ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Quan điểm xử lý của Việt Nam với các vấn đề quốc tế nóng khi vào HĐBA (VOV 12-12-19)- Những người chết mòn vì rác điện tử (VnEx 12-12-19)-David Hutt: 'VN sẽ mất đảng CS nhanh hơn nếu liên kết với TQ' (BBC 12-12-19)-Tin tặc Việt Nam được chính phủ hậu thuẫn đánh cắp bí mật thương mại của BMW và Huyndai (RFA 12-12-19)-Hacker ‘được nhà nước VN hậu thuẫn’ tấn công hãng xe BMW và Huyndai (VOA 11-12-19)-Việt Nam rập theo khuôn kiểm soát internet của Trung Quốc? (RFA 11-12-19)-Trung Quốc trong Sách Trắng Quốc phòng ‘bốn không’ của Việt Nam (VOA 11-12-19)-Việt Nam liên tục có các phiên tòa 'tuyên truyền chống nhà nước' (BBC 11-12-19)-Andre Menras: ‘Việt Nam có một chế độ lạ đời’ (VOA 11-12-19)-Nga - Việt cùng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác dầu khí (Zing 11-12-19)-Nỗi sợ hãi Trung Quốc mới (viet-studies 11-12-19)-Đảng Xanh yêu cầu hoãn lại việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA và bãi nhiệm Ủy viên báo cáo ZAHRADIL (BVN 11/12/2019)-Có tới 300 tù nhân chính trị tại Việt Nam (BVN 11/12/2019)-
- Trong nước: Hai tàu quét mìn của Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng (GD 13/12/2019)-Sách trắng Quốc phòng: Việt Nam ‘hòa bình và tự vệ’ (TVN 12/12/2019)-161 sinh viên Việt Nam không đến trường chứ không mất tích tại Hàn Quốc (GD 12/12/2019)-Quan chức Quảng Ngãi phân trần việc con du học bằng ngân sách không về (VNN 12/12/2019)-Thủ tướng muốn nghe những câu hỏi thẳng, không khuôn mẫu của thanh niên (VNN 12/12/2019)- Thực hư chuyện ‘công đoàn’ độc lập được thừa nhận ở VN? (BVN 12/12/2019)-Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh (GD 11/12/2019)-Thủ tướng mời cơm thân mật đội tuyển bóng đá vô địch SEA Games (VNN 11/12/2019)-Cựu chiến binh đội đơn khẩn thiết kêu oan cho con trai (GD 11/12/2019)-94% người dùng Internet ở Việt Nam lên mạng hàng ngày (KTSG 11/12/2019)-Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải: Xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm đã phát hiện (NLĐ 11-12-19)-bao gồm sai phạm DA TISCO II ?
- Kinh tế: Thi đua nuôi heo không kháng sinh ở Đan Mạch (KTSG 12/12/2019)-Thời báo Kinh tế Sài Gòn vinh danh doanh nghiệp vì cộng đồng (KTSG 12/12/2019)-Bộ Công an cảnh báo tin nhắn giả mạo thương hiệu ngân hàng (KTSG 12/12/2019)-Liệu Mỹ - Trung có đạt được thỏa thuận thương mại trước vòng áp thuế mới? (KTSG 12/12/2019)-Bộ KH&ĐT muốn có khu công nghiệp dành riêng cho DN Nhật (KTSG 12/12/2019)-Doanh nghiệp sản xuất lúa gạo vẫn "khát" vốn (KTSG 12/12/2019)-Lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ, Fed giữ nguyên lãi suất (KTSG 12/12/2019)-88% khách Trung Quốc đi tour "0 đồng", Đà Nẵng giải quyết sao? (KTSG 12/12/2019)-Bất động sản giảm mạnh nguồn cung (KTSG 12/12/2019)-Group “Phù thủy chữa bệnh” điểm mặt quảng cáo láo về chữa bệnh (KTSG 12/12/2019)-Thương mại điện tử thúc đẩy cuộc đua thiết bị 5G (KTSG 12/12/2019)-TPHCM sẽ có tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu từ tháng 4-2020 (KTSG 12/12/2019)-Thách thức phát triển công nghiệp ở “đầu tàu kinh tế” (KTSG 12/12/2019)-Thanh khoản tiền đồng cạn kiệt tạo áp lực lên tỷ giá (KTSG 12/12/2019)-Những góc nhìn từ sự nở rộ dịch vụ cho vay trực tuyến (KTSG 12/12/2019)-Những yếu tố tạo nên 500 tỉ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (LĐ 12-12-19)-3 chính sách tiền lương công chức, viên chức hiệu lực từ 1/1/2020 (VNN 12/12/2019)-
- Giáo dục: Những “sân sau” của hiệu trưởng (GD 13/12/2019)-Những kẻ lừa đảo đang giăng bẫy thầy cô ngay từ cổng trường (GD 13/12/2019)-Không được đóng bảo hiểm, giáo viên hợp đồng nguy cơ không được xét đặc cách (GD 13/12/2019)-Chương trình mới, thời khóa biểu buổi 2 cấp tiểu học sẽ thế nào? (GD 13/12/2019)-Nhìn từ vụ gian lận thi cử 2018, bệnh quan liêu ở Hà Giang không hề nhẹ (GD 13/12/2019)-Kì lạ, đề thi học sinh giỏi Ngữ văn cấp tỉnh giống đề Olympic như đúc (GD 13/12/2019)-Tuyển sinh đánh giá năng lực có nhiều ưu điểm nổi trội (GD 13/12/2019)-Thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn cần chú ý điều gì? (GD 13/12/2019)-Minh bạch trong việc phát hành, tiêu thụ sách giáo khoa là điều rất khó! (GD 13/12/2109)-Lãng phí đất dự án, tại sao không để tư nhân xây dựng hạ tầng rồi nhà nước thuê? (GD 13/12/2019)-Sáp nhập trường cao đẳng Nghệ thuật với trường Sư phạm thì đào tạo kiểu gì? (GD 13/12/2019)-Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo ngành cơ khí hàng không (GD 13/12/2019)-Lạng Sơn, công an vào cuộc vụ học sinh nghèo bị trừ tiền trợ cấp làm mái tôn (GD 13/12/2019)-3 giờ đối thoại với thanh niên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (GD 13/12/2019)-Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động đưa đón học sinh (GD 13/12/2019)-Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 2 đợt thi đánh giá năng lực (GD 13/12/2019)-Vì sao khó giữ chân được giáo viên tiếng Anh ở các thành phố lớn? (GD 12/12/2019)-
- Phản biện: Có thể xóa nạn tham nhũng do tư bản cấu kết cùng chính quyền? (BVN 13/12/2019)-RFA-Giải quyết vụ Vườn Rau Lộc Hưng tưởng đã xong, nào ngờ… (BVN 13/12/2019)-Thiện Ý-Thấy gì qua vụ ông Phúc đối thoại với nông dân (BVN 13/12/2019)-Trân Văn-Cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc: Có phải là đồ bỏ? (BVN 13/12/2019)-Võ Văn Quản- Liên kết hay “mafia Giáo dục?” (GD 12/12/2019)-Xuân Dương-Từ vụ Thủ Thiêm: Nhìn lại lịch sử thu hồi đất (BVN 12/12/2019)-Ngô Ngọc Trai-Phản biện, giám định xã hội và giữ vững niềm tin khoa học (NĐT 11-12-19)-Lưu Đức Hải-Ericsson và cáo buộc 17 năm đưa hối lộ ở Việt Nam (BVN 10/12/2019)-Tài Trịnh-Đâu là bản chất vụ xử lý sông Tô Lịch? (TVN 10/12/2019)-Tô Văn Trường-Thử nhìn vào cải cách ở Hà Nội (TVN 9/12/2019)-Tạ Đức Sinh-Không biết ông Nguyễn Đức Chung làm việc kiểu gì (Blog VOA 9-12-19)-Trân Văn-Không thể xuyên tạc chính sách quốc phòng của Việt Nam (CAND 9-12-19)- Trần Anh Tú- Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: Lãi suất âm (BVN 9/12/2019)-Đoàn Hưng Quốc-EVFTA : điểm mù trong cuộc vận động quốc tế của XHDS Việt Nam (BVN 9/12/2019)-Thục Quyên-Viếng trí sáng Nguyễn Thanh Giang (BVN 8/12/2019)-Phạm Đình Trọng-'Cán bộ cần dám nghĩ, dám làm, dám nói' (TVN 7/12/2019)-Lê Doãn Hợp-
- Thư giãn: Google Search 2019: 'bóng đá', 'thời tiết' hay 'thanh xuân như một ly trà'? (KTSG 12/12/2019)-Sức mạnh của sự tử tế - Có ai đó vẫn yêu mến bạn (GD 12/12/2019)-Tuổi thơ kê dép làm cầu môn, quấn lá chuối làm bóng của Văn Toản (VNN 11/12/2019)-
LIÊN KẾT HAY 'MAFIA GIÁO DỤC' ?
XUÂN DƯƠNG /GDVN 12-12-2019
Vụ việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trả thù lao hàng tháng (từ năm 2015) cho một số lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trong việc phối hợp chỉ đạo biên soạn “Bộ sách giáo khoa miền Nam” khiến dư luận dậy sóng về vụ hợp tác mà một số bài báo gọi là “đi đêm” này.
Cuối năm 2014 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 “Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Ngay trong năm 2015 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ban hành Quyết định 778/QĐ-NXBGDVN về việc “Chi thù lao Ban chỉ đạo biên soạn bộ “Sách giáo khoa miền Nam” thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 2018 Nhà xuất bản này lại ban hành tiếp Quyết số 04/QĐ-NXBGDVN “Về việc thành lập Ban chỉ đạo và mức chi thù lao Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn Bộ sách giáo khoa miền Nam”.
Câu hỏi đầu tiên cần phải đặt ra với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về ý đồ đặt tên bộ sách giáo khoa mà họ cùng nhau biên soạn là “Bộ sách giáo khoa miền Nam”?
Thậm chí quyết định 04/QĐ-NXBGDVN ban hành năm 2018 vẫn giữ nguyên tên gọi này trước khi đổi thành “Chân trời sáng tạo”!
Bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo được giới thiệu tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh hoạ: Hanoimoi.com.vn) |
Cần phải nói ngay Thành phố Hồ Chí Minh không phải là miền Nam và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không phải là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vậy “Miền Nam” mà hai đơn vị nêu trên muốn sách giáo khoa của mình “phủ sóng” là gồm những tỉnh, thành phố nào?
Được biết Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội có nhiệm vụ “Xuất bản in, phát hành sách giáo khoa và các loại sách khác phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của 29 tỉnh miền Bắc từ Hà Giang đến Hà Tĩnh”.
Nhà xuất bản Giáo dục Đà Nẵng tại phục vụ cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Nhà xuất bản Giáo dục tại Cần Thơ phục vụ cho 10 tỉnh, thành phố: thành phố Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Phần còn lại do Nhà xuất bản Giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh quản lý.
Phải chăng khu vực mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh gọi là “Miền Nam” sẽ gồm 34 tỉnh thành trừ 29 tỉnh miền Bắc?
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên”, đây là doanh nghiệp công ích kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp chi tiền cho đối tác để hợp tác làm ăn là bình thường nếu hoạt động này phù hợp với quy định hiện hành.
Ngược lại, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục và vì thế sở này không thể tự cho mình quyền biên soạn sách giáo khoa cho “Miền Nam” nếu không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Liệu có phải đây là sự lộng quyền, xem thường kỷ cương phép nước?
Câu hỏi này được đặt ra bởi Quyết định 778/QĐ-NXBGDVN viện dẫn “Hợp đồng nguyên tắc” ký ngày 25/09/2015 giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, theo đó hai bên sẽ “Tổ chức biên soạn, xuất bản bộ sách giáo khoa mới sau năm 2015”.
Phải đến ngày 27/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố “Chương trình giáo dục phổ thông mới”, trong đó quy định “Hệ thống môn học của chương trình mới” với các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
Vậy dựa vào bộ tiêu chí nào mà những người lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định ngay từ năm 2015, rằng sẽ “xuất bản bộ sách giáo khoa mới sau năm 2015”?
Câu hỏi này chỉ có hai cách lý giải:
Thứ nhất, hai đơn vị nêu trên đã có khả năng tiên tri, rằng “Chương trình giáo dục phổ thông mới” (công bố ba năm sau) sẽ trùng khớp với nội dung chương trình sách giáo khoa mà họ bắt tay biên soạn từ 2015?
Thứ hai, những người tham gia vụ liên kết này đủ tự tin, rằng những gì họ bắt tay làm sau khi Nghị quyết số 88/2014/QH13 ra đời sẽ được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố!
Nếu điều thứ hai này là đúng thì đây không phải thuộc kiểu “vận động hành lang” như cách hiểu của phương Tây mà là một biểu hiện của tham nhũng chính sách. Nói cách khác, đó là một kiểu mafia giáo dục.
Xin nói đôi chút về Dự thảo Thông tư “Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông” (Dự thảo) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không khó để thấy nhiều vấn đề cần phải bàn luận trong bản dự thảo này.
Thứ nhất, quy định tại điều 10 trong Thông tư: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo, ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư này”. (nguyên văn các từ “sở giáo dục và đào tạo, ủy ban nhân dân” viết thường, “Thông tư” viết hoa).
Như vậy đơn vị lựa chọn sách giáo khoa là các cơ sở giáo dục phổ thông.
Một khi Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đã giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo, ủy ban nhân dân cấp huyện “tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa” thì câu hỏi đặt ra là cấp huyện và các cơ sở giáo dục phổ thông có dám không thực hiện chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên là Sở Giáo dục và Đào tạo?
Liệu có ngây thơ khi cho rằng những người đã nhận tiền của nhà xuất bản vẫn đủ vô tư để không “lồng ghép” lợi ích của bên chi tiền vào chỉ đạo các đơn vị dưới quyền lựa chọn sách của nhà xuất bản này?
Thứ hai, lựa chọn sách giáo khoa là công việc chuyên môn, đòi hỏi phải am hiểu nội dung, chương trình, phải có kinh nghiệm giảng dạy, vậy quy định “đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường” tham gia Hội đồng tuyển chọn sách giáo khoa nhằm mục đích gì?
Với các trường ở vùng sâu, vùng xa, nơi bà con dân tộc ít người chiếm đa số, việc đưa đại diện cha mẹ học sinh vào rõ ràng làm khó cho họ và cũng không cần thiết.
Thứ ba, “Cơ sở giáo dục phổ thông phải hướng dẫn giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh sử dụng sách giáo khoa có bản quyền theo quy định của pháp luật”.
Trong Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà viết cơ sở giáo dục phổ thông phải hướng dẫn cả giáo viên, học sinh lẫn “cha mẹ học sinh sử dụng sách giáo khoa có bản quyền” thì thật là khó hiểu, chẳng lẽ Bộ Giáo dục cho rằng cha mẹ học sinh “sử dụng” sách giáo khoa để học tại cơ sở giáo dục?
Mục C, khoản 1 điều 32, Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/07/2020) quy định:
“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Đến 01/07/2020 chỉ còn bảy tháng, những chuyên viên chắp bút Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo có biết Luật Giáo dục hay không, nếu biết thì vì sao vẫn đưa vào Dự thảo một quy định trái luật? Phải chăng họ đã chuẩn bị tư thế để bảy tháng nữa còn có việc để làm?
Xin không bàn tiếp về chính tả, văn phạm và một số vấn đề khác trong một văn bản quy phạm pháp luật, khi cơ quan ban hành lại là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trở lại câu chuyện Nhà xuất bản Giáo dục chi tiền cho một số lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, theo quy định tại Thông tư số: 51/2019/TT-BTC “Hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nguồn kinh phí thực hiện được quy định như sau:
“Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương theo nguồn ngân sách (ngân sách địa phương, ngân sách lồng ghép trong các chương trình đề án và các nguồn kinh phí khác), gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành”.
Vậy khi xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có trừ đi khoản tiền mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chi cho những người tham gia?
Liên quan đến điều này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:
"Việc nhà xuất bản bồi dưỡng thù lao cho lãnh đạo, chuyên viên của sở vì chúng tôi đã tổ chức các hoạt động tập huấn định hướng về chuyên môn để đội ngũ viết sách viết đúng định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phát triển năng lực, phẩm chất người học".
Cần phải thấy rằng “các hoạt động tập huấn định hướng về chuyên môn” là nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo, không phải hoạt động “làm thêm” để cùng lúc nhận lương và tiền của đơn vị kinh doanh.
Sự “đi đêm” giữa doanh nghiệp công ích và cơ quan quản lý nhà nước trong biên soạn sách giáo khoa nếu không được chấn chỉnh chắc chắn sẽ biến thị trường sách giáo khoa thành “sân sau” của quan chức đương quyền, thiệt hại không chỉ là học sinh, mà là nền giáo dục nước nhà.
Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là cơ quan chủ quản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cấp trên của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, có lẽ hơi khó để các vị lãnh đạo bộ này thực sự nghiêm khắc trong xử lý vụ việc.
Thiết nghĩ cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan phòng chống tham nhũng cấp cao để vụ việc không bị “chìm xuồng”.
- Sách giáo khoa vẫn là câu chuyện chứa đựng nhiều điều bí mật!
- Ban soạn thảo sách giáo khoa nhận tiền Nhà xuất bản là bất chấp pháp luật
- Kỳ lạ, Ban soạn thảo sách giáo khoa miền Nam nhận tiền từ Nhà xuất bản
- Yêu cầu giải trình khẩn vụ Sở Giáo dục nhận thù lao tháng của Nhà Xuất bản
- Ông Lê Hồng Sơn nói nếu không có thù lao của nhà xuất bản thì ai làm sách?
- Đã nhận tiền của nhau thì làm sao còn khách quan khi chọn sách giáo khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét