ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Kim Jong Un dọa giáng trả các thế lực áp lệnh trừng phạticon (VNN 11/4/2019)-Việt Nam sẽ nhượng bộ tới đâu để có EVFTA? (BVN 11/4/2019)-RFA-Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ tới Vịnh Bắc Bộ (BVN 11/4/2019)-Kiểm ngư Việt Nam dùng vòi rồng xua tàu cá Trung Quốc (BVN 11/4/2019)-Căng thẳng Mỹ - EU tiếp tục leo thang (KTSG 10/4/2019)-Hai cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều chỉ là điểm khởi đầu cho tiến trình hòa bình (GD 10/4/2019)-Di sản đáng lo ngại nhất của Trump(NCQT 10/4/2019)- Vạn người Phi ký tên đòi kiện hình sự Tập Cận Bình (BVN 9/4/2019)-Triều Tiên có đủ sức diệt tiêm kích Mỹ vừa trao cho Hàn Quốc? (VNN 9/4/2019)-2 tư duy chiến lược về Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ thời Donald Trump (GD 8/4/2019)-Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét? (NCQT 8/4/2019)
- Trong nước: Quảng Nam bắt 3 cán bộ lập khống hồ sơ đất đai (GD 11/4/2019)-Cảnh sát tạm giữ dàn xe biển số 'khủng' của Phúc XO (VNN 11/4/2019)-Phúc 'XO' là ai? (SGGP 10-4-19)-Khối vàng ròng và 300 tỷ tiền mặt qua lời Phúc XO (VNN 10/4/2019)-Tổng bí thư: 'Xót ruột khi đạo đức xuống cấp' (VnEx 10-4-19)-Tôi tin không có thế lực nào đứng ra bảo vệ, che chắn cho ông Linh (GD 10/4/2019)-Ai đã phá vỡ quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm? (VietTimes 10-4-19)- Nhà ông Linh ở Đà Nẵng được sơn cổng, tháo biển số nhà, tối có bật đèn (GD 9/4/2019)-Quy hoạch báo chí ‘vi hiến’, sẽ ‘làm thất nghiệp’ hàng nghìn nhà báo? (VOA 9-4-19)-Nhóm “Việt Tự do”... và những lời cảnh báo (CAND 9-4-19)-Hôm nay, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức kỳ họp bất thường (GD 9/4/2019)-Thành phố Hồ Chí Minh có người mới thay bà Quyết Tâm (GD 9/4/2019)-TP.HCM bầu Chủ tịch HĐND TP thay bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (VNN 8/4/2019)-Bà Nguyễn Thị Lệ được bầu làm Chủ tịch HĐND TPHCM (KTSG 8/4/2019)-Chân dung người kế nhiệm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tại HĐND TP.HCM (VNN 8/4/2019)-Việt Nam 'mất tự do' trong kỷ nguyên số hóa? (BBC 8-4-19)-pv Lê Ngọc Sơn
- Kinh tế: Chính phủ chỉ đạo 6 giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (GD 11/4/2019)-Brexit nhìn từ... rượu vang (KTSG 11/4/2019)-Doanh nghiệp BĐS than vướng “ma trận” thủ tục hành chính (KTSG 10/4/2019)-Startup Việt Nam phải hướng đến một nền kinh tế số (KTSG 10/4/2019)-Dân số già đe dọa tăng trưởng của châu Á (KTSG 10/4/2019)-Xuất khẩu tôm sang Mỹ: 31 doanh nghiệp hưởng thuế suất 0% (KTSG 10/4/2019)-Gọi trực thăng đón dâu qua smartphone (KTSG 10/4/2019)-Vinalines: Lợi nhuận năm 2018 sụt giảm thê thảm (KTSG 10/4/2019)-Chống tham nhũng - kết quả tích cực, nhưng phần khó vẫn ở phía trước (KTSG 10/4/2019)-Đi tìm sự thật về chai tương ớt Chinsu (VNN 10/4/2019)-Gói thầu nào áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt? (GD 10/4/2019)-Lợi nhuận Lọc hóa dầu Bình Sơn sụt giảm (KTSG 10/4/2019)-Xử lý 23.000 container phế liệu: Tái xuất bất khả thi (DV 10-4-19)-Vì sao người nước ngoài mua nhà ở TP.HCM? (TT 10-4-19)-Công ty thương mại điện tử lớn nhất Singapore thách thức Alibaba (KTSG 9/4/2019)-150 hợp tác xã kết nối tiêu thụ hàng nông sản vào chuỗi siêu thị Big C (KTSG 9/4/2019)-
- Giáo dục: Cuộc đời bị lãng quên của những giáo viên hợp đồng ở Hà Nội (GD 11/4/2019)-Một nền giáo dục văn minh thì cương quyết công khai thí sinh gian lận (GD 11/4/2019)-36 thí sinh gian lận còn lại của Hòa Bình đang lưu lạc phương trời nào? (KTSG 11/4/2019)-Kê khai hồ sơ không đúng, 6 giáo viên bị thu hồi quyết định tuyển dụng (GD 11/4/2019)-Thương cho 28 thí sinh ở Hòa Bình quá! (GD 11/4/2019)-Kinh nghiệm hạn chế bạo lực học đường từ phong trào Đoàn tại trường Tử Đà (GD 11/4/2019)-Xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân vụ cột nhảy cao cắm vào đầu học sinh (GD 11/4/2019)-Triết lý giáo dục 5 chữ H của Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng (GD 11/4/2019)-Ngưỡng mộ nữ sinh dân tộc Si La vượt dòng Đà Giang về thủ đô học đại học (GD 11/4/2019)-Bộ Giáo dục yêu cầu đưa ra khỏi ngành thầy giáo lạm dụng tình dục học sinh (GD 11/4/2019)-Làm mất dữ liệu điểm thi, trường đại học gọi sinh viên lên tự khai lại (GD 11/4/2019)-Nhật Bản cử giảng viên, mang thiết bị sang giảng dạy sinh viên ngành nhà hàng (GD 11/4/2019)-Không công khai gian lận điểm thi là thiếu công bằng với Bí thư Triệu Tài Vinh (GD 10/4/2019)-Nghi thầy giáo dạy Toán lạm dụng tình dục nhiều học sinh trường Trần Phú (GD 10/4/2019)-
- Phản biện: Việt Nam có trở thành con hổ kinh tế mới? (TVN 11/4/2019)-Tô Hoàng-Trao đổi với Nguyễn Trung (BVN 11/4/2019)-Nguyễn Đình Cống-Dongfang 13-2 CEPB có tái diễn Hải Dương 981? (BVN 11/4/2019)-Phạm Chí Dũng-Về Quỹ 50K: Khi đấu tranh chống bất công đến từ sự san sẻ (BVN 11/4/2019)-An Viên-Những bất cập trong phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất của ADPi (BVN 11/4/2019)-Nguyễn Thiện Tống-Thư chất vấn Bộ trưởng Giao thông Vận tải của người lính Quân đội Nhân dân Viêt Nam (BVN 11/4/2019)-Vương Khả Sơn-Việt Nam 2019: Có thể làm gì và không nên làm gì (BVN 11/4/2019)-Nguyễn Quang Dy-Dự án Bauxite Tây Nguyên thực sự có lợi nhuận và cần được mở rộng đầu tư? (BVN 11/4/2019)-Hòa Ái/RFA-“Tìm đỏ mắt không thấy quy định nào để xử lý cán bộ” (TVN 9/4/2019)-Minh Đức-Băn khoăn về đường cao tốc Bắc – Nam (BVN 9/4/2019)-Mạc Văn Trang-Bọn “rân chủ” cuồng nộ (GD 9/4/2019)-Trịnh Kim Tiến-Có nên tin vào cam kết nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam? (BVN 9/4/2019)-Nguyễn Hiền-Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng quyền tự do hội họp chống phá Việt Nam (QĐND 8/4/2019)-Tân Long-Việt Nam nên nói thật với Trung Quốc về đường cao tốc Bắc Nam (viet-studies 7-4-19)- Nguyễn Trung-Xâm lược kinh tế - một kiểu xâm lược mới (BVN 7/4/2019)- Tô Văn Trường-Không phải Park Hang seo mà Park Chung hee (BVN 7/4/2019)-Lưu Trọng Văn-Loại nhà thầu Trung Quốc bằng cách nào? (BVN 7/4/2019)-Trần Anh Sơn-Tiếp lời Kiều Dung: về bài: ‘Đã đến lúc Đảng phải xin lỗi Dân’ (BVN 6/4/2019)-Nguyễn Đình Cống-Lại ‘vận động EVFTA’ nhưng không chịu cải thiện nhân quyền! (BVN 6/4/2019)-Minh Quân-Việt Nam không có nền báo chí độc lập (BVN 6/4/2019)-Vì sao lại rộ lên tin nhà thầu Trung Quốc sẽ thắng thầu dự án đường cao tốc Bắc – Nam? (BVN 5/4/2019)-Nguyễn Hồng Phúc
- Thư giãn: Đi tìm sự thật về chai tương ớt Chinsu (VNN 10/4/2019)-Khách sạn 5 sao đãi khách bằng... cháo lòng, hủ tiếu (PLTP 10-4-19)-Ký ức của đại tướng Phạm Văn Trà về Tư lệnh Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên (Zing 10-4-19-Bên trong biệt thự trăm tỷ khiến nhiều người sửng sốt (BĐS 9/4/2019)-Biến xe "đồng nát" thành "siêu xe": Thán phục thợ Việt (VNN 9-4-19)
VIỆT NAM NÊN NÓI THẬT VỚI TRUNG QUỐC VỀ ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC-NAM
NGUYỄN TRUNG/ viet-studies 7-4-2019
Dư luận rộng rãi trong cả nước đang lo lắng quan tâm đến việc có thể mời nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc Nam.
Nơi này nơi khác trong cả nước đã có những tiếng nói quyết liệt: Nếu Chính phủ để TQ tham gia xây dựng cao tốc Bắc Nam, chúng tôi sẽ xuống đường biểu tình phản đối!..
Trên một số phương tiện truyền thông đã có nhiều ý kiến bình tĩnh, phân tích thấu đáo, đầy thện chí của những người am hiểu vấn đề và nặng lòng vì đất nước – với kết luận: Không nên để nhà thầu TQ tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, vì VN đã có quá nhiều kinh nghiệm cay đắng với nhà thầu TQ, vì nguy cơ can thiệp sâu vào nội bộ nước ta, vì sẽ chỉ gây thêm nỗi bất bình của nhân dân rất không có lợi cho chính quyền, sẽ thêm ngờ vực chính quyền, và sẽ chỉ tích tụ thêm bất lợi mới cho quan hệ Việt – Trung… V… v…
Không thể xếp những tiếng nói yêu nước, có lý có lẽ, cảnh báo trước và rất xây dựng nêu trên là của những thế lực thù địch được. Nếu cố tình gán ghép như vậy sẽ có nghĩa coi nhân dân là thù địch, hoặc tự mình biến thành thù địch của nhân dân. Làm như thế, đất nước sẽ chỉ thêm rối bời những chuyện lẽ ra nên tránh. Làm như thế chỉ tạo thêm mối nguy mới cho đất nước, còn ai được lợi?..
Vậy Đảng và Nhà nước – gọi tắt ở đây là lãnh đạo – nên nhìn lại đầu đuôi của sự việc, với ý thức tiên trách kỷ hậu trách nhân, rồi dựa vào đấy lo liệu công việc.
Trước hết phải nói nỗi đau hay nỗi buồn lớn: Đất nước độc lập thống nhất 43 năm, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đã 30 năm, mà đến hôm nay vẫn chưa có một hệ thống giao thông vận tải phát triển, chưa tự xây được một con đường sắt Bắc – Nam đáp ứng đòi hỏi một nước công nghiệp hóa, chưa có một đường bộ cao tốc Bắc – Nam như thế…
Trong khi đó mọi nguồn lực trong ngoài và mọi của cải nước ta huy động được cho 30 năm CNH-HĐH (1986-2016) không thể nói là nhỏ, riêng kiều hối đã lên tới hàng trăm tỷ USD... Cách đây đã lâu, lục lọi số liệu thống kê của các nơi, của UNDP, UNCTAD, của Hàn Quốc… tôi đã đi đến kết luận: Nguồn lực huy động được cho 30 năm công nghiệp hóa của VN tính theo đầu người nhiều hơn của Hàn Quốc thời 1960-1988 với cùng cách tính như vậy chí ít là khoảng gấp đôi, hoặc là hơn – đáng chú ý là thời kỳ này Hàn Quốc rất dè dặt trong việc huy động FDI, có thể vì ý chí tự lực tự cường, hoặc vì những nghi ngại nào đó.
Hàn Quốc từ 1988 trở thành NIC (nước mới công nghiệp hóa) với đúng nghĩa.
Còn nước ta hôm nay vẫn chưa thể trở thành NIC. Một trong những dẫn chứng cụ thể là đến hôm nay ta vẫn chưa tự làm nổi đường sắt Bắc – Nam và đường cao tốc Bắc – Nam! Cái gốc của yếu kém này không phải vì nước ta nghèo và lạc hậu, mà trước hết vì lãnh đạo làm việc theo nhiệm kỳ, nên không thể có cái nhìn công việc của đất nước là trường kỳ! Bây giờ thật khó quy kết cho ai là người phải chịu trách nhiệm về yếu kém này – vì chế độ chính trị của nước ta không có “trách nhiệm giải trình” theo luật định. Vậy chỉ còn cách Đảng là người lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, nên phải đứng ra nhận lỗi về mình trước đất nước, để rút kinh nghiệm ngay tức khắc.
Ngay trong quyết định xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam như đang xúc tiến (được hiểu là quyết định của Bộ Chính trị), đã được Quốc hội phê duyệt, vì không có đủ thông tin, nên tôi chia sẻ với nhiều phân vân của bạn bè mình về chủ đề này (nhiều ý kiến cụ thể đã được đưa lên các phương tiện truyền thông), bản thân tôi cũng đang lo lắng nhiều điều. Nhất là nước mình đang có nhiều nợ, làm ra không đủ chi, ngân sách thường xuyên bội chi và thuộc vào nhóm nước đang phát triển có tỷ lệ cao nhất về thu ngân sách so với GDP (nghĩa là tận thu), ngoại thương thường xuyên nhập siêu lớn hàng chục năm nay, khả năng trả nợ rất ngặt nghèo, cứ đi vay tiếp để làm cái này cái kia có ổn không? Có còn cách nào khác không?
Làm đường cao tốc Bắc – Nam như đã duyệt không biết đã được tính toán thấu đáo mọi bề không, hay là bây giờ thấy cần (hay muốn) đường cao tốc là quyết luôn, mọi việc khác tính sau!? Vốn ở đâu, vay trả thế nào? Đoạn nào trước, đoạn nào sau, xắp xếp thế nào là kinh tế nhất và hợp lý nhất, đã tận dụng được những đoạn cao tốc hay những con đường khác sẵn có hay chưa, những cảng biển suốt chiều dài đất nước, v… v…? Quy hoạch đường cao tốc như hiện có đã tính đến quy hoạch đường sắt Bắc – Nam hay chưa, hay là quy hoạch nọ sẽ lại đè lên quy hoạch kia? Hệ thống đường xá toàn vùng Nam Bộ hiện nay nói chung là bức bách nhất so với sức phát triển kinh tế năng động nhất đất nước của vùng này, có nên ưu tiên tập trung sức vào đây không, nơi nào có thể dãn được (kể cả phần nào của dự an cao tốc Bắc – Nam) để tập trung cho ưu tiên này? Vân vân…
Tại sao đến bây giờ vẫn chưa nhìn lại đã CNH sai như thế nào, tổn thất và lãng phí ra sao? Tại sao đến bây giờ hãy còn quá thiếu những chủ trương chính sách cởi trói, phát huy mọi sức lực – dù là chất xám hay vật chất – của đất nước để ngày càng tự làm được nhiều công trình…
30 năm công nghiệp hóa rồi mà hôm nay vẫn cứ phải đi xin ODA. 30 năm CNH-HĐH rồi mà kinh tế đất nước chủ yếu vẫn do FDI và ảnh hưởng của bên ngoài dẫn dắt, ta chưa thể hình thành được một nền công nghiệp của chính mình, tự ta chưa làm chủ được con đường phát triển của mình. 30 năm CNH-HĐH rồi mà đất nước vẫn phải lo cho dân mình càng đi làm thuê được ở nhiều nơi càng đỡ căng thẳng cho trong nước, về nhiều mặt đất nước đang biến thành nước cho thuê để hứng lấy những thứ biến nước ta thành “bãi thải công nghiệp” cho các bên nước ngoài; loại doanh nghiệp FDI công nghệ cao ở nước ta có lẽ chưa đếm hết đầu các ngón tay, và ở đây ta cũng vẫn đi làm thuê là chủ yếu!.. V… v…
Trên hết cả, vì sao 30 năm CNH-HĐH rồi mà ở nước ta vẫn còn quá nhiều tính ỷ lại, thụ động, thái độ / tâm lý phải cầu cạnh thiên hạ.., trong khi đó quá thiếu trí tuệ, ý chí và bản lĩnh để đất nước tự lực tự cường như những nước NICs đã làm được? Đây chính là câu hỏi Đảng và Nhà nước phải tự hỏi mình! Và phải hỏi cả nhân dân, để Đảng và Nhà nước tìm ra được câu trả lời chuẩn xác cho chính mình.
Chịu khó và nghiêm túc nhìn lại mình như nêu trên, có thể sẽ có thêm được những suy nghĩ cần thiết cho việc xem xét nên xúc tiến dự án đường cao tốc Bắc – Nam hiện nay như thế nào. Nếu cần thì duyệt lại!
Tôi còn dám đi xa tới mức: Trả lời được những câu hỏi nói trên, có lẽ chỉ trong vòng 3 – 5 năm tới nước ta sẽ hoàn toàn có thể tự mình có nguồn lực đủ cho xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam và đồng thời cũng có trong tay quy hoạch đường sắt Bắc – Nam hiện đại – có thể bằng một phần rất lớn vốn huy động trong nước. Hơn thế nữa, làm được như thế, Đại hội XIII sắp tới của ĐCSVN sẽ có được gợi ý và một sức sống hoàn toàn khác như ĐCSVN hôm nay đang là.
*
Bây giờ xin có đôi điều về nhà thầu TQ đối với đường cao tốc Bắc – Nam.
Cả 2 nước cùng nhau hội nhập quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới bao nhiêu năm nay rồi, bây giờ VN nói:
- Mong các nhà thầu TQ đứng ngoài và thông cảm cho!..
Nói như thế không sao lọt tai được, vừa phi lý, vừa chẳng khớp gì với quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện giữa 2 nước – mà về nhiều mặt so với các đối tác khác của nước ta có được thì TQ đang giữ vị trí số 1, thậm chí còn trên cả số 1 – vì cho đến nay chưa có đối tác chiến lược và toàn diện nào được VN ưu đãi nhiều khi quá mức cho phép như đối với TQ!
Làm sao bây giờ?
Hơn nữa, Tuyên bố chung giữa 2 Tổng bí thư của 2 nước ngày 13-11-2017 ghi: “…5. Hai bên cho rằng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng và đối tác hợp tác quan trọng của nhau, đều đang trong giai đoạn then chốt của cải cách phát triển, sự phát triển của nước này là cơ hội của nước kia… … … ... 5.4.(i) Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, liên kết kinh tế giữa các nước và kết nối khu vực, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới; sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt văn kiện hợp tác về kết nối "hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường" đã ký kết, sớm xác định các lĩnh vực ưu tiên, phương hướng trọng điểm và dự án hợp tác cụ thể, phù hợp với lợi ích, khả năng và điều kiện của mỗi nước, thúc đẩy kết nối về chính sách, hạ tầng, thương mại, vốn và con người, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước…. … Phía Việt Nam tuyên bố chấp thuận nguyên tắc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Hà Nội, khuyến khích các tổ chức tài chính của hai bên ủng hộ việc huy động vốn cho các dự án hợp tác đủ điều kiện. Triển khai tốt các khoản tín dụng Trung Quốc cung cấp, tạo điều kiện để sử dụng các nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) để triển khai các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. … … Phía Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Trung Quốc và các nguồn vốn khác theo các quy định liên quan. … ……”
Vậy làm sao mời nhà thầu TQ đứng ngoài được?
Xin nhắc lại chuyện cũ: Việc khai thác bauxite Tây Nguyên bị cả nước phản đối, thế nhưng đề tài này đã được ghi vào Tuyên bố chung và Thông cáo chung của 2 Tổng bí thư 2 nước, nên không thể rút lại được. Phía ta vẫn phải thực hiện – dù mới ở mức thí điểm 2 nhà máy alumina, nhưng đã mang thêm nợ mới trên 1 tỷ USD (ước khoảng 1,2 – 1,5 tỷ USD nếu tính đủ, đội giá lên rất nhiều so với duyệt thầu lúc đầu), đang thua lỗ, nghiêm trọng hơn nữa là Tây Nguyên phải thường trực treo trên đầu mình quả bom môi trường nổ chậm “bùn đỏ”, uy hiếp cả vùng đồng bằng dưới chân núi!
Xin lưu ý, nói năng lôi thôi gạt nhà thầu TQ trong vụ đường cao tốc Bắc – Nam, nếu muốn, TQ có thể trả đũa, ta có chạy đằng trời cũng không thoát!
Hãy thử tính nợ đã vay và tình hình ta từ hàng chục năm nay liên tục nhập siêu từ TQ! Hãy thử suy nghĩ 60 – 70% nguyên liệu cho công nghiệp gia công của nước ta hiện nay là nhập từ TQ. Xin đừng quên TQ cũng là 1 trong những nước nhập khẩu lớn nhất của nước ta. Chỉ cần TQ vì lý do kỹ thuật thông quan với tốc độ chậm một chút, là xe tải chở nông phẩm xuất khẩu của ta sẽ chết dí nhiều ngày hoặc thậm chí cả tuần vài chục cây số trước cửa khẩu! Bây giờ ta còn phải nhập cả điện từ TQ nữa! Còn ngoài Biển Đông? V… v… Còn nhiều thứ khác nữa, hữu hình và vô hình, v… v…
Nếu TQ muốn trả đũa, trong trường hợp này nhân dân VN mới là người có tiếng nói cuối cùng, sẽ quyết định tất cả, sẽ thay đổi tất cả!
Hôm nay mới nói lên những thách thức kể trên là quá chậm, nhưng đấy là sự thật. Lẽ ra phải làm cho toàn dân thấy được từ mấy chục năm nay rồi! Lẽ ra từ mấy chục năm nay lãnh đạo phải đưa thêm vào những tính toán khác, chiến lược khác bảo tồn cuộc sống của đất nước!..
Mấy chục năm nay Đảng và Nhà nước cứ một bề chịu để cho đất nước ta sống thụ động, và một bề cam chịu đựng những thách thức như thế để sống, - nhẹ thì phải nói là thất sách! Đúng tầm của sự thật thì phải nói: Không thể chấp nhận được!
Mà chấp nhận cho nhà thầu TQ tham gia cao tốc Bắc – Nam thì mất dân, lỡ tay sẽ còn dẫn tới mất nước, càng không được!
Cứ chấp nhận nhà thầu TQ, nếu dân phản đối thì sẽ trấn áp đến cùng để làm bằng được? – xin cứ nghĩ đi! Giả thử làm được như thế, sớm muộn, cuối cùng cũng sẽ dẫn đến mất dân lớn hơn, rồi cũng mất nước, và chung cuộc vẫn là sẽ mất tất cả trong ô nhục!
Làm sao bây giờ? Tại sao nhất thiết cứ phải có con đường cao tốc Bắc – Nam vào lúc này để tự gây khó muôn bề cho đất nước mình như thế này? Có khác gì tự sát không? Chậm vài ba năm nữa, dăm năm nữa, chục năm nữa đất nước có vì thiếu cao tốc này mà chết được không? Nếu chưa có cao tốc này thì ai chết? Không có cách nào hoãn lại được hay sao?..
Đề nghị lãnh đạo hãy cân nhắc thấu đáo.
Hay là ta chỉ thực hiện cao tốc này từng phần bằng cách tự làm lấy, theo nguồn vốn trong nước và nước ngoài ta tự huy động được, chẳng phải mời ai tham gia đấu thầu cả! Chậm một tý nhưng chậm chắc, và ta sẽ trưởng thành lên nhanh hơn, nhất là tránh được chắc chắn họa lớn cho đất nước. Thực ra đã đến lúc nước ta phải tự đứng lên làm các công trình loại này, cái gì biết chưa đủ thì học thêm, mua thêm know how, công nghệ mới, kỹ thuật mới! Làm thân phận cây tầm gửi như 30 năm CNH-HĐH vừa qua là quá đủ rồi! Thay đổi các thể chế cần thiết để ta tự đứng lên làm bằng được như vậy!
Ai cho vay cũng được, kể cả vốn của TQ; vay nước nào cũng phải cho đúng các chuẩn mực quốc tế, và đúng với nghĩa: Vay để ta tự làm lấy từ A-Z, và ta phải đủ năng lực quản lý nguồn vay này bằng luật pháp và các quyền thuộc chủ quyền của ta, không để cho tiền vay này thao túng nước ta về bất kỳ phương diện nào, thực hiện bằng được công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình để ngăn chặn mọi can thiệp của mọi quyền lực khác nhau!
Cũng nên vận động trí tuệ của nhân dân có hiến kế nào khác nữa không!
Để ngăn chặn mọi ác ý – không loại trừ bất kỳ từ bên nước ngoài nào, kể cả TQ, nước ta nên nhân dịp này nói thật với TQ tất cả những điều tôi đã viết ra trên đây, để làm cho TQ hiểu tại sao ta phải lựa chọn con đường tự quyết định làm lấy cao tốc này, hoàn toàn không phải vì lý do chống TQ, mà chỉ vì không muốn có thêm những sự việc làm tổn thương mối quan hệ này rất quan trọng đối với VN.
Nói rõ, nói thật, không giấu diếm những bài học, những kinh nghiệm đau đớn trong hợp tác Việt – Trung, nói thẳng thắn những sai lầm và thiếu sót của cả hai bên (chủ yếu phía ta là nhân nhượng quá đáng, phía TQ là lấn tới quá đáng) – vì thực tế tiêu cực này chẳng mảy may đúng với nghĩa đối tác chiến lược toàn diện mà 2 nước đang muốn thiết lập. Nhất là phải nói cho phía TQ biết rõ là phía ta đã kiên trì, đã nhẫn nhục hết mức có thể, chỉ vì muốn gìn giữ đại cục quan hệ Việt – Trung. Nhưng nếu các doanh nghiệp TQ vẫn giữ cách làm ăn với ta như hiện nay, nhà nước TQ cứ uy hiếp nước ta trên Biển Đông như thế này, thì không thể đem lại kết quả cả 2 bên mong muốn. Nói cho phía TQ biết nhân dân ta rất kiên trì chịu đựng, nhưng sự thật là sự bức xúc rất chính đáng của nhân dân VN về những hiện tượng tiêu cực trong quan hệ 2 nước phải được nhìn nhận đúng đắn, vì ở cả 2 nước: Nhân dân mới là người trực tiếp xây dựng nên quan hệ 2 nước bền đẹp. Ta cũng nên công khai hóa những quan điểm của lẽ phải này của ta nói với TQ cho cả thế giới biết. Bởi vì không có gì đúng đắn hơn, mạnh mẽ hơn và đi được vào lòng người hơn sự thật.
Cũng nhân dịp này, trong thế giới sang trang hôm nay, có lẽ Việt Nam nên dựa vào nhân dân mình xây dựng nên một nền ngoại giao và mọi mối quan hệ quốc tế dựa trên tính đúng đắn của sự thật! Một con người, một quốc gia có trí tuệ và mạnh mẽ mới có thể xử sự như vậy với sự thật!
*
Xin nhắc lại câu chuyện mọi người đều biết: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giữa lúc chuẩn bị đi Hà Lan để tìm hiểu việc quốc gia này trong những điều kiện rất ngặt nghèo của tự nhiên chung sống với biển như thế nào; bạo bệnh đã cản trở công việc của ông!
Người dân, nhất là dân Nam Bộ hàng năm phải chung sống với lũ, vô cùng thương tiếc con người vì nước vì dân này đã đành, song cảm phục ông hơn nữa vì tấm lòng của ông lo cho dân không phải chỉ có tình yêu thương, mà còn bằng cả tầm nhìn ông luôn tìm cách rộng mở cho mình, không bao giờ chịu dừng lại ở những gì ông đã biết.
Sự thật là hàng chục năm trước khi chuẩn bị cho chuyến đi Hà Lan, Võ Văn Kiệt đã bị kỳ tích chung sống với biển của quốc gia này hớp hồn! Nhất là khi ông được nghe – chứ chưa được đến tận nơi để thấy – những thành tựu trị biển Hà Lan có được hôm nay là công sức của trí tuệ và lao động hàng trăm năm mới tạo nên được, ông càng nóng ruột – giữa những lúc ông tranh luận tại chỗ, nhễ nhại mồ hôi ngoài trời dưới cái nắng đồng bằng Nam Bộ, với các chuyên gia: xây hay không xây các đập chặn nước mặn, làm nhà chống lũ cho dân theo mẫu nào…
Nhân nói về đường cao tốc, kỳ lạ, chính Võ Văn Kiệt chứ không phải chuyên gia cầu đường nào là người khởi xướng việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh thành con đường cao tốc ở vùng này… Ông còn nhiều công tích khác nữa trong những lĩnh vực quan trọng khác…
Không phải nhiều lời, có thể thấy ngay: Yêu nước, yêu dân và tầm nhìn – những phẩm giá này làm nên con người Võ Văn Kiệt không có tư duy nhiệm kỳ! Quan trọng hơn thế nữa, những phẩm giá này làm nên Võ Văn Kiệt của mọi tình huống đất nước bị thách thức quyết liệt nhất!
Đất nước trong thế giới sang trang hôm nay đang đứng trước những thách thức quyết liệt nhất! Đất nước cần hơn bao giờ hết những phẩm giá Võ Văn Kiệt như vậy ở mỗi người được dân nuôi bằng tiền thuế của mình, và được dân gửi gắm những công việc phải làm vì nhân dân, vì đất nước!
Hà nội - Võng Thị, ngày 07-04-2019
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 7 -4-19
TRAO ĐỔI VỚI NGUYỄN TRUNG
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 11-4-2019
Ông Nguyễn Trung nguyên CB cao cấp Bộ Ngoại giao, cựu thư ký riêng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông vừa viết bài “Việt Nam nên nói thật với Trung Quốc về đường cao tốc Bắc Nam”. Bài được đăng trên nhiều trang báo mạng ngày 9/4, được đánh giá có nhiều ý tưởng hay.
Đúng như vậy. Ông Trung đã chỉ ra sự trì trệ, lạc đường của lãnh đạo VN để cho đất nước sau trên 30 năm công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn ỳ ạch, vẫn phải cầu xin các nơi và đặc biệt bị lệ thuộc quá đáng vào Trung cộng.
Khi đề cập đến việc Nhà nước VN có ý định mời Cty TQ làm đường cao tốc Băc Nam, ông Trung tỏ ra lo lắng, phản đối. Đó là nỗi niềm của những người yêu nước chân chính, biết lo cho vận mệnh dân tộc và dám phản biện.
Tôi tán thành nhiều ý kiến của ông Trung trong bài viết, chỉ xin trao đổi vài điều ở dạng chưa thống nhất hoàn toàn.
(1) Ông cho rằng “Cái gốc của yếu kém không phải vì nước ta nghèo và lạc hậu, mà trước hết vì lãnh đạo làm việc theo nhiệm kỳ”.
Đúng là có việc tư duy và làm theo nhiệm kỳ, nhưng đó không phải là “Cái gốc”. Các nước dân chủ đều làm theo nhiệm kỳ và nhiệm kỳ còn ngắn hơn (4 năm). Tại sao họ vẫn phát triển mà ta thì không (phải chăng VN là một đất nước không chịu phát triển)? Cái gốc không ở nhiệm kỳ mà ở sự độc quyền đảng trị tạo ra sự tham nhũng đủ thứ mà quan trọng nhất là tham nhũng quyền lực (trong đó có tham nhũng chính sách).
(2) Ông Trung cho rằng làm đường cao tốc Bắc Nam là cần, rất cần, nhưng cho là chưa thật cấp thiết, trong lúc đường Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh chưa phát huy hết năng lực.
Tôi nghĩ theo hướng khác, đó là những người thúc dục làm đường cao tốc, vì phát triển của đất nước thì ít mà vì khả năng tham nhũng được thì nhiều hơn. Còn những người tuy không có điều kiện tham nhũng trong việc này, nhưng vì thiếu trí tuệ hoặc nhẹ dạ cả tin mà bị lừa để ủng hộ bọn lợi ích nhóm.
(3) Ông dẫn ra những nội dung quá có lợi cho Trung cộng trong “Tuyên bố chung giữa 2 Tổng bí thư của 2 nước ngày 13-11-2017”, rồi than: “Vậy làm sao mời nhà thầu TQ đứng ngoài được?”, rồi ông lại tiếp “Xin lưu ý, nói năng lôi thôi gạt nhà thầu TQ trong vụ đường cao tốc Bắc – Nam, nếu muốn, TQ có thể trả đũa, ta có chạy đằng trời cũng không thoát!”
Nghe mà sợ chưa, vì thế ông mới bàn mưu kế “VN nên nói thật với TQ…”.
Đúng là để thoát Trung chúng ta sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn, nhưng đó chỉ là khó khăn tạm thời. Xin đừng tư duy theo lối: “Dại rồi còn biết khôn làm sao đây”. Vấn đề là để thoát Trung thì cần kéo theo thoát Cộng. Hãy để cho toàn dân tự do thảo luận, nếu thoát Trung, chúng ta sẽ được gì, mất gì, gặp khó khăn tạm thời như thế nào, rồi trưng cầu dân ý. Tôi dự đoán là phần đông nhân dân có mong muốn thoát Trung. Chúng ta có thể bị TQ trả đũa về thương mại. Nhưng như thế không có nghĩa chúng ta hết đường sống. Con đường bẩn thỉu đến TQ bị bịt, có khả năng chúng ta sẽ mở rộng các đường khác, hợp tác nhiều hơn với các nước khác, cớ sao chịu ép một bề để Trung cộng xỏ mũi? Chắc chắn là sẽ gặp khó khăn ngắn trong giai đoạn chuyển tiếp. Dân ta vẫn có câu: “Gặp cái khó ló cái khôn”. Sợ gì TQ trả đũa. Sợ quá hóa hèn.
Ông Trung rất có lý khi viết: “Nếu TQ muốn trả đũa, trong trường hợp này nhân dân VN mới là người có tiếng nói cuối cùng, sẽ quyết định tất cả, sẽ thay đổi tất cả!”. Rồi ông hiến kế, hay là tạm dừng việc làm cao tốc vài ba năm nữa, rồi chúng ta tự làm lấy và không có đấu thầu quốc tế, hoặc: “Cũng nên vận động trí tuệ của nhân dân có hiến kế nào khác nữa không!” Ông còn đề nghị:” Nói cho phía TQ biết nhân dân ta rất kiên trì chịu đựng, nhưng sự thật là sự bức xúc rất chính đáng của nhân dân VN về những hiện tượng tiêu cực trong quan hệ 2 nước phải được nhìn nhận đúng đắn…”. Làm sao mà lãnh đạo VN phải nói cho TQ biết bức xúc của dân Việt khi mà chính quyền tìm mọi cách đàn áp sự phản ứng của dân? Hãy cứ để cho dân tự do thể hiện bức xúc thì tự khắc lãnh đạo TQ thấy được.
Thực ra đường cao tốc Bắc Nam đã làm được nhiều đoạn, tạm đủ dùng. Việc làm thêm là chưa thật sự cấp thiết thì tạm dừng lại. Không nên xem việc tạm dừng là một thủ đoạn đối phó với Trung cộng.
Về việc đối phó với thủ đoạn đê hèn của các nhà thầu TQ, Trần Anh Sơn có bài viết “ Loại nhà thầu TQ bằng cách nào”, xin tóm lược như sau :
Cách đây trên 20 năm Ba Lan mở thầu quốc tế làm đường cao tốc. Công ty TQ thắng thầu với giá quá rẻ và đã nộp 5 triệu đô la bảo lãnh. Một số nhà chuyên môn của Ba Lan không biết bằng cách nào mà Cty TQ có thể làm rẻ được như vậy, họ sang tận TQ để điều tra và biết Cty TQ sẽ dùng 2 thủ đoạn sau: Một là chủ yếu đưa tù nhân TQ sang làm, hai là sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu, tìm mua vật liệu giá rẻ. Nhưng quan trọng nhất là thủ đoạn hối lộ quan chức Ba Lan để được dung túng trong các thủ đoạn và chấp nhận việc tăng giá vì công việc phát sinh sau này. Các chuyên gia đã báo cáo lên Chính phủ và yêu cầu có biện pháp ngăn ngừa. Chính phủ Ba Lan đã kịp thời ngăn chặn hối lộ và kiến quyết đòi thực hiện đúng hợp đồng. Thấy rằng không thể giở trò hối lộ để làm liều, nếu tiếp tục hợp đồng sẽ bị lỗ nặng nên Cty TQ đành bỏ của chạy lấy người, chịu mất 5 triệu đô la tiền bảo lãnh.
Mưu ma chước quỷ của TQ thì VN không lạ gì, nhưng lãnh đạo vẫn chấp nhận vì thèm khát tham nhũng. Hiến kế của ông Sơn khá hay nhưng lãnh đạo VN chắc là không đời nào nghe theo. Vấn đề là toàn dân VN có thấy được tác hại ghê gớm của việc này và có đủ dũng khí để ngăn chặn như đã từng phản đối việc thông qua luật 3 đặc khu kinh tế.
Nêu vài ý kiến để trao đổi, riêng nhận xét sau của ông Trung tôi hoàn toàn nhất trí và xin dùng câu đó để kết thúc bài viết: “Cứ chấp nhận nhà thầu TQ, nếu dân phản đối thì sẽ trấn áp đến cùng để làm bằng được? – Xin cứ nghĩ đi! Giả thử làm được như thế, sớm muộn, cuối cùng cũng sẽ dẫn đến mất dân lớn hơn, rồi cũng mất nước, và chung cuộc vẫn là sẽ mất tất cả trong ô nhục!”.
N.Đ.C.Tác giả gửi BVN
LOẠI NHÀ THẦU TRUNG QUỐC BẰNG CÁCH NÀO ?
TRẦN ANH SƠN/ BVN 7-4-2019
Ngày ấy cách đây trên 20 năm, tôi được chứng kiến bài học hết sức có ý nghĩa đối với Hiệp hội Xây dựng và Cung ứng vật liệu tại Ba Lan, xin được kể lại để chúng ta có bài học ứng phó với nhà thầu Trung Quốc trong tham gia dự án làm đường Cao tốc Bắc – Nam sắp tới và còn nhiều dự án khác.
Hồi ấy đất nước Ba Lan mở cửa hội nhập Quốc tế cũng như Việt Nam bây giờ, đã mở cửa thì không thể ngăn cản nhà thầu Quốc tế, không thể muốn cho nhà thầu này tham gia mà không cho nhà thầu khác, không bị vi phạm gì lại không được tham gia, trong đó có nhà thầu Trung Quốc, và cũng không thể chấm thầu thiên vị, vì trong hồ sơ thầu họ đạt điểm cao.
Như vậy chúng ta làm cách nào để loại bỏ nhà thầu gian dối, cái nhà thầu lấy các chính sách của nước họ để làm lợi cho họ và làm hại cho đất nước mình.
– Trung Quốc với chính sách khuyến khích di dân trải rộng khắp thế giới.
– Chính sách đưa tù nhân đi ra nước ngoài lao động để mang ngoại tệ về cho đất nước họ, (đỡ cơm nuôi của chính phủ TQ, tất nhiên đối với loại tù nhân không nguy hiểm).
– Và nhiều chính sách khác nhằm chiếm lĩnh thị trường Quốc tế trên mọi lĩnh vực.
* Sao chúng ta chưa đủ tiềm lực như họ, thì cũng cần phải biết và có chính sách phòng ngừa, nếu không, Việt Nam dần bị các nước mạnh tìm cách thôn tính???
Kể lại câu chuyện nhà thầu xây dựng Trung Quốc. Hồi ấy tuyến đường cao tốc Wasava, Ba Lan – Berlin, CHLB Đức được mở thầu xây dựng Quốc Tế, cũng là lần đầu tiên các doanh nghiệp xây dựng của Ba Lan vấp phải nhà thầu Trung Quốc tham gia giảm giá cực sốc của một cung đoạn trong toàn tuyến đó, nên nhà thầu TQ thắng thầu với bảo lãnh dự thầu là 5 triệu USD.
Sau khi Hiệp hội xây dựng Ba Lan bị thất thủ trong gói thầu trên thì họ đã cử người bay sang TQ tìm hiểu tại sao Doanh nghiệp TQ bỏ thầu giá thấp, mà Doanh nghiệp nào vào làm cũng sẽ bị lỗ. Sau chuyến công tác mật vụ thì họ đã sáng tỏ vì:
* Nhà thầu TQ dự kiến đưa Tù nhân TQ sang Ba Lan để thi công giá rẻ
* Đưa thiết bị Xây dựng giá rẻ của TQ sang thi công.
Đây là hai điểm mấu chốt để hạ giá dự thầu.
TQ vừa thắng thầu vừa đạt được chính sách cắm dân di cư, (bài học này Việt nam đã dính đòn, hiện nay tại Kỳ Anh Hà tĩnh, sau fomosa là đã nổi lên nhiều làng TQ giữa đất Kỳ Anh, họ lấy vợ Việt và đương nhiên sẽ trở thành công dân Việt lai).
Sau khi có thông tin thì Hiệp hội xây dựng, (viết tắt HHXD) Ba Lan họ xử lý như sau:
1. Làm văn bản kiến nghị thủ tướng Ba Lan với hai nội dung.
– Để tạo công ăn việc làm cho người dân Ba Lan kiến nghị Chính phủ không cho tiếp nhận Lao động phổ thông và Kỹ Sư mà nước sở tại có đủ khả năng đảm nhiệm (đương nhiên Chính phủ phải đồng ý yêu sách này nếu không họ kêu gọi biểu tình vì mất việc làm)
– Kiến nghị Chính phủ không cho phép nhập khẩu các máy móc thiết bị xây dựng mà không đạt tiêu chuẩn Châu âu (kiến nghị này Chính phủ Ba lan cũng phải chấp nhận, vì Ba lan nằm trong lòng Châu âu, trong lúc thiết bị TQ không đạt tiêu chuẩn châu âu).
Như vậy HHXD Ba lan đã ngăn chặn được 2 yếu tố cơ bản mà TQ lấy làm lợi thế để hạ giá thành dự thầu,
Không chỉ dừng lại ở đó, đòn hiểm nhất mà họ đưa ra buộc nhà thầu TQ mất cọc dự thầu 5 triệu USD và nhiều thứ khác bỏ chạy, đó là nhờ sự đoàn kết, thống nhất và vai trò Hiệp hội chính thức phát huy:
2. Họ thống nhất, Công nhân và kỹ sư vào làm việc cho nhà thầu TQ yêu cầu trả lương cao hơn mức bình thường thì họ mới làm việc, một chủ trương ngầm mà rất hiệu quả, thiết bị thì buộc phải mua từ các nước châu âu hoặc Mỹ đương nhiên đắt hơn thiết bị TQ.
Nhưng cái quan trọng hơn đó là:
3. Họ kêu gọi và thống nhất doanh nghiệp nào cung cấp vật liệu như; Đá, cát, sắt, xi măng đất… phải tăng giá khi bán cho nhà thầu TQ.
Đây là đòn hiểm quyết định cho nhà thầu TQ bỏ của chạy lấy người, vì vật liệu xây dựng là khai thác tại chỗ, không thể nhập khẩu, mà khi tăng giá đồng nghĩa, giá đầu vào đội lên thì xây dựng sẽ lỗ nặng, nên Doanh nghiệp TQ phải bỏ gói thầu đó và mất cọc cùng nhiều thứ khác.
Họ làm việc rất văn hóa, đúng luật mà nhiều nhà thầu TQ sau đó không dám tham gia dự thầu nữa, nếu như không liên danh với doanh nghiệp của nước sở tại.
Hiệp hội xây dựng Việt Nam nên xem đây là bài học kinh nghiệm và nên vì người dân Việt, doanh nghiệp Việt để tìm giải pháp tốt nhất ứng phó trong điều kiện hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam chúng ta.
Ghi lại ngày 30.3.2019
T.A.S.
_____
Ghi chú: Có người cẩn thận quá nhắn tin cho tôi, xin anh cho chia sẽ bài viết này. Xin thưa quý bạn đọc, quý vị đọc cho đã quý rồi, còn nếu thấy ý nghĩa mà chia sẽ cho nhiều người được biết thì không gì quý bằng, nên không phải xin phép.
Trân trọng.
Nguồn: FB Trần Anh Sơn
KHÔNG PHẢI PARK HANG SEO MÀ LÀ PARK CHUNG HEE
LƯU TRỌNG VĂN/ BVN 7-4-2019
Ầm ầm dân chúng phản đối việc Trung Cộng có thể là nhà bỏ vốn, thiết kế, thi công đại dự án Cao tốc Bắc-Nam.
Bất chấp, ngài Nguyễn Văn Thể theo lệnh của ai đó cùng bộ máy của mình đang âm thầm, thậm chí công khai hướng tới cái đích nhắm: Các ngân hàng và các tập đoàn hùng mạnh của Trung Hoa Cộng sản để thực hiện đại dự án huyết mạch quốc gia này.
Làm đường cao tốc kết nối các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia là yếu tố hàng đầu cho phát triển kinh tế.
Mọi người kể cả thủ tướng Phúc hân hoan trận thắng của bóng đá nước nhà rồi bốc lên: Hãy phát triển đất nước theo tinh thần Park Hang seo.
Nhưng thế nào là tinh thần Park Hang seo? Đem tinh thần ấy vào phát triển quốc gia thế nào? Xin thưa, còn bàn chán chê, còn tranh cãi mệt nghỉ.
Nhưng làm cao tốc và phát triển Hàn Quốc toàn diện thì tấm gương Park Chung hee quá sáng để học.
Xin ngài thủ tướng và ngài bộ trưởng GTVT hãy học ngay tấm gương này để làm đường cao tốc. Tất nhiên tổn hại duy nhất cho các ngài khi học theo đó là không bất cứ quan chức nào được ăn dù một xu tiền của Dân. Còn ai cũng biết nếu để Trung cộng nhúng tay sói vào thì chắc chắn núi tiền sẽ lọt vào túi không ít quan chức các ngài.
Nhưng điều quan trọng hơn nữa là an ninh QG bị nguy cơ và các con đường sẽ đội giá khủng khiếp cùng chờ… lún. Gánh nợ Dân thêm chồng chất.
Các ngài chọn lựa đi!
Sau đây là cách làm đường cao tốc của Park Chung hee.
Người đặt nền móng đầu tiên và thay đổi suy nghĩ của người dân về cao tốc của Hàn Quốc chính là cố Tổng thống Park Chung-hee.
Gyeongpu là tuyến cao tốc Bắc – Nam nối Thủ đô Seoul và thành phố biển Busan, với 4 làn đường. Thời điểm xây dựng cao tốc Seoul – Busan, chỉ một mình ông Park Chung-hee tin rằng, đây là việc cấp bách nếu muốn phát triển kinh tế và chắc chắn khả thi.
Khi đó, đa số người dân Hàn Quốc đều nghĩ ông Park “ảo tưởng” khi muốn xây cao tốc bằng niềm tin và trên tinh thần “cứ làm thôi” trong bối cảnh đất nước không có tiền, công nghệ và chưa có phương pháp xây dựng đường cao tốc.
Ông Park bắt đầu nghĩ đến một đường cao tốc cho Hàn Quốc sau chuyến thăm Tây Đức năm 1964 và chứng kiến đường cao tốc Autobahn. Trở về từ chuyến thăm này, cứ khi nào có thời gian rảnh, ông lại ngồi vẽ lên giấy hệ thống đường bộ. Năm 1967, để chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông cam kết xây dựng một đường cao tốc nối Seoul và Busan.
Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất thời điểm đó là “Tiền đâu?”
Nhưng ông Park không từ bỏ. Thiếu thốn ngân sách, cố Tổng thống kêu gọi các doanh nhân cả nước đóng góp trên tinh thần yêu nước và ông buộc các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi bởi cao tốc này phải rút hầu bao. Còn nhân công và kĩ thuật ông huy động quân đội với tinh thần xây dựng là bảo vệ tổ quốc.
Bộ trưởng Công thương Kim Chung-yum thời điểm đó nhớ lại: “Tổng thống Park chỉ đạo quân đội như thể ông đang trên chiến trường”. Bất cứ lúc nào có thời gian rảnh, ông lại lái chiếc xe jeep Kaiser tới công trường.
Ở thời điểm đến máy trộn xi măng còn chưa có, mọi việc đều phải làm bằng tay, Hàn Quốc đã gặp vô vàn khó khăn, ông Oh Gyo-tak, một trong những người từng làm việc tại công trường xây dựng tuyến đường cao tốc Gyeongbu, kể lại:
“Lúc đó máy móc không phát triển như bây giờ nên chúng tôi hầu như phải làm mọi công đoạn bằng tay. Kể cả việc nhào trộn xi măng cũng phải làm thủ công. Nói chung rất là cực. Bây giờ, người ta đâu ai nhào trộn nổi xi măng bằng tay, dù được trả tiền, cũng chẳng ai muốn làm. Không chỉ vậy, thời gian gấp rút nên chúng tôi phải tranh thủ làm việc xuyên đêm. Bây giờ, công nhân chỉ phải làm 8 tiếng một ngày, còn hồi đó chúng tôi phải làm từ sáng sớm đến khi mặt trời lặn mới được nhận tiền lương theo ngày”.
Sau nhiều vất vả, hy sinh cả máu và nước mắt, ngày 7/7/1970 – một năm trước thời hạn, toàn bộ công việc thi công 428km đường cao tốc Gyeongbu hoàn tất, bao gồm 305 cầu, 12 đường hầm và chính thức được khai thông. Xa lộ Seoul-Busan trở thành công trình công cộng lớn nhất kể từ thời lập quốc 5.000 năm trước.
Chứng kiến “giấc mơ thành hiện thực”, Tổng thống Park xúc động ca ngợi đây là công trình tuyệt vời được hoàn tất trong thời gian ngắn nhất với số tiền ít nhất – 100 triệu won/1km (khoảng 2 tỷ VND)”.
Gã xin mở ngoặc ngay ở đây, nếu Trung cộng cùng nhóm lợi ích VN làm con đường như thế ở nước gã số tiền sẽ là gấp 10 lần.
Vấn đề đặt ra là con đường cao tốc huyết mạch đầu tiên ở HQ được làm ra bởi lòng yêu nước của người dân HQ.
Không lẽ gì lòng yêu nước của dân VN kém dân HQ?
Chắc chắn không!
Vậy thì câu chuyện chỉ còn là lòng yêu nước của các nhà lãnh đạo VN thôi. Nếu các nhà lãnh đạo của chúng ta có phẩm chất yêu nước như Park Chung hee thì 10 đường cao tốc Bắc Nam cũng hoàn thành bằng chính sức mạnh của chúng ta không phải luồn cúi chìa tay cầu cạnh bất cứ ai.
Nguồn: FB Lưu Trọng Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét