và ngoi lên chức Trưởng phòng Quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Có lẽ, hai trường hợp trên cũng tương tự như trường hợp của Thu Hồng. Một người mới làm bồi phòng hôm nào, bây giờ có đủ các loại bằng cấp trong “một nốt nhạc”, rồi trở thành đảng viên, Bí thư Chi bộ, bỗng vụt lên thành “ngôi sao sáng” trong nền báo chí cách mạng Việt Nam!
Không hẳn toàn bộ các phóng viên trong làng “báo chí cách mạng” Việt Nam đều mất hết nhân cách như Hồng, nhưng “báo chí cách mạng” thời cộng sản đã quy tụ được rất nhiều nhân vật như cô ta. Thế gian đảo lộn, xã hội đảo điên, bao nhiêu người bị đánh lừa, khi “ma nữ” đang giương bình phong “tải đạo giữa đời”.
NHÀ BÁO
HUY ĐỨC/ TD 17-6-2021

Năm 2013, điều sợ hãi sâu xa nhất trong lòng tôi là không thể quay về VN sau một năm trải nghiệm ở Harvard. Tôi nhận được rất nhiều lời khuyên ở lại, kể cả những người có quyền lực trong nước và bạn bè Mỹ. Tôi nói với các Nieman Fellows 2013, họ gồm 12 nhà báo Mỹ và 12 nhà báo đến từ phần còn lại của thế giới, “Tôi không có việc gì để làm ở đây cả”.
Tôi là một nhà báo chỉ sử dụng thông thạo tiếng Việt và những gì tôi viết là chỉ cho người Việt.
Phải làm việc, tranh luận với các nhà báo đến từ nhiều nơi trên thế giới, mới thấy, tự do ngôn luận, tự do báo chí là điều kiện tiên quyết để minh bạch một quốc gia. Tuy nhiên, mục tiêu của tự do không phải là có thể chửi tổng bí thư mà là để đi đến tận cùng sự thật. Tôi không nghĩ là ở trong các quốc gia thực sự dân chủ, đi đến tận cùng sự thật là một công việc dễ dàng, nhưng càng ở những quốc gia ít dân chủ hơn càng cần các nhà báo dám đi tới tận cùng sự thật.
Những nhà báo dám thách thức miếng cơm manh áo của mình thật là dũng cảm [kể cả các nhà báo trở thành anh hùng sau khi về hưu]. Nhưng đừng tưởng tất cả những người giữ mình trong hệ thống báo chí nhà nước là chỉ vì miếng cơm manh áo. Có không ít sự thật họ đã không thể nói ra nhưng nhiều nhà báo (có thẻ) đã phanh phui rất nhiều sự thật. Những sự thật mà chỉ khi công bố trên báo chí nhà nước nó mới gây tác dụng.
Đừng tưởng phải nói văng mạng thì mới là tự do. Đừng tưởng là ở trong các quốc gia tự do, các nhà báo cũng dễ dàng làm được thế. Bạn muốn lên MXH nói cho sướng miệng hay bạn muốn thực sự hữu ích đó là quyết định trách nhiệm không chỉ với bản thân mình.
Tôi là nhà báo không có cơ hội được qua trường lớp. Đi Mỹ học hai lần, mỗi lần một năm chỉ tập trung học chính sách công. Học nghề bằng việc đọc và quan sát các nhà báo đàn anh. Chính vì thế, làm nghề hơn 30 năm mà tôi không có “học trò” hay “đệ tử”. Nhiều khi, nhìn những nhà báo như Lê Đức Dục (Le Duc Duc), Lê Thanh Phong… sai bảo em út cũng rất chạnh lòng.
Tuy nhiên, tôi có một cuộc đời làm nghề khá hài lòng. Đã từng vào Nguyễn Cảnh Chân phỏng vấn tổng bí thư. Lại đã từng vào Chí Hòa phỏng vấn một tướng cướp tay bị còng ngồi bên trong song sắt (Phước Tám Ngón). Các đồng nghiệp trẻ đừng hỏi tôi phỏng vấn ai oai hơn. Tiêu chí của tôi là viết những gì có nhiều thông tin chứ không phải là viết về những điều vĩ đại hay đứng bên cạnh những người quan trọng nhất.
Chúc các đồng nghiệp của tôi luôn giữ được ngọn lửa đam mê và hành nghề trách nhiệm.
HỌC THẬT, TRẢ LỜI THẬT, NHƯNG ĐỪNG
ĐĂNG BÁO THẬT
HỮU ĐỨC/ GDVN 20-6-2021
Mỗi lần đăng bài báo nào tít có cụm từ “Học thật, thi thật, nhân tài thật” là điện thoại của phóng viên reo liên tục với những câu “khẩu lệnh” như: "Chữ Thật có vấn đề gì không em?, Mình chỉ thích yên ổn thôi nên cắt chữ Thật giúp mình nhé!...".
Mặc dù, trước đó, nhân vật đã đồng ý toàn bộ nội dung họ thông tin cho phóng viên rồi, nội dung trao đổi đó cũng được ghi âm, nếu không thì nguy cơ cao bản thân phóng viên phải dính vào những vụ kiện tụng không đáng có. Dù số lượng lượng bài báo mà phóng viên đã đăng có chữ Thật mới dừng lại ở một con số nhưng lần nào đăng bài tít bài có chữ "Thật" là điện thoại của tôi lại nói liên hồi.
Chuyện là, gần đây, Tòa soạn có chỉ đạo phóng viên tích cực tham gia viết tuyến bài về “Học thật, thi thật, nhân tài thật”. Đây là một trong những nội dung Thủ tướng chỉ đạo trong cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây.
Bản thân là một phóng viên nên ngay khi được Tòa soạn giao đã rất tích cực liên hệ rất nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục và các chuyên gia giáo dục để ghi nhận ác ý kiến ngõ hầu chia sẻ các cách làm hay, các quan điểm để chung tay góp phần thực hiện được, đúng chữ "Thật" trong giáo dục.
Thế nhưng, việc thực hiện và ghi nhận các ý kiến thầy cô, đặc biệt là các cán bộ phòng, sở trong ngành thì quả thật không đơn giản. Trong khi tòa soạn liên tục thúc giục phóng viên giao bài vở thì dù đã phỏng vấn xong, các nhân vật trả lời xong nhưng họ lại từ chối lên báo. Thậm chí, bài được đăng nhưng nhân vật, cán bộ quản lý lo lắng vì các chia sẻ, góp ý đăng báo khiến phóng viên không ít lần bối rối.
![]() |
Ảnh minh họa: Hữu Đức |
Cách đây hơn một tháng, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Tòa soạn về việc viết tuyến bài quanh chủ đề "Học thật, thi thật, nhân tài thật", phóng viên ngay lập tức liên hệ một vị Giáo sư, Tiến sĩ đang dạy ở các trường đại học uy tín bậc nhất ở phía Nam, với hy vọng có một bài phỏng vấn hay.
Cuộc liên hệ này, bản thân phóng viên cảm thấy rất tự tin do vị giáo sư này khá thân thiết và vị này vốn dĩ khá mạnh dạn chia sẻ chính kiến của mình trên báo chí từ trước.
Nào ngờ, khi gặp, vị này đã từ chối dứt khoát vì đề tài liên quan tới chữ Học thật. Không những thế, phóng viên còn có một giờ đồng hồ để nghe vị này "chỉ đạo" với những câu yêu cầu đại loại là: nên viết về ứng dụng 4.0 trong giáo dục, phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm, đừng viết đề tài moi móc làm gì, viết phải có tầm…
Phóng viên tiếp tục liên hệ một vị là Phó Hiệu trưởng một trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng là chỗ quen biết với phóng viên, nên khi điện thoại, vị này bảo hiện đang bận nên yêu cầu phóng viên gửi câu hỏi qua thư điện tử và sẽ phản hồi sau. Và rồi, sau khi phóng viên gửi câu hỏi về chủ đề trên không nhận được bất kỳ hồi âm nào.
Phóng viên tiếp tục đến một trường đại học công lập ở phía Nam để gặp một giảng viên với hy vọng lắng nghe góp ý từ lĩnh vực giáo dục đại học về câu chuyện "Học thật, thi thật, nhân tài thật". Đáng tiếc, phóng viên vừa đề cập đến đề tài này vị giảng viên có mối quan hệ thân tình với mình lại “đá quả bóng trách nhiệm” cho vị lãnh đạo trường. Ba lần phỏng vấn bất thành với các chuyên gia ở các trường đại học về chủ đề "Học thật, thi thật, nhân tài thật".
Quay trở lại bậc học phổ thông, phóng viên tìm đến một vị phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ở một thị xã của tỉnh phía Nam. Lúc đầu, phóng viên rất phấn khởi khi gặp được vị cán bộ quản lý giáo dục này vì ông rất cởi mở.
Cán bộ này cho biết, để có học thật, thi thật, nhân tài thật đòi hỏi ngành giáo dục phải làm tốt hai yếu tố quan trọng là đầu tư vật lực và nhân lực.
Về vật lực hiện nay cũng tạm ổn, còn riêng về nhân lực đang gặp vướng mắc. Khó nhất là khâu tuyển dụng giáo viên. Quy định về tiêu chuẩn giáo viên thì cao, trong khi thực tế nguồn lực đào tạo tại trường Đại học công lập ở tỉnh nhà không đáp ứng, còn nếu tuyển giáo viên từ Thành phố Hồ Chí Minh thì các giáo viên đấy lại khó khăn về đi lại.
Một cái khó nữa là mức lương giáo viên mới vào còn rất thấp và bất cập. Vô lý nhất là đối với giáo viên tiếng Anh, với trình độ tương đương theo quy định của ngành thì trường hợp này họ sẽ đi ra ngoài tư nhân, ít ai chấp nhận vào trường công dạy học.
Chính vì vậy, hiện nay ở địa phương còn thiếu giáo viên trầm trọng, có trường tiểu học còn phải phân công giáo viên dạy 2 lớp.
Do đó, nếu làm tốt hai yếu tố này, chất lượng giáo dục sẽ nâng cao đáng kể. Và một khi chất lượng thực sự đã tốt rồi thì chắc chắn không ai bỏ thời gian ra dạy giả, học giả, thi giả. Nghe xong, phóng viên phấn khởi xin chụp một tấm hình để có nguồn ảnh tư liệu.
Tuy nhiên, phóng viên lại nhận được câu trả lời hết sức bất ngờ của vị cán bộ quản lý giáo dục này: “Chụp hình làm gì anh, nói chuyện nghe vậy thôi chứ đừng đăng”.
Đối với những bài báo được đăng, chỉ cần tít bài có cụm từ “Học thật, thi thật, nhân tài thật” là lập tức bị nhân vật phản ứng. Lý do mà các nhân vật này đưa ra, chỉ đơn giản là không muốn mất lòng người khác, đặc biệt là sợ những người có liên quan không vui. Dù nhân vật thừa nhận, bài viết trích đăng đúng ý kiến nhưng họ vẫn lo người khác hiểu nhầm ý của họ, đặc biệt là lãnh đạo phòng, sở hiểu nhầm ý họ chia sẻ.
Qua những chia sẻ của các giáo viên, cán bộ ngành giáo dục mà phóng viên được tiếp xúc, phỏng vấn, những câu chuyện của họ cho thấy, họ đều những nhân tố tích cực góp phần không nhỏ cho sự phát triển ngành giáo dục nước nhà, là những “ong thợ” tận tụy trong nghề.
Điều này đã là rất tuyệt vời nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu chính những người ưu tú trong ngành, mạnh dạn đóng góp, thẳng thắn phê bình những thiết sót, tồn tại để xây dựng nền giáo dục nước nhà ngày một phát triển. Và cũng chỉ là các giáo viên, cán bộ quản lý của ngành mới hiểu rõ nhất đâu là bất cập, đâu là điểm sáng tạo, tiến bộ để giáo dục hạn chế cái chưa được, nhân lên cái tốt.
Điều đó phần nào cho thấy, để đạt được chữ Thật trong ngành Giáo dục và Đào tạo chắc chắn sẽ có rất nhiều việc phải làm.
Chẳng nói ra thì ai cũng tỏ, xứ ta thời nay không chỉ lắm lễ hội mà còn quá nhiều ngày này ngày nọ. Ngành nào giới nào cũng có ngày long trọng nhiệt liệt chào mừng của riêng mình. Quân đội, công an, nhà giáo, địa chất, lâm nghiệp, thủy lợi, phòng chống thiên tai, đái tháo đường, kiến trúc, nuôi ong… đều ngày riêng tất. Hình như tôi chỉ thấy ngành phân bón hoặc đỡ đẻ là chưa có ngày kỷ niệm riêng. Một xã hội chẳng lo làm ăn, chỉ lo rạo rực cờ hoa kỷ niệm quanh năm suốt tháng cũng đủ mệt.
Chả biết tự bao giờ, cứ qua trung tuần tháng 6 dương lịch là người ta, nhất là các doanh nghiệp, đôn đáo mua hoa để cung kính tới các tòa soạn báo chúc mừng nhân ngày (thứ bao nhiêu) của giới báo chí. Lúc đầu người ta gọi ngày 21.6 là ngày Nhà báo Việt Nam, sau thấy hơi chối, phải định danh lại thành Báo chí cách mạng Việt Nam. Làm báo, một thứ nghề trong xã hội như chạy xe ôm, hốt rác, trồng lúa, móc cống, lãnh đạo, dạy học…, nghề nghiệp chức phận kiếm sống, có quái gì phải vênh vang, ra vẻ ông nọ bà kia.
Thôi, chuyện ấy khi nào rảnh rỗi sẽ bàn, giờ nhà cháu chỉ đề cập sự hành nghề. Ai tỉ mỉ một chút sẽ nhận thấy ngày xưa các ký giả (nhà báo) rất cẩn trọng về bài vở. Chữ nghĩa chính xác, câu cú chuẩn, diễn đạt hay, vốn từ phong phú. Tiếng Việt, từ ngữ, câu cú của họ được thông qua bộ lọc cực kỳ khắt khe nghiêm túc nên rất ít khi sai. Ai không tin, cứ giở đọc lại những tờ báo thời Pháp sẽ thấy. Nhà báo xưa, dù không được đào tạo nghề bài bản như bây giờ, dù họ chẳng trải qua trường lớp, kiểu học viện báo chí tuyên truyền, nhưng họ tạo những vị thế đáng kính nể trong xã hội, là những chuyên gia về tiếng Việt, về ngôn ngữ.
Chưa khi nào đội ngũ làm báo đông như bây giờ. Theo nhà chức trách công bố, có tới gần nghìn cơ quan báo chí truyền thông, gần 2 chục nghìn nhà báo được cấp thẻ hành nghề. Đội ngũ đông, nhân lực lắm, cơ quan nhiều, chỉ thiếu tự do báo chí và nhà báo giỏi nghề. Chẳng mấy ai dám chê họ bởi họ hay tự ái lắm (xưa nay những anh ảo tưởng về nghề nghiệp, về bản thân là những anh hay tự ái nhất) nên tôi chỉ góp đôi điều về chữ nghĩa mà họ dùng.
Hơn 2 năm nay, cả thế giới, trong đó có nước ta, khốn đốn bởi dịch Vũ Hán, COVID-19. Nó là dịch bệnh, có bất kỳ, mất cũng bất kỳ, như xưa kia nhân loại bị dịch tả, dịch hạch, dịch đậu mùa… vậy. Nó không có chu kỳ, đến và đi không ai biết. Vậy nhưng rất nhiều nhà báo, đại nhà báo, cơ quan báo chí, truyền thông cứ viết cứ gọi là “mùa dịch”. Họ hoàn toàn không hiểu gì về từ “mùa” trong tiếng Việt.
Người ta căn cứ vào thiên văn, vào sự vận động của mặt trời và trái đất để xác định mùa, 4 mùa xuân hạ thu đông, năm nào cũng thế; căn cứ vào thời tiết để xác định mùa mưa, mùa nắng, mùa bão; vào tình hình sản xuất và sinh trưởng của cây cối để có mùa cây trồng, mùa lúa chiêm/hè, mùa vải, mùa xoài; vào phong tục để có mùa lễ hội; vào điều kiện khách quan để có mùa cưới, v.v.. Cứ nói tới mùa là hình dung nó sẽ tới trong năm vào độ thời gian nào, bao giờ tới, bao giờ hết. Đã mùa thì phải lặp lại trong năm, theo chu kỳ nhất định. Dịch bệnh mà cũng gọi là mùa thì chả khác gì cầu cho mỗi năm nó tới một lần, các bác nhà báo ạ.
Có một cặp từ nữa rất nhiều nhà báo dùng sai, là “đạt” và “đoạt”, họ không phân biệt được sự khác nhau. Đạt để chỉ sự phấn đấu, sự cố gắng thực hiện mục đích, chỉ tiêu nào đó, có quy trình, có thời gian. Ví dụ học sinh đạt danh hiệu xuất sắc (do em đó thông minh, chăm chỉ, cố gắng, chứ không thi thố tranh đoạt gì với ai), đạt 5 tấn thóc mỗi hecta, đạt yêu cầu về tu dưỡng rèn luyện… Đạt là kết quả của quá trình thực hiện.
Đoạt là hành động thi thố, tranh giành, loại trừ, chiếm lấy, hành động quyết liệt bằng khả năng của mình để giành thành tích. Đi thi toán quốc tế thì phải là đoạt huy chương chứ không phải đạt huy chương. Đoạt danh hiệu hoa hậu, đoạt giải nhất giải nhì, đoạt chính quyền. Từ “đoạt”có gốc Hán Việt nghĩa là chiếm lấy, cướp lấy. Tướng Trần Quang Khải nhà Trần có câu thơ “Đoạt sáo Chương Dương độ” (cướp giáo của giặc ở bến Chương Dương). Dùng lẫn lộn “đạt” và “đoạt” tức là không hiểu gì về ngữ nghĩa.
Trên báo và trên tivi, ta hay thấy, hay nghe cụm từ “bên cạnh đó”. Tôi không hiểu các thầy cô giáo sư tiến sĩ dạy về nghề báo có xúi học viên dùng mấy chữ này không nhưng chúng rất phổ biến. Tôi (phỉ phui cái miệng) mà dạy ở trường báo, sẽ cấm tiệt học viên dùng mấy chữ đó, bởi đọc kỹ các nhà báo viết thì hầu hết dùng sai toét. “Bên” và “cạnh” để dùng với không gian, đối tượng cụ thể, ví dụ bên ni bên tê, bên nội bên ngoại, bên nghĩa bên tình, cạnh đường, cạnh nhà, bên cạnh lăng bác, v.v..
Bên cạnh, bên cạnh đó thường dùng cho cái hữu hình, còn nếu có cho cái vô hình (như tình nghĩa, nội ngoại) thì cũng là thứ phi vật thể rất dễ hình dung. Ấy thế mà, nhiều nhà báo cứ hơi một tí là bên cạnh, bên cạnh đó, cả trong trường hợp nói về ý tưởng, đường lối, chủ trương, ví dụ: thủ tướng chỉ đạo về chính phủ điện tử, bên cạnh đó còn quán triệt về khoa học công nghệ. Trong những trường hợp như thế, phải dùng cụm từ “ngoài ra” chứ không phải “bên cạnh đó”.
Thôi, góp ý vậy, kẻo các nhà báo lại bảo lắm chuyện. Để yên cho người ta vui “lễ”.
NTB- Nhân 'ngày báo chí cách mạng Việt Nam' mà nói đề tài trong sáng tiếng Việt trên báo chí quả là thiết thực. Hàng ngày làm công việc 'điểm báo' dù chỉ lướt qua tiêu đề cũng phát hiện không ít lỗi liên quan đến sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, logic...Giá như NT thêm các công trình nghiên cứu theo chủ đề này thì rất tốt cho các nhà báo và có lợi cho người đọc.

Thân tặng cho những người làm báo mà tôi quen biết
“Nếu không có quyền NÓI thì ít ra cũng giữ được cái quyền KHÔNG NÓI những điều người ta BUỘC NÓI” – Nhà báo Huỳnh Thúc Kháng.
Ngày con tôi học xong chương trình sau đại học về ngành Báo chí ở Mỹ, tôi vội vã bay sang không chỉ để dự lễ tốt nghiệp mà để có lời khuyên con về định hướng công việc. Nếu đã quyết tâm chọn nghề báo thì nên nghĩ đến việc chọn một môi trường khác hơn, nóng bỏng và cần thiết hơn là chuyện về nước làm báo trong lúc này. Bởi với nhiều con đường, nhiều chân trời mà chỉ có một “lề phải” để đi, một không gian được định hướng chung thì quả như Trần Dần đã viết “Tiếc cho những chân trời không có đường bay. Lại tiếc cho những đường bay không có chân trời!”
Hơn thế nữa, qua tìm hiểu chúng tôi nhận ra rằng cộng đồng người Việt bên ấy rất cần có tiếng nói trung thực ở cả hai phía thắng hay thua. Công cuộc hoà giải, hoà hợp dân tộc quá cần những tiếng nói đúng đắn, chừng mực để xây dựng lại lòng người ly tán lúc này. Và ngay cả nước Mỹ, người Mỹ cũng cần hiểu được người Việt từ văn hoá, cách sống (tập quán) cho đến sự kết nối giữa hai (hay nhiều) nguồn văn hoá khác nhau đối với các thế hệ thứ ba, thứ tư thật là quá cần thiết. Rồi vết thương chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam vừa qua cũng cần được truyền thông quan tâm, giải toả …
Phần nào đó, tôi hiểu và không muốn con mình thất vọng, phải đối phó, chịu đựng bao điều mà người làm báo trong nước đang trải qua. Chọn nghề nghiệp sau khi đi học chính để chọn cho mình một tương lai gắn bó, dài lâu. Do bởi đời người ngắn ngủi, việc làm lại sau những ê chề, thất vọng chắn chắn không thể không để lại dấu ấn mà việc làm khác đi không dễ dàng thành công.
Thế nhưng con trai tôi vẫn chấp nhận trở về dù nhiều lời mời mọc dễ dàng cho sự ở lại hoặc đi những nơi nóng của nghề báo. Có lẽ nó nghĩ với trào lưu đổi mới, dân chủ mà cả nước đang vận động, đất nước cần có những cây bút tiên phong, cần có nhiều người nữa cùng nói lên những vấn đề cho đất nước phát triển. Hơn nữa, những biểu hiện ngày càng hung hăng, lấn chiếm của Trung Quốc khiến người Việt ai không lo âu, gắn bó trách nhiệm.
Vậy là trở về và để rồi, hơn ba năm lăn lộn nghề Báo, tiến thoái lưỡng nan, làm đủ thứ việc trong tờ báo để nhận ra một điều: Không phải định hướng, không phải lề trái hay phải mà chính nhân cách người làm báo mới đáng quan tâm, mới là vấn đề cần suy nghĩ cho sự nghiệp của đất nước hôm nay. Dù điều thấy trước, nay vẫn xảy ra như một quy luật cho sự tha hoá của con người.
Gần hai tuần, sau khi tôi gởi đơn kiện Sun Groups về việc đòi lại quyền đi lên Bà Nà và phải sửa chữa con đường này do SG làm hỏng. Nếu tính từ khi bắt đầu đặt vấn đề con đường Bà Nà thì đã hơn một tháng rưỡi – hơn 45 ngày – thì chỉ trên Facebook, có đến hơn chục ngàn người quan tâm nêu ý kiến. Còn lại với những người làm báo trong nước hầu như không có chuyện gì xảy ra ngoài hai tờ báo Người Đô Thị và Người Đưa Tin (đều là phụ bản có sức lan toả nhỏ) có nêu ra, hầu hết đều giữ sự “im lặng đáng sợ”. Tôi cũng không đánh giá quá cao sự kiện này để buộc ai quan tâm, nhưng với các cuộc điện thoại tới tấp của các phóng viên, những nhà báo không có chức quyền, ngay sau Đơn khởi kiện của tôi, cho tôi biết độ nóng, sự quan tâm có nghề của người làm báo.
Thế nhưng trên các báo chính thống thì hoàn toàn yên lặng hay chỉ một vài bài phản hồi theo kiểu “Là người Đà Nẵng nhưng tôi không đòi lại Bà Nà”. Vài thông tin, có lẽ cho lãnh đạo đọc, biến việc đòi sự công bằng cho cả hai doanh nghiệp, đòi sự công bằng về con đường đi đến Bà Nà không bằng cáp treo, thành việc đòi lại Bà Nà; ngăn trở sự phát triển Bà Nà, du lịch ĐN. Có bài báo biến tôi thành tên phá bĩnh, không làm gì mà chỉ biết phá rối người đầu tư giàu có là SG! Vậy là sao?
Có cả một cuộc vận động để mua sự yên lặng ấy! Hầu hết những phóng viên, những nhà báo không chức quyền đã gởi đến tôi lời xin lỗi đã không thể làm được vì cho dù bài đã viết, báo đã lên trang vẫn bị lột xuống. Có tờ báo kinh tế ở Sài Gòn mà tôi từng quý trọng nhân cách của người đứng đầu, nay anh đã mất, cũng cấm PV viết đăng điều gì liên quan đến SG, đến vụ kiện của tôi.
Có tờ báo mà tôi đã từng làm việc, đã nói thẳng là họ vì bao nhiêu tỷ đồng ký kết quảng cáo mà không thể tham gia được; vì đã cam kết với nhau bằng Hợp đồng! Tôi hiểu và còn khôi hài (hay bi hài) là vậy, tôi cũng giúp được cho các báo sống dở qua lúc khó khăn này. Hiểu và đau đớn cho một nghề nghiệp cao quý lại đến nông nỗi này. Ai quan tâm có thể cứ kiểm tra thử các Hợp đồng quảng cáo các báo có trong thời gian này chắc sẽ rút ra nhiều điều thú vị.
Tôi thử trích lại bài báo về một nhà báo nỗi tiếng ở đất nước ta, ông Huỳnh Thúc Kháng: “Một lần khác, có nhà thuốc ở Đà Nẵng gửi đến Toà soạn (Báo Tiếng Dân) một quảng cáo trong đó có chữ “cải tử hoàn sanh” Huỳnh Thúc Kháng liền ra lệnh gửi trả lại và kèm theo thư cho biết không thể đăng được vì “lời quảng cáo quá lố, không đúng sự thật”. Sau đó, nhà thuốc gởi lại y nguyên lời quảng cáo, yêu cầu Tòa soạn cho đăng và trả tiền gấp đôi, hay nhiều hơn nữa. Ông Huỳnh Thúc Kháng bèn nói với nhân viên phụ trách quảng cáo “báo của ta sỡ dĩ được nhân dân tín nhiệm là ở chỗ không bao giờ láo khoét. Nhà thuốc có trả tiền gấp mười cũng không đăng. Tiếng Dân vụ lòng tín nhiệm của nhân dân hơn tiền bạc. Cứ trả lại và nói thẳng như vậy.” (Trích “Làm báo kiểu Huỳnh Thúc Kháng” đăng trên Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 18/3/2011).
Vậy đó, dù xưa, dù nay, bản lĩnh người làm báo là ở chổ nhân cách của họ. Bởi với rất nhiều lý do, có thể không hay chưa nói được điều muốn nói thì cũng không nên nói những điều trái với lương tâm, lẽ phải. Còn nhớ trong cuộc Hội thảo các báo Miền Trung năm 1998 tại Phan Thiết, tôi lúc ấy là Phóng viên của báo Quảng Nam Đà Nẵng dự họp, chủ đề của cuộc hội thảo là (đại ý): Phải làm gì để Phóng viên tham gia vào việc chống tham nhũng, phục vụ sự nghiệp đổi mới mà TBT Nguyễn Văn Linh đang chủ trương.
Đã có nhiều ý kiến phấn khởi, đề xuất cho PV, cởi trói v.v… và v.v… Tôi xin được phát biểu, và trên diễn đàn ấy, tôi đã nói (còn văn bản lưu lại) là: đừng lo cho PV, hãy tạo điều kiện tốt nhất để họ hành nghề, còn thì nên lo đến các Tổng Biên Tập Báo, bởi có câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” hãy chọn TBT tốt, có nhân cách, tự trọng để hành xử chức trách của họ. TBT thế nào sẽ có PV thế ấy!
Từ ngày ấy đến nay quả là một bước trượt dài. Từ các TBT được mọi người kính trọng, đến ngày nay Họ đang thể hiện như thế nào? Thật là “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Từ lâu, sau khi tự ý bỏ nghề báo, tôi vẫn quý trọng một nghề nghiệp mà con người luôn dũng cảm, phải cảm thấy sợ hãi trước tờ giấy trắng vì những điều mình sẽ viết ra đây. Nó nói lên nhân cách và chỉ với nhân cách xứng đáng làm NGƯỜI thì mới có thể làm BÁO. Nhưng giờ đây, tôi càng hiểu hèn hạ thì dễ, và người ta sẽ có được nhiều thứ, nhưng NHÂN CÁCH thì không bao giờ.
HÃY CẤP PHÉP CHO NHỮNG ÔNG, BÀ CHỦ BÁO
CHÍ TƯ NHÂN
HÀ NGUYÊN / BVN 7-6-2021
(VNTB) – Dường như cơ quan quản lý đang khá lúng túng trước việc người dân ‘livestream’ trên các kênh như youtube, facebook với sự tương tác của công chúng.
Những kênh truyền thông này chính là các tờ báo nói, báo hình độc lập mà cơ quan quản lý chỉ có thể điều chỉnh bằng pháp luật, hoàn toàn không cách gì ‘định hướng tư tưởng’ như lâu nay với hệ thống báo chí nhà nước.
Sở dĩ gọi là không thể ‘định hướng tư tưởng’, vì trên thực tế hiện tượng người của công chúng livestream phơi bày những góc tối của người khác có ảnh hưởng tới cộng đồng, hiện chỉ có thể giải quyết bằng tư pháp như vụ một tòa án ở TP.HCM vừa thông báo thụ lý vụ kiện giữa 2 nữ doanh nhân vì nội dung livestream bị cho là xúc phạm danh dự, uy tín.
Vậy thì vì sao lại không cho phép hình thành nền báo chí tư nhân?
Khi ấy, ‘kênh Đại Nam” của quý phu nhân Huỳnh Uy Dũng sẽ dễ dàng hơn trong yêu cầu ‘định hướng’ từ cơ quan tuyên giáo chẳng hạn…
Giả dụ như Luật Báo chí phiên bản tu chỉnh 2022, sẽ viết lại toàn bộ Chương III của Luật Báo chí phiên bản 2016 “Tổ chức báo chí”, cụ thể, Điều 14 “Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí” sẽ được mở rộng hơn – đại để sẽ thêm vào đó ‘điều khoản thứ 3’ và vẫn giữ nguyên 2 điều khoản hiện tại, như sau:
“1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.
3. Các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp được thành lập cơ quan báo chí, và không phải chịu sự điều chỉnh liên quan đến Điều 15 của Luật này”.
Căn cứ pháp lý cho đề xuất bổ sung Điều 14.3 Luật Báo chí, đó là ở Điều 7 của Luật Doanh nghiệp hiện tại có nội dung như sau, trong đó cho thấy khoản 1 và khoản 11 của Điều 7 là tương thích pháp lý với đề nghị bổ sung Điều 14.3 Luật Báo chí:
“Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật”.
Dĩ nhiên ở đây các ông, bà chủ doanh nghiệp báo chí tư nhân vẫn phải chịu sự định hướng tư tưởng không khác gì với báo chí nhà nước hiện tại, vì Luật Báo chí có quy định ở Điều 4.2.b: “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy, rất đơn giản, chỉ cần ông, bà chủ doanh nghiệp báo chí nào dám từ chối “bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng” thì cứ việc thẳng tay trừng trị bằng cách cùng nhau ra tòa – có nghĩa điểm khác biệt duy nhất là không thể đưa ra mệnh lệnh hành chính, kiểu ‘thay ngựa giữa dòng’ bằng việc ‘đưa người này – người kia’ từ cơ quan Đảng về ‘ngồi’ ghế Tổng biên tập khi tờ báo tư nhân ấy dám làm Đảng mích lòng…
H.N.
VNTB gửi BVN
THỦ TRƯỞNG CUỐI CÙNG CỦA CHA TÔI
Ở BÁO LAO ĐỘNG
DƯƠNG TỰ LẬP/ TD 20-6-2021
(Nhớ bác Tổng biên tập Trần Nhật Dụ và chú Xuân Cang)
Nó dạo khắp thành phố cả ngày, tối về ngồi chuyện trò với tôi suốt một đêm ghé Munich, sau hơn 30 năm gặp lại nhau.
– Anh em như thế là quá vui, chiều mai qua Budapest gặp thằng Kỳ chơi với nó một tối nữa, sáng mốt bay về Việt Nam. Chuyến đi châu Âu lần này của tao không được việc lắm, nhưng may mắn gặp lại mày và thằng Kỳ.
Chung “còm” trầm ngâm:
– Ngày nào với nhau ở nước Nga thoáng cái đã ngoài 30 năm, thằng Kỳ thì còn hay về, chứ mày ở lỳ mãi nước Đức mà anh em mình thì già hết cả rồi. Mày vẫn nghiện trà như thế là còn yêu quê hương lắm, trà này tao mua của cái Mai “đen” trên chợ Bắc Qua uống được chứ? Chắc mày vẫn nhớ Mai “đen”. Biết tao mua làm quà nó chẳng lấy tiền, nó gửi lời thăm mày đấy. Hôm mua, gặp cả Mai “mít”, con gái ông Xuân Cang, hai đứa đang thì thào to nhỏ chuyện riêng tư. Tao định chọc đùa Mai “mít” mấy câu mà thấy nó nhìn mình ngượng ngùng lại thôi. Mai “mít” có đứa con với thằng Thành nhưng bọn chúng nó chia tay nhau sau mấy năm ở Nga về. Giờ già kinh, trông như bà cụ, nhất là sau ngày ông Cang lấy vợ bằng tuổi con gái, cha con từ mặt nhau.
– Ai nói mày biết vậy?
– Dân Tổng Công đoàn với nhau có chuyện gì giấu được đâu. 70 tuổi vẫn thèm lấy vợ trẻ, si tình thế chứ, tao còn nhớ mày bảo cái ông này nhìn hai đuôi mắt đầy vết nhăn chân chim đĩ thõa ra mặt. Ngày mới sang Nga, chính cái Mai “mít” cho tao mượn đọc cuốn “Những ngày thường đã cháy lên” của bố nó viết. Lâu quá bây giờ quên mẹ nó rồi. Lúc đó nếu tao ô kê chắc đã làm rể nhà ông Xuân Cang trước cả thằng Thành. Con Mai chết tao lắm.
– Nó “chết” mày hay mày “chết” nó?
Hỏi xong rồi nhấp ngụm trà trong miệng, tôi không nói gì thêm, chỉ nhớ láng máng đã đọc đôi ba chuyện ký của ông trên báo.
– Anh em đang trò chuyện sao bỗng im tiếng thế vậy mày? Chung “còm” hơi ngạc nhiên.
***
Hồi tới nước Nga tôi mới biết Mai “mít”, con gái nhà văn Xuân Cang, mỗi lần đến “ốp” lao động Arekhôvơ Juevơ ngoại ô thủ đô Mátxcơva chơi với Chung “còm” và em trai tôi. Bọn chúng ở cùng đội con em Tổng Công đoàn Việt Nam sang Nga hợp tác lao động. Mai “mít”, con gái Xuân Cang, sàn sàn tuổi em tôi. Còn Mai “đen” nhà ở cạnh Bốt Hàng Đậu – Quán Thánh, tính tình vui nhộn, nhanh nhảu miệng mồm, cuối tuần hay lên phòng các anh tham gia chuyện.
Ba mươi năm cầm bút viết cho tờ Lao Động từ những ngày đầu đặt chân vào tòa soạn, mấy người thủ trưởng đã đi qua đời cha tôi hay nói ngược lại cha tôi đã đi qua mấy đời thủ trưởng.
Đầu năm 1985, Xuân Cang (Nguyễn Xuân Cang) tôi phải nói như vậy bởi khi viết bài ông chỉ ký Xuân Cang, ông còn có bút hiệu Ánh Xuân nhưng ít khi dùng. Xuân Cang từ trên Thái Nguyên được điều về thay bác Tổng biên tập Trần Nhật Dụ. Mấy tháng trước ngày nhận quyết định chuyển công tác, bác đã đề nghị cho cha tôi lên thêm một bậc lương nữa, việc ấy chưa xong. Đây là lần thứ hai cha tôi được bác đề nghị lên lương kể từ khi bác lãnh đạo tờ báo Lao Động cuối năm 1978, thay ông Tổng biên tập Lê Vân, chết đột ngột sau cuộc Hội thảo các nhà báo Châu Á – Thái Bình Dương ở thủ đô Băngkok – Thái Lan trở về.
Lòng cha tôi thấy buồn vì dẫu sao bác Dụ cũng là vị thủ trưởng ân nhân kính trọng và tâm đắc đối với ông dù thời gian công tác với nhau chưa phải dài. Theo ông, bác Dụ là người rất nhân cách, thẳng thắn, có thái độ quan điểm chính kiến rõ ràng, không giống như những ông Tổng biên tập khác sống cơ hội, thủ đoạn, ba phải, gió chiều nào che chiều ấy, nghe Đảng nói mười rằm cũng ừ mà Đảng bảo mười tư cũng gật.
Ông còn áy náy một điều, chính bác đã đứng ra bảo vệ cho cha tôi khi bị mấy tay an ninh văn hóa tới Ban biên tập gây chuyện rầy rà về bài thơ “Chuột và mèo”, đăng trên báo Lao Động xuân Giáp Tý năm trước 1984. Bác Dụ đi, nghiễm nhiên cha tôi là người cao tuổi nhất tòa soạn. Trong buổi lễ “tống cựu nghênh tân” tiễn người cũ đi đón người mới đến, ông cao hứng hào sảng đọc ngay bài thơ ứng tác: Tiễn anh Trần Nhật Dụ và đón Nguyễn Xuân Cang, vừa nẩy ra trong đầu cho mọi người nghe:
Tất cả mọi người vỗ tay tán thưởng, hai vị thủ trưởng cũ, mới ngồi phía trên cũng cười vui vỗ tay theo. Như vậy đủ thấy rằng, ông rất trân trọng cả thủ trưởng cũ lẫn thủ trưởng mới trong buổi lễ đặc biệt tại cơ quan báo, khi đó có trụ sở ở 51 phố Hàng Bồ, Hà Nội. Cái ước mơ giản đơn tới ngày hưu trí “sống làng nhàng” của ông cũng không thành bởi nửa năm sau đó bất ngờ cha tôi rời cõi tục về thế giới cõi tiên thiêng liêng.
***
Chung “còm” thằng bạn nối khố giới thiệu tôi với Trần Hồng Kỳ bạn nó. Tối hôm đầu tiên tới nhà Kỳ trong khu tập thể Nam Đồng tôi thấy ầm ĩ chuyện gì đó cạnh nhà Kỳ. Người đàn ông dong dỏng cao bị cụt một cánh tay phải tới tận bả vai, cánh tay còn lại vung lên phẫn khí chửi ỏm tỏi:
– Tao mà bắt được thằng nhãi ranh nào lấy đôi dép nhựa của bạn tao thì tao chặt đứt tay. Đánh Pháp mất cả cánh tay tao còn không ngán, thì bõ bèn gì mấy thằng trộm vặt.
Đứng cạnh người đàn ông đang chửi đó có người đàn ông thấp hơn, chân đi đất cứ nhìn tứ phía. Chắc là người mất dép? Bọn trẻ nhỏ hiếu kỳ đứng lố nhố vây quanh xem ông chửi. Kỳ ghé tai tôi nói nhỏ:
– Anh hùng quân đội chống Pháp La Văn Cầu đấy. Từ đó Kỳ và tôi hay qua lại nhau chơi.
Lần ấy đang đi với Kỳ, bỗng hắn giảm ga xe máy Honda cub 50 chầm chậm rồi dừng lại bảo:
– Ông đi cùng vào thăm bác tôi một lát. Nhà bác Kỳ ở bên số lẻ 65b trong ngõ 12, phố Lý Thường Kiệt, nằm sau Chùa Quán Sứ, cạnh Đại sứ quán Cu Ba.
Rất bất ngờ, khi bác cháu ngồi nói chuyện tôi mới biết bác tên Trần Nhật Dụ, thủ trưởng cũ của cha tôi nghỉ hưu lâu rồi, thế mà không bao giờ thấy Kỳ nói chuyện.
Vợ bác từ nhà trong đi ra làm tôi bất ngờ hơn, dù thời gian đã lùi xa lắm nhưng tôi vẫn nhận ra bác Hoài. Bác hiền lành, ít nói, ăn mặc giản dị, là nhân viên lao công trong Tổng Công đoàn Việt Nam, 65 phố Quán Sứ, vợ của một Tổng Biên tập nhưng làm công việc khiêm tốn chứ không kênh kiệu như vợ các ông thủ trưởng thời nay.
Ngày nhỏ bọn trẻ chúng tôi ở trong khu tập thể Nhà hát Nhân dân hay băng qua đường Trần Hưng Đạo rồi vượt rào sắt vào Tổng Công đoàn trèo hái trộm vải, trộm nhãn, trộm cọ. Bác Hoài nhìn thấy cầm roi dứ dứ dọa chúng tôi chứ bác không đánh. Có lần bà gánh hàng rong đi qua, bác Hoài gọi mua mận, mua sấu, khế ngọt, chia đều cho bọn tôi rồi căn dặn về học bài lần sau không được tái phạm nữa.
– Thì ra cháu là con trai anh Dương Quân? Vâng ạ, tôi gật đầu. Bác Dụ đứng dậy, người gầy gầy xương xương đi chậm về phía chồng báo lật lật một hồi rồi rút ra tờ báo Lao Động xuân Giáp Tý 1984 đã cũ, nói:
– Đây là kỷ niệm cuối cùng với bố cháu ở báo Lao Động. Bác đặt tờ báo xuống bàn rồi quàng tay ra phía sau lấy khăn chấm nước mắt, đôi vai rung rung. Giọng nghèn nghẹn:
– Lúc còn sống, anh Dương Quân mong có được tập thơ riêng. Con người này tài lắm nhưng không gặp may mắn, không được sự ủng hộ, số đông những người ủng hộ thì họ lại không có quyền hành gì, tội nghiệp anh ấy. Người với người mà đối xử với nhau tồi tàn.
Sao người với người mà đối xử với nhau tồi tàn? Tôi không hiểu và cũng không dám hỏi lại bác. Càng không dám hỏi chuyện công an văn hóa đến chất vấn bài thơ “Chuột và mèo” trong tờ báo xuân bác vừa đem ra, vì nó là chuyện của người lớn.
– Bác về báo Lao Động muộn quá, muộn quá cháu ơi, ở báo cũng lại ngắn thời gian cháu ạ, bác không giúp được gì bố cháu nhiều.
Bác sống tình cảm thế, thảo nào cha tôi mới quý bác đến vậy, tôi thầm nghĩ trong đầu và lên tiếng:
– Cháu là bạn của Kỳ, nhân hôm nay được gặp bác, một thời là thủ trưởng của bố cháu. Bình sinh, cháu hay nghe bố cháu nói với mẹ cháu những điều tốt đẹp về bác. Xin được thay mặt mẹ cháu cảm ơn bác rất nhiều vì đã dành tình cảm chân thành đối với bố cháu lúc còn cùng làm việc.
Sau tôi hỏi Kỳ mới biết bố của Kỳ là em ruột vợ bác Trần Nhật Dụ. Hai bác cùng quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Ơn trời, cả hai đều rất thọ, nay thì hai bác đã qui tiên lên nằm bên nhau trên công viên vĩnh hằng Ba Vì, nghe gió vi vu nghìn năm mãi thổi.
Mấy cô chú trong ban biên tập có kể lại cho mẹ tôi:
– Anh Trần Nhật Dụ là người có cảm tình và thiện chí đặc biệt đối với anh Dương Quân ngay khi mới về báo. Không chỉ riêng anh Dương Quân, mà nói chung là với mọi người trong cơ quan anh Dụ cũng rất quan tâm. Khi mới về nhận chức Tổng Biên tập, anh giật mình nghe nói lương anh Dương Quân thấp lắm, mười mấy năm không được lên lương. Anh Dụ cho họp báo và ban biên tập quyết định trong khả năng của mình đề nghị lên trên tăng cho anh Dương Quân ngay năm đầu nhậm chức thêm bậc lương nữa. Anh Dụ có nói, đại ý ở các báo khác người ta còn “lăng xê” nhau lên đến đâu chứ báo mình có mỗi một ông nhà thơ trào phúng thật sự nổi đình nổi đám thì cố tình quên đi như vậy coi sao được, đâu chỉ riêng anh ấy mà còn cả đàn con anh ấy nữa…
Nghe chuyện mẹ tôi cảm động và biết ơn bác Trần Nhật Dụ lắm. Bà nói với các con:
– “Ơn ai một chút chớ quên/ Oán ai một chút để bên dạ này”. Oán ta có thể quên mà nên quên đi cũng được chứ, còn ơn thì không thể, nếu quên chính ta là người mắc tội đó các con ạ.
Cái ơn to lớn của bác làm sao mẹ và chúng tôi dám quên. Bởi vì thời bao cấp, một bậc lương còn có nghĩa là thêm một con tem, một tờ phiếu, mà tem, phiếu ấy chính là thêm lạng thịt, bìa đậu, cân đường, chai mắm… Cha tôi được lên lương tức là chúng tôi có thêm miếng bỏ mồm.
Tháng 6 năm 1985 cha tôi bất ngờ đổ bệnh phải vào nằm ở viện E. Hình như ông linh cảm được điều gì đó nên có đưa theo cuốn sổ để ghi lại tất cả những ai vào thăm mình. Tuềnh toàng trong ăn mặc nhưng ông lại cẩn trọng trong tình cảm:
Hồi ấy khó khăn lắm, đi thăm người ốm mà có được hộp sữa, nải chuối, cân đường, hay chục quả trứng gà là quý lắm rồi. Cứ nhịn miệng để đãi nhau vậy đấy, sống khổ nhưng rất tình người.
Sau khi cha ra đi, mẹ tôi hay giở xem lại cuốn sổ cha ghi chép những ngày nằm viện và sổ tang khi mọi người tới vĩnh biệt ông. Bà cứ lấy làm thắc mắc một điều, nghĩa tử là nghĩa tận mà sao như thiếu vắng người thủ trưởng của chồng mình. Vào cái ngày vĩnh quyết ông chỉ có mấy cô chú trong Ban Biên tập.
Người trước tiên đến sớm nhất thắp hương chia buồn với gia đình tôi lại là thủ trưởng của thủ trưởng cha tôi. Chú Phạm Thế Duyệt, Tổng Thư ký Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam (tên gọi thời ấy) có mặt vào đầu giờ sáng. Sau khi kính cẩn thắp hương và ghi vào sổ tang, đúng ra là vở tang, loại vở học sinh lấy vội của cháu nội ra dùng trong lúc nhà đang mắc tang gia mù rối, chú khiêm nhường nói với mẹ tôi:
– Thưa chị Dương Quân, theo đài đưa tin sớm nay thì ngày mai mới là ngày cử hành tang lễ anh nhưng vì em bận, nên hôm nay với tư cách cá nhân, em đến thắp hương viếng anh, chia buồn cùng toàn gia đình và chị trước. Ngày mai, Ban Thư ký đại diện Cơ quan Tổng Công đoàn sẽ có mặt tới phúng anh sau. Đã một lần đến thăm tòa báo, em gặp anh mà vẫn giữ ấn tượng về anh mãi.
Mẹ tôi cảm động chắp tay cúi đầu. Chú Hoàng Nhật Tân, nhà sử học, bạn cha tôi, đỡ lời mẹ, tỏ bày lòng hàm ơn chú Duyệt.
Qua buổi tang lễ cám cảnh của cha tôi, nhà tập thể diện tích 24 mét vuông trên tầng cao với 6 người ở. Tay kiến trúc sư nào đó khi thiết kế cả khu nhà là chỉ dành cho người sống chứ không nghĩ tới người chết nên để đưa được quan tài cha tôi ra ngoài thì phải phá cửa sổ. Cũng lại bác Trần Nhật Dụ, lúc ấy không còn ở báo nhưng đã gợi ý với Ban Biên tập báo Lao Động, đề nghị Tổng Công đoàn cấp thêm cho gia đình tôi một căn hộ nữa mặc dầu cha tôi vừa mất. Nghĩa cử đó chỉ để an ủi làm đẹp mặt người sống chứ đã khuất bóng như cha tôi thì đâu được hưởng và còn biết gì.
Mấy tháng sau chính thủ trưởng Phạm Thế Duyệt đặt bút ký cấp thêm cho mẹ tôi một căn hộ nữa ở nhà B thuộc Tổng Công đoàn cạnh tháp nước nghiêng khu tập thể Trung Tự, Quận Đống Đa. Cái tháp nước kỳ quái nhất Việt Nam có một không ba này khánh thành năm 1976, tới nay ngót gần nửa thế kỷ nhưng chẳng ma nào ngó ngàng. Khác với tháp nghiêng Pisa kỳ quan nước Ý đã nhiều thế kỷ nhưng không ai tính nổi lượng người trên thế giới nườm nượp hàng năm kéo đến chiêm ngưỡng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia này.
Tháp nước quái đản ở chỗ chưa một ngày đưa vào sử dụng, để dân Trung Tự có nước dùng thì đã bị nghiêng. Cái ác hơn là có năm bảy hướng nghiêng thì nó không nghiêng, nó lại nhè đúng tòa lầu tôi ở để nghiêng mới khốn nạn. Bạn bè tôi được thể sướng mồm vui miệng dự tính, khi nó “tèo” thì dân nhà B của tôi không từ “nghẻo” cho tới “phăng teo” mới là chuyện lạ. Mà hứng chịu phăng teo trước lại chính xác vào cái nhà của gia đình tôi do chú Phạm Thế Duyệt cấp trên tầng cao nhất, ác thật.
Nhiều năm qua chính quyền trong khu đi tìm xem ai là chủ quản sở hữu cái tháp mà tìm mãi vẫn không ra, nên đành tặc lưỡi tự quản. Nghe nói đã thuê mấy đám phá bỏ nhưng cũng chẳng đám nào dám nhận vì sợ loạng quạng có khi không phải đầu thì lại phải tai, bị khép vào tội phá hoại một công trình tầm cỡ quốc tế đang chờ ngày lên đai xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Mà để nó chình ình đứng nghiêng ngả ở đó vừa mất diện tích đất, cản trở lối đi của Đảng, à chết nói nhầm, cản trở lối đi của dân, rất có thể cả Phường Trung Tự sẽ bị gã Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình sáng suốt kết tội dung túng một con quái vật chầu chực giết người.
Có lẽ khi tới viếng, chú Duyệt đã chứng kiến và hình dung lúc sinh thời cha tôi khổ sở ra sao. Lương thấp nhất cơ quan báo Lao Động thì cả tòa soạn ai cũng biết, nhưng gia đình sống nhọc nhằn nhất Tổng Công đoàn lại chỉ có người trong khu tập thể Nhà hát Nhân dân mới tường.
Cỗ quan tài rẻ tiền mà anh chị em cùng bạn bè chúng tôi quyên góp lại mua ở phố Đồng Nhân, phố chuyên buôn bán các loại quan tài về nhập thi thể cha. Cho tới mọi đồ vật tồi tàn trong căn phòng chật chội, nóng bức phản ánh rõ ràng cuộc sống quẫn túng của gia đình. Duy chỉ có giá sách của cha là hơi lạ lẫm và đặc biệt.
____
Một số hình ảnh:





Mấy năm sau, thủ trưởng Phạm Thế Duyệt lọt vào Bộ Chính trị. Một trong những nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, cái Đảng mà ngày càng thoái hóa, biến chất, tham nhũng, cướp bóc, tàn phá, làm suy giảm dẫn đến mất hết lòng tin con người.
Biến Đảng thành cả một lũ gù mà không có nổi lấy kẻ ngay lưng trở nên khuyết tật. (Ý của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên, cựu trưởng phòng giám khảo trông thi ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình). Biến dân tộc thành một nhà tù lớn, đẩy người dân lành hóa phạm nhân trong nhà tù nhỏ. (Ý của người phụ nữ bất diệt Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội).
Cái Đảng quay lưng lại với đất nước, đưa nước Việt tới bờ vực hiểm nguy, khiếp nhược với bọn giặc bành trướng phương Bắc Trung Quốc trước sự lấn đất cướp biển trắng trợn hàng ngày của chúng, để dối lừa dân, gọi chúng là người anh quý trọng, người bạn láng giềng thiết thân.
Anh chị em tôi chẳng bao giờ quên lời cha:
“Ở chùa một dạ chúc mừng bụt
Ăn quả hết lòng rào rậu cây”
Cái ơn trời bể, nghĩa cử cao đẹp dành cho gia đình sau ngày cha tôi mất của chú Phạm Thế Duyệt không bao giờ mẹ và anh chị em tôi dám quên. Cũng chẳng vì được “ăn quả hết lòng rào rậu cây”, nặng tình trĩu nghĩa thế, mà tôi vong ân chú Duyệt, tà gian, dối trá, vô liêm sỉ, tô hồng thêm vào cái Đảng phản động của chú. Lòng người dân nước Việt hôm nay ly tán đòi phế truất Đảng. Dẫu ở đám đông nào chú Duyệt cũng vui thích đọc bài thơ “Con đường Văn Điển” của cha tôi cho mọi người nghe:
“Con đường Văn Điển đầy hoa
Loanh quanh rồi cũng đến ta đến người
Con đường Văn Điển hoa tươi
Loanh quanh rồi cũng đến người đến ta
Con đường Văn Điển không xa…”
Cả Thủ Đô lúc ấy duy chỉ có một nghĩa trang Văn Điển dành cho người Hà Nội khi chết, mà chú Phạm Thế Duyệt từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Thời bọn tôi ở nước Nga muốn liên lạc với nhau chỉ có cách gọi điện thoại tới phòng thường trực ở “đôm” (khu nhà ở) hoặc “ốp” (ký túc xá). Khoảng mùa thu năm 1990, một sáng tôi đang ở chơi dưới thành phố Vladimia, bà trực ký túc xá người Nga lên phòng gọi Vân Anh, cô bạn gái của em trai tôi. Lúc sau, Vân Anh lên bảo tôi xuống phòng thường trực, chính bà người Nga này đưa máy tôi nghe. Em tôi nói:
– Chú Xuân Cang, Tổng Biên tập báo Lao Động sang công tác có tạt vào thăm cái Mai, con gái chú, cùng đội lao động với em, anh có thể về chỗ em, ta xuống phòng chơi trò chuyện với chú chốc lát chăng? Dẫu sao cũng là thủ trưởng cũ của bố ta.
Tôi ngập ngừng ít phút, không phải vì ngại giao thông ở Nga, nhất là thủ đô Mátxcơva đi lại rất rẻ và thuận tiện. Nhẩy tầu thì chỉ mất khoảng hơn hai tiếng đồng hồ là về tới nơi nó ở.
Chỉ vì nghĩ lúc cha mình sống còn chẳng ăn ai, huống hồ cha đã khuất bóng mấy năm nay, đấy là nghĩ đi, nhưng khi nghĩ lại, tôi tặc lưỡi, ừ thì mình cứ về nói chuyện, biết đâu đấy Xuân Cang chẳng có điều gì nói tốt về cha mình chăng? Nó còn quý giá hơn gấp trăm lần thứ quà khác. Lại nghĩ người Việt có câu: “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen”. Ít ra bố mình và chú ấy có với nhau nửa năm làm việc cùng cơ quan.
Ngay chiều hôm đó, anh em tôi xuống phòng chơi thăm ông, Mai “mít” cô con gái bụng bầu lùm lùm ra mở cửa. Xuân Cang ngồi đó như bức tượng thịt. Dưới cằm ông một ngấn mỡ phình ra như tảng thịt thừa trông giống ngấn con lợn sề mà ta hay thấy ở các trại chăn nuôi của nông trường đủ biết kẻ này dư dả về chất đạm.
Tôi nhanh miệng mở chuyện:
– Chú sang Nga lần đầu mà lại đúng vào mùa thu chú thấy thu nước Nga có đẹp không?
– Tôi sang Nga lần này là lần thứ năm, Xuân Cang tự hào.
– ???
Trách sự nhanh mồm nhanh miệng của mình thật vô duyên. Một phép tính lướt nhanh trong đầu tôi, từ năm 1985 làm Tổng Biên tập, cho đến năm 1990 này mà Xuân Cang đã có tới năm lần bay sang Nga mới ghê.
Nói chuyện khoảng mười lăm phút, tuyệt nhiên ông không đả động gì về cha tôi, chỉ khi tôi tế nhị gợi ý thì ông mới mở miệng, bâng quơ buông một câu ráo hoảnh:
– Chơi với Dương Quân bố các cháu sợ lắm, ông ấy chướng tai gai mắt, chuyện gì là đập ngay, không bằng lòng điều gì là độp thẳng, nói năng oang oang, chẳng giữ mồm giữ miệng, kiêng nể, sợ sệt gì ai.
Bây giờ thì tôi đã hiểu điều thắc mắc của mẹ vì sao trong tang lễ của gia đình mà vắng mặt người thủ trưởng chồng mình. Tôi nghĩ trong đầu, chắc ông sợ lụy và rớt mất “hầu bao” chứ gì. Bởi lúc Xuân Cang về nhậm chức, ông thừa biết cha tôi mới có chuyện rắc rối với bên an ninh. Chuyện đó rất kị đối với các Tổng Biên tập báo theo đường lối chính sách chủ trương của Đảng, dưới sự chỉ đạo rao giảng đạo đức của Tuyên giáo Trung ương.
Chẳng nghĩ xấu, không biết chừng Xuân Cang càng mừng khi cha tôi đi sớm, chứ vẫn sống, biết đâu chính cha là cái gai, vật cản đường trên nấc thang đầy danh vọng của đời Xuân Cang.
Nhân vô thập toàn, có ai hảo hoàn. Tất nhiên khi cha tôi còn ở dương thế ông cũng mắc lỗi, lúc sai, khi đúng, chứ không phải bao giờ cũng đúng cả. Có hồi tôi tưởng Xuân Cang nghễnh ngãng, nhưng khi cô con gái pha nước từ phía xa làm rơi cái thìa, lại thấy ông ngoảnh mặt nhìn. Ông dỏng tai rộng miệng, cười híp mắt, lúc thấy thằng Thành, con rể, khệ nệ bê thùng carton nặng trịch vào đặt phịch giữa phòng khoe:
– “Mang đạn” đi “đánh hàng” cả ngày, trúng “quả đậm”, lúc về “dạt” vào “ốp Zin” trên “Mát”, “luộc” lại của “Cộng xù” mình gần đôi chục cái bàn là loại 7 Rúp rưỡi, gom đầy chờ đợt tới đóng thùng “đẩy” về nước, “sút” lại cho bọn chợ giời chắc “vào cầu” to. Đang mặc cả thì gặp mấy con “nhà thổ” trên Kalinin xuống “ôm”, hàng nhìn “đểu”, định trả chênh giá để hớt tay trên của “cậu” mà không sợ cậu “bưởng” cho hỏng người. Chưa nghe tiếng Thành “ria” này hơi bị “tanh” đấy.
Hắn mừng đến nỗi quên cái mặt Xuân Cang và quên cả chào bọn tôi là khách đang hiện diện ngồi chơi trong phòng. Bố vợ nghe con rể nói giọng chợ búa, ngơ ngơ ngáo ngáo, chẳng biết có hiểu mô tê ráo gì không, nhưng vẫn cứ híp mắt cười loe.
Ai cũng biết thói quen của con người ta thì thật khó bỏ. Tôi cũng mắc thói vậy, đó là cứ hễ nói tới người này thì lại liên tưởng tới kẻ kia, đâm ra không ăn nhập gì câu chuyện đang kể về thủ trưởng của cha.
Khi nói tới thằng Thành, con rể Xuân Cang, tôi nhớ tới thằng cha gì nhỉ, à thằng Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Chu Ngọc Anh, thằng này cũng bằng tuổi thằng Thành, sinh năm 65, 66 gì đó và chắc cũng dân lao động bọn tôi thời Đông Âu chưa sập đổ.
Hồi cuối tháng 12 năm 2020 mới đây, trước cuộc họp đồng Đảng, Chu Ngọc Anh với lời hứa sắt son như đinh đóng cột mục, rằng nếu địa bàn Hà Nội mà bị “bung” với “toang” thì chết với hắn. Hắn sẽ chịu trách nhiệm trước các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, có thể cả Quốc hội, nhưng với nhân dân thì chắc rồi.
“Bung” là bung cái chi, bố ai mà hiểu? “Toang” là toang cái gì, bố ai mà biết? Chịu trách nhiệm là chịu ra sao? Ông cố ngoại sống lại cũng “chào thua”.
Hà Nội hiện giờ đã bị bung và toang vì con virus Vũ Hán – Trung Quốc hoành hành phá sản, chắc hắn đang phải chịu trách nhiệm trước dân chứ chưa thấy hắn tự động viết đơn chui vào “nhà đá” “bóc lịch”. Nói phét giống Đảng vậy mà cũng chưa thấy bác cả Trọng, nhét hắn vô lò như thằng Chung “con”.
Hoặc còn chút đạo lý vương trên người thì hắn nên xin từ chức, bỏ đồng đội, lui về nhà chăn vịt, đuổi gà, ba la bắp lắp với mấy bạn già giải khuây, thế mới đúng lời hứa, phải chịu trách nhiệm như cái miệng của hắn đã phun ra. Chỉ thấy hắn lẻo mép y chang giọng thằng bạn Bộ trưởng, Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng rất sòng phẳng, rất minh bạch, rất công khai:
– “Nếu chúng ta sai chúng ta nhận lỗi trước dân, nếu dân sai dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật“.
Rặt những luận điệu xiên xỏ của loài hoang thú rừng rú Việt Bắc, chỉ giỏi đi cướp từ sớm tinh mơ tới tối mịt mới trở về “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Không là thú thì loài gì đây? Lý loạn cao cấp Trung ương dạng bố chó xồm. Nghe bọn lãnh tụ với lãnh đạo cộng sản này nói dân Việt không đi lấy nước rửa tai như hai ẩn sĩ Hứa Do, Sào Phủ đời Đường Nghiêu mới là chuyện khoa học viễn tưởng.
Tôi hoài nghi thằng khốn Chủ tịch thành phố Hà Nội họ Chu này đã từng “phắn” sang Nga lao động rồi du thủ du thực chui lủi ở chợ Vòm một thời của nước Nga. Sục sạo vào các cờva – ốp – đôm “luộc nấu” trấn lột, chôm chỉa “nẫng hàng” của “Cộng” mình, mới có giọng điệu chợ búa giống như thằng Thành “ria”, con rể Xuân Cang vậy.
Ngồi nghe chuyện ông Cang nói sao nó lạc long, nhạt toẹt như bát canh, chẳng vị mắm muối, giống thịt lợn thiếu mất cọng hành, nhai thịt chó không có riềng mẻ, ăn miếng gà quên bỏ vào đó lá chanh. Chỉ chừng ấy thôi đã thấy mình có lý khi không đọc và không bao giờ đọc mấy cuốn sách của ông ta, cái loại sách mà chưa đọc tôi cũng đoán được kiểu “chính sách Trung ương – chủ trương của Đảng”.
May mà cha tôi lánh cõi trần ai sớm. Nếu sống thêm, dưới thời Xuân Cang, chắc cha lại phải đợi tới mười mấy năm sau mới được lên lương như thời của ông Tổng Biên tập Lê Vân ấy. Muốn ngồi thêm cũng không ngồi nổi, lòng thấy tiếc đã bỏ lỡ cuộc vui với các cô em gái thông minh, cứ níu kéo, anh ở lại đi, bọn em có nhiều chuyện hay để kể cho anh nghe đấy. Hai trăm cây số đường dài về ngồi chỉ được mười lăm phút đồng hồ thì đắt quá. Tôi lấy chân mình đá đá vào chân em trai dưới gầm bàn, ngầm ra hiệu “chào bác em ngược”.
Hai anh em vừa dứt lời chào, đứng lên, đã thấy ông nhanh hơn một nhịp chìa tay ra bắt. Tôi nắm bàn tay Xuân Cang, bàn tay ú mập nhầy nhầy nạc thịt của ông, nằm không gọn trong lòng hai bàn tay bé nhỏ gầy guộc của tôi.


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét