ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Biển Đông: Trung Quốc lại kêu gọi đối thoại sau khi bị Việt Nam tố cáo (BVN 18/10/2019)-Ông Trọng hoãn đi Mỹ vì lo ngại sức khỏe? (VOA 17-10-19)-Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đi châu Âu làm gì? (Sputnik 17-10-19)-Biển Đông: Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN (BVN 17/10/2019)-Thuỵ An/RFI-ASEAN nhấn mạnh nguyên tắc không đe dọa, sử dụng vũ lực ở Biển Đông (VNN 17/10/2019)-Thử bàn về việc kiện gì, kiện như thế nào nhân vụ HYDZ-8 (BVN 17/10/2019)-Song Phan/TT-Hạ viện Mỹ thông qua dự luật bảo vệ nhân quyền Hong Kong (BVN 17/10/2019)- Cách thức ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông (BVN 16/10/2019)-Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn (BVN 16/10/2019)-TP/RFI-Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ trích những tiếng nói yêu nước ngoài đảng (BVN 16/10/2019)-RFA-Bí thư TP HCM: Việt Nam ‘không thể’ quay lưng với Trung Quốc (VOA 16-10-19)-Chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” của Quốc hội CHLB Đức với tù nhân lương tâm Việt Nam (BVN 16/10/2019)-RFA-Bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền (VNN 15/10/2019)-Chiến lược châu Á của ông Trump xoay quanh những vấn đề gì? (VNN 15/10/2019)-“Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc” (BVN 15/10/2019)-Mark Esper sắp đến VN để bảo vệ cho ExxonMobil? (BVN 15/10/2019)-Thường Sơn-
- Trong nước: Tấm lòng của Bác Hồ đối với phụ nữ Việt Nam (GD 18/10/2019)-Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Trí thức Việt Nam không “thua em, kém chị” (GD 18/10/2019)-Hai phụ nữ VN vào nhóm ‘có ảnh hưởng nhất thế giới’ (BVN 18/10/2019)-Khởi tố vụ án gây ô nhiễm nước sạch Sông Đà (GD 18/10/2019)-Sau vụ nước nhiễm dầu thải, Hà Nội liệu có kiểm tra tất cả các nhà máy nước? (GD 18/10/2019)-Xét xử vụ án gian lận thi cử ở Hà Giang kéo dài thêm hai ngày (GD 17/10/2019)-Dân Hà Nội xếp hàng như thời bao cấp, chắt chiu từng giọt nước (GD 17/10/2019)-Rất nhiều người Việt Nam thiếu rau, thừa rượu bia (GD 17/10/2019)-VĐĐ-70 năm, bài học về công tác dân vận của Bác vẫn “mới” (GD 17/10/2019)-Nhìn lại việc đánh giá cán bộ (KTSG 17/10/2019)-Thứ trưởng Bộ Giáo dục qua đời vì ngã từ tầng 8 (VNN 17/10/2019)- Bị cản trở, Phó Công an xã rút súng chĩa thẳng vào mặt người dân (GD 16/10/2019)-Vận dụng sáng tạo giá trị Tác phẩm ‘Dân vận’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (GD 16/10/2019)-Thôi Bộ trưởng Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ làm gì? (TP 16-10-19)-Những phát ngôn ‘dậy sóng’ của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (TP 17-10-19)-Quay cuồng trong cơn khát nước sạch: Đi vệ sinh một lần mất 20 nghìn đồng! (TP 17-10-19)-Đột nhập nhà thờ trộm hơn 42.000 USD (TT 17-10-19)-nhà thờ sao nhiều tiền thế ?-
- Kinh tế: Tòa án quận Cầu Giấy không làm rõ những chứng cứ quan trọng xác nhận nợ của FLC (GD 18/10/2019)-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách lĩnh vực xây dựng (GD 18/10/2019)-Chấn chỉnh hoạt động thanh, kiểm tra đối với doanh nghiệp (GD 18/10/2019)--Hà Nội dẹp cà phê đường tàu, còn 1 nơi duy nhất để du khách trải nghiệm (VNN 18/10/2019)-Không được xuất khẩu lợn sang Trung Quốc (VNN 17/10/2019)-Tập trung các nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội (GD 17/10/2019)-Còn hiện tượng tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước, “sân trước, sân sau” (GD 17/10/2019)-NXP-Đã phát hiện sai phạm, đùn đẩy trách nhiệm trong cổ phần hóa (GD 17/10/2019)-VĐH-Nguồn cung đô la dồi dào giúp ổn định thị trường ngoại hối (KTSG 17/10/2019)-Cuộc cạnh tranh nóng trên thị trường thịt thực vật ở Mỹ (KTSG 17/10/2019)-“Làm mới” du lịch miền sông nước (KTSG 17/10/2019)-Khởi nghiệp mảng công nghệ bắt đầu bứt phá (KTSG 17/10/2019)-Startup nội bỏ quên phân khúc du lịch giá rẻ (KTSG 17/10/2019)-Nhận diện để vượt qua rào cản của thanh toán điện tử (KTSG 17/10/2019)-Saigon Co.op và Big C bán nước đóng chai không lợi nhuận tại Hà Nội (KTSG 17/10/2019)-An Phát Holdings đưa sản phẩm “xanh” sang Nhật Bản (KTSG 17/10/2019)-Có bất thường khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu giá trị gấp 16 lần vốn? (KTSG 17/10/2019)-Làm thế nào tối đa hoá lợi ích từ hội chợ quốc tế? (KTSG 17/10/2019)-Cảnh báo rủi ro xuất khẩu hồ tiêu sang Myanmar (KTSG 17/10/2019)-Nhân sự ngân hàng truyền thống không còn “hot”? (KTSG 17/10/2019)-Amazon thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam (KTSG 17/10/2019)-Robot không thể thay thế... nhà báo (KTSG 17/10/2019)-Uniqlo mở cửa hàng đầu tiên ở phố "nhà giàu" Đồng Khởi (KTSG 17/10/2019)-Dư nợ ngân hàng chính sách đạt hơn 200.000 tỉ đồng (KTSG 17/10/2019)-Quốc Cường Gia Lai sẽ bán thêm vốn tại công ty riêng của ông Nguyễn Quốc Cường (KTSG 17/10/2019)-Nguồn cung đô la dồi dào giúp ổn định thị trường ngoại hối (KTSG 17/10/2019)-Bộ Luật lao động chưa tính đến cách mạng 4.0 (TVN 17/10/2019)-Nguyễn Minh Huân-
- Giáo dục: Giáo sư Trần Hồng Quân có ấn tượng rất tốt với Thứ trưởng Lê Hải An (GD 18/10/2019)-Trúng tuyển viên chức giáo dục, 11 người không đến nhận nhiệm sở (GD 18/10/2019)-Những phát ngôn đáng suy ngẫm của ông Vũ Văn Sử về kỳ thi 2018 ở Hà Giang! (GD 18/10/2019)-Mẹ giáo viên, con không đủ tiền đi học đại học (GD 18/10/2019)-Đã được tặng, sao Trường tiểu học Nam Sơn vẫn làm nhà để xe, xin tiền phụ huynh? (GD 18/10/2019)-Thầy Bí thư Đoàn trường vùng cao cùng những ước mong vì học sinh thân yêu (GD 18/10/2019)-Bị cáo nhờ nâng điểm để tạo phúc được đánh giá là tích cực khai báo (GD 18/10/2019)-Bộ Công Thương thanh tra trường Điện Lực, khẳng định sẽ làm triệt để (GD 18/10/2019)-Chuyên gia lưu ý 7 vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục đại học (GD 18/10/2019)-Giáo viên 5 năm không được xếp thi đua khởi kiện Hiệu trưởng (GD 18/11/2019)-Nghe tâm sự nhói lòng của những nhân viên tạp vụ dọn vệ sinh nhà trường (GD 18/10/2019)-Điều chỉnh xếp loại 31 giáo viên để tránh tinh giản biên chế? (GD 18/10/2019)-Trao đổi sinh viên giữa 11 nước trong khu vực ASEAN (GD 18/10/2019)-Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài bị đề nghị mức án cao nhất 9 năm tù (GD 18/10/2019)-ở HG-Trần Xuân Yến khai bị mớm cung, thuộc cấp Hồng Nga khẳng định làm theo chỉ đạo (GD 18/10/2019)-ở SL-Gian lận thi Sơn La, nâng điểm cho 4 thí sinh do quen biết một lần đi ăn sáng (GD 17/10/2019)-Vợ bị cáo Hoài: Khi chồng có khách thì tôi ngồi dưới bếp! (GD 17/10/2019)-Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Giang có Hiệu trưởng mới (GD 18/10/2019)-Tạm đình chỉ công tác nữ giáo viên ném vở học sinh xuống đất sau khi chấm bài (GD 18/10/2019)-Đại học Hạ Long phải sớm trở thành đô thị đại học (GD 18/10/2019)-
- Phản biện: Liêm sỉ nhà giáo nhìn từ vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang và Sơn La (GD 18/10/2019)-Nguyên Nguyên-“Mất nước” (*) (BVN 18/10/2019)-Nguyễn Thị Oanh-Với dự án Luang Prabang, từ 2007 Việt Nam đã quy hàng chiến lược thuỷ điện của Lào (BVN 18/10/2019)-Ngô Thế Vinh-Đích thị đó là những kẻ bán nước hại dân (GD 17/10/2019)-Xuân Dương-Đảng với Dân – nói một mà hai! (BVN 17/10/2019)-Hà Sĩ Phu-Bàn về “chúng ta” (BVN 17/10/2019)-Nguyễn Đình Cống- Cả dân tộc đồng lòng, đến chịu thua bà Hồng Ngát (GD 16/10/2019)-Xuân Dương-Văn hóa xếp hàng của người Việt và cách ứng xử nơi đông người (GD15/10/2019)-Khánh Văn-“Người Tuyết bé nhỏ” và “Ròm” – câu chuyện kiểm duyệt ở Việt Nam (BVN 15/10/2019)-Nguyễn Tiến Tường-Văn nghệ sĩ làm khổ lãnh tụ (BVN 14/10/2019)-Giang Nam-Không biết sai chỗ nào mà bị Bộ 4T phạt? (BVN 13/10/2019)-Tầm quan trọng của dư luận xã hội và sự định hướng cần thiết (VNCA 12-10-19)- Cù Tuệ Minh-Biết “dại” nhưng vẫn đặng chẳng đừng (BVN 11/10/2019)-Nguyễn Đình Ấm-Phải chăng ông Trọng không biết sự thật?(BVN 11/10/2019)-Nguyễn Đình Cống-Sợ (BVN 11/10/2019)-Từ Thức-
- Thư giãn: Cuối đời cô quạnh của cô gái miền Tây từng khiến vua Bảo Đại mê mệt (VNN 18/10/2019)-Ra mắt cuốn sách: Nguyễn Đình Hương - Người con của non sông, đất nước (GD 18/10/2019)-Ông Nguyễn Đình Hương: ‘Ông Kiệt gọi tôi là kiến trúc sư, Tố Hữu gọi là bồ’ (TN 17-10-19)-Giải Nobel có sòng phẳng? (KTSG 17/10/2019)-
CHỈ MẤY GIÂY THÔI !
NGUYỄN TIẾN THƯỜNG/ BVN 15-10-2019
“Chỉ mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên”, đó là câu nói bâng quơ của nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát về việc bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện trên phim “Everest, người tuyết bé nhỏ”.
Tôi cho đó là lỗ hổng cực lớn về nhận thức.
Tôn nghiêm quốc gia, không thể nào đo bằng giây. Tôn nghiêm đó là bất khả xâm phạm. Đằng này họ mang cả sự trâng tráo vào trưng bày trong bàn thờ nhà mình, đó là một cuộc xâm lăng có tính toán. Và đương nhiên, khả năng thành công của nó là không cao nếu người làm văn hoá để tâm khi thẩm duyệt.
Để có một quốc gia vẹn toàn, cả nghìn năm xương máu anh linh đổ xuống. Thái bình của mấy chục năm nay, cũng chỉ là một khắc trong lịch sử. Nên vài giây là nhiều lắm. Vài giây đó đã kịp đặt tổ quốc vào một sự xúc phạm. Nên nhớ, nó diễn ra song song với việc giặc đang quần thảo ngoài thực địa Tư Chính.
Đó đương nhiên không phải là sự tình cờ. Và sự ngây ngô đến xuẩn ngốc của người làm văn hoá đã rắc những chiếc lông ngỗng cho giặc vào đến tận cảm xúc của người Việt.
Một người dân bình thường cũng không thể đánh mất mẫn cảm với vấn đề cương thổ. Một người làm văn hoá nghệ thuật, một đội ngũ quản lý văn hoá nghệ thuật am tường lịch sử lại làm một việc ngang hí hoạ với giặc rồi phát biểu tầm phào.
Thậm chí tôi nghĩ rằng có thể họ đã vô tâm khi đảm đương chức trách. Có thể họ chỉ xem lướt qua bộ phim trước khi cho trình chiếu. Vì có thể đầu óc họ đang nghĩ về thứ khác chăng?
Vài giây hôm nay sẽ đổi lại nỗi uất ức nhiều năm tháng, thậm chí là cả một chương sử bẽ bàng.
Tôi thật sự không thể nào tin được, một Hồng Ngát yêu thương đất nước, thắp lửa tình yêu lại có thể để cho tâm thức của mình sa ngã đến như vậy…
CÂU CHUYỆN KIỂM DUYỆT Ở VIỆT NAM
BBC/ BVN 15-10-2019
Hình ảnh ‘đường lười bò’ xuất hiện trong phim “Everest: Người Tuyết bé nhỏ”
Trong khi một bộ phim nước ngoài có cài cắm bản đồ hình lưỡi bò trong một số khung hình lọt lưới kiểm duyệt và ra rạp tại Việt Nam thì phim đoạt giải quốc tế vẫn chịu ‘án treo’ và chưa thể công chiếu.
Phim có đường lưỡi bò vẫn ra rạp
Phim hoạt hình “Abominable” (tựa Việt: “Everest: Người Tuyết bé nhỏ”) bị ngưng chiếu tại các rạp ở Việt Nam, nhưng đó là chỉ sau khi một số khán giả xem phim cho rằng phim có cài cắm bản đồ ‘đường lưỡi bò’ vào khuôn hình.
“Abominable” ra rạp tại Việt Nam từ ngày 4/10 sau khi được quảng bá rầm rộ ở Việt Nam từ cuối tháng 9.
Phim là sản phẩm hợp tác của hãng DreamWorks Animation và Pearl Studio – một công ty Trung Quốc.
CGV Việt Nam phát hành bộ phim trên tại Việt Nam.
Trong phim, cô gái tuổi teen tên Yi (Chloe Bennet lồng tiếng) cùng hai người bạn vô tình phát hiện một người tuyết tên Yeti trên mái nhà của khu căn hộ mà cô đang sống ở Thượng Hải.
Yeti được nhóm bạn này đặt tên là ‘Everest’. Và cả nhóm đã cùng nhau giúp sinh vật này đoàn tụ gia đình ở đỉnh Everest.
Sau khi phim trình chiếu, người xem bàn tán về cảnh tấm bản đồ trong nhà Yi, được cho là vẽ ‘đường lưỡi bò’.
Theo báo Thanh niên, hình ảnh này xuất hiện nhiều lần trong phim và khán giả Lê Văn Hiệp là một trong những người đầu tiên phát hiện sự việc trên và chia sẻ trên mạng xã hội từ cuối tuần qua.
Cụ thể, trong phim “Abominable,” hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ xuất hiện trong 2 đoạn và 4 cảnh phim. Ngay trong trailer của phim này, người xem cũng dễ dàng nhìn thấy tấm bản đồ có “đường lưỡi bò” mà Yi treo trên tường trong căn phòng nhỏ của cô.
Tấm bản đồ này còn xuất hiện nhiều lần trong bộ phim.
Báo Thanh niên ở trong nước dẫn lời PGS-TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn thộc Đại học Quốc gia Hà Nội, bình luận rằng:
“Không thể lơ là. Cài chi tiết là cách của Trung Quốc. Nếu nó không quan trọng gì cả thì đã không được cài vào trong phim. Một phim mà chiếu bản đồ quốc gia theo kiểu đó thì đã có ý đồ chứ không phải chuyện tình cờ”.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Thu Hà sau đó cho báo chí trong nước biết là nhận trách nhiệm về sự việc, đồng thời phối hợp với nhà phát hành để ngưng chiếu phim.
Sự việc trên với phim “Abominable” không khỏi khiến chúng ta nhớ đến trường hợp phim “Operation Red Sea” (tạm dịch là “Điệp vụ Biển Đỏ”) hồi năm ngoái.
Lúc đó, bộ phim Trung quốc này cũng do CGV phát hành đã ra rạp được mười ngày. Trong phim có hình ảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc đi qua một vùng biển được chú thích bằng dòng chữ ‘South China Sea’ (tức Biển Đông).
Tại đây, hạm đội Trung Quốc đã phát loa yêu cầu một tàu khác phải “rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc”.
Khi đó, bà Lý Phương Dung, Cục phó Cục Điện ảnh Việt Nam khẳng định là hội đồng thẩm định đã thẩm định phim đúng quy trình.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch của Việt Nam cũng có thông cáo tới các cơ quan báo chí khẳng định: “Hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim có liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo”.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về luật Biển, về lãnh thổ đã lên tiếng bác bỏ quan điểm này.
Ngay cả website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng giới thiệu “Điệp vụ Biển Đỏ” nằm trong chiến lược tuyên truyền cho yêu sách chủ quyền của nước này trên Biển Đông.
Phim đoạt giải quốc tế chịu… ‘án treo’
Trong khi hệ thống kiểm duyệt Việt Nam vẫn để lọt lưới những bộ phim cài cắm chủ đích tuyên truyền về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc thì ‘bàn tay’ kiểm duyệt lại tỏ ra khá khắc nghiệt với phim của các đạo diễn trong nước.
Mới đây nhất, “Ròm” một bộ phim của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy – một bộ phim đi ‘thi chui’ – nhưng đã đoạt giải cao nhất hạng mục New Currents tại Liên hoan Phim quốc tế Busan (Hàn Quốc) năm 2019, cùng bộ phim “Haifa Street” của Iraq-Qatar. Đây là một trong những hạng mục quan trọng nhất của giải này.
Một cảnh trong phim “Ròm”. Bản quyền hình ảnh VARIETY MAGAZINE
“Ròm” nói về cuộc sống vất vả mưu sinh của một cậu bé bán số đề ở thành phố Hồ Chí Minh. Cậu cực khổ kiếm tiền, chỉ mong có thể sớm tìm được cha mẹ. Và để sinh tồn, cậu phải chạy trốn khỏi những gã nghiện cờ bạc hay xô xát với những đối thủ. Nhưng cậu vẫn lạc ngay giữa một thế giới mà con người phải chà đạp lên nhau để sống.
Theo Variety Magazine, trưởng ban giám khảo của hạng mục này, đạo diễn người Anh Mike Figgis nhận xét rằng, “việc sử dụng các bối cảnh thực tế, sống động trong phim đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo và một cái kết phim rất thỏa mãn”.
Tuy nhiên, trước khi phim lên đường đi Busan, báo Tuổi trẻ cho hay, Cục Điện ảnh công bố phim Ròm “vi phạm pháp luật hiện hành” khi chưa có giấy phép phổ biến phim đã tự đăng ký và gửi phim tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan 2019.
Và bộ này mới đây cho biết sẽ xử lý thật nghiêm trường hợp này.
Đạo diễn Trần Thanh Huy nhận giải thưởng tại LHP Busan. Bản quyền hình ảnh FACEBOOK DO QUOC TRUNG
Nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm trích dẫn trên Facebook cá nhân công văn số 637/ĐA-PBP của Cục Điện ảnh nhận định:
“Phim phản ánh mặt trái quá đen tối của những con người mong muốn đổi đời bằng việc trông chờ vào những con số may mắn để trúng lô, đề. Những tệ nạn xã hội như chơi lô, đề, cho vay nặng lãi, đòi nợ, mê tín, bao lực xuyên suốt bộ phim, kết phim bi quan, bế tắc, không lối thoát, thiếu tính nhân văn. Câu chuyện phim diễn ra tại TP Hồ Chí Minh nhưng không có sự quan tâm của chính quyền và cơ quan chức năng. Đồng thời, phim cũng thể hiện nhiều thông tin tiêu cực, phản cảm, mang ẩn ý và ám chỉ không tốt về chính trị, mang màu sắc phê phán chính trị – xã hội, thể hiện cách nhìn tiêu cực về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam”.
Và nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhận xét: “Chỉ tiếc, họ không đủ dũng khí để nhìn vào hiện thực để thấy những tăm tối, tiêu cực về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam – ở một góc nào đó của thời hiện tại mà bộ phim tái hiện qua góc nhìn nghệ thuật của một đạo diễn trẻ đầy dũng khí hoàn toàn có thật. Hoặc nữa, đó chỉ là một góc nhìn nghệ thuật của một đạo diễn ngược dòng số đông. Không ai xem City of God mà nghĩ rằng cả đất nước, văn hóa, con người Brazil tăm tối, tiêu cực cả. Không ai xem The Godfather, Goodfellas mà phán xét cả đất nước Mỹ bị thao túng bởi băng đảng, mafia, bạo lực cả. Cũng như không ai xem xong Parasite mà phán xét một đất nước Hàn Quốc ngày càng bị chia rẽ bởi giàu nghèo cả”.
“Kiểm duyệt kỳ dị” ở Việt Nam
Đó là nhận xét của ông Thomas Bass, Giáo sư Báo chí và Văn chương Anh tại Đại học Albany, New York, trong một bài viết trên website của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), sau khi ông tìm hiểu về sự méo mó giữa bản tiếng Việt cuốn sách của ông viết về điệp viên Phạm Xuân Ẩn “Điệp viên Z.21 Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” so với nguyên bản tiếng Anh “The Spy Who Loved Us”.
Và từ đó, ông viết thêm một cuốn sách khác: “Censorship in Vietnam: Brave New World” (Kiểm duyệt ở Việt Nam: Thế giới can đảm mới).
Theo GS. Bass, kiểm duyệt đang trở nên tệ hại hơn ở Việt Nam và điều này đang làm hủy hoại nền văn hóa Việt Nam bởi nó “làm thụt lùi lịch sử và thời gian”.
GS. Bass nhận định, theo VOA, “Việt Nam thực chất đã hủy nền văn hóa của họ và hạn chế rất lớn đến sức tưởng tượng và tiềm năng văn hóa thông qua sự kiểm duyệt. Tôi nghĩ nó ảnh hưởng tệ hại tới nền văn hóa Việt Nam”.
Còn nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm thì kết luận trong bài đăng nói trên, trên Facebook: “Đừng trách một nền điện ảnh bị trói trong vòng kim cô an toàn và “không ra được thế giới”. Bởi, ra được với thế giới, thậm chí đoạt những giải thưởng cao nhất như “Xích lô”, như “Ròm”, rồi phải chịu một cái án treo không biết đến bao giờ mới được cởi mà thôi”.
Nhưng ‘vòng kim cô’ ấy dường như lại dễ dãi với những bộ phim nước ngoài.
Và lần này, sau khi “Everest: Người Tuyết bé nhỏ” lặng lẽ bị rút khỏi các rạp tương tự như “Điệp vụ biển Đỏ” trước đây, cũng như sau tuyên bố “chịu trách nhiệm,” thì liệu sẽ có những biện pháp xử lý gì hay không hay cũng chỉ rút kinh nghiệm?
CẢ DÂN TỘC ĐỒNG LÒNG, ĐẾN CHỊU THUA BÀ HỒNG NGÁT
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 16-10-2019
Câu chuyện “anh em trong cơ quan” thuộc Bộ Tư pháp “luộc” dữ liệu ô nhiễm môi trường Hà Nội từ 14 năm trước trong Dự thảo báo cáo trình Quốc hội vẫn chưa lắng xuống thì lại đến phát ngôn vô trách nhiệm của bà Hồng Ngát – thành viên của Hội đồng duyệt phim quốc gia khi bà này cho rằng bộ phim “Người tuyết bé nhỏ” (tiếng Anh là Abominable) chỉ cài cắm hình ảnh đường lưỡi bò “Có mấy giây thôi mà mọi người cứ làm quá lên”.
Bộ phim hoạt hình Abominable là sản phẩm hợp tác giữa Mỹ (hãng DreamWorks Animation) và Trung Quốc (Công ty Pearl Studio) và vì vậy việc cài cắm “Đường lười bò” không bao giờ là sự “ngây thơ” của những người làm phim Trung Quốc.
Xin thưa với các vị hội đồng duyệt phim là các vị không chỉ được giao trách nhiệm duyệt các phim chiếu rạp mà còn là trách nhiệm đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của tổ quốc trên Biển Đông, nhất là khi Trung Quốc đang tăng cường xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông.
Ngồi duyệt phim các vị có biết chỉ cần mấy giây phát lửa là cả khu nhà xưởng Công ty Bóng đèn, phích nước Rạng Đông (Thanh Xuân, Hà Nội) biến thành tro bụi và thảm họa môi trường đã khiến Viện Hóa học môi trường quân sự phải tiến hành công tác tẩy độc?
Các vị có biết chỉ một que diêm bé tí có thể đốt cháy cả cánh rừng?
Dùng những từ nặng nề để nói về ý kiến của bà Hồng Ngát là không cần thiết song không thể không nhắc bà Ngát, rằng “Phát biểu của bà không đơn thuần là sự ngây thơ về chính trị mà còn là xúc phạm đến vong linh những người lính hải quân (cả Bắc và Nam) đã hy sinh cuộc đời bảo vệ chủ quyền tổ quốc trên Biển Đông trước tội ác man rợ của kẻ thù và âm mưu thôn tính lãnh thổ nước Việt kể từ khi Vua Hùng dựng nước”.
Phát biểu của bà Hồng Ngát diễn ra trong bối cảnh Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa yêu cầu các vị Ủy viên trung ương “Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua”.
Vậy phải chăng “đừng làm quá lên chuyện đường lưỡi bò” chỉ là suy nghĩ “sâu sắc như cơi đựng trầu” của đàn bà mà các cụ ví von hay cũng cho thấy quan điểm của ai đó trước dã tâm “xâm lược mềm” của “ông bạn 16 chữ”?
Còn nhớ năm 2018, bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ cũng lọt lưới kiểm duyệt và được công chiếu tại rạp nhiều ngày trước khi đơn vị phát hành ngừng chiếu vì bị dư luận lên án.
Không ít trường hợp, sự tồn tại của những Hội đồng tầm cỡ “Quốc gia” hay “Nhà nước” trở thành nỗi nhức nhối của dân chúng.
Từng có chuyện Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước để lọt khá nhiều người không đạt chuẩn, sau khi bị truyền thông phát hiện và bị dư luận phản đối dữ dội, hơn 40 người đã bị gạt tên khỏi danh sách công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Cuối năm 2018, trước khi dự án cao tốc Ðà Nẵng - Quảng Ngãi đưa vào sử dụng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã kiểm tra, đánh giá và chấp thuận cho đưa công trình vào khai thác, nhưng chưa được một năm đã bị hỏng nhiều chỗ.
Và nay là “Hội đồng duyệt phim Quốc gia”, không biết cơ quan này làm việc không công hay ngân sách vẫn phải bao cấp?
Nếu nhận tiền từ những đồng thuế chắt chiu của dân mà vô trách nhiệm như thế thì có nên để tồn tại?
Điệp khúc “nhận trách nhiệm” đã trở thành tấm khiên che chắn cho những hành động dù chưa đến mức gọi là phản bội tổ quốc thì cũng là “Nối giáo cho giặc”.
Làm công tác trong lĩnh vực văn hóa chẳng lẽ họ không biết câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy?
Không phải lần đầu tiên để lọt những thông tin mà các thế lực bành trướng mong muốn liệu chỉ là vô tình hay cố ý?
Báo Nguoiduatin.vn cho rằng:
“Hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện rõ nét trong 2 đoạn và 4 cảnh phim khiến khán giả bức xúc.
Không cần bàn cãi thêm, hình ảnh đường lưỡi bò đầy phản cảm là minh chứng cho việc kiểm duyệt yếu kém ở Việt Nam”. [1]
Nhận định trên có vẻ không chính xác cho lắm vì có trường hợp một bài báo bị bắt gỡ, bị buộc phải đính chính và phạt rất nhiều tiền chỉ vì một hai từ bị coi là vi phạm.
Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thu Hà đã phát biểu với báo Thanh Niên rằng:
“Chúng tôi sẽ nhắc nhau cảnh giác hết sức, để công việc của hội đồng được thận trọng hơn.
Nhưng người nhận trách nhiệm sẽ là tôi, chứ không thể bắt chủ tịch hội đồng nhận trách nhiệm được.
Thường thì Cục trưởng Cục Điện ảnh không có trách nhiệm xem toàn bộ phim cần duyệt. Nhưng tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước”. [2]
Cách nhận trách nhiệm duy nhất với vị Cục trưởng là viết đơn xin từ chức, còn với vị “chỉ có mấy giây” là xin xóa tên khỏi Hội đồng duyệt phim.
Muốn giải quyết tận gốc vấn đề, kỷ luật hành chính những người sai phạm là chưa đủ.
Khi “Thiếu trách nhiệm, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng” thì phải xem xét dưới góc độ hình sự, điều này đã có trong luật.
Liên quan đến vụ việc không chỉ các thành viên Hội đồng duyệt phim, lãnh đạo Cục Điện ảnh.
Để lọt thông tin độc hại vào môi trường văn hóa hay để lọt những những con sâu độc vào đội ngũ cán bộ đều nguy hiểm cho an ninh quốc gia, điều này chẳng cần văn hóa cao siêu mà người nông dân chân đất cũng biết.
Vì thế bài viết “Chỉ có những người vô trách nhiệm với đất nước mới phát hành phim cài cắm 'đường lưỡi bò' ở Việt Nam” [3] trên Vtc.vn vẫn còn là rất nhẹ./.
Tài liệu tham khảo:
[1] //www.nguoiduatin.vn/vai-giay-thoi-de-lot-phim-co-duong-luoi-bo-va-phat-ngon-phan-cam-cua-hoi-dong-kiem-duyet-a452686.html
[2] //www.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/hoi-dong-duyet-phim-quoc-gia-ngoai-tha-trong-chan-166971/
[3] //vtc.vn/chi-co-nhung-nguoi-vo-trach-nhiem-voi-dat-nuoc-moi-phat-hanh-phim-cai-cam-duong-luoi-bo-o-viet-nam-d504129.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét