ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thủ tướng Việt Nam lên tiếng về ‘vi phạm chủ quyền’ trên Biển Đông (BVN 5/9/2019)-Biển Đông: Cần tăng sức ép để Bắc Kinh dừng hành vi phi pháp (BVN 5/9/2019)-RFI-Căng thẳng Biển Đông: TQ muốn ‘bào mòn quyết tâm của Việt Nam’ (BVN 5/9/2019)-VOA-Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật nuốt từng hải lý biển Việt Nam (BVN 5/9/2019)-Thường Sơn-Kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế: Vì sao Việt Nam do dự? (VOA 4-9-19)-Lý do không xử lý vụ gần 400 người Trung Quốc đánh bạc ở Hải Phòng (VNN 4/9/2019)-Ông Trump dự báo sốc về kinh tế Trung Quốc (VNN 4/9/2019)-Cuộc nổi dậy ở Hongkong: Trận chiến giành tự do dưới ách cai trị độc đoán (BVN 4/9/2019)-Quang phục Hương Cảng (BVN 3/9/2019)-Mạnh Kim-Trung Quốc kiện Mỹ, vòng đàm phán mới ngày càng xa (KTSG 3/9/2019)-Một số khía cạnh đáng chú ý về cuộc thương chiến Mỹ – Trung (BVN 3/9/2019)- Bãi Tư Chính: Việt Nam có gì để trông đợi từ EU? (BVN 3/9/2019)- 02/09/1945: Liên Xô đã không ủng hộ Hồ Chí Minh (BBC 2-9-19)- Mỹ-Trung: Tăng thuế hơn 200 tỉ đô la hàng hóa từ 01/09/2019 (BVN 2/9/2019)-Hơn 100.000 chữ ký kêu gọi Nhà Trắng công nhận “ĐCSTQ là tổ chức khủng bố” (BVN 1/9/2019)-
- Trong nước: Hơn 22,5 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới (GD 5/9/2019)-Giá trị của hòa bình, của tự do và độc lập là không thể phủ nhận (GD 5/9/2019)-Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết (GD 5/9/2019)-Khám nhà cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, công an thu 5 khẩu súng (VNN 5/8/2019)-VN: Tham nhũng 'tăng nhanh' tính bằng triệu đô (BBC 4-9-19)- Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng giúp Vũ nhôm làm 'bốc hơi' 20.000 tỷ (VNN 4/9/2019)- Bị can Phạm Nhật Vũ được đề nghị 'áp dụng chính sách đặc biệt' do khai báo thành khẩn (TN 4-9-19)- Chính sách hình sự đặc biệt cho ông Phạm Nhật Vũ, được hiểu thế nào? (DV 4-9-19) -Thi hành kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến (GD 3/9/2019)-"Quà cám ơn" gì mà trị giá tới 3 triệu đô la? (KTSG 3/9/2019)- chuyện cựu BT TTTT Nguyễn Bắc Son- Vụ AVG: Ông Nguyễn Bắc Son bị cáo buộc chủ mưu, cầm đầu (DT 3-9-19)-
- Kinh tế: Tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh (GD 5/9/2019)-Điều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn (GD 5/9/2019)-Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia chống khai thác hải sản bất hợp pháp (GD 5/9/2019)-Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung Thành phố Hải Phòng (GD 4/9/2019)-Cục Hải quan Hà Nội làm gì để ngăn chặn hành vi gây phiền hà cho doanh nghiệp? (GD 4/9/2019)-Phạt 100 triệu vi phạm hành chính lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp (GD 4/9/2019)-Cảnh giác với đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” (TVN 4/9/2019)-Trung Quốc liên tục thay đổi, hàng Việt ùn tắc trở tay không kịp (VNN 4/9/2019)-Kiều hối thực về Việt Nam năm 2019 có thể bao nhiêu? (BVN 4/9/2019)-Thường Sơn- Nestlé đã đầu tư 100 triệu đô la vào Hưng Yên (KTSG 4/9/2019)-Các nhà máy sẽ phải dời ra khỏi khu dân cư sau sự cố cháy Rạng Đông (KTSG 4/9/2019)-Ngân hàng Nhà nước tích cực mua vào ngoại tệ (KTSG 4/9/2019)-Đồng Tháp kiến nghị không đầu tư BOT cao tốc An Hữu- Cao Lãnh (KTSG 4/9/2019)-Ban chỉ đạo 389 hối thúc các bộ, ngành cung cấp tài liệu về Asanzo (KTSG 4/9/2019)-Rác thải nhựa ở Việt Nam vào hàng cao nhất thế giới (KTSG 4/9/2019)-TPHCM muốn "gỡ vướng" ba dự án sai phạm ở Thủ Thiêm (KTSG 4/9/2019)-Việt Nam muốn vào danh sách hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á (KTSG 4/9/2019)-Chọn lấy cát, phải “hy sinh” ĐBSCL! (KTSG 4/9/2019)-Hồ tiêu chật vật tìm đường “thoát nạn” (KTSG 4/9/2019)-Làm sao để giảm hiện tượng lạ trong đấu thầu? (KTSG 4/9/2019)-Bộ Giao thông Vận tải muốn ACV quay trở lại doanh nghiệp nhà nước (KTSG 4/9/2019)-Kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng trong bối cảnh căng thẳng thương mại (KTSG 4/9/2019)-Họp thường kỳ CP-Bẫy thu nhập trung bình: Cần bàn tay hữu hình hiệu quả (ĐV 4-9-19)-
- Giáo dục: Ngày khai giảng, thầy cô mong ước điều gì? (GD 5/9/2019)-Không để học sinh không được đến trường vì thiếu tiền đóng học phí (GD 5/9/2019)-Đến trường để biết cách trở thành những người tử tế (GD 5/9/2019)-Chỉ tuyển được 34 sinh viên, trường Cao đẳng sư phạm tìm hướng đi mới (GD 5/9/2019)-Trường học bị nhấn chìm trong lũ, nhiều nơi ở miền Trung phải hoãn lễ khai giảng (GD 5/9/2019)-Cần đưa tiết đọc sách vào khung chương trình ở các cấp lớp học (GD 5/9/2019)-Ngưỡng mộ tài năng và thành tích của thầy giáo trẻ ở Điện Biên (GD 5/9/2019)-Sở Giáo dục Hà Nội yêu cầu chấm dứt sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh (GD 5/9/2019)-Không sử dụng bóng bay, vật liệu gây hại môi trường vào ngày khai giảng (GD 5/9/2019)-Tăng cường công tác xóa mù chữ tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (GD 5/9/2019)-
- Phản biện: Bãi Tư Chính – bằng chứng hùng hồn về thất bại lòng dân (BVN 5/9/2019)-Phạm Chí Dũng-Ai chống tự diễn biến, tự chuyển hóa? (DV 4-9-19)-Trần Anh Tú-Luật dẫn độ Việt – Trung: ‘‘Tị nạn chính trị’’, điều đáng lo trước tiên (BVN 4/9/2019)-Trọng Thành-Lừa dối cấp nhà nước (BVN 4/9/2019)-Phạm Đình Trọng-Học cái gì và phải làm như thế nào? (BVN 4/9/2019)-Minh Châu-“Thấy kết quả xếp hạng đại học ở Việt Nam, tôi cũng hết hồn” (GD 4/9/2019)-Việt Dũng-"Thạc sĩ không đầu" và nỗi buồn trí thức (GD 3/9/2019)-Thạch Hoài Lam-Mảnh đất giáo dục đang rất... màu mỡ (GD 3/9/2019)-Thanh An- Thắp nhang 49 ngày giáo sư Hoàng Tụy tại TP Hồ Chí Minh (Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 79) (BVN 3/9/2019)-Tương Lai-GDP ngất ngưởng, vận mạng chính trị và đống rác lịch sử (BVN 3/9/2019)-Phạm Chí Dũng-GDP của VN 'tăng đột biến' vì chính trị hóa? (BBC 3-9-19)-Những người bảo vệ di hài lãnh tụ (BVN 3/9/2019)-An Viên dịch- Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo: Tổ quốc đang bị thách thức nghiêm trọng!(viet-studies 2-9-19)- Nguyễn Trung- Hồ Chí Minh – Từ nhà giáo đến lãnh tụ vĩ đại (GD 2/9/2019)-Xuân Dương-Một Hiệp định tự hại mình (BVN 2/9/2019)-Nguyễn Ngọc Chu-Nhận diện thủ đoạn lợi dụng “thư ngỏ, góp ý” Đại hội XIII để chống phá Đảng, nhà nước (CAND 2-9-19)- Lê Thế Cương-Lãnh đạo quốc gia tuổi cao càng chắc! (VHNA 2-9-19)- Trần Thúc Hoàng-
- Thư giãn: Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam Qua Cuốn Sách Về Một Người Cha (FB Huy Đức 1-9-19)-Chuyện trò với ông Mahathir (BVN 1/9/2019)-Các hãng bay làm thế nào để ngăn chặn nữ công an Lê Thị Hiền mua vé? (DT 31-8-19)
MẢNH ĐẤT GIÁO DỤC ĐANG RẤT... MÀU MỠ
THANH AN/ GDVN 3-9-2019
Hiện cả nước có tới hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên đang học tập và giảng dạy trong các nhà trường.
Việc học tập không chỉ đối với học sinh, sinh viên mà cán bộ, giáo viên trong các nhà trường cũng liên tục phải đi học nâng cao, học bồi dưỡng, học để bổ sung chứng chỉ, bằng cấp theo quy định.
Chính vì nhu cầu học tập để vào đời, học tập để để đảm bảo công việc thành ra nhiều trường, nhiều trung tâm đào tạo cũng mọc ra để đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng học tập.
![]() |
Nhu cầu về bằng cấp, chứng chỉ không chỉ với học sinh, sinh viên mà cả với giáo viên (Ảnh minh hoạ: binhlieu.quangninh.gov.vn)
|
Người học thì đương nhiên phải đóng tiền, những nhà cung cấp dịch vụ thì đương nhiên sẽ thu lợi. Những giá trị cốt lõi không được chú trọng, những hư danh, bằng cấp cứ mãi ám ảnh nhiều người.
Khi còn đi học phổ thông, ngoài giờ học trên lớp thì học sinh mải mê học thêm ở nhà thầy cô, ở các trung tâm gia sư và trung tâm ngoại ngữ. Không học thì không bằng bạn bè, không thi thố được.
Ngoài việc dạy thêm “chính đáng” ở nhà trường thì hàng loạt trung tâm gia sư, trung tâm ngoại ngữ mọc lên khắp các thành phố.
Không mấy trung tâm lấy tên tiếng Việt bởi đa phần đều gắn mác với vài chữ tiếng Anh để tạo sự trang trọng cho trung tâm của mình và đương nhiên cũng để tạo sự hấp dẫn đối với phụ huynh, với học sinh.
Tất nhiên, khi đến với các trung tâm này thì mức học phí rất cao, mỗi buổi học vài chục nghìn đồng, thậm chí các lớp ôn thi cuối cấp và các trung tâm ngoại ngữ thì mỗi ca học 90 phút của học sinh được tính bằng tiền trăm.
Không chỉ các trung tâm gia sư, ngoại ngữ mà nhiều trường quốc tế cũng được thành lập với mức học phí lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hơn nửa tỉ đồng/ năm.
Có những trường quốc tế được đào tạo bài bản nhưng cũng có rất nhiều trường chỉ yếu là đưa nhãn mác vào để đánh lừa phụ huynh.
Sau sự việc học sinh bị tử vong trên xe ô tô của trường quốc tế Gateway thì đến nay hàng loạt trường quốc tế đã âm thầm tháo đi chữ “quốc tế” để trở về với bản chất thật của nó.
Người học không biết thu nạp được bao nhiêu kiến thức nhưng rõ ràng các trung tâm này thu bộn tiền và chắc chắn một điều là họ có lãi cao.
Chính vì lãi cao nên nhiều người không chỉ mở một trung tâm mà họ mở rộng ra nhiều trung ở các địa bàn khác nhau để phát triển mạng lưới của mình.
Hết học phổ thông lên đến đại học thì ngoài chuyện học ở giảng đường, 100% sinh viên phải đến với các trung tâm ngoại ngữ và trung tâm tin học để học chứng chỉ theo quy định.
Ai là người dạy ở các trung tâm này, cũng chính các thầy cô đang dạy mình ở trên trường được các trung tâm thuê dạy. Thành ra, vẫn là “quân ta” cả nhưng lại vô tình làm giàu cho các cá nhân đứng ra mở trung tâm.
Tại sao các trường đại học đều dạy tiếng Anh với số lượng học phần (tín chỉ) nhiều nhất mà lại không được công nhận đã hoàn thiện chương trình học? Sao phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định mới được cấp bằng đại học?
Nếu được công nhận đã hoàn thiện chương trình ngoại ngữ trong trường đại học thì có phải là đỡ tốn kém cho sinh viên hay không? Sau khi ra trường, ai có nhu cầu học, ai muốn được tuyển dụng vào các ngành cần chuyên sâu về ngoại ngữ thì để họ tự nguyện học tập.
Những giáo viên ra trường trước đây, đã đi dạy hàng chục năm trời vẫn phải miệt mài đi học chứng chỉ.
Nhiều người có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học A, B rồi nhưng vì sợ mất việc nên lại đua nhau đi học A2, B1; tin học cơ bản để hoàn thiện bằng cấp bởi văn bản Bộ Nội vụ đã ban hành, các trường học đã triển khai đến giáo viên.
Nhất là mấy năm nay cứ đến hè thì các trường đại học sư phạm lại gửi thông báo chiêu sinh các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.
Bây giờ, người ta không thông báo tại các trường đại học và cao đẳng sư phạm mà toàn gửi qua email của các nhà trường phổ thông.
Tất nhiên, khi đã được cấp trên thông qua, gửi thông báo đến nhà trường thì giáo viên đành phải miễn cưỡng đi học.
Nhiều nơi còn bắt buộc tất cả giáo viên phải đi học để lấy chứng chỉ, người không đi thì bị dọa tới năm 2021 sẽ tinh giảm biên chế. Vì thế, nhiều giáo viên phải lo “đón đầu” kẻo ảnh hưởng đến công việc trong tương lai…
Trong kinh doanh, có lẽ kinh doanh trong giáo dục là an toàn và lời nhất. Lĩnh vực này ít xảy ra rủi ro, đầu tư cũng không nhiều nhưng lãi thì cứ thu đều đều.
Các lớp học thêm có thể mở ở trường, có thể mở ở nhà giáo viên hoặc thuê một cái nhà rộng là có thể thể thành một trung tâm gia sư.
Các trường đại học, các trung tâm ngoại ngữ, tin học có thể mở lớp tại trường, có thể liên kết mở lớp ở các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, thậm chí mượn nhà Trưởng phòng Giáo dục làm nơi thi học phần…cũng xong.
Bộ càng quy định giáo viên phải có thêm chứng chỉ, văn bằng thì nhiều tổ chức, cá nhân càng chớp thời cơ để nắm bắt cơ hội mở lớp.
Một bên phải hoàn thiện bằng cấp, chứng chỉ, một bên chỉ cần lợi nhuận nên đa phần khi học viên đăng ký học là bên chiêu sinh đã cam kết “bao đậu” thì chất lượng làm gì được chú trọng.
"Mảnh đất" giáo dục vì thế mà trở nên trù phú, màu mỡ hơn bao giờ hết!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét