ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: KÊU GỌI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC RA TOÀ ÁN QUỐC TẾ VÀ ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG QUYỀN LỢI HỢP PHÁP TRÊN BIỂN ĐÔNG (BVN 13/9/2019)-Tập Cận Bình và vòng vây chính trị từ nay đến năm 2022 (BVN 13/9/2019)-Cá Voi Xanh: Trung Quốc hay giá điện mới là lý do thật? (BBC 12-9-19)-Việt Nam lên tiếng về dự án dầu khí với ExxonMobil (VnEx 12-9-19)- Mỹ-Trung cùng "xuống nước" chờ vòng đàm phán mới (KTSG 12/9/2019)- “Hàng xóm bắt nạt”- Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phản tác dụng (BVN 12/9/2019)-Cộng đồng tưởng tượng của ai? (VHNA 11-9-19)-Có phải Trung Quốc đang gây sức ép đòi ExxonMobil dừng hoạt động ở Việt Nam? (RFA 11-9-19)-Ý kiến Carl Thayer-Thực hư ExxonMobil ‘bỏ cuộc’ ở Việt Nam vì ‘áp lực’ từ Trung Quốc (VOA 11-9-19)- Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ phải nhượng bộ 20% để đạt thỏa thuận thương mại (KTSG 11/9/2019)-Dấu ấn của Trump lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ (BVN 11/9/2019)-Cá Voi Xanh: Hai cách Trung Quốc gây sức ép (BBC 10-9-19)-Đánh giá giữa kỳ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (BVN 10/9/2019)-Nguyễn Quang Dy- Bắc Kinh và Hà Nội có thể hoà giải sau vụ Bãi Tư Chính? (BVN 9/9/2019)-Lee Liang Fook-Người Việt Nam 'dùng mạng xã hội nhiều hơn cả Trung Quốc' (BBC 9-9-19)-Sự thật về đại hội giới trẻ thế giới vì nhân quyền Việt Nam (CAND 9-9-19)-Tại sao Trung Quốc đối đầu với Việt Nam? (BVN 8/9/2019)-David Hutt-Chủ tịch Fed nói lời khó nghe, lợi thế bất ngờ cho TT Donald Trump (VNN 8/9/2019)-Mục đích thực sự của các Viện Khổng Tử của TQ là gì? (BBC 8-9-19)-
- Trong nước: Bác bỏ nội dung sai sự thật trong báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (GD 13/9/2019)-Từ 1/1/2020 thực hiện ghi âm, ghi hình việc hỏi cung bị can (GD 13/9/2019)-quá muộn!-Hà Nội FC bị phạt tiền, treo sân hết mùa giải (VNN 13/9/2019)-Rạng Đông thừa nhận sự thật, hé lộ bất ngờ lớn (VNN 13/9/2019)-Cựu Phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín có thể chịu mức án tới 20 năm tù (VNN 13/9/2019)-Không thể bắt cả dân tộc này làm con tin! (VHNA 12-9-19)- P/v TS Đinh Hoàng Thắng-Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an nhanh chóng điều tra vụ cháy công ty Rạng Đông (GD 12/9/2019)-'Mạng xã hội đang bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá' (VNN 12-9-19)-Tô Lâm nói thế-Liêm chính và quốc nạn tham nhũng (TVN 12-9-19)-'Không biết bao giờ thu hồi đủ mấy triệu đô nhận hối lộ trong vụ AVG' (Zing 12-9-19)-Vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang sẽ được xét xử trong tháng 9 (GD 11/9/2019)-'Trước Đại hội 13, khiếu nại tố cáo diễn biến phức tạp' (VNN 11/9/2019)-Việt Nam - Cuba, mối quan hệ quốc tế đặc biệt, không thể phủ nhận (GD 11/9/2019)-Lý do Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai bị kỷ luật (GD 11/9/2019)-Việt Nam luôn nỗ lực loại trừ hiểm hoạ ma tuý (GD 11/9/2019)-Uẩn khúc sau cú bốc hơi 150 tỷ, Rạng Đông trước nghi vấn lớn (VNN 11/9/2019)-Ông Phan Văn Vĩnh tiếp tục bị khởi tố về tội "Ra quyết định trái pháp luật" (KTSG 10/9/2019)- Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật Chủ tịch tỉnh Đắk Nông (GD 10/9/2019)-Đề xuất Thủ tướng phải chủ trì đối thoại với thanh niên mỗi năm 1 lần (SGGP 10-9-19)
- Kinh tế: Không thể đạt mục tiêu phát triển bền vững nếu không hành động đúng đắn (GD 13/9/2019)-Xử lý nghiêm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (GD 13/9/2019)-Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi (GD 12/9/2019)-Vì sao Ngân hàng Đông Á họp đại hội đồng cổ đông bất thường? (KTSG 12/9/2019)-Gỡ khó cho doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (KTSG 12/9/2019)-Đông Nam Bộ đối mặt với việc thiếu khí trong vài năm tới (KTSG 12/9/2019)-Thúc đẩy tư nhân tham gia vào mục tiêu phát triển bền vững (KTSG 12/9/2019)-Thiếu hụt thanh khoản tiền đồng, áp lực bán ngoại tệ gia tăng (KTSG 12/9/2019)-Sai phạm về thuế, Vissan bị phạt 600 triệu đồng (KTSG 12/9/2019)-FPT đạt lợi nhuận gần 3.000 tỉ đồng trong 8 tháng (KTSG 12/9/2019)-2020: Các sở ngành sẽ phải sử dụng bản đồ số dùng chung (KTSG 12/9/2019)-TPHCM áp dụng bảng giá nhà mới để tính thuế trước bạ (KTSG 12/9/2019)-Chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food vượt con số 400 (KTSG 12/9/2019)-Truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo quy định có hiệu lực từ 16-10 (KTSG 12/9/2019)-Giá thịt heo tăng vọt, Bắc Kinh chồng chất nỗi lo (KTSG 12/9/2019)-Doanh nghiệp gạo rời cuộc chơi vì điều kiện xuất khẩu ngày càng khắt khe (KTSG 12/9/2019)-Giá vàng nhích lên 50.000 đồng/lượng, vẫn thấp hơn giá thế giới (KTSG 12/9/2019)-Kinh tế đêm - cuộc giằng co trong bóng tối (VnEx 12-9-19)
- Giáo dục: Nếu chỉ toàn chuyện tiền bạc thì có cần đến Ban đại diện cha mẹ học sinh? (GD 13/9/2019)-Bỏ quy định “vốn đầu tư nước ngoài”, nhiều người Việt sẽ mở trường quốc tế (GD 13/9/2019)-Có mặt trong top 1000 của THE là kết quả đến sớm hơn kỳ vọng (GD 13/9/2019)-Giáo viên trường Nguyễn Hữu Cảnh ra đề kiểm tra khó để học sinh đi học thêm (GD 13/9/2019)-Có nhiều kiểu “tự nguyện” trong nhà trường khiến phụ huynh…băn khoăn! (GD 13/9/2019)-Ủy ban Kiểm tra thụ lý vụ Hiệu trưởng diễn cảnh nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua (GD 13/9/2019)-Tranh cãi gay gắt nên bỏ hay vẫn giữ kỳ thi giáo viên dạy giỏi (GD 13/9/2019)-Gần 3000 giáo viên hợp đồng tại Hà Nội không ai đủ điều kiện xét đặc cách (GD 13/9/2019)-Cô giáo Huệ, người đi qua những huyền thoại ở Na Cô Sa (GD 13/9/2019)-Kỳ vọng ở phiên tòa làm trong sạch giáo dục ở Hà Giang (GD 13/9/2019)-Trường tiểu học Đông Hải 2 cho học sinh bày mâm ngũ quả đón Trung thu (GD 13/9/2019)-Tuyển giáo viên trình độ đại học nhưng trả lương hệ trung cấp (GD 13/9/2019)-Cô giáo Hiền gửi con cho ông bà, lên vùng cao dạy chữ cho trẻ (GD 13/9/2019)-Việt Nam có 2 trường đại học ở tốp 1000 trong bảng xếp hạng đại học thế giới (GD 12/9/2019)-Cần tôn trọng quyền được học, quyền thụ hưởng chương trình quốc tế của dân (GD 12/9/2019)-"Sách của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều điểm không phù hợp chương trình mới" (VNN 13/9/2019)
- Phản biện: Hà Nội cần cứng rắn thực tế trước ‘lát cắt salami’ của Bắc Kinh? (BVN 13/9/2019)-Nguyễn Hiền-Nhập-Trung hay thoát-Trung (3)? (BVN 13/9/2019)-Mai Thái Lĩnh-Công đoàn độc lập đến đâu rồi? (BVN 13/9/2019)-Thảo Vi- Những kịch bản xấu và đỡ xấu hơn ở mỏ Cá Rồng Đỏ (BVN 12/9/2019)-Phạm Chí Dũng-Nhập-Trung hay Thoát-Trung?(phần 2) (BVN 12/9/2019)-Mai Thái Lĩnh-Còn bao nhiêu Nguyễn Bắc Son? (BVN 12/9/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Vụ Bãi Tư Chính: Chủ nghĩa luyến tiếc Xô viết vỡ mộng về Putin (BVN 11/9/2019)-Thường Sơn-Muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo, phải dứt khoát với ĐCS Trung Quốc (BVN 11/9/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Giáo dục – Dột từ đâu? (GD 9/9/2019)-Xuân Dương-Lửa thử vàng (viet-studies 9-9-19)-Chu Hảo-Nhập-Trung hay Thoát-Trung? (BVN 9/9/2019)-Mai Thái Lĩnh-Người Việt mở trường quốc tế cho trò Việt, tại sao không? (GD 8/9/2019)-Hồng Thuỷ-Thông điệp về Sinh lộ và Tử lộ (BVN 8/9/2019)-Hà Sĩ Phu-Từ Formosa đến EVFTA (phần II) (BVN 8/9/2019)-Thục Quyên-Việt Nam sẽ ‘xoay trục’ về Mỹ ra sao sau vụ Hải Dương 8? (BVN 6/9/2019)-Phạm Chí Dũng-
- Thư giãn: 10.000 cuốn “Chất Michelle’ đã đến tay bạn đọc sau 4 tuần (GD 13/9/2019)- Kỳ thú, ngôi làng cổ treo leo trên thác nước Phù Dung (GD 11/9/2019)-Nghiệm thu đề tài khoa học ‘Thuật ngữ Mặt trận Tổ quốc’ (ĐĐK 11-9-19)- MTTQ có ngôn ngữ riêng, không ai hiểu?-Nhà báo Lại Văn Sâm nói về biệt thự dát vàng (ĐV 11-9-19)-
NGƯỜI VIỆT MỞ TRƯỜNG QUỐC TẾ CHO TRÒ VIỆT, TẠI SAO KHÔNG ?
HỒNG THUỶ/ GDVN 8-9-2019
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thăm Trường quốc tế Học viện Anh quốc UK Academy, ảnh minh họa, nguồn: bvu.edu.vn.
"Trường quốc tế" với ý nghĩa là một cơ sở giáo dục được phép dạy chương trình quốc tế, cấp bằng quốc tế cho học sinh Việt Nam trong nước là một nhu cầu có thật, ngày càng tăng.
Tuy nhiên, việc quản lý và phát triển lành mạnh hệ thống "trường quốc tế" như vậy đang gặp những bất cập, rào cản về quản lý nhà nước, khi dựa trên yếu tố "có vốn đầu tư nước ngoài" thay vì chương trình quốc tế được thừa nhận rộng rãi.
Đặc biệt, các quy định hiện hành chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài mở "trường quốc tế" để dạy chương trình nước ngoài, cấp bằng nước ngoài cho cả học sinh người nước ngoài lẫn học sinh người Việt Nam.
Đây là một bất cập và bất bình đẳng rất lớn, cần sớm được khắc phục.
Trường quốc tế của người Việt, tại sao không?
Giáo dục là một dịch vụ, bất luận là công hay tư. Năm 2018, dư luận một phen xôn xao trước đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi học phí thành giá dịch vụ và đào tạo.
Nguyên nhân chủ yếu theo chúng tôi, có lẽ là vì người Việt Nam đã quá quen với việc bao cấp, xem giáo dục và y tế công là một dạng phúc lợi xã hội được Nhà nước trợ giá.
Chính điều này đã tạo nên sức ỳ, sức cản rất lớn cho 2 lĩnh vực này.
Xem giáo dục và y tế như phúc lợi xã hội tưởng như công bằng, nhưng thực tế là cào bằng và là trở lực chính của việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nhu cầu về dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục chất lượng, đẳng cấp và trách nhiệm, lấy việc chăm sóc khách hàng làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển đang ngày một gia tăng.
Thậm chí, ngay trong khối công lập đã xuất hiện loại hình được gọi là "chất lượng cao" để đáp ứng với nhu cầu ngày càng lớn này.
Cho nên về mặt chính sách rất cần khuyến khích tư nhân tham gia sâu rộng hơn nữa vào việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế chất lượng, đẳng cấp và trách nhiệm, thay vì cho phép một bộ phận đơn vị công lập làm kinh tế trên tài sản và nguồn lực nhà nước.
Quay trở lại với trường quốc tế, hoàn toàn có thể và rất nên khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam mở trường quốc tế cho học sinh Việt Nam được học tập chương trình quốc tế, cấp bằng quốc tế mà không phải mang ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện giấc mơ này, bởi 3 lý do.
Thứ nhất, nhu cầu học trường quốc tế (dạy chương trình quốc tế, cấp bằng quốc tế được thừa nhận rộng rãi để giúp người học học lên các bậc học cao hơn ở các cơ sở đào tạo danh tiếng trong và ngoài nước...) là có thật và ngày càng tăng.
Mỗi năm người Việt Nam bỏ ra 3 đến 4 tỷ USD cho con du học. Con số bao nhiêu tiền người Việt phải trả cho các nhà đầu tư nước ngoài để con em họ được "du học tại chỗ" ở các trường quốc tế, thì chưa thấy cơ quan nào thống kê.
Thứ hai, giáo dục là một dịch vụ và hoàn toàn có thể phát triển thành một ngành cung cấp dịch vụ đẳng cấp, chất lượng, trách nhiệm để thỏa mãn nhu cầu của người dân và tăng thu ngân sách.
10 năm qua Đảng và Nhà nước đã vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, thì không có lý do gì lại để nhà đầu tư Việt Nam đứng ngoài thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục quốc tế, để cho các nhà đầu tư nước ngoài toàn quyền khai thác thị trường này.
Thứ ba, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ chủ trương hội nhập quốc tế, đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013:
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Đây là những cơ sở quan trọng về chủ trương, chính sách để Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động tham mưu cho Chính phủ sớm sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới về trường quốc tế của người Việt, cho người Việt.
3 cơ sở pháp lý trong Luật Giáo dục sửa đổi 2019 cho phép Bộ Giáo dục phát triển hệ thống trường quốc tế của người Việt, cho người Việt
Thứ nhất là về chương trình giáo dục được quy định tại Điều 8, Chương I, đặc biệt là khoản 7:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này.
Với chương trình giáo dục trong nước (mầm non, tiểu học, phổ thông) đã được Luật Giáo dục hiện hành cũng như Luật Giáo dục sửa đổi 2019 quy định rõ, còn chương trình giáo dục nước ngoài, Luật Giáo dục hiện hành cũng như Luật Giáo dục sửa đổi 2019 vẫn để mở cho 2 bộ.
Trong thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính là cơ quan thẩm định và cấp phép cho các chương trình giáo dục nước ngoài theo thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục mã BGD-285416 do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. [1]
Cho nên, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Chính phủ ban hành một nghị định về cơ sở giáo dục được dạy chương trình nước ngoài và cấp bằng nước ngoài không có gì trái Luật Giáo dục hiện hành, Luật Giáo dục sửa đổi 2019 và càng không có gì mới mẻ hay lạ lẫm.
Thứ hai là về nhà đầu tư quy định tại Khoản 1, Điều 5, Chương I không có sự phân biệt đối xử nào:
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các trường tư thục dạy chương trình Việt Nam cho học sinh Việt Nam bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước, thì tại sao lại để nhà đầu tư Việt Nam thiệt thòi, đứng ngoài thị trường giáo dục quốc tế cho học sinh trong nước?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thăm Trường quốc tế Học viện Anh quốc UK Academy, ảnh minh họa, nguồn: bvu.edu.vn. |
Luật Giáo dục vẫn mở, vấn đề còn lại thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo khi nào sẽ mở ra một hành lang chính sách, pháp lý công bằng và minh bạch cho các nhà đầu tư, bất luận trong nước hay quốc tế.
Thứ ba là về loại hình nhà trường quy định trong Điều 48, Luật Giáo dục hiện hành cũng như Điều 47, Luật Giáo dục sửa đổi 2019 đều dựa trên nguyên tắc chủ sở hữu để chia loại hình nhà trường ra 3 loại: công lập, tư thục và dân lập; riêng trường dân lập chỉ duy trì ở cấp mầm non.
Nếu quản lý "trường quốc tế" như hiện nay, thì rõ ràng thực tế đang tồn tại 1 loại hình nhà trường thứ 4 nữa ngoài Luật Giáo dục, là "cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài".
Trong khi về bản chất theo nguyên tắc chủ sở hữu, các cở sở này chính là trường tư thục được phép dạy chương trình nước ngoài và cấp bằng nước ngoài.
Cho nên, nếu thừa nhận chính thức trường quốc tế là cơ sở giáo dục tư thục được phép dạy chương trình giáo dục nước ngoài và cấp bằng nước ngoài, thì không trái Luật Giáo dục và không phải sửa Luật Giáo dục về loại hình nhà trường.
Vì vậy, để triển khai thành công Luật Giáo dục sửa đổi 2019, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 của Chính phủ, thiết nghĩ đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ các chính sách về trường quốc tế của người Việt, cho người Việt.
Để đảm bảo tính liên tục và thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, nhất là Luật Giáo dục sửa đổi 2019, chúng tôi thiết nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cần tham mưu cho Chính phủ sửa đổi / thay thế Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 theo 3 hướng chính:
Một là, quy định về quản lý nhà nước đối với chương trình giáo dục nước ngoài và cấp bằng nước ngoài cho học sinh người Việt Nam.
Trong đó cần chính thức định danh các cơ sở được phép giảng dạy chương trình nước ngoài, cấp bằng nước ngoài là "trường quốc tế" để phục vụ quản lý nhà nước, đồng thời giúp nhân dân phân loại rõ ràng.
Hai là, để các cơ sở giáo dục tư thục (bất luận là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài), miễn là đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, là được phép mở trường quốc tế.
Các trường công lập nên tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, chăm lo cho các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Với các học sinh nghèo học giỏi, có nguyện vọng và đủ năng lực học chương trình quốc tế, Nhà nước nên có chính sách học bổng cho các em theo học ở các cơ sở tư thục, thay vì mở trường riêng lớp riêng như hiện nay.
Ba là quản lý nhà nước với hoạt động đầu tư nước ngoài vào giáo dục thì theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan, trong lĩnh vực giáo dục thì lấy chương trình giáo dục làm cơ sở.
Ngoài ra, Nhà nước còn một công cụ vô cùng quan trọng và hiệu quả để điều tiết các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đó là thuế.
Vì vậy nên có một nghị định về trường quốc tế, hoặc nghị định về cơ sở giáo dục được giảng dạy chương trình nước ngoài và cấp bằng nước ngoài cho học sinh Việt Nam để thay thế Nghị định 86/2018/NĐ-CP ngày 6/8/2018.
Khi đó, những rào cản, bất cập về trường quốc tế sẽ được xóa bỏ và hệ thống này sẽ phát triển lành mạnh.
Thứ 3 ngày 10/9/2019, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tổ chức cuộc tọa đàm thứ 2 về "trường quốc tế" với chủ đề "Quản lý và phát triển hệ thống trường quốc tế theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP" để lắng nghe ý kiến các chuyên gia, luật sư, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước, tổng hợp ý kiến góp ý, kiến nghị với các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách giáo dục. Tọa đàm được tổ chức vào 14 giờ ngày 10/9/2019 tại trụ sở Tòa soạn, tầng 6, số 14-16 phố Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trân trọng kính mời các nhà đầu tư giáo dục, lãnh đạo các trường dạy chương trình quốc tế, quý phụ huynh quan tâm đến mô hình trường quốc tế tham dự. Nếu quý vị tham dự được Tọa đàm, xin vui lòng xác nhận lại với Tòa soạn qua email toasoan@giaoduc.net.vn hoặc số điện thoại 0938.766.888 hoặc 0243.5569666. Trân trọng! |
Tài liệu tham khảo:
[1]//csdl.thutuchanhchinh.vn/TW/Pages/chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.aspx?tthcDonVi=B%E1%BB%99+Gi%C3%A1o+d%E1%BB%A5c+v%C3%A0+%C4%90%C3%A0o+t%E1%BA%A1o&ItemID=549537
Nhà đầu tư
Loại hình
- Lỗ hổng quản lý nhà nước theo vốn đầu tư với "trường quốc tế" cho người Việt
- Mở trường quốc tế dạy học sinh Việt Nam, đặc quyền chỉ dành cho nhà đầu tư ngoại
- Đã chủ trương hội nhập, vì sao Bộ Giáo dục chưa thừa nhận trường quốc tế?
CẦN TÔN TRỌNG QUYỀN ĐƯỢC HỌC, QUYỀN THỤ HƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ CỦA DÂN
TÙNG DƯƠNG /GDVN 12-9-2019
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) chia sẻ: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có một loạt bài rất chất lượng về vấn đề cơ chế chính sách, quản lý nhà nước đối với trường quốc tế.
Trong cuộc tọa đàm “Quản lý và phát triển hệ thống trường quốc tế theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 10/9/2019, bà Thu Huyền phân tích:
"Những văn bản pháp lý hiện nay chưa bao trùm hết về việc giảng dạy các chương trình nước ngoài tại Việt Nam, tôi muốn dùng một từ chung trong lúc chúng ta chưa rõ ràng về nghĩa của trường quốc tế.
Thứ nhất là về nhu cầu đa dạng hóa chương trình phổ thông, đây là nhu cầu có thật từ thực tiễn, không phải chỉ có chương trình tú tài quốc tế (IB) hay là chương trình Cambridge.
Thực tiễn hiện nay giáo dục ở Việt Nam rất nhiều phụ huynh có nhu cầu về việc cho con thụ hưởng các chương trình giáo dục quốc tế, các chương trình tiến bộ của nước ngoài.
Cần tôn trọng quyền được học, quyền thụ hưởng chương trình quốc tế. Video: Tùng Dương. |
Nhưng nhu cầu tài chính và mong muốn của họ cũng rất khác nhau, có phụ huynh không muốn con mình từ mầm non trở đi là đã học chương trình quốc tế, và họ chỉ muốn học chương trình này bắt đầu từ cấp 3. Ở cấp thấp hơn có phụ huynh muốn con mình học các chương trình liên kết giáo dục, đó là một nhóm đối tương.
Nhu cầu tài chính khiến cho nhiều phụ huynh không thể gửi con vào các trường quốc tế tư thục, nhóm này chỉ đăng ký cho con học các chương trình tăng cường như ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc học song bằng ở Hà Nội. Những nhu cầu đó là có thật, phù hợp tài chính, phù hợp định hướng về giáo dục của họ.
Chúng ta cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào để chứng minh rằng chương trình tăng cường hay chương trình quốc tế 100% từ nhỏ đến lớn thì hơn hẳn so với những chương trình hiện nay.
Thực tế tồn tại như vậy thì hành lang pháp lý cho các đối tượng này như: Công nhận, ủng hộ, tôn trọng quyền đi học từ phía nhà nước là gì?
Khi mà nhóm nhu cầu đó họ không được công nhận, vậy thì chúng ta có tôn trọng quyền đi học, cái nhu cầu được thụ hưởng giáo dục của nhiều đối tượng phụ huynh và học sinh hay không?
Những giá trị mà các chương trình nước ngoài trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta phải thừa nhận là nó đang tạo ra một giá trị tích cực cho sự phát triển giáo dục nói chung.
Có thể nói đó là sự đa dạng hóa đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, nhưng một mặt khác thì các trường trong nước cũng được học hỏi rất nhiều từ những mô hình trường dạy chương trình quốc tế mang lại.
Từ việc học hỏi, giao lưu, tiếp nhận…rồi giáo viên Việt Nam được làm việc trong môi trường này thì cũng là cách họ được phát triển tốt về mặt chuyên môn.
Bản thân tôi là giảng viên trường Sư phạm và chính tôi từng trải nghiệm và thấy rằng không có con đường đào tạo nào tốt hơn là đào tạo thực tiễn trong trường học.
Nếu nói lợi ích thì giá trị đầu tiên là đối với học sinh, giá trị đáp ứng nhu cầu phù hợp của phụ huynh, rồi đến giá trị phát triển chuyên môn của lực lượng giáo viên Việt Nam.
Về quản lý trường học thì chúng ta có cơ hội để được tiếp nhận, học cách xây dựng chương trình của nước ngoài, cách cấu trúc môn học, cách tiếp cận để sắp xếp một thời khóa biểu trong ngày như thế nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho học sinh.
Rất nhiều thứ chúng ta có thể học hỏi được và nếu chúng ta thấy có lợi như vậy thì tại sao lại không công nhận, không thừa nhận nó? Chúng ta hãy nhìn nhận thực tiễn này bằng đôi mắt bao dung, trân trọng và hỗ trợ về pháp lý.
Được cởi trói thay vì phải tập chung vào giải quyết các vấn đề về pháp lý thì hãy để họ tập chung vào các vấn đề giải quyết các chương trình, phát triển chuyên môn cho giáo viên và làm tốt công việc của họ. Nếu họ làm tốt chuyên môn thì đó là một hành động thực sự đóng góp vào sự phát triển nền giáo dục nước nhà."
Ngày 10/9, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm: “Quản lý và phát triển hệ thống trường quốc tế theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP”.
Hội thảo để lắng nghe ý kiến các chuyên gia, nhà đầu tư về vấn đề này, tổng hợp ý kiến góp ý, kiến nghị với các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách giáo dục, kiến nghị với các cơ quan chức năng.
Tham dự Tọa đàm có Giáo sư Nguyễn Xuân Thu (Đại học RMIT Melbourne), người đặt nền móng cho việc thành lập Trường đại học RMIT Việt Nam.
Bà Phạm Thị Minh An - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Olympia.
Bà Phạm Lệ Thủy phụ trách chương trình song bằng quốc tế của Trường trung học phổ thông Olympia.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan (Trường Đại học Tôn Đức Thắng).
Bà Đặng Thị Thu Huyền - Trưởng phòng tổ chức hành chính (Trường Đại học Tôn Đức Thắng).
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét