ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc với những bước ngoặt để 'làm chủ' hoạt động ở Biển Đông (VNN 3/1/2021)-Hơn chục thượng nghị sĩ nỗ lực lật ngược chiến thắng của ông Biden (VNN 3/1/2021)-Donald Trump – phải chăng một ngẫu nhiên lịch sử? (BVN 3/1/2021)-Trường An-Thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ năm 2021? (VNN 2/1/2021)-Ông Trump tuyên bố biểu tình ‘lớn’ ở thủ đô Mỹ vào ngày 6/1 (VNN 2/1/2021)-'Tổng thống Joe Biden sẽ coi Việt Nam là đối tác rất quan trọng' (Zing 2-1-21)-Việt Nam cần làm gì để hưởng lợi trong quan hệ với Mỹ? (VietTimes 1-1-21)-pv Phạm Quang Vinh-Anh bước sang chương mới, hoàn toàn tách khỏi EU (VNN 1/1/2021)-Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (phần 1) (phần 2) (Phần 3)-(BVN 1/1/2021)-Nguyễn Quang Dy-Vũ Hán có thể đã nhiễm virus cao gấp 10 lần công bố chính thức (BVN 1/1/2020)-BBC-7 hành động để cứu môi trường trên Trái Đất từ 2021 (BVN 1/1/2021)-BBC-Đàm phán với Mỹ: Cây bút nước ngoài khen chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc (BBC 1-1-21)-Năm 2021: Năm hứa hẹn những liên kết mới và khởi sắc ở Việt Nam? (BBC 1-1-21)-Malaysia, Philippines lo bị Việt Nam vượt mặt (TT 1-1-21)-Mỹ sẽ chịu thiệt nếu đánh thuế sau cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ (Zing 1-1-21)
- Trong nước: Thánh Gióng mà phải đợi "đủ tuổi quy hoạch", lấy ai đánh thắng giặc Ân? (GD 2/1/2021)-Đối ngoại Việt Nam 2020: Bản lĩnh và tâm thế mới (GD 2/1/2021)-Xuân mới, nghĩ về Việt Nam hùng cường! (GD 2/1/2021)-Việt Nam có bệnh nhân nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 ở Anh (KTSG 2/1/2021)-Tiễn 2020, chào 2021 ! (Diễn Đàn 1-1-21)-Tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng (GD 1/1/2021)-Báo chí đóng góp vào sự phát triển của đất nước (GD 1/1/2021)-NVT-Cán bộ phải vượt qua được cám dỗ đời thường (LĐ 31-12-20)-Đặc biệt quan tâm tình trạng tư nhân “núp bóng”, lợi dụng hoạt động liên kết để chi phối nội dung, hoạt động báo chí (SGGP 31-12-20)-Dở khóc dở cười cảnh xếp hàng dài hàng trăm mét chờ đi vệ sinh trong đêm giao thừa (DV 31-12-20)-Năm 2020, phong trào đối kháng chấm dứt ở Việt Nam (TD 31-12-20)-Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Chính phủ với địa phương (GD 29/12/2020)-Toàn văn phát biểu của Thủ tướng khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương (GD 29/12/2020)-
- Kinh tế: Áo dài, lồng đèn và đêm phố cổ (KTSG 3/1/2020)-Giá lương thực tăng cao, gây sức ép lên các nước nghèo (KTSG 3/1/2021)-Indonesia tham vọng trở thành trung tâm sản xuất xe điện ở châu Á (KTSG 3/1/2021)-Khám phá Đà Nẵng trên hành trình du ngoạn sông Hàn (KTSG 2/1/2021)-Bắt đầu nghiên cứu các tuyến đường sắt nối đến cảng biển (KTSG 2/1/2020)-Tiểu thương chợ Bến Thành gặp khó, chuyển nghề đi giúp việc, chạy xe ôm (DT 2-1-21)-Lao động 'tàng hình' (TN 2-1-21)-
- Giáo dục: Tin vui, Quảng Ngãi "khởi động" lại việc chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo (GD 3/1/2021)-Địa phương khó tuyển dụng giáo viên vì yêu cầu Luật mới vượt xa thực tiễn (1) (GD 3/1/2021)-Cho tự chọn môn học, làm sao đáp ứng nguyện vọng của 100% học sinh? (GD 3/1/2021)-Trưởng phòng Đào tạo Học viện Quân Y là Giáo sư ngành Y học năm 2020 (GD 3/1/2021)-Nữ Đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu của Trường Đại học Giao thông Vận tải (GD 3/1/2021)-Có những giáo viên hết tiền vì liên tục tập huấn xa (GD 3/1/2021)-Điểm khác biệt duy nhất giữa người thành công và kẻ thất bại (GD 3/1/2021)-Mơ ước có ánh điện của cặp vợ chồng giáo viên mầm non nơi thâm sơn cùng cốc (GD 3/1/2021)-Cha mẹ quá bao bọc sẽ khiến trẻ đánh mất kỹ năng tự lập (GD 2/1/2021)-Ứng viên duy nhất đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư ngành Vật lý năm 2020 (GD 2/1/2021)-
- Phản biện: Trao đổi với tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng về chuyện chọn người tài (TD 3/1/2021)-Lưu Trọng Văn-Từ nay Đảng Cộng sản tha hồ bán nước! (TD 3/1/2021)-Hoàng Dũng-Dạy thêm, học thêm: Tội ác thuộc về những kẻ làm chương trình và sách giáo khoa (TD 2/1/2021)-Chu Mộng Long-Chào Mừng 2021, Nhìn Lại 2020 (TD 2/1/2021)-Lê Minh Nguyên-Việt Nam khó đột phá trên nền "tư duy cũ"? (BBC 2-1-21)- (BVN )-Quốc Việt-Dự báo các sự kiện đáng chú ý trong năm 2021 (TD 2/1/2020)-Đỗ Kim Thêm-Một biểu tượng tranh đấu (BVN 1/1/2021)-Mạc Văn Trang-Làm sao để tăng trưởng bền vững? (ĐV 1-1-21)-Bùi Trinh-Chủ nghĩa đa nguyên và nền dân chủ (TD 1/1/2021)-Đỗ Ngà-Việt Nam 2021: Bảy điều ước (TD 1/1/2021)-Nguyễn Hùng/ Blog VOA-Mùa xuân chuyển giao thế hệ (TD 1/1/2021)-Nguyễn Ngọc Chu-Năm 2020, phong trào đối kháng chấm dứt ở Việt Nam (TD 1/1/2021)-J.Nguyễn-Nghĩ về người bạn gái thời cởi lổ Hồ Thị Kim Thoa (TD 31/12/2020)-Dương Tự Lập-Mức độ dấn thân khi tham gia hoạt động chính trị (TD 31/12/2020)-Trương Thị Hà-Của tao, do tao và vì tao (TD 31/12/2020)-Đặng Đình Mạnh-Báo chí kinh tế làm gì? (TBKTSG 31-12-20)-Nguyễn Vạn Phú-Nước Mỹ và Biển Đông (TD 30/12/2020)-Phạm Đình Trọng-Những trăn trở cho cải cách (TVN 30/12/2020)-Nguyễn Chí Dũng-Sự cần thiết xây dựng luật biểu tình ở Việt Nam (BVN 28/12/2020)-Lynn Huỳnh-Chủ quyền quốc gia và tương quan nghiêm chỉnh giữa quân đội và nhân quyền (BVN 28/12/2020)-Đào Tăng Dực-Điều chỉnh Luật Đất đai bằng… Nghị quyết? (BVN 27/12/2020)-Vân Khanh-Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung, bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạng (BVN 27/12/2020)-Cao Nguyễn-Hoan hô việc lắp camera giám sát giao thông (BVN 26/12/2020)-Chu Mộng Long-Cổ súy tam quyền phân lập không phải để nhằm chống nhà nước XHCN (BVN 26/12/2020)-Hồng Hà-Sân bay và thành phố (VnEx 22-12-20)-Đặng Hùng Võ-
- Thư giãn: Lộ diện MC thay thế Phan Đăng dẫn 'Ai là triệu phú' (VNN 31/12/2020)-Chế độ giảm cân gây tranh cãi: Giảm cân bằng cà phê (VNN 31/12/2020)-
Những năm gần đây, việc xét danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư tại Việt Nam đề cập rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà khoa học; chất lượng giáo dục đại học. Đặc biệt là giải pháp bắt buộc các Giáo sư/Phó Giáo sư phải có bài đăng ISI/Scopus.
Tiến sĩ Phạm Long. Ảnh: Tác giả cung cấp |
Nghe thì rất đúng và hay, nhưng xin thưa, phải có một chiến lược tổng thể để cho Hệ thống giáo dục đại học phát triển bền vững và hội nhập, chứ không phải là một hệ thống chắp vá.
Tôi lo, một khi cái ung nhọt của kinh tế thị trường mà di căn sang giáo dục thì có rất nhiều điều để quan ngại.
Cái gốc cái nền không có thì ISI/Scopus làm sao? Không cẩn thận, chỉ trong thời gian rất ngắn một thị trường ISI/Scopus hình thành và tăng trưởng giống như Thị trường Chứng khoán Việt Nam lên đỉnh và nổ tung vào năm 2008; hay Thị trường Bất động sản lên dốc và trượt không phanh vào năm 2011.
Chúng ta – những nhà khoa học chân chính – không ai muốn nhìn thấy quả bong bóng ISI/Scopus đâu đó đang lên hình lên khuôn. Thật quá nguy hiểm.
Tôi cảm nhận không ít cơ quan truyền thông đang dẫn dắt dư luận quá tập trung vào một khía cạnh. Tại sao phải bắt tất cả Giáo sư/Phó Giáo sư phải có bằng phát minh sáng chế?. Theo tôi, đó là sai lầm! Thứ 2 là tại sao lại so sánh Giáo sư/Phó Giáo sư với các Bác nông dân? Theo tôi, điều này cũng là sai lầm.
Các Bác nông dân (rất thiểu số) một ngày đẹp trời nào đó hứng khởi công bố các phát minh về máy bay; xe bọc thép; hay tầu ngầm rất đáng được nhận lời khen nhưng có tờ báo còn đề nghị phong danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư cho các Bác nông dân – thì thật nguy hiểm quá mức!
Những sáng kiến cải tiến hay những ý tưởng hay có thể áp dụng trên đồng ruộng của gia đình hay cộng đồng nơi mình sinh sống và đều rất đáng được hoan nghênh, nhưng không nên được tung hứng lên trời xanh. Bởi sứ mệnh của 2 đối tượng rất khác nhau.
Những gì các Bác nông dân chế tạo ra như là máy bay; xe bọc thép; hay tầu ngầm sẽ không bao giờ mang lại một lợi thế cạnh tranh cho đất nước của chúng ta. Hãy làm đúng bổn phận “một nắng hai sương” của mình, tạo ra những hạt lúa thơm ngon và những nông hải sản có giá trị gia tăng, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Sứ mệnh của Giáo sư/Phó Giáo sư là giảng dạy và (hoặc) nghiên cứu khoa học. Tôi dùng và (hoặc) để nhấn mạnh rằng:
(1) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể chỉ tập trung vào một việc là nghiên cứu khoa học;
(2) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể tập trung vừa giảng dạy và vừa nghiên cứu khoa học;
(3) Giáo sư/Phó Giáo sư có thể tập trung vào một việc là giảng dạy.
Nếu trọng tâm là nghiên cứu thì những đòi hỏi sẽ khắt khe hơn dành cho Giáo sư/Phó Giáo sư, và có thể phải có ISI/Scopus, bằng phát minh hay sáng chế nào đó, tất nhiên tùy lĩnh vực, tùy ngành và việc bằng phát minh sáng chế đó có được ứng dụng vào cuộc sống hay không lại là chuyện khác.
Cái tôi muốn truyền tải ở đây đó là tại sao lại bắt tất cả các Giáo sư/Phó Giáo sư phải đều là những nhà nghiên cứu? Có phi lý không khi bắt các giảng viên ở các trường trung cấp, cao đẳng, hay một số Đại học thiên về giảng dạy phải có công trình đăng Tạp chí Quốc tế tốt? Thật không cần thiết và không hiệu quả chút nào.
Các giảng viên ở các trường này chỉ cần tập trung giảng tốt đã là thành công và xứng đáng được phong danh hiệu Giáo sư/Phó Giáo sư rồi, không nhất thiết phải có bài báo khoa học ở Tạp chí ISI/Scopus, mà chỉ cần một tạp chí có uy tín tốt ở trong nước hoặc Tạp chí tàm tạm cũng ổn rồi.
Xã hội là một sự phân công lao động mà ở những trường “nhẹ nhàng” với những sinh viên “nhẹ nhàng” thì chúng ta chỉ cần hoàn thành tốt vai trò giảng dạy, sao cho các em học hỏi được kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết, có thể làm việc được ngay khi tốt nghiệp là thành công rồi. Sao bắt các giảng viên ở những trường này phải ISI/Scopus? Để làm gì?
Để có một giai tầng tinh hoa với những công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí uy tín thì chúng ta cần phải sắp xếp lại một cách hệ thống toàn bộ các trường đại học, cao đẳng và trung cấp hiện nay.
Nếu chưa có tái cấu trúc triệt để hệ thống này thì tiến hành kiểm định nội bộ hay kiểm định quốc tế đều không có giá trị thực sự. Tuy nhiên, tái cấu trúc thế nào thì lại là bài toán con gà và quả trứng, vì rất khó để xác định được việc gì làm trước và việc gì làm sau? Cái sai của chúng ta chính là lỗi “hệ thống” – vì đã xây dựng các Trường đại học đơn ngành: Kinh tế là Kinh tế; Kỹ thuật là Kỹ thuật; Y là Y; Dược là Dược; Giao thông là Giao thông, Âm nhạc là Âm nhạc; Nông nghiệp là Nông nghiệp; Sư phạm là Sư phạm, v.v.
Tầm nhìn hội nhập là phải tạo ra các trường “tổng hợp” với đa ngành và đa nghề. Bài toán đã rõ, phải biến các trường thành đa ngành và đa nghề. Nhưng làm sao mà ông kinh tế lại có thể xây dựng được trường kỹ thuật, trường nông nghiệp hay trường y trực thuộc mình được? Rất khó. Theo tôi, để tái cấu trúc được hệ thống đại học thì cần một bàn tay “sắt”, cần giải quyết ở cấp độ Chính phủ, chứ bản thân Bộ Giáo dục không làm được, các Bộ khác cũng không làm được.
Cái đích hướng tới là phải cấu trúc thành 3 nhóm trường và đều đa ngành đa nghề: (1) nhóm trường tinh hoa của xã hội ở đó các Giáo sư/Phó Giáo sư luôn lấy trọng tâm là nghiên cứu; (2) nhóm trường tốt và tiệm cận ở mức tinh hoa, ở đó các giáo sư vừa phải giảng dạy tốt và đồng thời cũng phải chú trọng nghiên cứu ở một chừng mực nào đó; và (3) nhóm trường lấy trọng tâm là giảng dạy, ở đó giảng dạy tốt và trang bị được các kỹ năng ứng dụng thực tiễn cho sinh viên để sinh viên tốt nghiệp có thể hoà nhập và làm việc hiệu quả ngay là thành công rồi.
Xã hội là một tổng thể và trong chính cái tổng thể đó là sự đa dạng của các thành viên. Người giầu không thể sống được nếu xung quanh mình toàn người giầu; Người thông minh sẽ cảm thấy cô đơn khi xung quanh mình toàn người thông minh; Sinh viên ưu tú chẳng có gì mà hãnh diện nếu xung quanh mình toàn sinh viên ưu tú; Giáo sư nghiên cứu cũng buồn tẻ khi xung quanh mình ông nào cũng nghiên cứu và lúc nào nhìn cũng ngơ ngơ ngác ngác; Giáo sư giảng dạy sẽ thấy chả có động cơ phấn đấu khi xung quanh mình toàn ông giảng dạy; Các trường đại học tinh hoa sẽ không thấy mình thực sự tinh hoa khi xung quanh mình toàn trường tinh hoa; Các trường đơn thuần giảng dạy sẽ chả thấy mình có cái thực sự riêng khi xung quanh mình toàn trường đơn thuần giảng dạy.
Sự sống và khát vọng đòi hỏi phải đa dạng, liên tục chuyển hóa để thăng hoa và tiến hóa. Nhưng ở bất cứ cấp độ nào cũng đều có không gian và dưỡng khí cho sự cống hiến và mỗi sự cống hiến cũng đều đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và luôn được ghi nhận.
Vì thế, cá nhân tôi cho rằng, để cho quả bong bóng ISI/Scopus không bị nén căng và xì hơi thì đòi hỏi phải có sự tái cấu trúc triệt để Hệ thống giáo dục đại học theo 3 nhóm trên. Cần một quyết định hành chính.
Đến lúc đó, ai cũng có thể được phong Giáo sư/Phó Giáo sư trong 3 nhóm đề cập ở trên, miễn là hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và hãy đưa các Hội đồng phong tặng về với các trường.
Giáo sư/Phó Giáo sư chẳng qua cũng chỉ là một “Promotion (sự đề bạt)” và thuộc trường đó mà thôi. Về hưu, đi làm chính trị hay không còn giảng dạy/nghiên cứu nữa thì trả lại cho trường.
Một thị trường việc làm thúc đẩy sự linh động chuyển hóa giữa 3 nhóm trường trên có nghĩa là giảng viên nhóm 3 có thể phấn đấu lên nhóm 2 hay 1; nhóm 1 hay 2 có thể xuống nhóm 3 sẽ làm cho hệ thống giáo dục luôn đổi mới, hội nhập và có tính cạnh tranh.
Tất nhiên như tôi đã phân tích, xã hội là một sự đa dạng, là tổng hòa của các mối quan hệ mà nếu mất đi sự đa dạng thì nguy cơ tàn lụi là rất cao. Đừng nghĩ một người học ở Havard ra thì phải làm ở MIT, không nhất thiết, hoàn toàn có thể về một Đại học thiên về giảng dạy để cống hiến; Tương tự, cũng đừng nghĩ một người học ở một trường XYZ lại không có cơ hội về Havard hay MIT. Tất cả do sự phấn đấu của họ thôi, cơ hội luôn rộng mở với tất cả mọi người, nỗ lực và khát vọng vươn lên luôn biến giấc mơ thành hiện thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét