ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Cảnh sát Bỉ phát hiện 12 người còn sống trong công-ten-nơ đông lạnh (VNN 31/10/2019)-Vì sao cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười (năm 1917) ở nước Nga xô-viết thất bại? (viet-studies 30-10-19)- Nguyễn Hữu Đồng-Tình tiết bất ngờ trong vụ 39 người chết ở Anh (VNN 29/10/2019)-Nhiều người Việt Nam chết trong chuyến xe định mệnh trốn lậu sang Anh? (BVN 28/10/2019)-JB Nguyễn Hữu Vinh-Cạm bẫy chực chờ người nhập cư lậu vào Anh (KTSG 28/10/2019)- Vụ 39 người chết trong container tại Anh: Chưa có khẳng định chính thức về danh tính nạn nhân (KTSG 27/10/2019)-Hành trình vòng vèo của thùng container chở 39 người nhập cư vào Anh (KTSG 27/10/2019)-Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục? (BBC 27-10-19)-
- Trong nước: Ai sẽ xử lý trách nhiệm Viwasupco vì bơm nước bẩn cho dân ăn, uống? (GD 31/10/2019)-Khu vực Biển Đông diễn biễn rất phức tạp, phải luôn cảnh giác, tỉnh táo (GD 30/10/2019)-Đb Trần Việt Khoa-Ông Lưu Bình Nhưỡng: Xử lý “như tặng quà” cho cán bộ sai phạm tạo ra bất công (GD 30/10/2019)- Giáo sư Lê Huy Bá: Nhà máy nước sông Đà coi thường sức khoẻ, tính mạng người dân (GD 30/10/2019)-Ở đâu mà dân chủ và quyền con người được đảm bảo hơn Việt Nam? (GD 30/10/2019)-QĐND-Chiến hạm hải quân Ấn Độ cập cảng Đà Nẵng (GD 30/10/2019)- Hào nhoáng của những làng quê Trung Bộ: sự đánh đổi đầy can đảm? (RFA 29-10-19)-Bộ Ngoại giao đẩy nhanh công tác xác minh danh tính 39 nạn nhân tử vong ở Essex (GD 29/10/2019)-Lời kể của phụ nữ Việt 'mua vé xe tải' vào Anh (BBC 29-10-19)-Vì sao quá đông người Việt, người Trung Quốc bị buôn vào nước Anh? (TT 29-10-19)- Vụ phim có "Đường lưỡi bò": CGV bị phạt 170 triệu đồng; quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh xuống chức (KTSG 29/10/2019)-Thủ tướng chỉ đạo ngăn chặn, xử lý các hoạt động lừa đảo (GD 29/10/2019)-Cho dân ăn nước bẩn, xin lỗi kiểu 'đãi bôi' là xong? (GD 29/10/2019)-Đứng giữa 'mê hồn trận' mạng xã hội, giới trẻ nên làm gì? (SGGP 29-10-19)-
- Kinh tế: Gỡ nút thắt để kinh tế tư nhân thành trụ cột mới (GD 31/10/2019)-Xử lý vướng mắc một số dự án hạ tầng giao thông cấp bách (GD 31/10/2019)-Một số chế độ chi đặc thù của Cục Hàng hải Việt Nam (GD 31/10/2019)-Siêu sân bay Việt Nam, chọn 'người trong nhà' hay thi tuyển người giỏi (VNN 31/10/2019)-Mekong Connect 2019: Liên kết chuỗi giá trị, tăng cường hội nhập (KTSG 31/10/2019)-Startup nữ thắng giải khởi nghiệp với sản phẩm "Made in USA" (KTSG 31/10/2019)-Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Sai phạm xử lý nghiêm (KTSG 31/10/2019)-“Dự án Bà Nà Hill hoàn toàn không có gì trái luật” (GD 30/10/2019)-Quốc hội thảo luận về kế hoạch kinh tế-xã hội 2020 (KTSG 30/10/2019)-Đồng đô la mạnh gây tổn thương kinh tế toàn cầu (KTSG 30/10/2019)-BIDV trả cổ tức 14% (KTSG 30/10/2019)-TPHCM: Vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng sau vụ chìm tàu ở Cần Giờ (KTSG 30/10/2019)-Dịch vụ khách hàng trong kỷ nguyên số: Con người vẫn là yếu tố cốt lõi (KTSG 30/10/2019)-Trung Quốc đang đầu tư hơn 13 tỉ đô la vào Việt Nam (KTSG 30/10/2019)-Viettel Global báo lãi 9 tháng đạt 1.548 tỉ đồng, chủ yếu từ thị trường ASEAN (KTSG 30/10/2019)-EVN vay 24,2 triệu euro để làm dự án điện mặt trời Sê San 4 (KTSG 30/10/2019)-Thách thức cho duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,8% (KTSG 30/10/2019)-Nhiều khoản trả nợ, vay nợ của Chính phủ bị nhầm lẫn, phải đính chính (KTSG 30/10/2019)-Quản lý vận hành dự án bất động sản: Ngoại lấn án nội (KTSG 30/10/2019)-Gojek và Grab đặt tham vọng lớn vào thị trường Việt Nam (KTSG 30/10/2019)-Quốc Cường Gia Lai bán vốn tại dự án lấn sông Hàn (KTSG 30/10/2019)-Vận dụng luật phá sản để thu hồi nợ (KTSG 30/10/2019)-Để tránh bị gắn nhãn thao túng tiền tệ (KTSG 30/10/2019)-Những "vua tiền mặt": Vác bao tải, chở ô tô đầy… tiền đi mua bất động sản (DT 30-10-19)-Cung đường hàng lậu vượt qua hàng rào vùng biên viễn (DV 30-10-19)-
- Giáo dục: Bỏ biên chế suốt đời, thầy cô năng lực kém sẽ phải tìm việc khác (GD 31/10/2019)-Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục Đại học vừa thừa vừa thiếu (GD 31/10/2019)-Ham cuộc sống thiên đường, đồng nghiệp tôi bỗng hóa thất nghiệp (GD 31/10/2019)-Chăm chăm vào truyền đạt kiến thức là đi trái với sứ mệnh trường học (GD 31/10/2019)-Bỏ hay không bỏ biên chế chưa hẳn đã là vấn đề lớn nhất (GD 31/10/2019)-Đôi điều cùng tác giả Cao Nguyên qua bài: Thầy cô ơi, sao lại ra đề Văn lạ vậy? (GD 31/10/2019)-Vì các con, tôi đã mang hết tâm huyết của mình ra để sáng tạo (GD 31/8/2019)-Lạm thu cấp lớp! (GD 31/10/2019)-Sẽ có chuẩn chương trình đào tạo cho đủ ngành bậc đại học (GD 31/10/2019)-Già bản người Dao hiến tặng đất để xây trường học và dạy chữ miễn phí (GD 31/10/2019)-Sẽ trả lại chế độ cho các nhà giáo ở huyện Vĩnh Thuận bị cắt, chặn (GD 31/10/2019)-Hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Cuba (GD 31/10/2019)-Sắp xếp cơ sở giáo dục đại học công lập nên để các trường tự quyết định (GD 31/10/2019)-Phụ huynh trường tiểu học Đông Khê ngậm ngùi nộp 1 triệu đồng ủng hộ (GD 31/10/2019)-Sai phạm liên tiếp sai phạm, chuyện gì đang xảy ra ở trường Đại học Điện Lực? (GD 31/10/2019)-Tinh thần thể thao cao thượng của đội bóng chuyền nam Trường Lương Thế Vinh (GD 31/10/2019)-Làm rõ hành vi bớt xén tiền hỗ trợ học sinh nghèo của trường Liên Hòa (GD 31/10/2019)-Học sinh nhiều tỉnh miền trung phải nghỉ học do bão số 5 (GD 31/10/2019)-Vợ chồng nghèo, chạy ăn từng bữa nuôi lớn 9 tiến sĩ, phó giáo sư (VNN 31/10/2019)-
- Phản biện: Giấc mơ hão huyền (BVN 31/10/2019)-Nguyễn Đình Cống-“Chính quyền vô can” (BVN 31/10/2019)-Mạnh Kim-Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi (BVN 31/10/2019)-Ngô Bảo Châu-Quốc hội Việt Nam có dám hé răng về nghị quyết Biển Đông? (BVN 31/10/2019)-Phạm Chí Dũng-Lực đẩy hay sức hút? (BVN 31/10/2019)- Nguyễn Thọ-‘Dân giàu, nước mạnh’ (TVN 30-10-2019)-Đinh Đức Sinh-Cán bộ chiến lược’ thế này thì mạt rồi! (Blog VOA 30-10-19)-Trân Văn-Từ xuất khẩu lao động đến nạn buôn người (BVN 30/10/2019)-Vũ Ngọc Yên-Nhân tài Việt Nam nay ở đâu? (BVN 30/10/2019)-Nguyễn Quang Duy-Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai? (BVN 30/10/2019)-Đoàn Bảo Châu-Lao động Việt liệu dễ ‘xuất khẩu chính ngạch’ vào châu Âu? (BVN 30/10/2019)-Thảo Vy- “Hội nghèo và Lòng tốt của quan" (GD 29/10/2019)-Xuân Dương-Để ‘đàn chim Việt’ bay cao, bay xa (TVN 29/10/2019)-Đinh Đức Sinh- Rạng Đông, Nước sông Đà và khủng hoảng truyền thông (TVN 28/10/2019)-Lê Tiến Long-Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam (QĐND 28-10-19)- Cao Đức Thái- Hòa Bình đã khởi tố vụ án, bao giờ Hà Nội mới làm? (GD 26/10/2019)-Xuân Dương-Lại thêm một ngày mất tự do của một kiếp nô lệ Cộng sản (BVN 26/10/2019)-Phạm Đình Trọng-VTV – quảng cáo bịp và đấu tố chính trị (BVN 26/1/2019)-Nguyễn Khắc Mai-
- Thư giãn: Báo Hàn Quốc: Thầy Park lương 50.000 USD, lịch làm việc khủng khiếp (VNN 29/10/2019)-Mê mẩn với những chiếc xe vuông cực kỳ tiện dụng của người Nhật (VNN 29/10/2019)-Mỹ chỉ có phở ngon; còn bún bò Huế không thể bằng ở Việt Nam, vì sao? (TN 29-1019)-https://www.facebook.com/profile.php?id=100010828022953
ĐỂ ĐÀN CHIM VIỆT BAY CAO BAY XA
ĐINH ĐỨC SINH/ TVN 29-10-2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây khẳng định: “Chúng ta cần những con sếu đầu đàn và chúng ta cần có cả "đàn chim Việt" bay cao, bay xa trong nền kinh tế toàn cầu".
Phát biểu của Thủ tướng đã nói trúng ý Đảng, lòng dân về một đàn chim Việt "vào mây thiết tha, lưu luyến một trời xa" trong ca khúc cùng tên của cố nhạc sĩ Văn Cao.
Để có đàn chim như thế, trong hơn 3 thập kỷ Đổi Mới vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những quốc sách để trước hết làm cho những con ở cuối "Đàn chim Việt" thoát ra được những yếu thế đeo bám từ nhiều thập kỷ. Đấy là hình ảnh của hàng chục triệu người dân đã thoát được những yếu thế về đói, nghèo, đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới.
Thế nhưng, đất nước chúng ta cần tiếp tục bay bay cao lên những nấc mới từ chuẩn trung bình. Ước mơ về một quốc gia cất cánh "vào mây thiết tha" đã có từ lâu, nay vẫn chưa thành. Yếu thế về đói đã được xóa, yếu thế về nghèo đã được giảm tới mức tối thiểu, chỉ còn trên 4%, nhưng vẫn còn đó những người dân bị yếu thế về làm giầu, đang tạo thành một đám đông ở cuối đàn chim Việt.
Đã đến lúc nền pháp quyền XHCN của chúng ta cần trao công cụ pháp lý cho những người đang bị yếu thế về làm giầu để họ không tiếp tục bị để lại phía sau. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Dân là gốc. Đất nước sẽ cất cánh tới hùng cường nếu những yếu thế về làm giầu của người dân được giảm thiểu, rồi tiến tới được xóa bỏ tương tự như đã làm được với yếu thế về đói nghèo. Vậy những người yếu thế về làm giầu, họ là ai?
Đó là 5 triệu hộ kinh tế gia đình. Họ đang ngày đêm đối diện với những bản qui hoạch sai. Qui hoạch là một công cụ quan trọng hàng đầu của quản lý nhà nước; thành tựu của công cụ này là một sự thật không thể bác bỏ, kể mãi không hết từ tầm quốc gia cho đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Đã có những qui hoạch sai gây ra những hậu quả tai hại cho hàng triệu người như giao thông tắc nghẽn, đô thị ngập lụt, được mùa mất giá, biến sân bay thành sân golf, biến tuyến phố đang thẳng thành cong mềm mại… Những qui hoạch sai như vậy cần được điều chỉnh.
Nhưng có những qui hoạch sai, gây hậu họa ở qui mô hộ gia đình thì người dân chỉ có một công cụ để bảo vệ mình, đó là gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo lên chỉ lên cấp trên là quận, huyện, thị xã thay vì các cấp cao hơn.
Trong những qui hoạch sai đó, có thứ sai do dân không được biết, không được bàn, rồi bị thu hồi đất, bị định giá thấp rất xa so với giá thị trường, được đền bù và hỗ trợ không thỏa đáng, thậm chí bị cưỡng chế, buộc phải thực thi.
Những thứ sai đó đã làm thất cơ lỡ vận cho bao hộ gia đình trong tất cả các vùng miền của cả nước. Thông báo hàng năm của cơ quan chức năng cho biết loại đơn thư khiếu tố của dân về những sai phạm trên đây luôn chiếm tới trên 70% tổng đơn thư khiếu tố trong toàn xã hội.
Những hộ gia đình đó đã không thể làm giầu, thậm chí bị nghèo đi vì qui hoạch sai.
Đó là hơn 750 nghìn Doanh nghiệp tư nhân bị cản trở, bị hành bởi những "Giấy phép con", mà Chính phủ đang quyết tâm tháo gỡ.
Mặc dù đã thoát ra được những khó khăn để được cấp phép thành lập doanh nghiệp, nhưng khi triển khai hoạt động, số doanh nghiệp trên lại gặp phải một rừng giấy phép con để gây khó cho họ được làm theo Hiến pháp vốn đã cho phép người dân được làm những gì luật pháp không cấm.
Cho tới nay, mặc dù các loại giấy phép này đã cắt giảm được 50%, nhưng vẫn còn đó những chồng giấy phép dầy cộp, mà để có đất sống, doanh nghiệp phải dùng tới "phong bao". Doanh nghiệp đã bị yếu thế không phải vì đói nghèo mà là vì sự nghiệp làm giầu.
Điều ngạc nhiên là không một tổ chức, cán bộ công quyền nào bị xét xử vì đã ban hành những giấy phép con, cháu, chắt để đẩy sự nghiệp làm giầu của người dân về phía sau với qui mô lớn đến như vậy.
Doanh nghiệp còn là những người thua cuộc trong các vụ "kiện quan". Quan ở đây là những người tuy được làm cán bộ nhà nước nhưng không chịu làm công bộc thật trung thành của nhân dân. Hệ thống Tư pháp đã đặt ra tòa hành chính, nơi được đánh giá là ít việc nhất bởi các tổ chức, cán bộ nhà nước rất ít khi đưa nhau ra Tòa; Còn nhân dân thì cực chẳng đã mới kiện quan.
Trong những vụ dân kiện quan thì khi tòa gọi, quan không đến cũng chẳng sao… và vẫn được bỏ qua. Kiện như thế thì thà không kiện còn hơn. Tòa hành chính ít việc là một thực cảnh của một nền tư pháp không xét xử tổ chức, cán bộ công quyền có sai phạm trong thi hành công vụ gây tổn hại cho dân.
Người dân bị yếu thế về đói nghèo đã có hàng loạt quốc sách để thực hiện thành công việc không để ai bị bỏ lại phía sau. Nhưng những người dân bị yếu thế về làm giầu đang thiết tha chờ mong có quốc sách để không ai trong số họ tiếp tục bị bỏ lại phía sau như những năm qua.
Kỳ vọng này không hề xa vời trong bối cảnh về một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đã được xây dựng và hoàn thiện liên tục trong nhiều thập kỷ qua của nước ta.
Việc chạy chức chạy quyền đã bị nghiêm cấm; Quyền lực đã được đưa vào “lồng thể chế, luật pháp” để được kiểm soát chặt chẽ; Nhân dân đã được giao quyền giám sát thông qua các đại diện của mình là các cấp Hội đồng nhân dân, các cấp Mặt trận Tổ quốc.
Tuy vậy, nhiều tổ chức và cán bộ công quyền vẫn mắc những sai lầm trong thi hành công vụ như làm qui hoạch sai, ban hành giấy phép con trái luật, xét xử dân thua quan không công bằng…
Đã đến lúc nền pháp quyền XHCN của chúng ta cần trao công cụ pháp lý cho những người đang bị yếu thế về làm giầu để họ không tiếp tục bị để lại phía sau. Công cụ pháp lý này không cao siêu như quyền giám sát được giao cho Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, mà thật đơn giản. Đó là việc người dân có quyền đưa đơn tới Tòa hành chính để đòi hỏi được sửa một "Quy hoạch sai", một "Giấy phép con" trái pháp luật, một án xử "dân thua quan" thiếu công bằng.
Để không một ai bị bỏ lại phía sau trong sự nghiệp làm giầu, thì công cụ đó, qui trình đó, tòa án đó không gì là không thể. "Đàn chim Việt" sẽ được bổ sung bằng những cá thể giầu mạnh thì việc bay cao, bay xa trong nền kinh tế toàn cầu sẽ trở thành hiện thực chỉ trong một tương lai gần.
TS. Đinh Đức Sinh
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
- Chúng ta ‘dò đá qua sông’ đến bao giờ?
- Cải cách thể chế - lựa chọn cho Việt Nam
- Mô hình phát triển hài hòa mà chúng ta cần theo đuổi
'DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH'
ĐINH ĐỨC SINH/ TVN 30-10-2019
Từ nhiệm kỳ VI đến nay, Đảng khởi động công cuộc Đổi Mới không chỉ dựa vào những kho báu của dân giàu đã huy động được từ các nhiệm kỳ trước, mà còn cộng vào đó sự giàu có về sức sáng tạo của dân.
Theo đó, Việt Nam đã quyết định từ bỏ phương thức kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang phương thức kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là một sự chọn lựa độc nhất vô nhị trên thế giới với mục tiêu được ghi tại Nghị quyết Đại hội VIII về "Dân giàu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh".
Vậy là, dân đã giàu về lòng yêu nước, về đức hy sinh, về trí quật cường, nay lại giàu thêm về sức sáng tạo.
Từ sự sáng tạo này, "dân giàu" lần đầu tiên đã chính thức được ghi vào nghị quyết Đại hội Đảng với tư cách là một mục tiêu, thậm chí là mục tiêu đứng đầu trong cây mục tiêu 5 trong 1.
Mục tiêu dân giàu mang nội hàm của sự giàu có về của cải vật chất, tạo cơ sở vững chắc và làm phong phú thêm cho các sự giàu khác đã có trong dân.
Những người cộng sản Việt Nam trong nền tảng triết học của mình đã coi vật chất có trước, ý thức có sau. Nhưng từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình, phải đến nhiệm kỳ thứ VIII, Đảng mới quyết định đưa mục tiêu về vật chất trên đây thành mục tiêu đứng đầu trong tất cả các mục tiêu Đổi Mới của cách mạng Việt Nam.
Trong thời gian tới, kế hoạch cần được nâng lên một tầm cao mới, đó là chuyển kế hoạch "phát triển kinh tế-xã hội" thành kế hoạch "phát triển làm giàu xã hội". Ảnh: Lê Anh Dũng |
Năm 1946, Bác Hồ nói ham muốn tột bậc của mình là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Ham muốn đó của Người đã cơ bản được thực hiện. Nay ý Đảng lòng dân đã quyết đưa ham muốn đó lên một tầm cao mới, trở thành "Ước nguyện Việt" về dân giàu.
Không phải ngẫu nhiên mà dân giàu lại đứng đầu của cây mục tiêu "Dân giàu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh". Khi dân chưa giàu thì nước chưa mạnh, dân chủ chưa đạt đỉnh cao, công bằng còn có những đường ranh chưa vượt qua, ăn minh chưa thể bao trùm.
"Dân giàu" trở thành đầu tầu của đoàn tầu mục tiêu mà đất nước phải phấn đấu quyết liệt trong cả ngắn hạn và dài hạn thời gian tới. Mỗi sự mạnh lên của đầu tầu đều sẽ làm cả đoàn tầu mục tiêu tăng tốc đạt đích cuối cùng.
Tuy nhiên, gần 35 năm Đổi Mới đã trôi qua, mục tiêu "dân giàu" mới vượt qua được mốc xóa đói giảm nghèo, tạo lập được một tầng lớp trung lưu đông đảo, hình thành được tốp đầu tiên của người dân giàu có.
Một nghịch cảnh đã cản đường hành tiến của đoàn tầu mục tiêu, đó là quốc nạn tham nhũng. Nghịch cảnh này khiến dân chưa kịp giàu thì những lãnh đạo không đồng thời là đầy tớ trung thành của nhân dân đã xà xẻo kho ngân sách nhà nước, đục đẽo nguồn tài sản công, móc túi tốp người dân giàu có còn đang ít ỏi để làm giàu riêng cho mình.
Mục tiêu Dân giàu chưa bao giờ được thực hiện thuận buồm xuôi gió.
Với nông dân, ruộng đất tuy đã được đưa về cho dân cầy, nhưng sau gần 7 thập kỷ đổi thay, nay nông dân với quyền sử dụng đất để rồi bị thu hồi bất cứ lúc nào với sự đền bù chỉ đủ để mua lại được 1/10 diện tích bị thu hồi.
Kinh tế tập thể đã một thời sánh vai cùng kinh tế nhà nước, nay còn đâu thời oanh liệt.
Tập đoàn kinh tế bùng nổ liên tiếp 2 thập kỷ để rồi đi vào thoái trào cho tới nay, ngoại trừ một số ít ỏi còn trụ lại được và một số ít được thành lập mới với danh tính Tập đoàn tư nhân.
Trong khi mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những kết quả điển hình trên thế giới, thì mục tiêu dân giàu mới chỉ gặt hái được một số kết quả ban đầu ở tầm quốc nội.
Lực lượng xung kích trong thực hiện mục tiêu dân giàu là hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cho tới nay, mấy vạn hợp tác xã vẫn là sự hợp tác của những người thoát nghèo; Dăm triệu hộ kinh tế gia đình vẫn dẫm chân tại chỗ với tên gọi "Doanh nghiệp li ti"; 700.000 doanh nghiệp tư nhân vẫn ở qui mô nhỏ và vừa là chính; Khu vực doanh nghiệp nhà nước (chỉ số ít DN) thực hiện được đầy đủ vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế.
Trên toàn cục, mục tiêu dân giàu vẫn đang còn yếu. Đã tới lúc thực trạng này cần được điều trị toàn diện. Từ khi lập nước (năm 1945), chưa bao giờ đất nước có được một cơ đồ như hiện nay.
Mục tiêu dân giàu đã có nhiều cơ hội để thực hiện thành công. Nhưng để biến cơ hội thành hiện thực, nhiều việc phải làm đang trực chờ ở phía trước, trong đó có ba sự nâng tầm sau đây.
Thứ nhất, nâng tầm nền kinh tế nhiều thành phần. Hiện nay, các thành phần kinh tế đã được thể chế chính trị và pháp luật công nhận về sự đa dạng để được hiện diện công khai trong nền kinh tế.
Sự hiện diện này tuy rất quan trọng, nhưng chưa đủ, trong đó, từ đa dạng cần nâng tầm lên mức bình đẳng, xóa bỏ tình trạng chiếu trên, chiếu dưới, tạo sự liên kết, phối hợp giữa các thành phần để tất cả cùng làm giàu bình đẳng trong một nền kinh tế thống nhất trong đa dạng.
Như vậy, không chỉ nhiều thành phần trong nền kinh tế, mà còn có nhiều thành phần trong cùng một chương trình, một dự án, tập đoàn, doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng tầm kế hoạch phát triển. Hiện nay, kế hoạch đã tỏ ra thành công với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nhưng chưa đóng góp được bao nhiêu vào thực hiện mục tiêu dân giàu.
Trong thời gian tới, kế hoạch cần được nâng lên một tầm cao mới, đó là chuyển kế hoạch "phát triển kinh tế-xã hội" thành kế hoạch "phát triển làm giàu xã hội".
Đây không phải đơn thuần là một sự đổi tên của kế hoạch, mà để kế hoạch trở thành một công cụ thực hiện mục tiêu dân giàu, và từ đó tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của các ngành và lĩnh vực, các địa phương, vùng miền. Mục tiêu làm giàu sẽ định hình các cân đối vĩ mô, cân đối thu chi và phân phối ngân sách nhà nước.
Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch làm giàu xã hội sẽ hướng vào những chỉ tiêu hiệu quả, chất lượng và phát triển cân đối. Chương trình xóa nghèo bền vững sẽ được dẫn dắt bởi các chương trình làm giàu. Kết quả của thực hiện kế hoạch sẽ được đánh giá bằng các chỉ số về dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ ba, nâng tầm bộ máy Quản lý nhà nước về kinh tế. Hiện tại, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế đã qua nhiều đợt cải cách và hoàn thiện nhưng vẫn chưa thuận với việc thực hiện mục tiêu dân giàu.
Bộ máy này cần được nâng tầm đồng bộ với sự nâng tầm của nền kinh tế nhiều thành phần và nâng tầm của kế hoạch phát triển làm giàu xã hội. Theo đó, bộ máy này tuyệt đối không làm cấp trên của bất cứ loại hình doanh nghiệp nào dù là tư nhân hay hợp tác xã, hộ kinh tế gia đình hay doanh nghiệp nhà nước.
Thay vào đó, bộ máy quản lý nhà nước các cấp phải là bộ máy kiến tạo sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dù đặt tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn nhận được sự kiến tạo từ trung ương.
Ngược lại, doanh nghiệp đặt tại thủ đô hoặc bất kỳ trung tâm kinh tế nào của đất nước cũng đều nhận được sự kiến tạo của chính quyền các cấp sở tại.
Sự trợ giúp kiến tạo của tất cả các cấp dành cho doanh nghiệp đều không lo bị chồng chéo. Ngược lại, việc kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp cần được phân cấp phân minh đối với từng cấp, không được để chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp và tốn kém cho nhà nước.
Nếu phải chọn việc cần điều chỉnh trước tiên về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, việc đó chính là thực hiện xóa bỏ chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản đối với doanh nghiệp.
Việc này tuy đã được qui định từ Nghị quyết của Đảng tại nhiệm kỳ VII, nhưng mới chỉ được thực hiện một cách chắp vá, thiên cưỡng, thậm chí bỏ qua từ đó đến nay.
Thay vào đó, tất cả các cấp đều thực hiện quản lý doanh nghiệp theo luật, đặt cấp trên của doanh nghiệp là luật pháp chứ không phải là Bộ hoặc Ủy ban nhân dân.
Được nâng tầm như vậy, bộ máy sẽ lập tức hết chồng chéo, biên chế lập tức được giảm thiểu, tiêu cực lập tức mất đất diễu võ.
Dân tộc ta đã từng tuyên ngôn không biết bao lần về chân lý "Dân là gốc". Cùng với đó, dân giàu đã có bề dầy lịch sử và chiều sâu xã hội, ngày càng có thêm những cung bậc mới, từ giàu lòng yêu nước, giàu đức hy sinh, giàu tri quật cường, giàu năng lực sáng tạo, và nay là giàu về vật chất.
Mục tiêu dân giàu là đỉnh cao mới của "Ước nguyện Việt" về một quốc gia hùng cường, nhất định sẽ được thực hiện thành công.
TS. Đinh Đức Sinh
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH QUẢ DÂN CHỦ VÀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM
CAO ĐỨC THÁI/ QĐND 28-10-2019
QĐND - Trong thời gian qua, trước những khó khăn về kinh tế-xã hội chưa được giải quyết và những diễn biến phức tạp trong khu vực… lợi dụng tình hình này, những kẻ cơ hội chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã xuyên tạc tình hình, hòng bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội Việt Nam…
Họ viết và tán phát trên mạng rằng: "Đàn áp về nhân quyền ở Việt Nam ngày càng gia tăng"; "các quyền của người dân, trong đó có dân chủ, quyền lập hội, biểu tình… không được thực hiện, trái lại ngày càng bị bóp nghẹt...". Vậy dân chủ và quyền con người là gì? Những quyền này đã và đang được bảo đảm ở Việt Nam như thế nào?
Theo quan niệm chung, dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình bầu ra... Đó là các cơ quan quyền lực và chính quyền các cấp.
Về hình thức, hoặc mô hình dân chủ gồm có các dạng-dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”, đồng thời thừa nhận quyền tự do về chính trị và quyền bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về vị thế chính trị-xã hội của mọi công dân. Trong đó gồm cả quyền được bảo lưu của cá nhân.
Ảnh minh họa: tuyengiao.vn |
Có thể nói, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản mở đầu từ thế kỷ 16, với các cuộc cách mạng điển hình như: Hà Lan năm 1581 (mở đầu); Anh năm 1689; Mỹ năm 1766; Pháp năm 1789 đã mở ra một nền dân chủ tư sản, trong đó bao gồm đầy đủ các nhân tố của dân chủ. Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một chế độ dân chủ mới. Đó là dân chủ XHCN, nền dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo hướng đến lợi ích và sự bình đẳng cho mọi người. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ra đời, trong đó có Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam. Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là chế độ dân chủ nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội XHCN. Có thể xem các nền dân chủ: Dân chủ tư sản, dân chủ XHCN, dân chủ nhân dân là 3 chế độ-3mô hình dân chủ trên thế giới. Mỗi một chế độ dân chủ nói trên đều có những thiết chế khác nhau, nhưng tựu trung đều có những yếu tố sau: 1) Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả các thành viên xã hội); 2) Bầu cử tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo nhà nước; 3) Quyền lực của nhà nước được chia ra làm 3 nhánh: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan trên có một chức năng riêng; 4) Hiến pháp và pháp luật được xem là tối thượng; 5) Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và bảo đảm.
Thực tế cho thấy, chế độ dân chủ trên thế giới có nhiều mô hình. Chế độ dân chủ ở Hoa Kỳ có đặc trưng là luôn có hai đảng chính trị thay nhau lãnh đạo cầm quyền; công dân, trong các cuộc bầu cử bị chia thành hai loại “đại cử tri” và cử tri thường. Đặc trưng nền dân chủ của Việt Nam là tất cả mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; chế độ dân chủ của Việt Nam dựa trên hệ thống chính trị các cấp-đó là chế độ sinh hoạt của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc và của các đoàn thể xã hội luôn luôn được tôn trọng. Ở đây tiếng nói, nguyện vọng của người dân được bảo đảm thông qua các đại diện của mình.
Một trong những đặc trưng của nền dân chủ ở Việt Nam là chế độ dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật". (Điều 4, Hiến pháp 2013).
Ngay từ khi cách mạng thành công (tháng 8-1945) cho đến thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến dân chủ ở cấp cơ sở. Còn nhớ, sau sự kiện nông dân ở tỉnh Thái Bình tụ tập đông người đi khiếu kiện gây ách tắc giao thông (năm 1997); một số nơi, nông dân còn tấn công, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Sau khi khảo sát, nghiên cứu, khi ấy, Tổng Bí thư Đỗ Mười cho rằng: Tình trạng gây mất trật tự nói trên bắt nguồn từ sự vi phạm quyền dân chủ của người dân. Theo đó. Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ đạo ban hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở gồm: Bảo đảm để mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước…; có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị; có quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định dân chủ đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn; cơ chế để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở trực tiếp và thông qua, gồm: Mặt trận, các đoàn thể, ban thanh tra nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan,…
Sau Chỉ thị 30, Chính phủ đã luật hóa bằng nghị định của Chính phủ. Dựa trên chỉ thị và nghị định về dân chủ, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hàng trăm văn bản nhằm bảo đảm quyền dân chủ của người dân ở cơ sở, bao gồm cả quyền dân chủ của cán bộ, công chức, của cán bộ, nhân viên ở các doanh nghiệp… Cho đến nay, chế độ dân chủ ở Việt Nam đã và đang được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, từ cơ sở xã phường, cơ quan, cho đến Quốc hội. Tất cả những vấn đề từ đời sống thường nhật cho đến vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đều được người dân quan tâm và có quyền tham gia. Chẳng hạn, hiện nay vấn đề nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn, bảo vệ quyền trẻ em... từng là những chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Gần đây, vấn đề Biển Đông là chủ đề được Quốc hội Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Ngày nay, nói đến chế độ dân chủ và quyền con người (QCN) thì không thể không nói đến quyền sử dụng internet và mạng xã hội. Việt Nam chính thức nối mạng internet từ năm 1997. Từ năm 2010, đường truyền internet ở Việt Nam được chuyển từ dây cáp đồng sang cáp quang. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay, Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in; 105 cơ quan báo điện tử; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh nổi tiếng, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg... Hiện có tới 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đều có chương trình tiếp xúc cử tri. Những cuộc tiếp xúc cử tri được các đài phát thanh, truyền hình đăng tải rộng rãi. Nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri ngày nay không chỉ là những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt của người dân, tham gia vào các dự thảo luật, mà cử tri còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề lớn của đất nước, các chủ trương trong chính sách đối ngoại...
QCN là các nhu cầu về vật chất và tinh thần-từ nhu cầu về dân sự, chính trị, đến kinh tế-xã hội và văn hóa được luật hóa và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Xét về lịch sử, QCN chỉ đến với dân tộc Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Các Hiến pháp Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013 đã quy định về QCN. Nội dung những quy định này hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về QCN. Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương để quy định về QCN. Trong đó, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các QCN, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; QCN, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Kiểm soát quyền lực của nhân dân không chỉ là nguyên tắc của chế độ ở Việt Nam mà còn là động lực của sự phát triển. Trong xã hội ở Việt Nam ngày nay, nguyên thủ cũng có trách nhiệm trả lời những vấn đề người dân quan tâm. Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội sáng 15-10, trả lời ý kiến của cử tri quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Chúng ta phải giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nhưng không nhân nhượng vấn đề lãnh thổ, độc lập, chủ quyền”.
Những ý kiến xuyên tạc, phủ nhận thành tựu về dân chủ và QCN có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nhận thức không đầy đủ về dân chủ và QCN… Ở nhiều quốc gia phương Tây, dân chủ thường gắn với các hoạt động chống chính phủ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)… Đó là các cuộc tụ tập đông người, phá hủy các công trình công cộng, xúc phạm cá nhân, quan chức từ cấp thấp cho đến tổng thống. Quyền tự do báo chí cũng có nội dung tương tự… Trách nhiệm của người đưa tin, của cơ quan quản lý báo chí thường rất nhẹ. Vì vậy dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ và QCN của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân chủ và QCN vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ… vì vậy mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ và QCN theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
TS CAO ĐỨC THÁI (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
'CHÍNH QUYỀN VÔ CAN'
MẠNH KIM/ BVN 31-10-2019
Tờ San Diego Union Tribune (14-10-2019) cho biết, chính quyền thành phố San Diego (California) đã chấp nhận bồi thường 1,25 triệu USD cho đương đơn Van Nguyen vì những thiệt hại mà ông ta gánh chịu do tai nạn lúc đi xe đạp và vấp ngã “ngoài ý muốn”…
Tai nạn xảy ra với ông Van Nguyen vào tháng 11-2016, khi ông đang đi xe đạp thì bị té ngã bởi lề đường hỏng, khiến ông bị hất văng khỏi xe và “bị ném vào không trung một cách dữ dội”, làm ông bị tổn thương hộp sọ, gãy răng và mặt mày bầm dập. Sau ba năm kiện tụng, ông Van Nguyen không chỉ được thành phố bồi thường 1,25 triệu USD mà ông chủ căn nhà (tên Billy Jean Hart), nơi có rễ cây trồi lên làm hỏng lề đường, cũng phải bồi đền cho mình (số tiền không được công bố). Đây không phải vụ “đi kiện cái lề đường” đầu tiên ở San Diego. Năm 2017, cư dân Clifford Brown đã được bồi thường 4,85 triệu USD trong một tai nạn gần tương tự ông Van Nguyen. Tháng 3-2018, chính quyền San Diego cũng trả một triệu USD cho vợ chồng Edward và Mary Jo Grubbs sau khi bà Mary Jo trượt té trên một lề đường mấp mô…
Tháng 9-2018, một số gia đình bị mất người thân trong vụ thảm sát bởi cựu quân nhân Devin P. Kelley cũng kiện Không quân Hoa Kỳ vì tội tắc trách, sau khi Không quân thừa nhận họ không báo cáo hồ sơ gây án trong quá khứ của Devin cho các cơ quan hữu trách liên bang. Ngoài việc kiện Không quân, họ còn kiện cả chính quyền Austin (Texas), tội “vô trách nhiệm”. “Chính quyền chẳng làm gì cả – đúng nghĩa đen – để giải quyết vụ việc và giúp đỡ các gia đình (có người thân bị giết)”. Đó là lý do chúng tôi phải kiện vì chẳng có cố gắng nào được thực hiện” – một đương đơn nói…
Giữa năm 2019, công dân Jakarta (Indonesia) đã cùng ký tên kiện chính quyền trước tình trạng không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Ở đây không có chuyện chính quyền đổ thừa người dân “ăn dơ, ở bẩn”, không có thái độ biện bạch rằng thành phố ngày càng có nhiều phương tiện giao thông thì đương nhiên không khí phải ô nhiễm. Trong đơn kiện gửi lên Tòa Trung tâm Jakarta ngày 4-7-2019, người dân và giới hoạt động môi trường đã kiện tổng thống và giới chức chính quyền, yêu cầu họ xem xét lại luật kiểm soát môi trường và có giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ sức khỏe người dân. Tính đến giữa năm 2019, chính quyền và các công ty tại 28 quốc gia đã bị kiện, liên quan vấn đề ô nhiễm môi trường.
Vài trường hợp trên cho thấy gần như tất cả mọi cá nhân, tổ chức và đặc biệt hệ thống chính quyền đều có liên đới ít nhiều và phải chịu một phần trách nhiệm trong những sự việc ảnh hưởng xã hội và đời sống người dân, đặc biệt nếu nguồn gốc sự việc có nguyên nhân từ một phần chính sách điều hành. Không mô hình chính quyền lý tưởng nào hoàn hảo đến mức có thể làm tất cả người dân hài lòng nhưng một chính quyền tôn trọng phục vụ lợi ích người dân thì phải lắng nghe và biết thực thi trách nhiệm. Điều thường nghe về cái gọi “chống chế độ” hay “chống phá nhà nước” trước những chỉ trích người dân là một lập luận sai từ lý lẽ căn bản. Nếu có một nhà nước được bầu bằng lá phiếu dân chủ thay thế chế độ cộng sản thì nó vẫn phải tiếp tục hứng chịu sự lên án người dân khi nó phủi tay trách nhiệm trước những sự kiện ảnh hưởng không chỉ một cá nhân mà nhiều người, không chỉ một trường hợp đơn lẻ mà nhiều vụ tương tự lặp đi lặp lại, không chỉ đối với một khu vực cá biệt mà nhiều vùng miền đất nước.
Tại sao có chính quyền phải bồi thường người dân cả triệu đôla chỉ vì cái vỉa hè nhưng ở một nước khác, như Việt Nam, thì người ta luôn tìm cách thối thác trách nhiệm, trong gần như tất cả vụ việc từ nhỏ đến lớn? Không người dân nào có quyền quy hoạch đô thị cũng như thiết kế hạ tầng giao thông nhưng tại sao kẹt xe hoặc ngập đường không phải là trách nhiệm của chính quyền? Ô nhiễm môi trường, dù có phần lỗi người dân, nhưng chính quyền không thể hoàn toàn vô can. Không người dân nào được phép “trồng” cột điện hoặc đào hố ga nhưng dù xảy ra vô số cái chết bởi điện giật và té hố ga nhưng vấn đề ai chịu trách nhiệm luôn được đẩy từ chỗ này sang chỗ kia cho đến khi sự việc chìm vào quên lãng. Một trong những trường hợp điển hình của thái độ vô trách nhiệm là có hàng chục tổ chức chính quyền và đoàn thể liên quan bảo vệ phụ nữ và trẻ em nhưng tình trạng cưỡng hiếp trẻ em chưa bao giờ kinh khủng bằng giai đoạn này.
Giải pháp cho việc đối mặt trách nhiệm, với chính quyền Việt Nam, không phải là chấp nhận thử thách việc xử lý sao cho người dân có thể hài lòng mà là làm thế nào để yếu tố trách nhiệm ít được đặt vai mình càng nhiều càng tốt. Cách thức xử lý khủng hoảng thông tin trong những sự việc nghiêm trọng, với chính quyền và hệ thống truyền thông thuộc sự kiểm soát chính quyền, là tìm cách dồn “nguyên nhân” và “hậu quả” về phía người dân. Điều này có thể lái sự phẫn nộ dư luận sang hướng khác ở thời điểm trước mắt nhưng nó không là giải pháp để cứu sự sụp đổ chính quyền trong tương lai nếu ngày càng có nhiều người dân nhận thức được rằng họ là nạn nhân trên một đất nước được điều hành bởi một chính quyền vô trách nhiệm.
Bồi thường dân chỉ vì một cái vỉa hè không chỉ cho thấy hệ thống luật pháp đất nước đó được xây dựng chặt chẽ như thế nào mà còn cho thấy chính quyền họ không ảo tưởng về vai trò và trách nhiệm để trở thành nơi được người dân tin cậy hơn là chỗ để người dân trút lên phẫn uất. Không mô hình chính quyền nào hoàn hảo. Để có một chính quyền chấp nhận “chịu thiệt” nhằm thể hiện trách nhiệm, cần một quá trình không phải ngày một ngày hai. Điều đó chưa hẳn là ý muốn chính quyền khi mô hình chính quyền ra đời, xét đến yếu tố lịch sử hình thành thiết chế chính quyền, và nó có thể chẳng bao giờ có nếu không có những tiền lệ, xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi của người dân. Chừng nào người dân “chưa cần”, mô hình như vậy không có cơ hội ra đời. Chừng nào đa số vẫn còn tin vào lập luận của một thiểu số, trong đó có cả “trí thức”, luôn cố nói rằng “không nên cái gì cũng chửi chính quyền,” thì bất công vẫn tràn lan và những cái chết tức tưởi tiếp tục xảy ra mà trách nhiệm chẳng thuộc về “lương tâm” kẻ nào cả.
M.K.
GIẤC MƠ HÃO HUYỀN
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 31-10-2019
Tin về cái chết của 39 người trong thùng xe đông lạnh tại Anh làm cho nhiều người đau lòng, thương xót. Càng thương họ, càng thêm căm giận những thế lực đã trực tiếp và gián tiếp gây ra tội ác. Trong những thế lực đó có cả thể chế chính trị tại đất nước họ. Bài viết “Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương” của Đoàn Bảo Châu (Báo Tiếng Dân ngày 27/10) và nhiều bài khác (Ngô Trường An, Trung Bảo, Nguyễn Quang Bô, Huỳnh Ngọc Chênh, Dương Quốc Chính, Nguyễn Ngọc Chu, Khải Đơn, Nguyễn Đăng Hương, Nguyễn Tuấn Khoa, Thạch Đạt Lang, Phan Ngọc Minh, Thụy My, Doanh Toại, Lê Nguyễn Hương Trà, Đinh Minh Tuấn, Trương Nhân Tuấn, Phạm Minh Vũ, Vũ Ngọc Yên v.v…) đã nói lên điều đó.
Tôi nghe sự quan tâm của Chính phủ về việc công dân Việt có ai trong số 39 nạn nhân ở Anh. Rồi nào là điện khẩn, công văn của Thủ tướng cho bộ này bộ nọ, cho UBND tỉnh ấy tỉnh kia, nào chỉ thị cho Đại sứ quán phải gấp rút xác minh danh tính nạn nhân, tìm nguyên nhân,truy bắt thủ phạm v.v… Nghe rồi suy nghĩ. Trong việc này có mấy phần là sự quan tâm thật lòng của ông Thủ tướng đến công dân và mấy phần là sự tuyên truyền. Tôi nằm, miên man trong việc tìm chứng cứ để có kết luận rồi ngủ thiếp đi, và trong mơ thấy được mời dự thính một cuộc họp của Chính phủ. Tôi được thông báo rằng các anh Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Trung, Chu Hảo, Lê Mã Lương, Mạc Văn Trang cũng được mời dự thính như vậy.
Đó là cuộc họp của Thủ tướng với các bộ, các ngành để bàn việc nâng cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo uy tín cho Chính phủ, tạo niềm tin và phấn khởi cho toàn dân. Thủ tướng yêu cầu phải nêu lên một lĩnh vực mà Việt Nam chiếm loại nhất của thế giới để, một là lập kỷ lục, hai là được UNESCO công nhận, ba là đem ra để báo cáo ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Từ đó đem tuyên truyền mạnh mẽ và rộng rãi trong nước và thế giới. Chính phủ đã dự kiến chi một khoản vài ngàn tỷ cho việc này.
Thủ tướng nói: Vấn đề tôi muốn nêu ra là: “Việt Nam nhạy cảm và quan tâm đến nhân quyền”, xin nêu các căn cứ, các dẫn chứng để mọi người thảo luận.
Về trong nước, hễ Chính phủ biết được có công dân nào bị thiệt mạng do bão lũ hoặc tai nạn lao động, thì lập tức gửi điện thăm hỏi, chỉ đạo các cấp các ngành quan tâm, cử cán bộ đến tận nơi úy lạo. Khi biết tin sắp có bão lụt thì Chính phủ điện khẩn khắp các nơi, chỉ đạo những công việc cụ thể. Rồi phong trào xóa đói giảm nghèo. Lo cho dân đến thế là cùng.
Về người Việt đi ra nước ngoài, khi có ai bị chết hoặc mất tích thì Chính phủ điện khẩn cho các bộ, các ngành, các địa phương và Đại sứ quán liên quan, chỉ thị đủ mọi việc cụ thể, tận tình, chu đáo. Chính quyền cử người đến từng gia đình nạn nhân thăm hỏi, giúp đỡ.
Chính phủ rất quan tâm, khen thưởng kịp thời những hành động dũng cảm cứu giúp người bị tai nạn.
Đối với nước ngoài, khi biết được nơi nào đó có tin vui dù lớn hay nhỏ, có tin buồn từ bình thường trở lên Việt Nam đều nhanh chóng gửi điện chúc mừng hoặc chia buồn. Trong nhiều việc, không phải chỉ có một điện mà nhiều. Nào là điện của Chủ tịch nước, của Tổng Bí thư Đảng, của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch quốc hội, của Bộ trưởng Ngoại giao. Thế là Nhà nước chúng ta không những quan tâm đến dân Việt Nam mà còn quan tâm đến toàn thế giới.
Nếu tập hợp đủ các loại điện như kể trên thì chắc rằng mỗi năm sẽ được một tệp dày vài ngàn trang. Đem chúng ra mà trưng bày sẽ làm lác mắt nhiều kẻ. Thử hỏi, ngoài Việt Nam, có nước nào làm được như thế.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu nêu ý kiến, xây dựng quan điểm, sau đó về cơ quan tập hợp chứng cứ, cung cấp cho Bộ Ngoại giao để làm hồ sơ. Sau việc này chắc chắn uy tín của Việt Nam sẽ được nâng lên nhiều lắm.
Tiếp theo, một số quan chức phát biểu ủng hộ đề xuất của Thủ tướng, ca ngợi sự sáng suốt, sự nhạy bén của ông. Cũng có ý kiến hỏi rằng về việc này ý kiến của Bộ Chính trị như thế nào. Thủ tướng cho biết chưa thông qua hội nghị tập thể, nhưng đã bàn riêng với Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội và vài anh chị khác trong Bộ Chính trị. Họ đều nhất trí. Có thể sẽ đem việc này thành một chỉ tiêu trong Nghị quyết của Đại hội 13.
Đến lượt các trí thức dự thính phát biểu. Tôi xin nói đầu tiên.
Tôi cho rằng, như được trình bày, có một số việc về hình thức là tốt, là cần, nhưng phải xem xét đến thực chất, có việc không nên hoặc cần làm theo cách khác.
Những việc có hình thức tốt như quan tâm, giúp đỡ nạn nhân thì việc làm được với lòng chân thành quá cách xa với sự tuyên truyền. Hình như làm ít mà nói nhiều, mục tiêu chính của công việc là để phô diễn thì phải.
Phong trào “Vì người nghèo” có vẻ rất rầm rộ, nhưng sai phương hướng và cách làm nên hiệu quả thấp, tạo ra một số người phấn đấu để được nghèo mãi mãi, và làm phát sinh một số kẻ lợi dụng kiếm chác. Chữ “Vì” trong cụm từ vì người nghèo nghe không xuôi. Không biết ai là người đầu tiên dùng cụm từ ấy và mọi người dùng theo. Gọi là phong trào “Giúp người gặp khó” thì hay hơn. Trong ngôn ngữ Việt thường dùng chữ VÌ cho những đối tượng đáng tôn trọng hoặc quý mến. Còn người nghèo có ba bảy loại, trong đó có loại vì lười và ngu mà nghèo thì tại sao ta lại vì họ?
Về việc chống bão, chống lũ – Thông tin đại chúng đã loan báo kịp thời, lãnh đạo và nhân dân các địa phương đã biết những việc cần làm. Thế thì những bức điện khẩn dài dòng của Ban Phòng chống thiên tai, của Chính phủ gửi đi khắp nơi nhằm mục đích gì, chứng tỏ điều gì?
Nếu cho rằng đề phòng lãnh đạo các tỉnh huyện không xem báo, không nghe đài nên không biết bão lũ sắp xẩy ra tại địa phương thì cấp trên chỉ cần điện khẩn rất ngắn gọn, với vài chữ “Bão lũ sắp xẩy ra, cần hành động”. Thế là đủ. Hành động cụ thể như thư thế nào cấp dưới phải tự biết. Đặc biệt của một lệnh khẩn là phải hết sức cô đọng, càng ngắn càng có sức mạnh. Cái thói “dạy đĩ vén váy” chỉ là của loại người kém trí tuệ mà cứ muốn tỏ ra ta đây quan tâm… Việc chỉ thị cho cấp dưới những việc cụ thể, chi tiết, vụn vặt chứng tỏ cấp trên không tin vào họ, coi thường họ, lại tạo ra cho họ thói quen xấu, trông chờ chỉ đạo của trên.
Về các vụ tai nạn. Thủ tướng có tấm lòng nhân ái thì thật tâm thăm hỏi, chia buồn, có thể đến tận nơi chia sẻ tai họa. Việc các ngành các cấp phải làm gì họ phải tự biết, tự làm. Liệu Bộ trưởng Tô Lâm có cần nhận được điện khẩn mới cho công an điều tra? Liệu Chủ tịch UBND các tỉnh thành liên quan có nhận được điện khẩn mới biết quan tâm đến dân chúng trong vùng? Nếu quả thật các vị ấy phải nhận được điện khẩn của Thủ tướng mới hành động thì nên bãi nhiệm hết và thay bằng người khác có năng lực hơn. Phải chăng cấp trên chấp nhận và dùng cấp dưới kém năng lực thì cấp trên ấy cũng chẳng ra gì.
Để biết Nhà nước này quan tâm đến người dân, đến nhân quyền như thế nào còn cần phải nhìn vào một mặt rất quan trọng của đời sống. Đó là sự đối xử của Chính quyền với dân khi họ cần đến sự giải quyết các việc có liên quan. Xin ghi nhận sự thành công ở một vài nơi về “Tiếp dân tại một cửa”, về một số tiến bộ ở vài địa phương trong cải cách hành chính, Nhưng tại nhiều nơi vẫn tồn tại cách làm “Hành là Chính”. Khi dân có công chuyện đến cửa công, đa số viên chức tiếp họ nghĩ đến việc gây khó khăn, “miệng nam mô nhưng bụng bồ dao găm”. “Hành” để người cần việc phải “nôn” ra, nhưng nhiều trường hợp người dân không biết “đưa phong bì” bằng cách nào và bao nhiêu cho phải. Về việc này, tôi, những người quen biết và rất đông có nhiều dẫn chứng cụ thể, sinh động.
Về trong nước. Hãy xem Thủ tướng làm gì, như thế nào khi những dân oan bị cướp đất, bị kết tội (có nhiều án tử hình) khi không hề phạm pháp (chỉ nhận tội bừa vì bị bức cung), khi có rất nhiều người bị chết trong đồn công an, khi các cuộc biểu tình ôn hòa bị đàn áp, khi đội cờ đỏ khủng bố giáo dân và phá hoại thánh đường, khi các tù nhân lương tâm bị đối xử hà khắc, quá vô nhân đạo, khi môi trường bị tàn phá, hủy diệt làm cho cuộc sống của hàng triệu người dân bị điêu đứng v.v…
Về các Sứ quán. Tôi đã ở 4 nước trong thời gian dài, đã đi qua nhiều nước, đã có khá nhiều dẫn chứng về việc “nhân viên sứ quán có nhiều hình thức và thủ đoạn moi tiền”. Để moi được họ phải tạo khó khăn cho người ta, hành hạ người ta. Gần đây, đọc bài báo “Thái độ vô trách nhiệm đối với công dân ở Nam Mỹ” của Trang Nguyễn (Báo Tiếng Dân ngày 12/10/2019) mà uất hận, mà xót xa. Bài báo kể chuyện một thanh niên người Việt, du lịch ở Pêru, bị mất hộ chiếu. Để xin cấp lại, anh bị đẩy chạy vòng quanh giữa cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở Peru, Chile, Brazil, tốn nhiều thời gian và tiền bạc mà vẫn chưa tìm thấy lối thoát. Anh bị “hành” vì không biết “nôn” ra cho ai, bao nhiêu, bằng cách nào.
Về điện chúc mừng, thăm hỏi gửi đến các nước…
Tôi tạm dừng một chút để lấy hơi thì bị ai đó vỗ vào vai nhắc nhở: Giáo sư nói đã quá dài, hãy để cho người khác. Thế là tôi bừng tỉnh. Kết thúc một giấc mơ hão huyền. Phải chăng đây là hiện tượng mà Freud đã nghiên cứu và mô tả. Nhiều ngày tháng tôi chuẩn bị đối thoại với ông Võ Văn Thưởng ở Ban Tuyên giáo mà không được trả lời nên nhập tâm mà sinh ra giấc mơ như thế. Vâng, giấc mơ hão huyền và hoang tưởng.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
LỰC ĐẨY HAY SỨC HÚT ?
NGUYỄN THỌ/ BVN 31-10-2019
Ảnh: internet
Việc người Việt Nam chết trên đường bỏ nước ra đi có lẽ sẽ còn tiếp tục, dù đất nước đã hòa bình hơn 44 năm. Nếu ai đó gọi Việt Nam là một dân tộc tỵ nạn thì không chỉ vì khái niệm “Thuyền nhân” (Boat peoples) xuất phát từ thảm cảnh người Việt chết trên Biển Đông, mà vì chúng ta khác hẳn các dân tộc khác ở chỗ: Họ chạy trốn chiến tranh, còn mình trốn hòa bình. Dù là dưới các mỹ từ “Hợp tác lao động”, “Thẻ xanh”, Visa EB3, EB5 hay từ miệt thị “Gái bán hoa”, thì tất cả đều là bỏ quê hương đi kiếm ăn.
Nhờ có Internet mà công luận mới biết về cái chết trong xe lạnh của 39 người ở Anh, về tai nạn của cháu bé ở trường Gate Way hay cái chết của một vị thứ trưởng rơi từ tầng 8. Tôi không dám nhắc đến tên ai, chỉ mong họ được thanh thản ở bên kia thế giới.
40 mươi năm trước, không ai được thông tin về hơn nửa triệu đồng bào chết đuối, chết khát, chết vì bị cướp biển giết, bị hãm hiếp trên Biển Đông. Không báo nào dám đưa tin. Nhiều đồng bào của chúng ta đã phải ăn thịt người chết trên những con thuyền gỗ tơi tả để cầm hơi sống sót. Nhiều người đã phát điên khi được cứu sống.
Nhờ có mạng xã hội mà hôm nay báo chí Việt Nam không cần phải bịt tin về những cái chết nữa. Họ chỉ cần chờ vài ngày để áp xuất của mạng xã hội phá tung cái van của các nhà quản lý. Sau hai, ba ngày im lặng, báo nhà nước sẽ tìm cách vượt các tin ngoài luồng bằng cách đua nhau giật các title, đưa mọi chi tiết về các vụ án để tăng lượng views.
Mở van là cách duy nhất để nhà nước chứng tỏ sự cởi mở của mình trước những cái chết của người dân? Quốc tang, điện chia buồn, một ngọn nến của nguyên thủ quốc gia chưa bao giờ dành cho dân thường, dù là hàng trăm người thiệt mạng do thiên tai, thảm họa.
Nhưng cũng nhờ mạng xã hội mà tâm can người Việt được phơi bày rõ hơn. Trong khi những người dưng ở Châu Âu bày tỏ sự thương xót với những nạn nhân quá cố thì người Việt đang lên án nhau về thái độ đối với các nạn nhân, thậm chí phê phán gia đình nạn nhân. Hạt giống thù hận gieo rắc trong xã hội đã kết thành trái độc. Nhiều đồng bào quên mất rằng: Đau khổ không phân biệt người Bắc, Trung hay Nam, không phân biệt màu da bò mà ta gán cho nhau. Chỉ lòng người bị nhiễm hận thù mới phân biệt xác chết theo màu đỏ, đen hay vàng.
Nhà tôi ở Đức đã có lúc bị bạn bè coi là “Trại tỵ nạn”, vì luôn có người ghé qua nhờ vả về giấy tờ, về các thủ tục để tạm trú trên con đường đi kiếm ăn tha phương. Tiếp xúc với họ, tôi cũng hiểu nhiều mánh lới khiến tôi sợ hãi: Từ chuyện cưới giả, chú lấy cháu, anh cưới em, đến các loại giấy tờ giả, chứng cứ giả. Dù không ủng hộ cách làm, tôi luôn tìm cách hiểu lý do ra đi của họ.
Tôi thì đã ngấm đòn từ suốt 28 năm qua: Bỏ quê hương ra đi luôn là một quyết định đau đớn của mỗi con người. Trước khi đi Đức lập nghiệp năm 1991, tôi đã từng sống ở cả hai nước Đức. Tôi không bị ai lừa bịp về một tương lai rực rỡ xứ người. Tôi chỉ muốn thoát khỏi cảnh tù túng và những cái mặt nạ mà tôi phải đeo hàng ngày.
Tại Hội nghị Geneve 1979 về người tỵ nạn Đông Dương, Chính phủ Việt Nam đã lên án các thế lực phản động quốc tế tuyên truyền lừa bịp, lôi kéo người Việt Nam ra đi. Trong số hơn hai triệu người ra đi ngày đó, tôi tin là có những người chỉ vì lý do kinh tế, chứ không chỉ là những người Việt thua trận bị đàn áp, bạc đãi hay người gốc Hoa bị xua đuổi.
Vào những năm tháng của bức màn thép đó, không một mẩu tin của Phương tây lọt vào Việt nam. Nếu có lọt vào thì không một kẻ ham chơi ngông cuồng nào chỉ vì các buổi disco, mấy bộ quần áo đẹp hay chiếc xe ô-tô mà dám leo lên chiếc thuyền gỗ để vượt biển. Cái sức ép kinh tế ngày đó chắc phải kinh khủng.
30 năm sau, vẫn có người tin rằng nguyên nhân chính của “Tỵ nạn hòa bình” là do bọn lừa bịp, buôn người. Vậy tại sao người Thái, người Mã Lai, người Philippines, những hàng xóm cùng đẳng cấp như chúng ta lại không bị lừa, để rồi dồn toàn bộ của cải, liều chết ra đi?
Nguyên nhân chính phải thừa nhận là: Gần 45 năm hòa bình đã không giúp Việt Nam trở thành một xã hội ấm no. Ấm no không thể hiện qua GDP, mà qua các chỉ số xã hội lành mạnh. Do vậy dù GDP đầu người đã tăng hơn 10 lần so với 1975, Việt nam vẫn chỉ là nước xếp thứ 115 về chỉ số phát triển con người HDI [1], đứng sau cả Palestina đang bị Do-Thái chiếm đóng. Cu Ba nghèo xơ xác còn đứng trên Việt Nam gần 40 bậc.
Xếp hạng HDI cho thấy Việt Nam là một xã hội không công bằng.
Thảm họa môi trường liên tục xảy ra đã cướp đi không gian sống của hàng triệu người Việt.
Nếu nhìn vào bản đồ Tự do báo chí 2019, Việt nam màu đen kịt.[2]
Nghèo đói, môi trường bị tàn phá, cơ hội làm ăn mờ mịt, bất công, tham nhũng, thiếu tự do, không minh bạch… Đó là những lực đẩy khổng lồ, đẩy người Việt, giàu cũng như ngèo bỏ nước ra đi. Chứ không phải sức hút của những lời lừa bịp.
Hãy tỉnh táo và lương thiện.
N.T.
_________
Chú thích:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét