ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Triều Tiên có thực sự là mối đe dọa toàn cầu? (GD 2/4/2019)-Việt Nam và bàn cờ chiến lược Biển Đông (GD 1/4/2019)-Nguyễn Quang Dy-Châu Âu trước sức cám dỗ của Trung Quốc (KTSG 30/3/2019)-Tiền bạc đang là công cụ giúp Trung Quốc vươn sức ảnh hưởng đến châu Âu? (GD 30/3/2019)-FDI Trung Quốc lên đầu bảng: mừng ít, lo nhiều (KTSG 30/3/2019)-Tập Cận Bình đã đi lạc nước trên bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung(GD 29/3/2019)-Nguyễn Quang Dy-Chán chường với Brexit (KTSG 28/3/2019)
- Trong nước: Bố trí việc cho ông Cang, ông Tuấn như thế là chưa xem xét vấn đề đạo lý (GD 2/4/2019)-Dùng người thế này, ai còn sợ kỷ luật nữa (VNN 2/4/2019)-Bị kỷ luật rồi lại bổ nhiệm: Một kiểu 'trả ơn'? (VNN 2/4/2019)-Bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuấn và ông Tất Thành Cang: Do hết người tài? (VNN 1/4/2019)-Ông Tất Thành Cang đỗ ‘ga xép’ trước khi bị truy tố? (VOA 1-4-19)-Bổ nhiệm lãnh đạo bị kỷ luật: Chuyện bình thường hay không nhỉ? (VNN 1/4/2019)- Cựu Phó chủ tịch Thanh Hóa ‘nâng đỡ không trong sáng’ Quỳnh Anh sẽ về Sở Xây dựng (VNN 31/3/2019)-Ông Tất Thành Cang làm Phó ban chỉ đạo công trình lịch sử TP.HCM (VNN 30-3-19)-TS Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng nghỉ hưu (VnF 30-3-19)-
- Kinh tế: Các thương hiệu xa xỉ đổ xô mở nhà máy tại trung tâm sản xuất đồ da ở Ý (KTSG 1/4/2019)-Giới trẻ Hàn Quốc chuyển nghề do áp lực công việc “cổ cồn trắng” (KTSG 1/4/2019)-Miền Trung là thị trường tiềm năng cho du lịch golf (KTSG 1/4/2019)-An Phát Holdings có mặt trong chuỗi cung ứng của Samsung (KTSG 1/4/2019)-Chuyện dài metro (KTSG 1/4/2019)-Huawei tuột vị trí số một viễn thông vì chiến tranh thương mại (KTSG 1/4/2019)-Mua bán nước mắm nhà làm trên mạng (KTSG 1/4/2019)-Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra 5 Bộ, nêu 23 vướng mắc của doanh nghiệp (GD 1/4/2019)-Quy hoạch Đà Lạt: Đề bài phải là của chính quyền chứ không phải của nhà đầu tư(KP 31-3-19)-P/v Nguyễn Thị Hậu-Lối đi nào cho ngân hàng khi room tín dụng ngày càng hẹp? (KTSG 31/3/2019)-Nông sản ngày càng khó vào EU (31/3/2019)-Nông dân và doanh nghiệp mất lòng tin, cánh đồng lớn hết "nóng" (KTSG 31/3/2019)-Khám bệnh từ xa, xu hướng mới ở Mỹ (KTSG 31/3/2019)- Buôn hàng “sida” kiểu Mỹ (KTSG 31/3/2019)-
- Giáo dục: Cô giáo đánh 22 học sinh, Cục nhà giáo yêu cầu không bố trí đứng lớp (GD 2/4/2019)-Cả trăm giáo viên hợp đồng tại Hà Tĩnh bị cắt bảo hiểm trái luật (GD 2/4/2019)-Nhiều học sinh phờ phạc khi đến trường vì game (GD 2/4/2019)-Thầy Cao Ngọc Sơn, thầy giáo thể chất đam mê nghiên cứu khoa học (GD 2/4/2019)-Học sinh Bình Thuận học chương trình VNEN vẫn phải mua sách giáo khoa hiện hành (GD 2/4/2019)-Phụ huynh nước ngoài mách nước giúp con không bị bạo lực học đường (GD 2/4/2019)-Rơi vào các trường hợp sau, bài thi môn Ngữ văn buộc phải chấm lại (GD 2/4/2019)-Những kẻ tâm địa đen tối, miệng lưỡi lu loa, vu oan giá họa (GD 2/4/2019)-Trường Nguyễn Thị Diệu xây dựng quy chế chi tiêu dựa trên nghị định hết hiệu lực (GD 2/4/2019)-Đường dây nóng hỗ trợ thi và tuyển sinh năm 2019 thí sinh nào cũng nên biết (GD 2/4/2019)-Giao Bộ Giáo dục phối hợp, tiếp thu hoàn chỉnh dự án Luật Giáo dục (GD 2/4/2019)-Khởi nghiệp thời 4.0 thành công đâu chỉ bằng con đường học đại học (GD 2/4/2019)-Sơn La cập nhật 44 thí sinh được nâng điểm, nhưng quyết giấu danh tính (GD 1/4/2019)-
- Phản biện: XẢO TRÁ, LẬT LỌNG là BẢN CHẤT và THUỘC TÍNH MANG THƯƠNG HIỆU CỘNG SẢN (BVN 2/4/2019)-Nguyễn Đăng Quang-Hậu quả nào sau khi VN bị Ủy ban Nhân quyền LHQ chỉ trích đàn áp nhân quyền? (BVN 2/4/2019)- Thường Sơn-Lẽ nào Việt Nam tính điểm cuộc đời? (GD 2/4/2019)-Tâm Don-Một cuộc lột trần xã hội khủng hoảng (BVN 2/4/2019)-Nguyễn Tiến Tường-Chào mừng ngày nói dối 1-4: Trần gian không còn chỗ cho Cuội (BVN 2/4/2019)-Lê Thiếu Nhơn-“Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi” (BVN 1/4/2019)-Đỗ Thành Nhân-Tôn giáo và sự suy thoái đạo đức xã hội (BVN 1/4/2019)-Chu Mộng Long-Tham nhũng là chủ nghĩa tân cộng sản (BVN 1/4/2019)-Michael Mandelbaun-Bài lảng (BVN 1/4/2019)-Nguyễn Tường Thụy-Bộ Chính trị Việt Nam chuẩn bị kỳ 'Hoa Sơn luận kiếm' (BVN 1/4/2019)-Trúc Giang-Nhà nước không bao cấp và không tạo rủi ro cho DN (TVN 1/4/2019)-Nguyễn Đình Cung-Nhiều người học vị cao nhưng văn hoá... "lùn" (GD 31/3/2019)-Thanh An-Đạo đức và lợi ích nhóm (TVN 31/3/2019)-Trương Trọng Hiếu-Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại (NCQT 30/3/2019)-Phan Nguyên dịch-
- Thư giãn: Người Việt ở nước ngoài: 'Học đại học xong sang đây rửa xe à?'(VNN 2/4/2019)-Những vị trí đặt gương trong nhà ‘xoá xổ’ tà khí (BĐS 1/4/2019)-15 địa điểm nguy hiểm nhất thế giới mà con người từng ở (BĐS 31/3/2019)-Ăn cỗ lấy phần mang về: Không lịch sự (ĐV 30-3-19)-10 bí quyết cho ngôi nhà nhỏ và tối giản (VNN 30/3/2019)
TRIỀU TIÊN CÓ THỰC SỰ LÀ MỐI ĐE DỌA TOÀN CẦU ?
THANH BÌNH/ GDVN 2-4-2019
Triều Tiên có thực sự là mối đe dọa toàn cầu?
Ở Mỹ có một quan điểm tiêu cực lan rộng về Triều Tiên, không chỉ quân đội, giới công nghiệp quốc phòng, giới học giả và phương tiện truyền thông, mà ngay cả dân chúng Mỹ cũng tin rằng Triều Tiên không đáng tin. [1]
Chủ tịch Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Donald Trump cùng nhau đi dạo trong khuôn viên khách sạn Metropole tại Hà Nội (Ảnh: Reuters).
Sự mất lòng tin vào Triều Tiên đến từ đâu? Nó xuất phát từ một sơ đồ logic rất đơn giản và nguy hiểm do các cá nhân và tổ chức ở Mỹ và các đồng minh khu vực châu Á Thái Bình Dương tạo ra.
Những cá nhân và tổ chức này là những đối tượng hưởng lợi chính trong cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Sơ đồ logic này bắt đầu với lời khẳng định rằng Triều Tiên là mối đe dọa đối với thế giới, đặc biệt là Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Vì Triều Tiên là mối đe dọa nên Triều Tiên là mối nguy hiểm và chắc chắn không thể tin tưởng một đất nước nguy hiểm.
Vì nước này không đáng tin nên họ phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt hoặc các cuộc tấn công quân sự.
Nói tóm lại, gốc rễ của sự ngờ vực là niềm tin rằng Triều Tiên là mối đe dọa toàn cầu. [2]
Nhưng Triều Tiên đang đe dọa phần nào của thế giới?
Triều Tiên là một nước nhỏ và nghèo nhưng rất kiêu hãnh. Triều Tiên có thể đe dọa Hàn Quốc được không?
Điều đó có thể đúng trong quá khứ, nhưng giờ đây Triều Tiên không muốn và cũng không thể vì vào năm 2018, hai miền Triều Tiên đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau.
Liệu Triều Tiên có phải là mối đe dọa với Nhật Bản?
Triều Tiên không quan tâm đến việc đe dọa Nhật Bản. Ngược lại, trong con mắt Triều Tiên, Nhật Bản đang đe dọa họ và mối đe dọa này ngày càng gia tăng khi chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe sửa đổi Hiến pháp hòa bình cho phép nước này triển khai các hoạt động quân sự ở nước ngoài.
Triều Tiên có thể trở thành mối đe dọa với Mỹ được không?
Lập trường của Triều Tiên về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Mỹ không thay đổi.
Nước này luôn duy trì lập trường cho rằng Triều Tiên sẽ không trả đũa bằng vũ khí hạt nhân trừ khi Mỹ tấn công trước. Vũ khí hạt nhân đơn thuần chỉ là một công cụ phòng thủ.
Hơn nữa, ngay cả khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Mỹ chắc chắn có thể tiêu diệt tên lửa của Triều Tiên trước khi chúng đến lãnh thổ của nước này.
Ngoài ra, thật phi lý khi cho rằng Triều Tiên có thể đe dọa Nga hoặc Trung Quốc. Nói tóm lại, tuyên bố Triều Tiên là mối đe dọa với thế giới có thể chỉ là cái cớ.
Đối thoại Mỹ-Triều cần nhiều niềm tin ở các bên hơn
Hiện nay, nếu Triều Tiên không còn là mối đe dọa với đối với thế giới thì vấn đề về sự ngờ vực đối với Triều Tiên sẽ không còn xuất hiện nữa. Còn một vấn đề khác liên quan, đó là mối quan hệ giữa niềm tin và sự dối trá.
Khi ai đó nói rằng họ không thể tin tưởng Triều Tiên, điều đó có nghĩa là người đó nói dối. Thế nên, có lẽ Mỹ cũng đang nói dối. [3]
Rõ ràng cái giá phải trả cho lời nói dối của kẻ yếu lớn hơn so với cái giá của kẻ mạnh vì kẻ yếu không thể trừng phạt kẻ mạnh.
Chủ tịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: KCNA).
Hình ảnh này sẽ làm gia tăng niềm tin vào đất nước này và cho phép tiến trình hòa bình đạt được thành công. [4]Điều nổi lên từ phân tích này là hình ảnh xấu xí về Triều Tiên do truyền thông, giới học giả và các tập đoàn công nghiệp quân sự đưa ra mang tính thành kiến và méo mó. Điều quan trọng là phải nhìn thấy hình ảnh tích cực thực sự về Triều Tiên.
Cuộc gặp thượng đỉnh ở Hà Nội đã kết thúc mà không có thỏa thuận như kỳ vọng. Tuy nhiên, nó không hẳn là một thất bại. Ngược lại, điều hữu ích là hai bên đã biết được những gì đối tác có thể và không thể làm.
Đặc biệt là nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un, một nguyên thủ quốc gia trẻ tuổi, không có kinh nghiệm về chính trị quốc tế đã nhận ra việc đàm phán với Tổng thống cường quốc số một thế giới khó khăn như thế nào.
Kim Jong-un chắc chắn rất thất vọng nhưng ông phải tiếp tục đối thoại với Washington với điều kiện tiên quyết là Mỹ thực sự mong muốn hòa bình và không tìm cách thay đổi chế độ ở Triều Tiên.
Một điều chắc chắn là không có sự tin tưởng lẫn nhau, tiến trình hòa bình không thể thành công.
Do đó, Tổng thống Donald Trump có lẽ cần thêm thời gian để có thể tin tưởng Triều Tiên nhiều hơn và chấp nhận việc phi hạt nhân hóa ở mức độ hợp lý. Theo đó, các lệnh trừng phạt vào nước này sẽ được dỡ bỏ. [5]
Tương lai của tiến trình hòa bình này còn phụ thuộc vào vai trò hòa giải của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, bởi lẽ cả hai cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim vừa qua được diễn ra phần lớn nhờ vào nỗ lực của Tổng thống Moon Jae-in.
Tuy nhiên, để nỗ lực của Hàn Quốc mang lại kết quả, Bình Nhưỡng và Washington cần phải nhượng bộ nhiều hơn. [6]
Triều Tiên sẽ không bao giờ chấp nhận những ý tưởng của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, John Bolton về việc lấy phi hạt nhân hóa hoàn toàn làm điều kiện tiên quyết để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Bởi lẽ, phương án đó đồng nghĩa với việc phá hủy hoàn toàn hệ thống phòng thủ quốc gia Triều Tiên. Trong hoàn cảnh đó, ông Kim Jong-un chắc chắn sẽ chọn con đường của riêng mình.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/30-chua-phai-Tet-thuong-dinh-MyTrieu-lan-2-cung-co-nen-mong-cho-ca-tien-trinh-post196118.gd
[2] https://www.asiatimes.com/2019/03/article/us-human-rights-push-ups-ante-with-north-korea/?_=4365543
[3] Tài liệu tham khảo 071 của Thông tấn xã Việt Nam ngày 22/3/2019
[4] https://www.eastasiaforum.org/2019/03/22/the-hard-road-from-hanoi/
[5] https://www.eastasiaforum.org/2019/03/20/whats-next-after-the-trump-kim-summit-2/
[6] https://www.foreignaffairs.com/articles/north-korea/2019-03-14/next-stage-korean-peace-process
Thanh Bình
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét