ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Trump làm gì trong thời khắc bị định đoạt số phận? (VNN 19/12/2019)-Ông Trump bị luận tội (VNN 19/12/2019)-Luật sư Nguyễn Văn Đài: Đất nước VN có thay đổi hay không phụ thuộc vào nội lực đấu tranh (BVN 19/12/2019)-RFA-Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 3) (BVN 19/12/2019)-Đoàn Hưng Quốc- Trung Quốc “dè chừng” với thỏa thuận mua 200 tỉ đô la hàng hóa và dịch vụ Mỹ (KTSG 18/12/2019)-Hy vọng gì cho Blogger Lê Anh Hùng khi người bị tố cáo Hoàng Trung Hải đang bị xem xét kỷ luật? (BVN 18/12/2019)-RFA-Những cái chết non(VOA 17-12-19)-vụ án AVG-Donald Trump ghi kỷ lục chưa từng có, sức mạnh cho 1 cuộc chơi mới (VNN 17/12/2019)-Bài phát biểu của bà Maria Arena Chủ tịch uỷ ban Nhân quyền EU với cộng đồng người Việt ở Âu châu trong ngày 10/12/2019 (BVN 17/12/2019)-Thế kỷ Trung Quốc sẽ chấm dứt nhanh hơn lúc nó bắt đầu? (BVN 17/12/2019)-Các cuộc biểu tình Hong Kong thách thức quan niệm ‘thế lực ngoại bang’ của Bắc Kinh (BVN 16/12/2019)-BBC- Triển vọng đối tác chiến lược Việt-Mỹ (viet-studies 15-12-19)-Nguyễn Quang Dy-
- Trong nước: Gian lận thi cử Sơn La, khởi tố thêm 4 đối tượng tội đưa và nhận hối lộ (GD 18/12/2019)-Vụ án Hồ Duy Hải: Những dấu hiệu phạm tội của Nguyễn Văn Nghị (BVN 18/12/2019)-Tiền hối lộ đựng trong thùng các tông và 200.000 USD tưởng là quà mừng Tết (GD 17/12/2019)-Cho ý kiến bước đầu chuẩn bị kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14 (GD 17/12/2019)-Vụ án AVG: Đề xuất thuê tư vấn về kinh doanh truyền hình bị bỏ qua (KTSG 17/12/2019)-Xét xử vụ MobiFone mua AVG: Các bị cáo đẩy tội cho cấp trên (NLĐ 17-12-19)-'Cái gì cũng trả lời không biết thì làm bộ trưởng làm gì?' (TT 17-12-19)-Nguyễn Bắc Son - 'tổng đạo diễn' thương vụ AVG (TT 17-12-19)- Cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và đồng phạm hầu tòa (Zing 16-12-19)-Vụ AVG: Văn bản tài chính dự án trong nội bộ Mobifone được đóng dấu mật để bưng bít thông tin (KTSG 16/12/2019)- Đại án AVG: Trương Minh Tuấn không đồng ý nhưng Nguyễn Bắc Son chỉ đạo phải ký (NNVN 15-12-19)-Vì sao du học sinh Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc? (VnEx 14-12-19)-Hàn Quốc, miền đất hứa của người Việt trẻ? (PN 13-12-19)-Hàn Quốc đau đầu với du học sinh Việt bỏ học làm chui (VnEx 13-12-19)-
- Kinh tế: Mảng xanh và bụi mịn (KTSG 19/12/2019)-Cùng lúc 6 dự án đầu tư vào R&D tại khu công nghệ cao TPHCM (KTSG 18/12/2019)-Tàu biển lớn nhất của hãng Costa đưa 4.000 khách đến Đà Nẵng (KTSG 18/12/2019)-toàn là khách TQ từ Thẩm Quyến-Khánh Hòa: đón 7 triệu lượt du khách/năm, khách sạn vẫn "ế" (KTSG 18/12/2019)-Kinh tế toàn cầu đang "hồi sinh" (KTSG 18/12/2019)-Nghịch lý kéo dài: rác thải ô nhiễm và thiếu rác để tái chế (KTSG 18/12/2019)-Giá dầu năm 2020: PV Gas dự báo 63-65 đô la Mỹ/thùng (KTSG 18/12/2019)-Nhật Bản mở cửa thị trường cho quả vải của Việt Nam (KTSG 18/12/2019)-Kinh tế Nga phục hồi, dự kiến mở lại chuyến bay thuê bao đến Phú Quốc (KTSG 18/12/2019)-Vingroup nói gì khi đóng cửa Adayroi.com? (KTSG 18/12/2019)-TPHCM kiểm tra 101 dự án nhà ở ven sông tại 9 quận, huyện (KTSG 18/12/2019)-Then chốt vẫn là đất đai và con người (KTSG 18/12/2019)-về dự thảo NĐ chuyển ĐVSNCL thành CTCP-Tân Sơn Nhất mất điện 4 phút, nhà quản lý nói không ảnh hưởng chuyến bay (KTSG 18/12/2019)-PSD2 - thách thức mới của ngân hàng truyền thống (KTSG 18/12/2019)-Thủy điện thiếu nước, thiếu hụt 4,82 tỉ kWh điện (KTSG 18/12/2019)- Tốc độ gấp 4 lần, Việt Nam ngược dòng lên top đầu thế giới (VNN 18/12/2019)-Việt Nam coi trọng phát triển hợp tác với Nhật Bản (GD 18/12/2019)-Việt Nam cam kết mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài (GD 18/12/2019)-Chỉ đạo ban hành Nghị định về kinh doanh vận tải bằng ô tô trước 30/12/2019 (GD 18/12/2019)-Vincommerce sắp đóng cửa Adayroi.com? (KTSG 18/12/2019)-
- Giáo dục: Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng bàn về người thầy trong thời đại mới (1) (GD 19/12/2019)-Thầy Thuyết nói, sách Tiếng Việt 1 mới, dạy được ngay, không cần tập huấn (GD 19/12/2019)-Những quy định nào đang bó chặt chủ trương tự chủ đại học của Trung ương? (GD 19/12/2019)-Cái tát vào truyền thống, vứt bỏ cả tôn sư trọng đạo! (GD 19/12/2019)-Phòng, Sở ra đề kiểm tra: Giáo viên sợ nhất điều gì? (GD 19/12/2019)-Thầy cô xưng hô với học trò phổ thông như thế nào cho phù hợp? (GD 19/12/2019)-Xảy ra nhiều trường hợp học sinh ở Sài Gòn quyên sinh ở nhà (GD 19/12/2019)-Tập huấn, bồi dưỡng nhiều đang làm khó giáo viên, nhà trường (GD 19/12/2019)-Bậc học phổ thông hiện có nhiều giáo viên không có khả năng ra đề thi (GD 19/12/2019)-Ký túc xá Mỹ Đình bị xẻ thịt, nhếch nhác, xuống cấp trầm trọng (GD 19/12/2019)-Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh phải họp báo vụ nhận thù lao của Nhà Xuất bản (GD 19/12/2019)-Thầy giáo Tổng phụ trách đội đam mê với giáo dục lý tưởng! (GD 19/12/2019)-Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng về việc thực hiện Luật Giáo dục đại học (GD 19/12/2019)-Không khởi tố vụ án hình sự vụ phụ huynh ở Xuân Khanh bị đe dọa tạt a-xít (GD 19/12/2019)-Nhiều giáo viên huyện Kỳ Sơn gửi lời cảm ơn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GD 19/12/2019)-Trường Đại học Tôn Đức Thắng khen thưởng sinh viên đạt huy chương SEA Games 30 (GD 18/12/2019)-khâm phục!-Sách Toán hiện hành phải giáo sư toán học có trình độ tốt mới hiểu hết được (GD 18/12/2019)- sách lớp nào ?-
- Phản biện: Kinh tế Việt Nam: Nguồn lực thì yếu, sử dụng lại kém hiệu quả (BVN 19/12/2019)-Bùi Trinh- Tẩy chay nhiệt điện than và bài toán nan giải (TVN 18/12/2019)-Lương Bằng-Giáo viên Hà Nội “ngậm cay, nuốt đắng”, Công đoàn Giáo dục ở đâu? (GD 18/12/2019)-Xuân Dương-Tại sao “quân đội trung với Đảng” lại trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân? (viet-studies 18-12-19)-Nguyễn Hữu Đồng-Giấc mơ Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại phát triển? (BVN 18/12/2019)-Trần Thị Sánh-Vinh danh người Việt – SỪNG TÊ (BVN 18/12/2019)-Từ Thức- Tiếng Việt và chữ Việt với vận mệnh Dân tộc (BVN 17/12/2019)-Hà Sĩ Phu- Thuốc Hối hận (GD 16/12/2019)-Xuân Dương-Triển vọng đối tác chiến lược Việt-Mỹ (BVN 16/12/2019)-Nguyễn Quang Dy-Công Đoàn trong Luật Lao Động mới có thật sự độc lập? (BVN 16/12/2019)-Ca Dao-Thân phụ Tiến sĩ Phạm Chí Dũng mong muốn vận động để con trai cụ được trả tự do (BVN 16/12/2019)- Nguyễn Tường Thụy-Tiếng kêu cứu của Lê Anh Hùng từ Trại tâm thần – “trại tù trá hình” (BVN 16/12/2019)-Ngô Thị Hồng Lâm-Sài Gòn và sự lạm dụng quyền lực (BVN 15/12/2019)-Giang Tử-QUAN ĐIỂM Tăng trưởng nhưng không phát triển: Khi GDP không làm nên tất cả (BVN 14/12/2019)-Bùi Công Trực-Giải quyết vụ Vườn Rau Lộc Hưng tưởng đã xong, nào ngờ… (BVN 13/12/2019)-Thiện Ý-Từ vụ Thủ Thiêm: Nhìn lại lịch sử thu hồi đất (BVN 12/12/2019)-Ngô Ngọc Trai-
- Thư giãn: Tăng ít nhất 10 năm tuổi thọ nếu bạn duy trì 8 hành động đơn giản (VNN 19/12/2019)-Bóp còi xe liên miên là người yếu đuối (KTSG 18/12/2019)-
HÀN QUỐC, MIỀN ĐẤT HỨA CỦA NGƯỜI VIỆT TRẺ ?
DUY TRÂN/ PN 13-12-2019
Một lớp học trong trường Đại học Incheon. Ảnh: INU
“Có làm, có chịu”
Sau khi đến Hàn Quốc theo khóa học ngoại ngữ ngắn hạn vào đầu năm 2019, các sinh viên biến mất chỉ sau 3-4 tháng theo học, tức là các bạn đã khá am hiểu tiếng Hàn, khá rành rẽ về “đường đi nước bước”, để có thể im thin thít và lặn mất tăm. Cảnh sát nghi ngờ những du học sinh trên đã bỏ trốn với hy vọng tìm được việc làm chỉ sau một thời gian ngắn học tiếng Hàn.
Từ lâu, Hàn Quốc đã là miền đất hứa cho những người trẻ. Với sức hút của phim Hàn, thần tượng Hàn, và mọi thứ mỹ phẩm, sản phẩm hào nhoáng khác. Nếu như những cô dâu Việt (đa phần ở miền Tây Nam bộ) chọn lấy chồng Hàn như một giải pháp đổi đời thì những lao động trẻ ở miền Trung lại có xu hướng “đổi đời” bằng xuất khẩu lao động. Nhưng nếu sang châu Âu, chi phí bỏ ra đến hàng tỷ đồng, còn sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, chi phí chỉ một vài trăm triệu đồng.
Ở các vùng quê của Hàn Quốc, công việc rất nhiều, do người trẻ Hàn bỏ ra thành phố, việc nặng không ai làm. Tiền công làm vườn, ruộng, công nhân ở Hàn Quốc quy ra tiền Việt cũng mấy trăm ngàn đến hơn 1 triệu đồng/ngày. Nếu đi làm, không se sua thì dư dữ lắm. Có tiền, hội nhập tốt thì chuyện sở hữu xe hơi, học lên cao và xin quốc tịch Hàn càng dễ hơn.
Nhưng các công việc này gần như là làm chui, rất cực và không có bảo hiểm, an sinh. Có sức thì làm, bị tai nạn thì ráng chịu. Và nguy hiểm nhất là luôn có tai nạn với người mới qua, do chưa quen việc, do không đội nón bảo hộ, không mang găng tay. Một khi bị tai nạn rồi thì vô cùng khốn khổ vì cũng như lương, chi phí y tế, sức khỏe ở Hàn không hề rẻ.
Làm nông ở Hàn có việc quanh năm, nhưng có sức để làm thì mới trụ nổi. Mùa hè nắng nóng, mùa xuân và thu lạnh, còn mùa đông thì khỏi nói. 5g sáng, ra đồng trong không khí tờ mờ, đốt lửa sưởi và lao vào công việc. Trưa chừng 12g nghỉ 30 phút ăn cơm, có khi tay run chưa mở kịp hộp cơm lạnh cóng thì đã tới giờ làm tiếp. Làm đến khi chạng vạng thì nghỉ. Công việc làm đồng ở Hàn cũng na ná như ở vùng quê xứ Việt nhưng nhiều hơn, nặng hơn, tỉ mỉ hơn, áp lực hơn.
Quê nhà, đất mình, mệt thì nghỉ chút cho lại sức. Xứ người, không có chuyện đó. Làm khoán. Anh phải xong công việc như các người xung quanh, anh chậm thì ảnh hưởng cả dây chuyền. Ngày mai, có thể tài xế không cho anh lên xe đi làm, hay chở anh đến chỗ nào có công việc bèo nhất, mặc anh xoay xở. Vì tài xế Hàn như anh cai, phải vừa làm vừa coi chừng “lính” của mình, lính dở thì chủ vườn, chủ ruộng ngày mai không cho anh “đổ quân” nữa.
Người ở nông thôn Hàn khoái lao động Việt
Người Hàn ở quê thích mướn người Việt, vì người Việt làm kỹ, chăm chỉ, cần cù, không phàn nàn về công xá. Xin mở ngoặc nói thêm, đất Hàn là đất hứa nên người tha hương đông lắm, tóc vàng có Đông Âu, tóc xoăn có châu Phi, da nâu có Ấn Độ, tóc đen có Trung Quốc, Camphuchia, Thái Lan và Việt Nam. Dân Đông Âu có sức nhưng lười, mang vác như lực sĩ nhưng thích tụ tập ngồi uống rượu, hút thuốc hơn làm. Dân châu Phi và Ấn Độ cũng rất khỏe, nhưng không tỉ mỉ; họ khoái làm thời vụ và thường lựa chọn công việc. Người Thái Lan và Camphuchia cũng vậy, đa phần thích làm bên xây dựng vì tiền nhiều hơn. Người Trung Quốc, hễ có thể là tụ về một nhóm, họ khoái làm môi giới hơn.
Chỉ có người Việt không nề hà, giao gì cũng làm, có tiền là làm. Ham nhất là làm khoán, vì làm khoán thì tính công theo sản phẩm. Họ có thể bỏ ăn, làm miệt mài, nhất là vượt định mức để có thêm tiền thưởng. Cho nên, công xá người Việt ngày càng thấp dần, do phá giá nhau, do cạnh tranh, do ham công tiếc việc. Cũng vì vậy mà người Việt dễ bị bệnh, bị tai nạn.
Vài năm gần đây, đã có một số nông trang, nhà vườn là “thiên đường” của người Việt. Đó là nông trang của dạng chồng Hàn - vợ Việt. Vô đây làm, không sợ không biết tiếng, không bị chèn ép. Nhưng cũng hiếm hoi, vì “bà chủ” luôn chọn người thân đưa từ nhà sang, không có người, không kịp việc mới kêu bên ngoài.
Hiện đang có những tổ chức đưa người thời vụ sang, nên lao động tự do trên các cánh đồng, vườn cây, nhà xưởng (khu thu hoạch, sơ chế) càng bị cạnh tranh dữ dội.
Có khá nhiều lao động tuổi trung niên Việt sang Hàn, bỏ cuộc ngay sau một tháng, một năm. Rồi sau đó, đối mặt với áo - cơm - gạo - tiền, lại nhấp nhổm muốn sang. Cũng có khá nhiều người trung niên Việt chăm chỉ học tiếng Hàn, chăm chỉ làm việc và chăm chỉ hội nhập. Họ có thể giữ liên lạc với chủ vườn, chủ xe để có việc làm quanh năm. Họ đồng vợ đồng chồng cùng làm, cùng đi chợ, nấu ăn, tự trả tiền nhà trọ. Trước đây, 2-3 năm, họ về một lần, giờ một năm về hai lần, tránh mùa hè và mùa đông. Họ mua đất, cất nhà, chuẩn bị cho ngày mai êm ấm.
Có rất nhiều cô dâu Việt chọn cách giúp thân nhân mình như vậy. Họ bỏ ra một cục tiền cho thân nhân làm hồ sơ, rồi qua Hàn đi làm trả lại. Người chăm chỉ, giỏi giang sẽ mau chóng tích lũy sau khi trừ nợ, sinh hoạt, ăn uống. Còn người lười biếng, không cầu tiến, sẽ mãi trong cái vòng luẩn quẩn.
Du học, đường đi hợp pháp để… làm “chui”
Gần đây, những tay cò (là người Việt lao động bên Hàn) vẽ ra con đường hợp pháp là “du học sinh”, an toàn hơn đi du lịch rồi trốn, hay hợp tác lao động rồi bỏ ra ngoài… Dĩ nhiên, ở đâu cũng có những ngôi trường cho du học sinh đến học, miễn là đóng học phí. Cứ hồ sơ hoàn thiện, cứ đi học tiếng Hàn, cứ săn mọi chương trình bằng mọi giá miễn là qua tới Hàn Quốc. Rồi đừng trốn liền, cho quen đường đi nước bước đã. Hồ sơ du học sinh dễ đi hơn lao động hợp tác và du lịch, vì họ nghĩ rằng… ít trốn hơn. Rồi sau khi có “ai đó” chứa chấp, bảo đảm có việc tốt là làm ngay, thì hãy “bùm”, bỏ học, ra ngoài đi phụ quán, đi buôn bán, đi làm xưởng, làm vườn, làm đồng, có tiền tươi lo cho bản thân và gửi về cho bên nhà trả nợ.
Có những lý giải: học cũng tốn một đống tiền, mà liệu “biết ra sao ngày sau”. Thôi cứ bỏ một cục (tiền), cho sang Hàn. Nếu đi làm kiếm đủ tiền học thì học, không thì ra ngoài làm. Các phụ huynh ấy đều chưa thấy viễn cảnh đồng tiền xứ người nhọc nhằn ra sao. Các bạn trẻ có sức đó, nhưng liệu có đủ trình để lường trước mọi rủi ro rình rập.
Có những du học sinh cuối tuần không học, đi ra vùng nông thôn làm những việc nhẹ như hái trái, thu hoạch rau. Họ luôn bị các tiền bối quen việc “nặng nhẹ”, vì sợ làm giảm năng suất chung. Họ bị những tay cò khả ố sờ mó, đụng chạm. Họ dễ bị xiêu lòng trước những lời có cánh “việc nhẹ lương cao”, rồi sau đó là triền miên làm việc. Cũng có những câu chuyện về người trẻ trước cám dỗ, sa chân, kiếm tiền bằng việc bán nhan sắc, sức khỏe qua đêm, lại rơi vào cái hố sâu ăn chơi, tiêu xài, mua sắm.
Ở đâu cũng phải cày. Hãy thử cày hết sức nơi quê nhà trước đã. Nhiều người trẻ thích đi, nhưng cũng không ít phụ huynh đẩy con cái qua xứ người bán sức, bán thân để mình được vênh vang với dòng họ, xóm làng.
Tôi nhớ một gã Hàn, ở một thân một mình. Gã nói nhà nghèo, cha mẹ gã là nông dân. Gã không có chí làm nông, nên ra chợ buôn bán, rồi đi làm xưởng. Bao nhiêu năm qua, cha mẹ ra sao, gã cũng chẳng biết, vì ai lo phần người nấy. Có lần, gã hỏi tôi: “Sao cha mẹ xứ bạn thích đẩy con cái vào cái tròng chữ hiếu, càng trưởng thành thì yêu cầu trả hiếu càng cao? Xứ người đâu phải cái gì cũng tốt, sao không lo kinh tế bên nhà cho tốt mà cứ phải liều mạng xa xứ, rồi đánh đổi bằng mạng sống?”.
Đó là khi tôi đi ra nhà thờ học tiếng Hàn, theo nhờ xe của gã. Trên cái ti vi trong điện thoại gã coi, các trang mạng dậy sóng chuyện cô gái trẻ chết ngạt trong thùng xe container bít bùng ở Anh, cùng tin nhắn “con xin lỗi bố mẹ, chuyến đi xuất ngoại không thành”.
Duy Trân ( từ Hàn Quốc)
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
- 164 sinh viên Việt Nam mất tích tại Hàn Quốc
- Xác minh thông tin ‘164 sinh viên Việt Nam ở Hàn Quốc mất tích’
- Nhiều người Việt sang Hàn Quốc lao động 'chui' theo đường du học
HÀN QUỐC ĐAU ĐẦU VỚI DU HỌC SINH VIỆT BỎ HỌC LÀM CHUI
ANH NGỌC /VnEx 13-12-2019
Đại học Quốc gia Incheon, Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald
Du học sinh Việt Nam chiếm hơn 23% trong tổng số sinh viên nước ngoài tại Hàn Quốc nhưng là nhóm đứng đầu về cư trú bất hợp pháp. SBS đưa tin trường Đại học Quốc gia Incheon hôm 10/12 đã trình báo cảnh sát về việc 164 trong số 1.900 sinh viên quốc tế của Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc "mất tích". Chương trình đào tạo ngôn ngữ mà họ theo học mới bắt đầu từ 4 tháng trước và dự kiến kéo dài một năm nhưng đã quá 15 ngày, các sinh viên trên không đến lớp.Cảnh sát tin rằng mục đích thực sự của nhóm bạn trẻ này khi đến Hàn Quốc là nhằm kiếm việc làm chui sau khi học tiếng một thời gian ngắn. Trường đại học đang phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh để xác định rõ những sinh viên này đi đâu.
Hôm 12/12, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã làm việc với Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, xác định trong số trên có 161 sinh viên Việt Nam và ba người Uzbekistan.
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Hưng cho biết sẽ tìm hiểu các sinh viên du học theo hình thức nào, có thông qua tổ chức tư vấn du học hay không và kiểm tra xem những tổ chức đó có vi phạm quy định không để có hướng xử lý.Việt Nam hiện có hơn 34.000 sinh viên đang học tập tại Hàn Quốc, chiếm 23,4% tổng số sinh viên nước ngoài tại nước này. Tình trạng sinh viên sang Hàn Quốc theo diện du học rồi bỏ học và trốn ra ngoài làm việc không phải là mới.
Từ năm 2015 đến 2018, số sinh viên cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc tăng gấp 3 lần, lên hơn 12.500 người. Năm 2018, nhóm này chiếm 14% trên tổng số sinh viên nước ngoài của Hàn Quốc, trong đó 63% là sinh viên Việt Nam, theo thống kê của Bộ Giáo dục Hàn Quốc.
Trong bối cảnh lượng du học sinh Việt Nam sang Hàn Quốc học tiếng ngày càng tăng, vấn đề quản lý những người cư trú bất hợp pháp càng trở nên thách thức.
"Nhiều sinh viên chi hàng triệu won cho những người môi giới ở Việt Nam để sang Hàn Quốc học các khóa ngôn ngữ ngắn hạn. Tuy nhiên, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách làm việc chui ở Hàn Quốc", Yonhap dẫn lời một phát ngôn viên của Đại học Incheon nói.
Việc hàng loạt sinh viên "mất tích" đặt ra dấu hỏi về hệ thống cấp phát visa quá dễ dãi khiến nhiều sinh viên nước ngoài lợi dụng để sang Hàn Quốc kiếm việc làm thay vì mục đích học tập thực sự. Tỷ lệ sinh viên trong nước nhập học sụt giảm đã khiến nhiều đại học của Hàn Quốc tìm cách thu hút sinh viên nước ngoài để bù đắp về tài chính.
Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc của Đại học Incheon chỉ tiếp nhận 152 sinh viên ngôn ngữ vào học kỳ mùa đông năm ngoái, nhưng tới học kỳ mùa hè, con số này đã tăng lên 1.600 sinh viên và vào học kỳ mùa đông năm nay là 2.028 sinh viên.
Lượng sinh viên nước ngoài tăng lên hàng năm nhưng việc quản lý của các trường lại lỏng lẻo. Trong sự việc của Đại học Incheon, Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc đã không thông báo cho nhà chức trách kịp thời dù nhiều sinh viên đã vắng mặt một thời gian dài.
"Khi tuyển dụng sinh viên ngôn ngữ, chúng tôi đã đánh giá chặt chẽ về điểm số cũng như khả năng tài chính nên rất khó lường được tình trạng bỏ học giữa chừng để làm việc bất hợp pháp", một quan chức của trường cho hay.
Để hạn chế tình trạng bỏ học làm chui, Đại học Incheon dự kiến mở thêm các viện tiếng Hàn ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Việt Nam, thay vì giảm số lượng sinh viên. Lượng sinh viên Việt Nam sang học tập tại Hàn Quốc được dự báo tiếp tục tăng. Tuy nhiên, Yonhap nhận định việc hơn 160 du học sinh "mất tích" có khả năng khiến cơ quan chức năng của Hàn Quốc thắt chặt hoạt động cấp visa du học D-4 cho sinh viên, học sinh Việt Nam trong thời gian tới.
Theo TTXVN, hồi tháng ba, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những quy định mới nhằm siết chặt visa dành cho du học sinh nước ngoài đến nước này học ngôn ngữ. Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết sinh viên Việt Nam sẽ bị kiểm tra khả năng tài chính chặt chẽ hơn vì khoảng 70% số người nước ngoài sinh sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc bằng visa học ngôn ngữ D-4 là người Việt Nam.
Thay vì chỉ phải xuất trình giấy tờ gửi ngân hàng 9.000 USD để đóng tiền học phí, Bộ Tư pháp Hàn Quốc yêu cầu sinh viên Việt Nam phải gửi 10.000 USD vào một tài khoản của những ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc ngân hàng Việt Nam tại Hàn Quốc. Cứ sau 6 tháng, họ mới được rút 5 triệu won (4.400 USD), nhằm ngăn chặn việc rút hết tiền một lần để trả lại cho các công ty môi giới ngay khi được cấp visa D-4.
Bộ Tư pháp Hàn Quốc cũng sẽ giới hạn số lượng sinh viên nước ngoài học tiếng ở các trường đại học "bậc thấp", do Bộ Giáo dục Hàn Quốc xếp hạng dựa trên các tiêu chí như tỷ lệ sinh viên bỏ học và cư trú bất hợp pháp cao. Trong khi đó, 50 trường đại học hàng đầu có thể cấp thị thực điện tử cho sinh viên.
Tuy nhiên, các quy định về làm việc bán thời gian của sinh viên quốc tế sẽ được nới lỏng một phần do có những chỉ trích rằng việc cấm các em đi làm bán thời gian trong lĩnh vực chế tạo khiến tỷ lệ lao động bất hợp pháp tăng.
Trần Thiện Quang, chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc, cho hay tình trạng nhiều du học sinh lợi dụng visa học tiếng để làm việc bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến việc xin visa của những người sang Hàn Quốc với mục đích học tập thực sự. Visa D-4 chỉ giới hạn tối đa 2 năm và nếu muốn tiếp tục ở Hàn Quốc, các du học sinh cần học lên trình độ cao hơn. Tuy nhiên, du học sinh đi theo diện này chỉ có thể xin làm các công việc chân tay, không đòi hỏi trình độ cao tại Hàn Quốc.
"Tình trạng bỏ học làm chui diễn ra một phần là do các bạn bị gia đình định hướng đi làm kiếm tiền thay vì đi học, một phần là do các trung tâm du học 'vẽ' ra viễn cảnh vừa học vừa làm với thu nhập cao khiến nhiều bạn rơi vào bẫy", anh Quang nói.
Thực tế, khi sang Hàn Quốc, nhiều du học sinh bị vỡ mộng khi vừa phải bắt kịp chương trình học vừa làm việc đến kiệt sức để kiếm tiền gửi về cho gia đình trả nợ các trung tâm môi giới.
Anh Quang cho biết trong bối cảnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, cơ hội dành cho các sinh viên có vốn tiếng Hàn tốt trở về Việt Nam làm việc là rất rộng mở.
"Khi đã có cơ hội du học nước ngoài, du học sinh nên tập trung trau dồi, học tốt ngôn ngữ, thay vì bỏ học để làm chui và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Đó sẽ là cơ sở quan trọng để các bạn tìm được công việc tốt và phù hợp với năng lực", anh Quang nói.
Anh Ngọc
VÌ SAO DU HỌC SINH VIỆT NAM BỎ TRỐN Ở HÀN
QUỐC ?
THANH HẰNG, DƯƠNG TÂM / VnEx 14-12-2019
Khi visa D4-1 sắp hết hạn, Thanh Tùng (20 tuổi, quê Hà Nội) nghỉ học, chuyển chỗ ở và xin làm toàn thời gian tại nhà máy từ 7h tối đến 7h sáng.7h sáng thứ bảy, Thanh Tùng hoàn thành ca làm thêm 12 tiếng, trở về căn phòng nằm sâu trong con phố nhỏ của Busan, Hàn Quốc. Tùng làm nốt tuần này, sau đó xin nghỉ để hạn chế đi lại trong lúc cảnh sát tìm kiếm 161 du học sinh Việt Nam "mất tích". Những người này học chương trình tiếng Hàn của Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, thuộc Đại học Quốc gia Incheon. Tùng không nằm trong danh sách 161, nhưng cũng là du học sinh bỏ trốn.
Học hết THPT, nhận thấy khả năng không đỗ đại học, Tùng thuyết phục gia đình cho sang Hàn để vừa học vừa làm. Thông qua trung tâm tư vấn du học, Tùng mất ba tháng học tiếng Hàn và nhờ bố mẹ lo liệu khoảng 200 triệu đồng để đến Hàn Quốc vào giữa năm 2017.
Ngay từ khi làm hồ sơ xin visa D4-1 (cấp cho những người có nhu cầu đi học tiếng Hàn tại các trường ngôn ngữ Hàn Quốc), Tùng đã có ý định trốn ở lại. Gia đình không đến mức khó khăn, nhưng Tùng vẫn muốn qua Hàn 5-7 năm để kiếm vốn về làm ăn. Khi visa D4-1 sắp hết hạn một năm, Tùng bỏ học, chuyển chỗ ở và xin làm toàn thời gian tại nhà máy.
Từ khi bỏ trốn, cuộc sống của Tùng "không khổ lắm nhưng rất cô đơn". "Người ta thoải mái đi chơi, đi học, gặp gỡ bạn bè, còn Tùng chỉ có đi làm và ngủ. Cách giải tỏa duy nhất của Tùng là nhậu", Việt Hoàng, 20 tuổi, bạn của Tùng và cũng là du học sinh đang học tiếng Hàn Quốc, kể.
Du học sinh Việt Nam bỏ trốn thường làm việc trong các quán ăn, quán cà phê hoặc nhà xưởng, khu công nghiệp. Nếu phát hiện những người này làm chui, chủ thường không báo cảnh sát mà gây sức ép, cắt giảm một số quyền lợi như lương, thưởng, tăng giờ làm... Vì không còn giấy tờ tùy thân và không còn được pháp luật bảo vệ, người làm không thể phản kháng, Hoàng cho biết.
Nếu bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ ngẫu nhiên khi đang đi trên đường hoặc bị tố giác, du học sinh sẽ bị trục xuất về Việt Nam. Những khi đau ốm, đi bệnh viện hoặc tai nạn mất, giấy tờ không có, những du học sinh bỏ trốn cũng không được hưởng quyền lợi gì.
Tuy nhiên, vì mức thu nhập hấp dẫn, nhiều người lựa chọn con đường bỏ trốn. Hiện, thu nhập một tháng của Tùng khoảng 60-100 triệu đồng, cao hơn du học sinh vừa học vừa làm 2-3 lần. Hoàng cho biết, bạn mình chấp nhận cuộc sống lúc nào cũng nơm nớp lo cảnh sát "sờ gáy" để kiếm tiền. Với trình độ chỉ tốt nghiệp THPT, nếu ở Việt Nam, Tùng không thể kiếm được chừng đó tiền.
Giải thích vì sao không đi theo con đường xuất khẩu lao động mà lại du học rồi bỏ trốn, Hoàng cũng như nhiều du học sinh cho rằng đi cách đó khó hơn nhiều. Tuyển lao động xuất khẩu chỉ tiêu hạn chế và đòi hỏi có nghề nhất định, trong khi phần đông người đi học tiếng mới tốt nghiệp THPT.Dự định sinh con trong năm 2020, Thùy Trang (22 tuổi, quê Phú Thọ) và chồng hiện sống ở Daegu, Hàn Quốc tính bỏ học, trốn ra ngoài làm, dù đã hoàn thành một năm học tiếng và hai năm đại học.
Thùy Trang đến Hàn Quốc vào tháng 3/2017 với hy vọng vừa học vừa làm để trả nợ 300 triệu đồng của gia đình. Sau khi lấy chồng là cậu bạn người Việt học cùng lớp, số tiền nợ của hai người 600 triệu đồng, trong khi đó, vợ chồng Trang mới gửi được 100 triệu đồng về trả nợ.
Theo Trang, những du học sinh Việt sang Hàn Quốc rồi bỏ trốn, ở lại bất hợp pháp chủ yếu có ba trường trường hợp. Một là xác định trốn ngay từ đầu, sang theo đường du học chỉ là hình thức cho hợp pháp. Số này do được anh chị, bạn bè mách kinh nghiệm hoặc có người nhà đang làm việc bất hợp pháp ở Hàn.
Hai là trường hợp đi sang với mục đích vừa học vừa làm, nhưng học không vào hoặc lười học trong khi đi làm lương tốt so với Việt Nam. Ba là những du học sinh xác định sang để học nhưng do phải vay tiền, sang đến nơi lại khó khăn xoay xở tiền đóng học, sinh hoạt nên phải bỏ dở việc học để kiếm tiền. Trang tự nhận vợ chồng mình đang trong tình thế thứ ba.
Điểm chung của những du học sinh sang Hàn có ý định bỏ trốn đều là đi sang theo con đường du học qua một trung tâm tư vấn ở Việt Nam, xin VISA D4-1 để được học tiếng trong một năm ở Hàn. Trang tính để chồng bỏ học trốn ra ngoài làm vì dự định sinh con trong năm sau.
"Nếu em có bầu, chồng chắc chắn sẽ trốn ra ngoài làm, vừa đỡ được khoản học phí 20 triệu đồng mỗi tháng lại vừa kiếm được nhiều tiền hơn. Một khi đã bỏ, chúng em sẽ ở đây lâu dài, cố kiếm đủ tiền trả nợ rồi để dư 100-200 triệu đồng về mở cửa hàng ăn nhỏ ở quê", Trang nói.
Trang cho rằng việc bỏ trốn dễ dàng bởi các nhà xưởng, cửa hàng ở Hàn Quốc rất cần lao động, đặc biệt là những người chăm chỉ. Vì vậy, khi làm bất hợp pháp cho cửa hàng của chủ Hàn Quốc, họ không yêu cầu giấy tờ được phép đi làm hay giấy khám sức khỏe, thậm chí bao che khi cảnh sát hỏi. "Thực sự những gì phải trải qua rất khác với tưởng tượng ban đầu khi sang. Em nhiều lần hối hận, nhưng đã đâm lao thì phải theo lao thôi", Trang nói.
Là giáo viên tiếng Hàn tại một trung tâm du học Hàn Quốc tại TP HCM, Thùy Dương (28 tuổi) khẳng định không trung tâm nào khuyến khích du học sinh bỏ trốn vì bị phạt rất nặng. "Sinh viên của trung tâm nào bỏ trốn, không cần biết đã tìm thấy hoặc bị bắt lại hay chưa, trong ba tháng trung tâm đó sẽ bị đánh trượt toàn bộ hồ sơ xin visa", Thùy Dương cho biết.
Để tiếp tục hoạt động sau ba tháng bị đánh trượt visa, các trung tâm có sinh viên bỏ trốn tại Hàn thường phải đổi tên nhưng "cũng không khá hơn là mấy". Thùy Dương chia sẻ, tùy số lượng và mức độ bỏ trốn của sinh viên, nhiều trung tâm còn có tên trong "danh sách hạn chế" của đại sứ quán. Những đơn vị này đa số phải ngưng hoạt động hoặc phá sản vì không có học viên đăng ký.
Tại trung tâm Thùy Dương làm việc, nhằm hạn chế tình trạng du học sinh bỏ trốn, phía trung tâm thường yêu cầu đặt cọc 100-200 triệu đồng đến khi về nước sẽ trả lại, hoặc người thân phải bồi thường tiền cho trung tâm nếu có con em bỏ trốn. Ngoài ra, người của trung tâm biết địa chỉ, liên lạc với người thân của học viên và giữ bản gốc một số giấy tờ cần thiết, thường là sổ hộ khẩu.
"Trung tâm của mình may mắn chưa có trường hợp nào bỏ trốn. Tuy nhiên, mình nghĩ quan trọng phải ở ý thức của du học sinh, nếu đã muốn trốn ở lại kiếm tiền thì trung tâm không cách nào có thể ngăn chặn", Thùy Dương nói.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Thanh Hằng - Dương Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét