ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Việt Nam cô đơn trong đối đầu với Trung Quốc (BVN 28/9/2019)-Joshua Wong kêu gọi biểu tình toàn cầu sau đối thoại của Carrie Lam (BVN 28/9/2019)-BBC- Ông Trump đang ‘nắm đằng chuôi’ trong thương chiến (VNN 27/9/2019)- Lịch sử xác lập chủ quyền với Nam Bộ và vấn đề phân giới Việt Nam-Campuchia (GD 26/9/2019)-Trần Công Trục-Việt Nam nêu vụ Bãi Tư Chính trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc? (BVN 26/9/2019)-Trump: ‘Chủ nghĩa xã hội ‘phá hủy thế giới’ (BVN 26/9/2019)-Đập thượng nguồn, nước biển và khí hậu gây hại cho sông Mekong (BVN 26/9/2019)-BBC-Trung Quốc đưa giàn khoan Thạch Du 982 vào Biển Đông (BVN 26/9/2019)-VOA-Tổng thống Trump ‘dằn mặt’ Trung Quốc (VNN 25/9/2019)-Kazakhstan: Biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại 2 thành phố lớn (BVN 25/9/2019)-RFI- Dấu hiệu TQ đang 'hụt hơi' trong thương chiến với Mỹ (VNN 24/9/2019)-
- Trong nước: Cháy Cung Việt Xô, sập sân khấu, thiết bị đêm nhạc Quang Hà thành than (VNN 28/9/2019)-Xét xử công khai vụ kiện giữa Tập đoàn FLC và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GD 28/9/2019)-Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị (GD 28/9/2019)-Hàng triệu dân Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh khổ vì nước bẩn, không khí ô nhiễm (GD 28/9/2019)-Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (GD 28/9/2019)-Tuần hành vì môi trường bị chính quyền ngăn chặn (BVN 28/9/2019)-Nhiều nội dung quan trọng sắp được thảo luận tại Quốc hội (GD 28/9/2019)-Tù chính trị Nguyễn Văn Điển tuyệt thực lần thứ 2 (BVN 28/9/2019)- VN: Kiểm soát quyền lực trước hội nghị 11 (BBC 27-9-19)- Đã có "bàn tay thép" chặn cả họ làm quan, cánh hẩu trong công tác cán bộ (GD 27/9/2019)-QĐ 205 TW-Kinh tế kết hợp với quốc phòng là con đường sáng suốt (GD 27/9/2019)-QĐND-Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (GD 27/9/2019)-Những chiêu trò tháp tùng ngoại giao để bỏ trốn ở nước ngoài (TP 27-9-19)- Vì sao Bộ KH&ĐT không công bố danh tính 9 người bỏ trốn tại Hàn Quốc (TP 27-9-19)-dự án biết lỗ vẫn làm: Vô cảm và vô trách nhiệm (ĐV 27-9-19)-Sinh thêm con: một lựa chọn khó khăn (TT 27-9-19)-Công tác cán bộ là 'chốt' của then chốt (GD 26/9/2019)-TTXVN-Thi hành kỷ luật 3 Thứ trưởng đương nhiệm, 1 Phó Chủ tịch tỉnh (GD 26/9/2019)-Giới lãnh đạo VN hoang mang trước phát biểu lên án CNXH của TT Trump’ (BVN 28/9/2019)-VOA-Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Ai giải được ‘bài toán lười sinh con’ chắc đạt giải Nobel (TN 25-9-19)-phát ngôn ấn tượng!-Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu làm rõ phát ngôn của sư Thích Thanh Toàn (GD 25/9/2019)-TNLT Nguyễn Văn Hóa tố cáo bị cán bộ quản giáo dọa cắt gân chân (BVN 25/9/2019)--'9 người trốn ở lại Hàn Quốc là rất đáng tiếc, chúng tôi buồn lắm' (VNN 25-9-19)-Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn thăm và làm việc tại Hàn Quốc (ĐĐK 25-9-19)-Sun Group và “Chủ nghĩa thân hữu” tại VN (RFA 25-9-19)-Toàn văn Quy định về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền (GD 24/9/2019)-Chủ nghĩa đế quốc là lực lượng đi đầu thúc đẩy chống phá Đảng cộng sản (GD 24/9/2019)-QĐND-Việt Nam ‘thực ra đã có lực lượng đối lập’ (BBC 24-9-19)-
- Kinh tế: Bất ngờ tăng vọt, Việt Nam vượt lên, lập kỷ lục 9 năm qua (VNN 28/9/2019)- Tòa nhà Lâm Viên Complex bị “tuýt còi” vì chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (GD 28/9/2019)-Nâng mức vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, người lao động từ 8/11 (GD 28/9/2019)-Điều chỉnh Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (GD 28/9/2019)-Phạt tới 2 tỷ đồng đối với vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh (GD 28/9/2019)-Dệt may gặp khó (KTSG 28/9/2019)-Nestlé VN rót 3 triệu đô cho không gian làm việc mới để thu hút tài năng (KTSG 27/9/2019)-ĐBSCL: 10 năm, 564 điểm sạt lở, 834 km và 16.000 tỉ đồng (KTSG 27/9/2019)-Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Cần sự “cộng sinh” (KTSG 27/9/2019)-Startup và chiếc bẫy "báo cáo lỗ để tránh đóng thuế thu nhập" (KTSG 27/9/2019)-Các tập đoàn lớn không đáp ứng tiêu chí "hàng hóa của Việt Nam" (KTSG 27/9/2019)-Facebook muốn dùng ý nghĩ con người điều khiển máy tính (KTSG 27/9/2019)-Âm vốn chủ sở hữu, cổ đông Đông Á có rót thêm tiền? (KTSG 27/9/2019)-Tiềm tàng nỗi lo về “bong bóng khởi nghiệp” ở Đông Nam Á (KTSG 27/9/2019)-Chính phủ đã duyệt 2.186 tỉ đồng cho dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận (KTSG 27/9/2019)-Nhà máy tỉ đô ở Việt Nam trùm mền vì đối tác Nga bị Mỹ cấm vận (TT 27-9-19)-Có nên siết đầu cơ đất nghĩa trang hoa viên? (PLTP 27-9-19)-Kiên quyết không để tái diễn tình trạng "quyền anh, quyền tôi" (GD 27/9/2019)-NXP-Mã định danh y tế được xác lập dựa trên mã số Bảo hiểm xã hội (GD 27/9/2019)-Giải quyết bất cập trong công tác quản lý phế liệu nhập khẩu (GD 27/9/2019)-Để không còn những Alibaba khác (KTSG 27/9/2019)-Vì sao Thomas Cook sụp đổ? (KTSG 27/9/2019)-Báo cũng theo dõi chẳng kém Facebook (KTSG 27/9/2019)-
- Giáo dục: Vì sao các trường đại học tại Hải Phòng khó tuyển đủ chỉ tiêu? (GD 28/9/2019)-Sắp diễn ra Hội thảo: Thầy Văn Như Cương - Người mở đường (GD 28/9/2019)-Thành phố Hồ Chí Minh phạt 8 cơ sở ngoại ngữ không phép hơn 142 triệu đồng (GD 28/9/2019)-Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh bị kỷ luật khiển trách (GD 28/9/2019)-Những nàng thợ xây ở điểm trường mầm non Hô Củng B (GD 28/9/2019)-Thầy Bùi Văn Quân đề xuất hướng phát triển trường đào tạo giáo viên địa phương (GD 28/9/2019)-Trường Đại học Hoa Sen tổ chức hòa nhạc gây quỹ lập thư viện vùng cao (GD 28/9/2019)-Trường có “bữa ăn nhìn muốn khóc” đã đồng ý thành lập Hội đồng phụ huynh (GD 28/9/2019)-Địa phương đi trước trong nâng chuẩn giáo viên lại bị...tuýt còi (GD 28/9/2019)-Lãnh đạo Sở Giáo dục có cần phải ra sân bay để đón thí sinh Olympia không? (GD 28/9/2019)-
- Phản biện: Dừng đấu thầu quốc tế có nâng được chất lượng công trình? (GD 28/9/2019)-Xuân Dương-Tư vấn Pháp chỉ rõ: ‘Đường sắt Cát Linh – Hà Đông thiếu 3 ‘không’’ (BVN 28/9/2019)-Đinh Tịnh-Hoan hô vài Uỷ viên Thường vụ Quốc hội (BVN 28/9/2019)-Nguyễn Đình Cống-“Vi phạm các thỏa thuận song phương”: Chóp bu VN há miệng mắc quai? (BVN 28/9/2019)-Thường Sơn-Bauxite Tây Nguyên vẫn ngổn ngang nỗi lo (BVN 28/9/2019)-Chí Hiếu-Tọa đàm kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ lên ngôi (BVN 28/9/2019)-Hoàng Hưng- Thông tư Made in Vietnam và những câu hỏi chưa có lời đáp (TVN 27/9/2019)-Lương Bằng-Nhận vơ… hữu nghị!(GD26/9/2019)-Xuân Dương-Dự án cao tốc Bắc Nam (BVN 26/9/2019)-Kiều Linh-Vì sao Việt Nam bị xem là nước đứng đầu thế giới về dòng tiền phi pháp? (BVN 25/9/2019)-Minh Quân-Tuần hành vì môi trường ở Việt Nam có thể bị xem là chống đối? (BVN 25/9/2019)-Ngọc Lễ-‘Công đoàn độc lập’ ở đâu trong dự thảo Bộ Luật Lao động đang sửa đổi? (BVN 25/9/2019)-Thảo Vi-Hãy thức tỉnh đi! (BVN 25/9/2019)- Nếu Việt Nam không tự cứu mình, sẽ không một ai cứu được Việt Nam – kể cả chúa trời! - Nếu Việt Nam quyết tự cứu mình, cả thế giới sẽ xúm lại bênh vực và giúp Việt Nam bảo vệ được tổ quốc mình! (viet-studies 24-9-19)- Nguyễn Trung-Hội nghị trung ương 11: xáo trộn ít hay đánh nhau lớn? (RFA 24-9-19)-Ben Ngo-Du học sinh VN 'một đi không trở lại' – vì đâu? (BBC 24-9-19)-Đồng Nai, mảnh đất lắm người nhiều "ma"? (GD 23/9/2019)-Xuân Dương-Đất nước không phải là của hồi môn của ai đó (BVN 23/9/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Ông Nhị Lê, xin hãy vượt lên (BVN 23/9/2019)-Nguyễn Đình Cống-
- Thư giãn: Phi công Nguyễn Văn Bảy- xứng danh người anh hùng (GD 28/9/2019)- Suýt nữa thế giới đã không có Wi-Fi (KTSG 27/9/2019)-Người Trung Quốc đi xây nhà máy Mỹ (KTSG 25/9/2019)-Nam Phương hoàng hậu làm gì khiến cho tình địch phải nhớ suốt đời (Zing 24-9-19)
NHẬN VƠ... HỮU NGHỊ
XUÂN DƯƠNG/ GDVN
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được nghiên cứu tiền khả thi từ giai đoạn 2002-2003, đến ngày 30/05/2008 chính thức ký hiệp định khung đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc.
Ràng buộc của phía cho vay (Trung Quốc) là hợp đồng phải theo hình thức EPC và nhà thầu phải là doanh nghiệp Trung Quốc.
Hợp đồng tổng thầu EPC (Engineering Procurement and Construction), là hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử trước khi bàn giao cho chủ đầu tư.
Hình thức này giúp chủ đầu tư nhẹ gánh nếu nhà thầu là đơn vị có uy tín và kinh nghiệm, ngược lại nếu nhà thầu làm ăn kiểu chụp giật và chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm giám sát (hoặc có sự bắt tay ngầm) thì sự cố là điều khó tránh.
Câu chuyện đội vốn, chậm tiến độ, kỹ thuật lạc hậu,… trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã được phản ánh qua quá nhiều văn bản và bài báo nên không cần nói gì thêm.
![]() |
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Laodong.vn) |
Báo An ninh Thủ đô ngày 13/05/2018 đăng ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể về dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông như sau:
“Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là biểu tượng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Khó khăn nhất của dự án trong giai đoạn vừa qua là nguồn vốn bổ sung 250,6 triệu USD đã được hai nước giải ngân, vì vậy không thể để các khó khăn, vướng mắc khác làm cản trở tiến độ dự án”. [1]
Có vài suy nghĩ nho nhỏ về phát biểu của Bộ trưởng Thể.
Thứ nhất, “biểu tượng mối quan hệ hữu nghị” giữa hai đối tác hoặc quốc gia phải là cách suy nghĩ đồng điệu của cả hai phía, nếu chỉ ông Thể cho là “hữu nghị” còn đối tác không nghĩ như vậy thì phải chăng Bộ trưởng Thể nói nhầm hay đang … nhận vơ?
Muốn biết ông Thể có “nhận vơ” hay không thì phải xem phía đối tác Trung Quốc có nghĩ như ông Thể hay không, họ có thật sự mong muốn 13,5 km đường sắt này trở thành “biểu tượng hữu nghị” hay chỉ là một vụ làm ăn mà họ tìm mọi cách hưởng
Nhiều người đồng ý rằng: Một công trình, được xem là “biểu tượng của tình hữu nghị” giữa hai quốc gia, hai dân tộc khi và chỉ khi nó gây được thiện cảm với người dân nơi đặt công trình.
Sự thiện cảm ấy chỉ có thể tạo dựng bởi vẻ đẹp kiến trúc của công trình, sự an toàn trong kết cấu, tính hiệu quả trong sử dụng, sự tiết kiệm trong xây dựng,…
Cố biến công trình thành “biểu tượng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc” trong khi cả xã hội lắc đầu ngao ngán, ông Thể có lẽ chưa lường trước sự phản tác dụng trong phát biểu của mình.
Rồi đây, người Hà Nội, người Việt Nam mỗi khi nhìn con đường sắt trên cao này sẽ nhớ đến cái gì?
Hãy cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh của một dự án mang tầm “biểu tượng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc” theo lời người đứng đầu ngành Giao thông Việt Nam là như thế nào?
Trước hết là đánh giá của phía Việt Nam qua kết luận của Kiểm toán Nhà nước:
“Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phải chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc là 13.751 tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư; Tư vấn giám sát do bên tài trợ vốn chỉ định mà phía Việt Nam không thể thay thế;…”. [2]
Đánh giá của giới chuyên môn và truyền thông trong và ngoài nước thì “phong phú” hơn nhiều so với Kiểm toán Nhà nước:
“Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm do Tổng thầu Trung Quốc không làm theo chỉ đạo”. [3]
“Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vay vốn Trung Quốc, bị nhiều phụ thuộc”. [4]
“Tổng thầu EPC (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) - chưa bao giờ thi công đường sắt”. [5]
Theo tính toán, suất đầu tư cho một km đường sắt đô thị Việt Nam vào khoảng 100 triệu USD trong khi tại Thượng Hải - Trung Quốc, giá một km đường tàu điện ngầm (chạy ngầm 100%) dành cho vận tải lớn chỉ là 91 triệu USD. [6]
Thay vì đường sắt trên cao gây tiếng ồn dọc toàn tuyến, thay vì “đường cong mềm mại” rất khó chấp nhận, thay vì phải dành một diện tích đất khá lớn cho công trình, làm đường tàu điện ngầm rẻ hơn, ưu việt hơn tại sao lại không làm?
Vậy là cả dư luận trong nước lẫn quốc tế đều coi quyết định thực hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một sai lầm về chủ trương đầu tư, là thất bại trong đàm phán hợp đồng thương mại với đối tác Trung Quốc.
Có thể thấy phía đối tác Trung Quốc chỉ xem đây là một thượng vụ làm ăn, bỏ tiền cho Việt Nam vay, họ yêu cầu phải để doanh nghiệp của họ thực hiện trọn gói toàn bộ dự án dù đơn vị thi công phía Trung Quốc không có kinh nghiệm làm đường sắt trên cao, thậm chí cả tư vấn giám sát cũng là của Trung Quốc.
Khi người Trung Quốc vừa đá bóng vừa thổi còi thì Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam chỉ còn vai trò là “quan sát viên danh dự”!
Và người dân, những khán giả bất đắc dĩ đã phải bỏ rất nhiều tiền mua vé nhưng chưa biết đến bao giờ sẽ được thưởng thức thứ mà mình đã bỏ tiền mua.
Một khi phía đối tác không xem hợp đồng này là một biểu hiện của “tình hữu nghị” thì sự “nhận vơ” của ông Bộ trưởng Giao thông là khỏi phải bàn luận.
Được biết gần đây Bộ Giao thông Vận tải đã thuê tư vấn độc lập của Pháp để tiến hành đánh giá an toàn từ khâu thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị và vận hành toàn bộ hệ thống.
Thế tư vấn giám sát Trung Quốc làm những công việc gì trong hợp đồng tổng thầu EPC mà Việt Nam lại phải mất thêm tiền cho hoạt động này?
Suy nghĩ thứ hai về phát biểu của Bộ trưởng Thể “Không thể để các khó khăn, vướng mắc khác làm cản trở tiến độ dự án” liệu có phải là cư dân Hà Nội, các cơ quan chức năng nên bỏ qua các “vướng mắc khác” để đứa con yêu quý của ngành giao thông sau hơn chục năm bú mớm có thể bắt đầu tập bò?
Theo thiết kế cứ 2 phút có một đoàn tàu chạy, và đây là đường ray với bánh tàu bằng thép, không khác mấy so với các đoàn tàu hỏa thông trường, vậy người dân thủ đô sống trong các nhà cao tầng mà đường ray chạy ngang cửa sổ có nên “bỏ qua vướng mắc”, tự gia cố nhà cửa để khỏi giật mình thức giấc trong đêm?
Còn những người khắt khe về thẩm mĩ cũng nên bỏ qua sự cong mềm mại của tuyến đường, chấp nhận đoàn tàu màu xanh lét ì ầm diễu hành với tốc độ 35km/giờ (nếu nó được phép chạy)?
Suy nghĩ thứ ba liên quan đến phát biểu của Bộ trưởng Thể là không biết còn bao nhiêu người cùng quan điểm, rằng các dự án liên quan đến đối tác Trung Quốc đều là “biểu tượng mối quan hệ hữu nghị” giữa hai bên?
Về điều này, chỉ cần tìm hiểu các dự án của Bộ Công thương chắc chắn sẽ có câu trả lời, xin điểm một số bài báo:
Báo Tienphong.vn trong bài “Hợp đồng EPC từ Trung Quốc: Hàng loạt bất ổn làm méo mó dự án” có đoạn:
“Trung Quốc cho Việt Nam vay vốn lãi suất 3%/năm và cho Thái Lan vay với lãi suất 2,5%. Dù lãi suất thấp, Thái Lan vẫn kiên quyết lắc đầu.
Trung Quốc có chiến lược đặc thù, tận dụng kiểu làm việc của một số đối tác Việt Nam là “thích đi đêm”; “đặt cược trước được bao nhiêu phần trăm của hợp đồng” nên đa số dự án Trung Quốc thắng thầu”. [7]
“Tranh chấp với đối tác Trung Quốc, 4 dự án nghìn tỷ thua lỗ phải nhờ Trọng tài quốc tế” là bài viết trên Tạp chí điện tử Diễn Đàn Đầu Tư thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài. [8]
Bài báo cho hay trong số 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ đã có tới 8 dự án, doanh nghiệp có vướng mắc, tranh chấp hợp đồng EPC (với đối tác Trung Quốc – NV) tức là cùng loại với hợp đồng xây dựng tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Ý kiến trên Tienphong.vn: “Kiểu làm việc của một số đối tác Việt Nam là “thích đi đêm”; đặt cược trước được bao nhiêu phần trăm của hợp đồng” liệu có loại trừ dự án Cát Linh – Hà Đông?
Nếu không thì ngoài Kiểm toán Nhà nước, Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra trung ương, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ,… có nên vào cuộc, tìm xem ai phải chịu trách nhiệm?
Trên mạng xã hội đang có một số ý kiến lo ngại về an toàn của cả tuyến đường và trang thiết bị kèm theo, thậm chí có ý kiến bi quan, rằng nên bỏ tuyến đường sắt này và giữ lại một vài đoạn như là kỷ niệm buồn về một thời “hữu nghị”.
Cách nghĩ như thế có thể là hơi quá song người viết xin đưa ra một gợi ý, để tránh tiếng ồn cho cư dân các nhà cao tầng ven tuyến, để dự phòng chất lượng thiết bị và toa tàu không đảm bảo (nếu tư vấn Pháp kết luận như vậy), nên bóc toàn bộ đường sắt và biến tuyến đường này thành “đường bộ trên cao”, có thể là tuyến dành riêng cho xe bus nội đô.
Điều quan trọng là khi toàn thế giới chao đảo vì cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thì Việt Nam có nên chấm dứt ngay “Tư duy hữu nghị” trong đàm phán các hợp đồng kinh tế, thương mại với bất kỳ đối tác nào chứ không chỉ Trung Quốc.
Tài liệu tham khảo:
[1] //anninhthudo.vn/oto-xe-may/bo-truong-bo-giao-thong-duong-sat-cat-linhha-dong-co-on-nhung-khong-lon-nhu-duong-sat-quoc-gia/767553.antd
[2] //thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2019-07-06/du-an-duong-sat-cat-linh-ha-dong-thiet-ke-tung-phan-co-nguy-co-rui-ro-chat-luong-73604.aspx
[3] //vneconomy.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dong-cham-do-tong-thau-trung-quoc-khong-lam-theo-chi-dao-2019081211365997.htm
[4] //vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/duong-sat-cat-linh-ha-dong-vay-von-trung-quoc-bi-nhieu-phu-thuoc-570052.html
[5] //vn.sputniknews.com/vietnam/201908267962808-hua-va-that-hua-bo-gtvt-bat-luc-voi-nha-thau-trung-quoc-du-an-cat-linh-ha-dong/
[6] //vnexpress.net/kinh-doanh/mot-km-duong-sat-do-thi-co-gia-hon-100-trieu-usd-3111487.html
[7] //www.tienphong.vn/kinh-te/hop-dong-epc-tu-trung-quoc-hang-loat-bat-on-lam-meo-mo-du-an-1446767.tpo
[8]//bizlive.vn/doanh-nghiep/truoc-khi-dhg-xin-noi-room-taisho-pharmaceutical-da-gom-them-650-nghin-co-phieu-3453699.html
TƯ VẤN PHÁP CHỈ RÕ: 'ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG THIẾU '3 KHÔNG' '
ĐINH TỊNH/ BVN 28-9-2019
(VNF) – “Dự án không bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng, không đủ cơ sở xác định mức độ an toàn của toàn hệ thống và không đủ điều kiện để cấp chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định”, Công ty Tư vấn ACT của Pháp chỉ rõ.

Nên nhớ, phía Tư vấn ACT của Pháp được mời với tư cách là tư vấn độc lập đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh – Hà Đông một cách khách quan nhất.
Ngoài ra, phía Bộ GTVT cũng thừa nhận, dự án chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan, khắc phục tồn tại kiến trúc các nhà ga, hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu…
Về các thiết bị đã lắp đặt, Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp được đầy đủ các chứng chỉ, hồ sơ… để hoàn tất đánh giá an toàn hệ thống; chưa hoàn thành đề cương vận hành chạy thử toàn hệ thống để cho tất cả các đoàn tàu chạy tử (thông tin tín hiệu, hệ thống bán vé…) để đồng bộ hóa làm cơ sở kiểm chứng hoạt động của thiết bị và đánh giá độ sẵn sàng của hệ thống, nhân sự vận hành.
“Dù đã làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc về các nguyên nhân, tồn tại, khó khăn, vướng mắc song đến nay dẫn đến chưa vận hành, khai thác thương mại. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ động xử lý dứt điểm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết,” ông Nguyễn Trí Đức, Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết.
Về mốc thời gian bao giờ dự án này hoàn thành? Phía Bộ GTVT cũng chỉ trả lời: “Bộ GTVT đang yêu cầu Tổng thầu khẩn trương lập kế hoạch chi tiết cụ thể đối với từng hạng mục còn lại để xác định thời gian hoàn thành dự án sớm nhất. Sau khi chốt được mốc hoàn thành, Bộ sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền”.
Như vậy, rõ ràng thời gian của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang phụ thuộc hoàn toàn vào phía nhà thầu Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, dù chỉ còn 1%, nhưng tồn tại lớn nhất là việc tập hợp hệ thống, hồ sơ đi kèm theo.
“Về cơ bản xây dựng đã được nghiệm thu nhưng phần lắp đặt thiết bị hồ sơ đi kèm chậm. Hiện, Bộ thuê tư vấn độc lập ACT của Pháp đánh giá 6/14 quy định, những điều kiện phải xem xét chứng chỉ, hồ sơ đảm bảo an toàn mới đưa vào khai thác thương mại và yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc phải cung cấp thêm để hoàn tất. Những phần không khả thi, Bộ yêu cầu Tổng thầu phải làm lại và việc tập hợp của Tổng thầu cũng chậm,” ông Đông nói.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng tương đương 552 triệu USD.
Hiện tại, dự án đã đội vốn lên thành 18.001,59 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD). Nguồn vốn sử dụng từ vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc với giá trị 669,62 triệu USD và vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD.
Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói (EPC), trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.
Đ.T.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét