ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tình hình Biển Đông sẽ như thế nào trong năm 2020? (BVN 25/12/2019)-BBC- Tin tặc VN đột nhập mạng công ty nước ngoài và giới bất đồng chính kiến (BBC 24-12-19)- Chuyên gia: Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam trong hoạt động khai thác dầu khí năm 2020 (RFA 23-12-19)-Ngoại trưởng Malaysia: Đường 9 đoạn Trung Quốc là yêu sách “lố bịch” (BVN 22/12/2019)-VN trước bước ngoặt phát triển, tha hóa và khó khăn 2020 (BVN 21/12/2019)-BBC-Trung Quốc nhượng bộ trong thỏa thuận với Mỹ (KTSG 20/12/2019)-Trần Bạch Đằng tin đô thị miền Nam 'sẽ nổi dậy' (BBC 20-12-19)-Người có công với ngành dầu mỏ thời VNCN Phạm Kim Ngọc qua đời (BBC 20-12-19)-Nghị sĩ châu Âu (S&P) yêu cầu Việt Nam đảm bảo quyền lao động và nhân quyền trước khi có thể chấp nhận thỏa thuận thương mại (BVN 20/12/2019)-Ông Trump làm gì trong thời khắc bị định đoạt số phận? (VNN 19/12/2019)-Ông Trump bị luận tội (VNN 19/12/2019)-Luật sư Nguyễn Văn Đài: Đất nước VN có thay đổi hay không phụ thuộc vào nội lực đấu tranh (BVN 19/12/2019)-RFA-Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 3) (BVN 19/12/2019)-Đoàn Hưng Quốc-
- Trong nước: Quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ mới trong năm 2020 (VNN 25/12/2019)- Lời sau cùng của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (GD 24/12/2019)-Công bố thư ông Nguyễn Bắc Son gửi vợ viết 'con gái đang cầm 3 triệu USD' (TT 23-12-19)-Nhiều cán bộ rơi vào lao lý vì thương vụ AVG bị đóng dấu mật (TN 23-12-19)-Khả năng “hầu toà” của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Mobifione mua AVG? (RFA 23-12-19)-Ông Võ Văn Thưởng: 'Nó tấn công sắp hết đạn thì mình lại cung cấp đạn cho nó bắn tiếp' (TN 23-12-19) -'Nhiều thông tin do nội bộ chúng ta đưa ra để thế lực thù địch chống phá' (TN 23/12/2019)- Trình bày sự thật qua mạng xã hội: nỗi lo của đảng! (RFA 23-12-19)-19)-Baomoi.com bị Google “gạch tên”? (KTSG 22/12/2019)-Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm (BVN 22/12/2019)-Trụ sở Tiếp công dân Trung ương lập báo cáo đề xuất với Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn thanh tra để thanh tra toàn diện dự án vườn rau Lộc Hưng (BVN 21/12/2019)- Lười học, ngại học lý luận chính trị - căn bệnh nguy hiểm (QĐND 19-12-19)-Phó Chủ nhiệm UBKT không có bằng THPT: "Tôi học giỏi' (ĐV 19-12-19)-Trào lưu xây chùa, sư thầy biến chất: Vì đâu? (ĐV 19-12-19)
- Kinh tế: Doanh nghiệp Hàn Quốc nhắm khu đất từng được giao cho con ông Trần Bắc Hà (KTSG 24/12/2019)-"Sốt" vé tàu xe ngày giáp Tết, vé máy bay "ế" vì giá cao (KTSG 24/12/2019)-VeXeRe gọi vốn thành công từ ba nhà đầu tư châu Á (KTSG 24/12/2019)-Phát triển thương hiệu gạo: Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà khoa học (KTSG 24/12/2019)-Có hay không chuyện hãng tàu lạm thu phụ phí nhiên liệu (KTSG 24/12/2019)-Giấc mơ đưa mọi gian hàng lên thế giới trực tuyến (KTSG 24/12/2019)-Tấn công tự động và deepfake: hai “bóng ma” của an ninh mạng trong năm tới (KTSG 24/12/2019)-"Vua tôm" Minh Phú chuyển đổi số để giành thị phần thế giới (KTSG 24/12/2019)-CEO Boeing ra đi giữa cao trào khủng hoảng (KTSG 24/12/2019)-Masan muốn lấn sân sang mảng bột giặt (KTSG 24/12/2019)-Vàng thế giới và trong nước tăng giá trước thềm Giáng Sinh (KTSG 24/12/2019)-Nhật Bản: Doanh nghiệp mở bảo tàng, công viên để quảng bá sản phẩm (KTSG 24/12/2019)-Nguy cơ phán quyết trọng tài thương mại bị hủy (KTSG 24/12/2019)-Doanh nghiệp bền vững và yêu cầu kinh doanh liêm chính (KTSG 24/12/2019)-Có gia cầm và thủy sản bổ sung, Tết không lo thiếu thực phẩm (KTSG 24/12/2019)-Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (VOV 24-12-19)-vì có ô. Nguyễn Đức Kiên?- Phải loại đi những cán bộ nhũng nhiễu phiền hà, gây khó khăn cho doanh nghiệp (GD 24/12/2019)-NXP-Nghiên cứu phản ánh của báo chí về văn hóa, du lịch (GD 24/12/2019)-Xử lý nghiêm vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật (GD 24/12/2019)-Khẩn trương lập điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Chu Lai (GD 24/12/2019)-
- Giáo dục: Vụ trưởng Lê Thị Thanh Nhàn vô cảm với thầy cô trường Tôn Đức Thắng (GD 25/12/2019)-Em không nâng, phải gánh thành tích của cả trường đấy? (GD 25/12/2019)-Phản biện hay tiếp thị sách! (GD 25/12/2019)-Cảm động thầy Hiệu trưởng xin gạo cho học sinh vùng cao (GD 25/12/2019)-Phụ huynh làm đơn nói cô giáo ở Thủ đô đánh, giật tóc, xé vở, đạp vào bụng trẻ (GD 25/12/2019)-Nhận diện “nhóm lợi ích” trong trường học (GD 25/12/2019)-Hiệu trưởng trường Nguyễn Du cấu kết cán bộ phường trưng dụng đất công (GD 25/12/2019)-Thành tích, danh hiệu và nỗi buồn xin điểm ở cấp Tiểu học! (GD 25/12/2019)-Người trẻ bước ra thế giới: Tham vọng thôi chưa đủ, còn cần tri thức và kỹ năng (GD 25/12/2019)-Lộ trình thực hiện chương trình mới giáo dục phổ thông mới của Đà Nẵng ra sao? (GD 25/12/2019)-Mạng lưới trường lớp cần được quy hoạch lại (GD 25/12/2019)-Người thầy của nhiều thế hệ vật lý Việt Nam (ĐĐK 23-12-19)- Nguyễn Hoàng Phương
- Phản biện: Câu chuyện về bức ảnh lịch sử sang trang (BVN 25/12/2019)-Trần Trung Đạo-Nỗi lo chủ quyền từ ông Tổng Trọng dự báo rắc rối 2020? (BVN 25/12/2019)-Quang Thành-Hạn trâu ngựa lại tìm trâu ngựa (BVN 25/12/2019)-Phạm Đình Trọng- Francisco de Pina – ông tổ của chữ quốc ngữ (GD 24/12/2019)-GS Roland Jacques-“Vị Xuyên & thế sự Việt – Trung”, giải mã cuộc chiến tranh có nguy cơ bị bỏ quên (KTSG 24/12/2019)-Đặng Văn Sinh-Làm không nổi một bộ sách giáo khoa, Bộ Giáo dục đang buông bỏ trách nhiệm! (GD 21/12/2019)-Thanh Sơn-Cho một người vừa chết, cho một người mỏi mòn (BVN 20/12/2019)-Tuấn Khanh-Giấc mơ Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại phát triển? (BVN 18/12/2019)-Trần Thị Sánh-Tiếng Việt và chữ Việt với vận mệnh Dân tộc (BVN 17/12/2019)-Hà Sĩ Phu-
- Thư giãn: 'Ở đâu dễ kiếm tiền nhất thế giới?' (VNN 24-12-19)- 'Cười bò' với loạt ảnh chế thịt heo đắt hơn vàng của cư dân mạng (VNN 23/12/2019) -Biệt thự của đại gia nức tiếng Hàng Đào: Rộng 200m2, trả trăm tỷ không bán (VNN 22/12/2019)-
FRANCISCO DE PINA-ÔNG TỔ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ
Roland Jacques/GDVN 24-12-2019
Vừa qua, hai giáo sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes bị dừng đặt tên đường tại Thành phố Đà Nẵng khiến dư luận tranh cãi trái chiều.
Với Alexandre de Rhodes, nhiều tài liệu đã viết rõ về ông, nhưng Francisco De Pina thì còn quá ít người biết đến do thiếu nguồn tham khảo.
Chúng tôi ghi lại tham luận của Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Roland Jacques (người gốc Pháp hiện sống ở Canada) tại “Hội thảo khoa học 100 năm chữ quốc ngữ” tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cho bạn đọc có thêm một góc nhìn về Francisco de Pina.
Chúng tôi cô gắng chuyển tải tham luận này theo văn phong của Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Roland Jacques (Giáo sư trình bày bằng tiếng Việt).
Tham luận “Vài suy niệm về Francisco de Pina và những bước đầu tiên trong việc hình thành chữ quốc ngữ”.
![]() |
Giáo sư Roland Jacques (ngoài cùng bên phải). (Ảnh do tác giả cung cấp) |
Francisco de Pina – một học giả người Bồ Đào Nha
Francisco de Pina (1585-1625), là giáo sĩ người người Bồ Đào Nha gia nhập Dòng Tên (Thành phố Coimbra) lúc 19 tuổi.
Sau khi tốt ngiệp, ông được sai đến Đông Ấn vào năm 1608 và tiếp tục học về Văn hóa và Thần học tại Học viện Macau.
Francisco de Pina sinh ra và qua đời trong những năm đen tối của triều đại Filipe (Bồ Đào Nha). Nhưng trong những năm này, những người yêu nước đã đứng lên để duy trì sự tinh khiết và đặc thù của tiếng Bồ Đào Nha.
Cũng trong những năm đó, tác phẩm của nhiều tác giả về ngữ âm tiếng Bồ Đào Nha thông qua chính tả đã trở nên nổi tiếng. Tất cả những công trình đó là những công cụ giúp Francisco de Pina giải quyết ngữ âm của tiếng Việt sau này.
Trong các ngôn ngữ tiếng Latinh, tiếng Bồ Đào Nha có ngữ âm, cả phụ âm và nguyên âm phức tạp hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ Việt Nam cũng vậy. Vào đầu thế kỉ 17, nó (tiếng Việt) bị coi là một phương ngữ dân làng, không có khả năng mang văn hóa. Việc quản trị, giáo dục học tập và cả thơ ca đều phải dùng đến tiếng Trung Hoa.
Hệ thống chữ Nôm không thể vượt qua một cố gắng mông lung về ngữ âm tiếng Việt.
Đây chính là trực giác phía đằng sau quốc ngữ: những người tiên phong (giáo sĩ phương Tây) muốn trả lại cho ngôn ngữ Việt Nam một vị thế cao quý.
Họ cần một công cụ chính xác để khắc phục những thiếu sót, cùng với cách phát âm chính xác, đồng thời toát lên vẻ đẹp âm nhạc, nhịp điệu và tính biểu cảm của nó.
Tất nhiên, ngữ âm của tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt rất khác nhau, nhưng việc nghiên cứu về ngôn ngữ Bồ Đào Nha trước kia đã đóng góp một phương pháp hiệu quả. Nhờ đó, Francisco de Pina và môn đệ của ông có thể mô tả chính xác các âm vị và ghi chép chúng cách cố định bằng chữ cái Latinh bởi sự trợ giúp của các dấu phụ.
Sau khi Francisco de Pina qua đời, chính tả tiếng Việt trải qua một vài thay đổi, nhưng rất ít. Điều chỉnh quan trọng nhất là do từ điển mang tên Pigneau de Béhaine.
Tác phẩm này nổi lên vào một thời điểm mới, khi chữ quốc ngữ không còn nằm dưới sự kiểm soát của của người châu Âu, mà trở thành đặc quyền của thế hệ trẻ Việt nam.
Sau năm 1625 (Francisco de Pina qua đời), tất cả những người tham gia vào việc soạn thảo tác phẩm đã được Francisco de Pina dự kiến, đó là từ điển được xuất bản vào năm 1651, sử dụng tiếng Bồ Đào Nha (có một phần công lao của Alexandre de Rhodes).
Francisco de Pina với nền văn hóa Việt Nam
Francisco de Pina không giống như những người truyền giáo khác đã quan niệm việc La Mã hóa (Bồ-đào-hóa) tiếng Việt là một công cụ thiết thực để truyền giáo.
Francisco de Pina tin rằng, ông và các đồng nghiệp nên có mối quan hệ mật thiết hơn với quốc gia, với tâm lí và văn hóa của người Việt Nam.
Nếu không, việc gieo Tin Mừng (truyền đạo – tác giả) vẫn là một việc bên ngoài, uổng công vì không bén rễ sâu và chỉ sinh hoa quả còi cọc.
Francisco de Pina quan tâm đến quy tắc của ngôn ngữ (tiếng Việt), nếu không, người học chỉ biết đến những dãy từ vô nghĩa, và Kitô giáo sẽ bị mất uy tín ngay từ đầu, vì không có khả năng nói đúng.
Ngoài cú pháp (quy tắc), Francisco de Pina cũng rất quan tâm đến ngữ nghĩa tiếng Việt – việc này khó khăn hơn nhiều so với việc sửa lỗi phát âm.
Ngoài ra, Francisco de Pina còn quan tâm đến khối chữ vuông, chức là chữ Nôm của người Việt.
Có một chuyện thật đáng tiếc là, khi từ điển Alexandre de Rhodes được xuất bản thì các sử gia không hề nhắc đến công lao của Francisco de Pina vì những lí do khác nhau.
Về sau, từ điển của Pigneaux (Bá Đa Lộc) được xuất bản hay Paulus Huỳnh Tịnh Của hoặc Petrus Trương Vĩnh Kí dịch các văn bản văn học ra chữ quốc ngữ cũng xuất phát từ ý tưởng của Francisco de Pina.
Chúng tôi có thể khẳng định rằng, ngày nay tầm nhìn của nhà tiên phong Francisco de Pina đang dần dần hiện thực hóa trước mắt chúng ta.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Tất cả những ai yêu thích ngôn ngữ Việt Nam và ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngôn ngữ này phải biết cách bày tỏ lòng tôn kính đối với Francisco de Pina – ông tổ của quốc ngữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét