ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tổng thống Đài Loan đọc thư của thanh niên Hong Kong: ‘Đừng tin Cộng sản’ (BVN 31/12/2019)-VOA- Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4) (BVN 30/12/2019)-Bùi Hưng Quốc- Thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc (QĐND 28-12-19)- Vượt đỉnh lịch sử, Donald Trump 'vô địch' các đời Tổng thống Mỹ (VNN 27/12/2019)-2019: Bãi Tư Chính là ‘cái bẫy’ của TQ cài cho Việt Nam (BVN 26/12/2019)-Quốc Phương- Tình hình Biển Đông sẽ như thế nào trong năm 2020? (BVN 25/12/2019)-BBC-Tư Chính 2019: VN tránh 'bẫy pháp lý do Trung Quốc gài' (BBC 25-12-19)-
- Trong nước: Chân dung những kẻ phản bội (GD 31/12/2019)-QĐND-Vợ ông Triệu Tài Vinh và hàng loạt đảng viên chủ chốt ở Hà Giang bị kỷ luật (GD 31/12/2019)-Cựu phó chủ tịch TPHCM Nguyễn Hữu Tín lãnh 7 năm tù (VNN 31/12/2019)-Kiên quyết chống biểu hiện ưu ái người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn (GD 30/12/2019)-Lý do Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ bị bắt (VNN 3012/2019)-Tổng Bí thư: "Nhiều người có tiếng tăm, ra trước toà đều ăn năn, hối lỗi" (KTSG 30/12/2019)-Vụ Mobifone: thách thức Nguyễn Phú Trọng, chạy tội Nguyễn Tấn Dũng? (VOA 30-12-19)-Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Tiếp tục xử lý tham nhũng, các đồng chí chờ xem (NĐT 30-12-19)-Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng Mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam’ (VnF 30-12-19)-lạc quan về kinh tế VN !- Hoạt động báo chí chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả (GD 29/12/2019)-VVT-Thông tin và truyền thông được ví như mặt trận không bao giờ im tiếng súng (GD 29/12/2019)-NXP-Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son lĩnh án Chung thân (GD 29/12/2019)-Gia đình ông Nguyễn Bắc Son nộp 66 tỷ đồng trước ngày tuyên án vụ AVG (GD 27/12/2019)-Tiền quan tham nộp lại vì đâu và ở đâu?! (RFA 28-12-19)-Đến tận cửa tử mới xùy đô la (1) (BVN 28/12/2019)-BBC-Bắt giam Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội vì liên quan vụ Nhật Cường (KTSG 28/12/2019)-Miễn nhiệm chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của ông Nguyễn Đức Kiên (Zing 28-12-19)-Ông Võ Văn Thưởng: Khắc phục các biểu hiện tư nhân hóa báo chí (TTVN 28-12-19)-Làm rõ vụ Phó bí thư ở Đắk Lắk sờ ngực tiếp viên karaoke (VNN 28-12-19)
- Kinh tế: Chống giả mạo xuất xứ, nguồn gốc để bảo vệ những nhà xuất khẩu chân chính (GD 31/12/2019)-NXP-Chấm dứt khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài (GD 31/12/2019)-Cuộc đấu đằng sau kho nhôm 4,3 tỷ hàng Tàu đội lốt Việt đi Mỹ (VNN 31-12-19)-Tín dụng “đen” hoành hành trên mạng (TP 31-12-19)-Nhiều biệt thự biến mất... trên giấy (*): Vì sao loại bỏ nhiều căn biệt thự? (NLĐ 31-12-19)-Thủ tướng: Ngưỡng thu nhập trung bình cao ngay trước mắt chúng ta (GD 30/12/2019)-NXP-Thành phố Vĩnh Yên, 120 năm xây dựng và phát triển (GD 30/12/2019)-Kinh tế tư nhân giữ vai trò quyết định cho động lực tăng trưởng (GD 30/12/2019)-TPHCM: Nhiều doanh nghiệp vào tay nhà đầu tư ngoại (KTSG 30/12/2019)-Thịt heo tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng của TPHCM tháng cuối năm tăng vọt (KTSG 30/12/2019)-TPHCM kiến nghị thay đổi tỷ lệ phân chia ngân sách (KTSG 30/12/2019)-Chính phủ: kiên định, quyết liệt trong cải cách môi trường kinh doanh (KTSG 30/12/2019)-Cần phối hợp để tránh lũng đoạn giá thịt heo Tết 2020 (KTSG 30/12/2019)-Kỳ vọng vốn tín dụng cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giải ngân từ tháng 1-2020 (KTSG 30/12/2019)-Năm 2020, giá vàng sẽ tăng tiếp? (KTSG 30/12/2019)-88,6% doanh nghiệp FDI lạc quan về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (KTSG 30/12/2019)-Kinh doanh ngân hàng: đừng mải đếm số to mà quên hiệu quả (KTSG 30/12/2019)-Bộ Nông nghiệp làm khó doanh nghiệp và nhà nông? (KTSG 30/12/2019)-Các nhà bán lẻ Mỹ đau đầu xử lý 100 tỉ đô la hàng hóa trả lại (KTSG 30/12/2019)-Đừng để công nợ biến thành “cục máu đông” (KTSG 30/12/2019)-Đừng suy diễn “méo mó” luật! (KTSG 30/12/2019)- do nhà báo câu view -Ngân sách: Từ bất cập nguồn thu đến lãng phí đầu tư công (NĐT 30-12-19) -Lê Đăng Doanh-Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng: ‘Năm 2020, chúng tôi rất lo’ (VnF 30-12-19)-
- Giáo dục: Thi thăng hạng hay là hành xác để thu tiền? (GD 31/12/2019)-Giáo viên coi thi dễ dãi sẽ không công bằng với những học sinh chăm chỉ (GD 31/12/2019)-Các thầy cô hãy bình tĩnh, đừng lo lắng quá (GD 31/12/2019)-Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (GD 31/12/2019)-Thi trung học phổ thông trên máy tính, khó khăn nhất ở đề thi và cơ sở hạ tầng (GD 31/12/2019)-Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 8 ngày (GD 31/12/2019)-Cần tháo gỡ vướng mắc về chế độ giáo viên thể dục (GD 31/12/2019)-Các nhà xuất bản phải công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trước 15/2/2020 (GD 31/12/2019)-Ba mươi năm, chúng tôi trở về ngôi trường cũ của mình (GD 31/12/2019)-“Giáo dục không la mắng” mang lại nhiều lợi ích cho con trẻ (GD 31/12/2019)-Đã hơn 10 ngày mà thầy trò Rạch Giá vẫn chưa hết choáng với đề kiểm tra Toán (GD 30/12/2019)-
- Phản biện: Lịch sử có bị xuyên tạc? (BVN 31/12/2019)-Mai Thanh Sơn-Chính trị Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại (BVN 31/12/2019)-Đoan Trang-Trịnh Hữu Long-Đừng quên họ, những tù nhân lương tâm (BVN 31/12/2019)-Khánh Vi-Không đồng lõa với quân xâm lược (BVN 31/12/2019)-Người Đưa Tin- Những con “sâu chúa” trong bầy sâu tham nhũng Việt Nam, lỗi ở hệ thống? (BVN 30/12/2019)-Nguyễn Duy Vinh-Khi cái ác ở trên cao (BVN 30/12/2019)-Nguyễn Hồng Vũ-Phạm Nhật Vũ và tiến trình chuyển giao ‘cơ đồ’ cho ‘trọc phú đỏ’ (Blog VOA 30-12-19)-Trân Văn-Tô Huy Rứa - Chân Dung Quyền Lực (Viet-studies 30/12/2019)-TD 21, 24, 27-12-19- Phượng 3x là chủ mưu vụ AVG-Mobiphone..? (DQ 24-12-19) viet-studies 29/12/2019- Nguyễn Đức Tuấn-Đừng cứ tự sướng, hết 'kỳ tích' đến 'thần kỳ' (MTG 28-12-19)- Nguyễn Văn Mỹ- Việt Nam 2020: Gắn kết cái gì và thích ứng ra sao? (BVN 28/12/2019)-Chiến Thành-Không đơn thuần là ngột ngạt (BVN 28/12/2019)-Mai Quốc Ấn-Việt Nam, cần một cuộc chấn hưng đạo đức (BVN 28/12/2019)-Đinh Yên Thảo- Khi nỗ lực cải cách trở nên “lặng lẽ” (TVN 27/12/2019)-Lan Anh-‘Muốn có sữa thì phải chăm bò’ (TVN 26/12/2019)-Lương Bằng- Người dân phải hít bụi mịn đến bao giờ? (TVN 25/12/2019)-Nguyễn Huy Viện-Nỗi lo chủ quyền từ ông Tổng Trọng dự báo rắc rối 2020? (BVN 25/12/2019)-Quang Thành-Nhà nước giám sát thất bại của thị trường, vậy ai giám sát thất bại của nhà nước? (DNSG 25-12-19)-Tào Minh-
- Thư giãn: Tại sao người Ấn thống trị vị trí CEO ở nhiều tập đoàn lớn trên thế giới? (TN 31-12-19)- Giải mã chiến lược của Kim Jong Un qua loạt ảnh cuối 2019 (BVN 30/12/2019)- Giải mã lý do vợ ông Trump rất ít khi cười (VNN 28/12/2019)-Số phận long đong của Khách sạn Nổi Sài Gòn được Triều Tiên mua lại (VNN 28/12/2019)-
TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC: TIẾP TỤC XỬ LÝ THAM NHŨNG, CÁC ĐỒNG CHÍ CHỜ XEM
THU HẰNG, HƯƠNG QUỲNH/ VNN/NĐT 30-12-2019
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cán bộ bị kỷ luật ban đầu cãi ghê lắm, không nhận lỗi
- Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm soát quyền lực chống chạy chức, chạy quyền
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, cùng lãnh đạo nhiều cơ quan Trung ương tham dự hội nghị. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Nhìn lại năm 2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc lại hội nghị tổng kết 2018: “Cũng tại hội trường này, tôi có bày tỏ mong muốn và chúc năm 2019 đạt kết quả tốt hơn, cao hơn năm 2018. Lúc bấy giờ tôi cảm nhận không khí hội nghị rất hồ hởi, phấn khởi, hình như vỗ tay tới 2 lần, bày tỏ quyết tâm rất cao”.
Biểu hiện của “vận nước đang lên"
Tổng bí thư đề nghị trả lời rõ ràng, mạch lạc câu hỏi “năm 2019, kết quả trên các mặt, các lĩnh vực có cao hơn, tốt hơn năm 2018 không? Cao hơn, tốt hơn ở chỗ nào, mặt nào, lĩnh vực nào, còn mặt nào, lĩnh vực nào, việc nào chưa tốt, nguyên nhân vì sao và cho chúng ta thêm bài học kinh nghiệm gì?
Rồi Tổng bí thư trả lời: “Riêng tôi có cảm nhận chúng ta đã đạt được điều chúng ta cam kết năm ngoái”. Nghe vậy, cả hội nghị vỗ tay, sau đó Tổng bí thư cám ơn và bày tỏ: “Cảm nhận và đã được các đồng chí đồng ý là chúng ta đã đạt được điều chúng ta mong muốn năm ngoái”.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, đáng mừng trên hầu hết các lĩnh vực, tốt hơn năm 2018.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, “chứng cứ” thể hiện ở 4 điểm lớn:
Thứ nhất, tăng trưởng GDP đạt trên 7%, cao hơn kế hoạch đề ra là 6,6-6,8%. "Lúc tôi nói chúc tốt hơn năm 2018, đồng chí Thủ tướng nói ‘không biết có đạt được không’, nhưng đến bây giờ chúng ta đạt tăng trưởng hơn 7% rồi”.
Tổng bí thư điểm lại những con số ấn tượng như quy mô GDP lên 266 tỉ USD, bình quân đầu người đạt gần 2.800 USD/người; lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 3%, thấp hơn so với chỉ tiêu QH đề ra...
“Tôi nhớ những năm 90, 95-96 của thế kỷ trước, ta chỉ đạt 300 USD/người. Mà dân số nước ta gần 100 triệu người rồi. Con số này rất có ý nghĩa, đây là điều chưa từng có trong lịch sử nước ta”.
Tổng bí thư đánh giá, kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách được tăng cường, bội chi ngân sách thấp chỉ ở mức 3,4%, trước đây có lúc 17-18%; tỷ lệ nợ công trên GDP giảm mạnh (xuống mức 55%) và ngày càng thấp so với mức trần QH quy định là 65%...
“Không biết có phải vì thế mà WB đưa ra nhận định: ‘Mây đen phủ lên toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang toả sáng ở Việt Nam’”, Tổng bí thư nói.
Chứng cứ thứ hai, theo Tổng bí thư là các lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục được quan tâm, đầu tư, phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ nét. Trong đó chỉ tiêu nông thôn mới ‘về đích’ sớm hơn kế hoạch gần 2 năm.
Nêu lại kết quả của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games vừa qua, Tổng bí thư nhấn mạnh: “Điều đó thể hiện ý chí Việt Nam, khát vọng vươn lên, tinh thần hết mình, và có người nói cũng là biểu hiện của “vận nước đang lên”…
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP
Chứng cứ thứ 3 theo Tổng bí thư là tiềm lực quốc phòng - an ninh tiếp tục được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu…
Chúng ta làm rất nhân văn, cho đi tù rồi còn cảm ơn
Thứ tư là công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, nhất là phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh.
“Vừa mới gần đây thôi, Tết đến nơi rồi xử mấy vụ, bổ sung thêm mấy vụ vào diện Ban chỉ đạo TƯ về Phòng, chống tham nhũng chỉ đạo. Tới đây còn tiếp tục xử lý. Sắp tới các đồng chí chờ xem”, Tổng bí thư nhắn nhủ.
Dẫn chứng vụ AVG, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho rằng đây là một điển hình nói lên rất nhiều điều. Ngoài xử lý số lượng nhiều, cán bộ cao cấp, trong đó có hai nguyên ủy viên TƯ, 2 nguyên Bộ trưởng…
“Ra trước tòa, lúc đầu thế nào, về sau thế nào các đồng chỉ biết cả rồi đấy, ăn năn hối lỗi, xin lỗi và thái độ rất thành khẩn. Chưa bao giờ chúng ta xử lý được tội hối lộ, trước đây toàn thiếu trách nhiệm, rồi vi phạm này, vi phạm kia gây hậu quả nghiêm trọng. Chưa khi nào thu được tài sản lớn như vậy”, Tổng bí thư nhấn mạnh vừa rồi tội nhận hối lộ, một người nhận đến 3 triệu USD.
Tổng bí thư cũng phân tích, vì sao VKS phải đề nghị tử hình nhưng ra tòa xin nhận và đền bù, nộp lại tiền, tòa cho xuống chung thân. Điều này thể hiện tính nhân văn, và còn có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh cảnh báo.
“Chúng ta lại đang chuẩn bị đại hội Đảng với bao việc cần làm. Đặc biệt, đang chuẩn bị nhân sự, các tiểu ban đang làm việc rất ráo riết, quyết liệt”, Tổng bí thư căn dặn.
Tổng bí thư nêu lại việc tất cả các bị cáo, kể cả các vụ án khác, lúc đầu cũng cãi, rồi cho thế này, thế kia, cho rằng xuyên tạc, đấu đá, đánh đấm nội bộ nhưng sau đó đều tâm phục, khẩu phục, thậm chí cảm ơn.
“Cho đi tù rồi còn cảm ơn. Chúng ta làm cũng rất nhân văn, đúng theo tinh thần của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của TƯ và Bộ Chính trị”, Tổng bí thư khẳng định.
Khái quát năm 2019, Tổng bí thư nói: “Chúng ta đạt được những gì đề ra năm ngoái. Đây không phải là thành tích chủ nghĩa mà nói có sách, mách có chứng”.
Tổng bí thư nhắc lại câu vẫn thường nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như hôm nay” để nói rằng, năm vừa qua đã có nhiều cố gắng.
“Tôi nghĩ sự đồng thuận này không phải chúng ta tự khen nhau, tự động viên nhau mà là sự thật, đúng với thực tế diễn ra và phù hợp với sự đánh giá của bạn bè quốc tế, không khí phấn khởi trong nhân dân mà tôi quan sát nhất là qua tiếp xúc cử tri, qua họp QH, các kênh thông tin báo chí đánh giá, mặc dù với tất cả tinh thần khiêm tốn không được chủ quan”.
Tổng bí thư hoan nghênh, biểu dương và chân thành cảm ơn QH, Chính phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng DN, cán bộ đảng viên, đồng bào chiến sỹ cả nước về những kết quả, thành tích, nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn trong năm 2019.
Thu Hằng - Hương Quỳnh
NHỮNG CON 'SÂU CHÚA' TRONG BẦY SÂU THAM NHŨNG VIỆT NAM
NGUYỄN DUY VINH/ BVN 30-12-2019
Được viết cuối năm 2018, nay sau vụ án AVG MobiFone tác giả đọc lại thấy vẫn còn hiện đại nên chia sẻ về cái nhìn của bản thân tới độc giả trang Bauxite Việt Nam.
Nguyễn Duy Vinh
Gần đây tôi có đọc được trên mạng một số bài báo cáo, khảo sát và bình luận khá xúc tích về vấn đề tham nhũng ở Việt Nam (VN) (xin xem danh sách tham khảo cuối bài, các bài[1],[2],[3],[4] và[5]). Trên trang mạng của vov.vn có đăng bài viết của ông Phan Đình Trạc[1], Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương (BCĐTƯ) về phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Bài viết này có những chi tiết mà ai đọc cũng phải giật mình. Giật mình vì tình trạng tham nhũng ở VN trong 5 năm cuối (2013-2018) từ khi thành lập Ban Chỉ đạo PCTN đã có thể gọi là ngày càng trầm trọng. Tôi xin chép lại dưới đây một đoạn ngắn của thành quả việc làm của BCĐTU trong 5 năm nhìn lại:
…“Từ khi thành lập đến nay, Ban Chỉ đạo đã đưa 68 vụ án, 57 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 40 vụ án/500 bị cáo với các mức án nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn (10 bị cáo với 11 án tử hình, 19 bị cáo với 20 án tù chung thân, 459 bị cáo tù có thời hạn từ 12 tháng đến 30 năm,…).
Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt trên 31%; việc kê biên, thu giữ tài sản trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đạt trên 35 ngàn tỷ đồng, điển hình như: vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín trên 10.000 tỷ đồng, vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng (giai đoạn I) trên 6.000 tỷ đồng, vụ AVG hơn 8.500 tỷ đồng, vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ trên 1.400 tỷ đồng…”
Tôi mới thử vào gú gờ (Google) trên mạng Internet với những từ khóa “đại án tham nhũng” thì quả thật đó là những vụ án kinh khủng. Các độc giả có thể tìm thêm rất nhiều chi tiết về những vụ đại án tham nhũng ở Việt Nam trong 20 năm qua qua google như tôi. Tác giả bài viết chỉ ghi sơ vài dòng dưới đây để cho độc giả thấy số tiền thất thoát qua các vụ tham nhũng này lớn như thế nào, độc giả có thể tìm được chi tiết đầy đủ và chính xác hơn qua các báo trên mạng.
1- Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Viettinbank, Vietcombank: thất thoát 6,000 (sáu ngàn) tỉ đồng VN, những người bị kết án là Đặng Thanh Bình, Phạm Nhật Hồng và Nguyễn Ngọc Bích trong đó 2 người lãnh án tử hình (Phạm Nhật Hồng, Nguyễn Ngọc Bích).
2- Ngân hàng Việt Hoa: thất thoát 293 tỉ đồng VN và 84 triệu đồng US, các bị can gồm có Trương Kiệt Tường, Trần Tuấn Tài, Nguyễn Văn Minh, Phùng Ngọc Lợi, Lô Ký Ngươn và Nguyễn Hữu Thanh cùng 16 người khác, 4 người bị án chung thân.
3- Ngân hàng Viettinbank: vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, thất thoát 4,911 tỉ đồng VN, án chung thân.
4- Ngân hàng Á Châu (Asia Commercial Bank hay ACB): thất thoát 1,700 tỉ đồng VN, bị kết án gồm Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên), Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến, Lý Xuân Hải, 30 năm tù cho NĐK, 8 năm tù cho LXH, 2 tới 4 năm tù cho NTHY và TNT.
5- Ngân hàng Agribank: thất thoát 2,500 tỉ đồng, bị kết án Phan Thanh Tân (22 năm tù), Phạm Thị Bích Lương (30 năm tù).
6- Ngân hàng Xây dựng (VNCB): thất thoát 18,000 (mười tám ngàn) tỉ đồng VN, các bị cáo Phạm Công Danh (30 năm tù), Phan Thành Mai (30 năm tù) và những người còn lại từ 30 tháng đến 16 năm tù: Tạ Bá Long, Hà Tuấn Phước, Phạm Thế Tuân, Ngô Văn Thanh, Lê Văn Thanh.
7- Ngân hàng Sacombank: thất thoát 1,800 tỉ đồng VN, bị cáo Trầm Bê (4 năm tù), Phan Huy Khang (3 năm tù), Phan Thành Mai (10 năm tù), Mai Hữu Khương (10 năm tù), Nguyễn Quốc Viễn (5 năm tù) cộng thêm 18 bị cáo lãnh từ 2 đến 4 năm tù và 23 người lãnh án treo.
9- Ngân hàng Oceanbank: thất thoát 1,500 tỉ đồng VN, các bị cáo Hà Văn Thắm (chung thân), Nguyễn Xuân Sơn (tử hình), Nguyễn Thị Minh Thu (22 năm tù), Hứa Thị Phấn (17 năm tù) và một số bị cáo khác (từ 36 tháng tới 8 năm tù).
10- Ngân hàng Đại Tín: thất thoát hơn 15,600 tỉ đồng VN, các bị cáo Hứa Thị Phấn (tổng cộng lên 30 năm tù), Bùi Thị Kim Loan (28 năm tù), Ngô Kim Huệ (10 năm tù), Hoàng Văn Toàn (7 năm tù), Trần Sơn Nam (6 năm tù), Lâm Kim Dũng (6 năm tù) cộng thêm 21 bị cáo khác với những án tù từ 20 tháng đến 7 năm tù).
+ Các công ty và tập đoàn các ngành xây dựng cầu đường, ngành dầu khí, ngành hàng hải và ngành giao thông:
1- Công ty Vinashin (TNHH – MTV): thất thoát 255 tỉ và 16 triệu USD, Trần Văn Liêm (tử hình), Trần Văn Khương (chung thân), Giang Kim Đạt (tử hình), Giang Văn Hiển (12 năm tù).
2- Đại án PMU-18 trong đó có dự án cầu Bãi Cháy: chiếm đoạt 3.5 tỉ đồng, các bị cáo Bùi Tiến Dũng (16 năm tù), Phạm Tiến Dũng, Đỗ Kim Quý và một số bị cáo khác (nhiều năm tù), Thứ trưởng và Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình bị miễn nhiệm.
3- Đại án PCI: thất thoát 4 tỉ đồng VN, Huỳnh Ngọc Sỹ (20 năm tù), liên quan đến Ngân Hàng Nhật Bản JBIC.
4- Đại án Vinashin: thất thoát 4 tỉ đô la US và 910 tỉ đồng VN, các bị cáo Phạm Thanh Bình (20 năm tù), Trần Văn Liêm (19 năm tù), Tô Nghiêm (18 năm tù), Nguyễn Văn Tuyên (16 năm tù), Trịnh Thị Hậu (14 năm tù), Hoàng Gia Hiệp (13 năm tù), Trần Quang Vũ (11 năm tù), Đỗ Đình Côn (10 năm tù), Nguyễn Tuấn Dương (3 năm tù).
5- Đại án Vinalines: thất thoát 525 tỉ đồng VN và chiếm đoạt 10 tỉ đồng VN, các bị cáo Dương Chí Dũng (tử hình), Mai Văn Phúc (tử hình), Trần Hải Sơn (22 năm tù), Trần Hữu Chiều (19 năm tù), cùng các đồng phạm Bùi Thị Bích Loan (4 năm tù), Mai Văn Khang (7 năm tù), Lê Văn Dương (7 năm tù), và 8 năm tù cho mỗi bị can Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng và Lê Ngọc Triện. Ngoài ra còn có vụ án Vinalines thứ nhì với các bị cáo khác như Bùi Quốc Anh (3 năm tù) cùng đồng phạm Ngô Văn Nhuận, Đỗ Thị Bích Thủ, Nguyễn Thị Lệ Thủy và Hồ Ngọc Tùng (từ 2 đến 4 năm tù) làm thất thoát 5 tỉ đồng VN.
6- Vụ án công ty Falcon (Vinalines): chiếm đoạt tài sản lên đến 671 triệu đồng VN, các bị cáo Đỗ Quốc Khánh, Bùi Văn Viện, Phạm Văn Đoàn, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thế Ngọc bị tòa tuyên án từ 2 đến 10 năm.
7- Vụ án Trần Bắc Hà: thất thoát đến gần 4,700 tỉ đồng VN, bị can đã từng làm chủ tịch HĐQT ngân hàng thương mại và đầu tư (BIDV), lớn thứ nhì sau Agribank, trong 4 năm, cùng đồng phạm Trần Lục Lang, Kiều Đình Hòa và Lê Thị Vân Anh đang đợi tòa xét xử.
8- Vụ án Đinh La Thăng và vụ án Trịnh Xuân Thanh: Đinh La Thăng, cựu chủ tịch HĐQT Dầu Khí VN (PVN) làm thất thoát 1,115 tỉ đồng lãnh 13 năm tù ở. Trịnh Xuân Thanh chiếm đoạt 87 tỉ đồng, lãnh án chung thân.
9- Vụ án Vũ “Nhôm”: thất thoát lên đến 3,700 tỉ đồng VN và chiếm đoạt tài sản lên đến hàng chục triệu đô la US, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) (25 năm tù ở), đồng phạm Trần Phương Bình (20 năm tù), Nguyễn Thị Kim Xuyến (30 năm tù), Nguyễn Thị Ái Lan (9 năm tù), một số bị cáo còn lại từ 2 năm đến 16 năm tù.
10- “Củi” Tất Thành Cang: cũng sắp vào lò, xin độc giả theo dõi vụ án này có rất nhiều gay cấn vì có thể ảnh hưởng đến những cựu bí thư và chủ tịch cũng như những chủ tịch và bí thư đương nhiệm của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Cộng sơ tất cả các thất thoát qua các vụ đại án lên đến con số khoảng 70,000 (bẩy chục ngàn) tỉ đồng VN, tức là khoảng xấp xỉ 3 tỉ đồng đô la USD, một số tiền khổng lồ về tham nhũng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Viết ra đầy đủ thì số tiền này là 70,000,000,000,000 đồng VN, lớn khủng khiếp.
Chưa kể đại án Vinashin, thất thoát 4 tỉ đô la Mỹ, tương đương 92,782 tỉ đồng VN và 910 tỉ. Tổng cộng số tiền thất thoát chỉ riêng trong vụ án Vinashin là 93,692 tỉ đồng VN.
BCĐTU đã làm được một thành tích đáng kể trong việc “trừ sâu”, chúng ta hãy đọc tiếp những thành quả của BCĐTU qua bài viết của ông Phan Đình Trạc: …“Trong 05 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật Đảng 77.662 (bẩy mươi bẩy ngàn sáu trăm sáu mươi hai) đảng viên vi phạm, trong đó hơn 4,300 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái…”.
Những bầy sâu tham nhũng thật nhiều và đa số là những đảng viên ĐCSVN có quyền lực. Những bị cáo chính hầu hết là các “quan lớn” tức là những cựu chủ tịch và giám đốc, những trưởng phòng, những lãnh đạo doanh nghiệp cũng như những nhân viên kế toán và hành chính đầu não của các cơ quan, ngân hàng và các tập đoàn các ngành. Họ là những nhân vật chóp bu của những cơ quan nơi việc tham nhũng xảy ra. Họ là những người được giao quyền hạn lớn trong việc quản lý những túi tiền và những ngân quỹ khổng lồ. Hành vi của họ chính là “hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”.
Đọc và nghe những án tử hình được tuyên án trong các vụ xét xử thì thấy những “quan chức” trẻ này (đa số ở tuổi trung bình khoảng 50 tuổi) thật là những người liều lĩnh, không biết sợ. Họ coi Trời bằng vung. Số người trẻ ở những chức lãnh đạo này đang làm ruỗng tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Như những đám cỏ dại lan tràn làm hỏng một sân cỏ đẹp, như những bầy sâu (nhìn đâu cũng thấy sâu, lời ông cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) đang lốn nhốn ăn mọt những cây trong vườn cây đẹp và khỏe mạnh.
Trước khi đi sâu vào vấn đề tham nhũng, tôi chép lại dưới đây một đoạn viết khá sâu sắc tôi tìm được trên trang mạng của PCTN[5]:
…“Các nghiên cứu về tham nhũng ở các nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy tham nhũng là hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công cộng khác. Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau. Khi nhà nước và quyền lực chính trị còn tồn tại thì còn có điều kiện để xảy ra tham nhũng.Cùng với sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị – kinh tế tạo ra những tiền đề khách quan quan trọng làm cho tham nhũng phát triển. Đối với mỗi cá nhân, nhu cầu về lợi ích là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng. Khi yếu tố lợi ích kết hợp với sự lạm dụng quyền lực của những người có chức vụ, quyền hạn thì khả năng xảy ra tham nhũng là rất cao…”
Hồi đầu năm con rồng, năm 2012, lúc còn dạy học ở Phi Châu, tôi có viết một bài tản mạn về tham nhũng[6] và lúc đó tôi tìm được hai định nghĩa của hai chữ tham nhũng:
1- Hai chữ “tham nhũng” được dịch là “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy của” theo Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ Học ở Hà Nội xuất bản năm 1992.
2- Theo từ điển Bách khoa Toàn thư của Wikipedia trên mạng thì Tổ chức Minh bạch Quốc tế (MBQT, Transparency International – TI) định nghĩa tham nhũng là “hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân”
Bản khảo sát và báo cáo của PCTN xuất bản[4] dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Quốc tế (World Bank) ghi lại định nghĩa tham nhũng qua 12 hành vi được tóm tắt dưới đây (theo Luật Phòng chống Tham nhũng (PCTN) của nước CHXHCNVN ngày 29 tháng 11 năm 2005):
1. Tham ô tài sản;
2. Nhận hối lộ;
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi;
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
8. Người có chức vụ, quyền hạn đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương để vụ lợi cho bản thân hoặc cho người khác;
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước vì vụ lợi;
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao vì mục đích vụ lợi;
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để bao che cho đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật vì mục đích vụ lợi; làm cản trở, can thiệp một cách trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì mục đích vụ lợi.
Trong tất cả các hành vi tham nhũng (trừ 3 hành vi đầu là vụ lợi hiển nhiên), hai chữ vụ lợi được nhắc đi nhắc lại như một mẫu số chung quan trọng trong 9 hành vi còn lại. Hai chữ này cũng được định nghĩa rõ ràng trong luật PCTN như sau: “Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng”.
Lợi ích vật chất thì khá dễ hiểu, như là tiền của, tài sản, đất đai, nhà cửa, và quà cáp dưới dạng vất chất. Còn lợi ích phi vật chất thì khó hiểu hơn, ta có thể nghĩ đó là lợi ích về tinh thần hoặc gần đây nhất các báo trong nước lên tiếng về việc hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất.
Nói tóm tắt thì qua những vụ án tham nhũng hiện nay ở Việt Nam, chúng ta có thể tìm được hầu như đa số những lợi ích vật chất đều đưa đến một chữ tiền. Tiền là một phương tiện rất phổ thông trong hành vi tham nhũng. Trong báo cáo của PCTN[4], danh sách 8 hành vi tham nhũng phổ thông nhất ở Việt Nam hiện nay đều nói đến tiền và quà: 1. Cảnh sát giao thông (CSGT) nhận tiền và không xử phạt; 2. thẩm phán nhận tiền và quà trước khi xét xử; 3 & 4 & 5. công chức các bộ ngành nhận tiền và quà của cấp dưới và của doanh nghiệp; 6. giáo viên nhận quà của sinh viên; 7. cơ quan quản lý nhận tiền; 8. những bác sĩ và y tá nhận tiền của bệnh nhân…
Tuy nhiên, số tiền liên quan đến những vụ hối lộ trong danh sách 8 hành vi phổ thông kể trên không lớn lắm, có nghĩa là không đáng kể so với những vụ đại án tham nhũng gần đây làm thất thoát hàng tỉ đồng Việt Nam như tôi đã trình bày ở đầu trang. Bản khảo sát và báo cáo của PCTN không nói đến những đại án tham nhũng ở Việt Nam. Một bản báo cáo như thế, theo tôi, không đầy đủ khi những hành vi tham nhũng gây thất thoát cả ngàn tỉ đồng Việt Nam (VND) đang được xem là quốc nạn và là một thách thức lớn đối với quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của quốc gia.
Báo cáo của PCTN (trang 65) đưa ra 16 ý kiến về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng được liệt kê dưới đây:
1. Không xử lý nghiêm minh với người tham nhũng;
2. Phẩm chất, đạo đức cán bộ suy thoái;
3. Còn tình trạng “xin – cho”;
4. Việc kiểm tra, giám soát người có chức quyền còn hạn chế;
5. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp;
6. Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn thiếu chặt chẽ;
7. Quy định về quản lý vốn, tài sản công còn nhiều kẽ hở;
8. Không có hoặc có rất ít vụ tham nhũng bị phát hiện;
9. Tính minh bạch thông tin trong từng cơ quan chưa bảo đảm;
10. Yếu kém trong đề bạt, bố trí xắp sếp cán bộ;
11. Cán bộ nhận tiền quà biếu liên quan đến công vụ đã trở thành thói quen;
12. Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thiếu chặt chẽ;
13. Đưa quà tiền khi cần giải quyết công việc đã trở thành thói quen của người dân;
14. Lương thấp;
15. Do bè cánh, những ai không muốn tham nhũng sẽ bị loại ra;
16. Có cơ hội mà không tham nhũng là dại.
16 ý kiến miêu tả được khá đầy đủ những điều kiện thuận lợi đưa đến một hành vi tham nhũng trong nước CHXHCNVN. Nhìn kỹ và suy ngẫm về những điều kiện thuận duyên này, chúng ta có thể đặt một câu hỏi: nhà nước đã quản lý như thế nào mà trong 43 năm từ ngày “giải phóng” miền Nam, tham nhũng ngày càng trở nên trầm trọng như thế? Cách quản lý của nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tham nhũng hoành hành. Và chúng ta có thể đi xa hơn trong cách lý luận và kết luận như thế này được không: chính chế độ đã sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng. Chế độ bảo toàn hệ thống (tức là cơ chế), hệ thống là môi trường (sân cỏ đẹp hay rừng cây khỏe mạnh) cho tham nhũng (cỏ dại hay bầy sâu) phát sinh và tăng trưởng.
Trong quá khứ tác giả bài viết đã có những suy luận về 3 nguyên nhân khiến nhà nước không thể chống tham nhũng tại Việt Nam[7]. Ba nguyên nhân này gồm có: (i) tính độc lập của hệ thống luật pháp; (ii) sự sợ hãi của người dân và (iii) tự do báo chí. Hệ thống luật pháp vừa không độc lập vừa lỏng lẻo. Người dân vì căn bệnh sợ hãi đã ăn vào xương tủy thường im hơi lặng tiếng trước những hành vi tham nhũng. Và báo chí thì hoàn toàn bị nhà nước kiểm soát.
Gần đây, trang tài liệu của PCTN có một trang nói về nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng khá xúc tích và đầy đủ rất đáng xem (tài liệu[5] trong danh sách tham khảo). Theo trang tài liệu này, những nguyên nhân và điều kiện cơ bản có thể được tóm tắt dưới đây:
- Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp, tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảy sinh và phát triển. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, sự cạnh tranh và việc đề cao quá mức giá trị đồng tiền làm cho người sản xuất, kinh doanh có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh.
- Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán,việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, phân biệt quản lý nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh có phần chưa rõ. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẻo.
- Một số nét văn hoá như biếu và nhận quà tặng… bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng.
- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém.
- Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin – cho” trong hoạt động công vụ vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở một số nơi chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử lý tham nhũng chưa nghiêm.
- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu.
- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu.
- Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia của lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng chưa được quan tâm đúng mức.
Bản tóm tắt này cho thấy rõ rệt lỗi hoàn toàn nơi hệ thống, nơi sự lãnh đạo của nhà nước, từ việc giáo dục cán bộ và cách quản lý guồng máy hành chính cho đến hệ thống pháp quyền hoàn toàn do nhà nước kiểm soát. Và chúng ta có thể kết luận thêm lần nữa: tham nhũng hiện nay ở Việt Nam là sản phẩm của chế độ độc đảng độc quyền.
Người dân trong nước sống trong những hoàn cảnh và điều kiện sống ngày càng khó khăn. Từ chất lượng giáo dục xuống cấp, giá cả sinh hoạt ngày càng tăng, an toàn thực phẩm không bảo đảm, an ninh xã hội mỏng manh, thêm vào đó xã hội đầy dẫy những bất an gây ra từ tai nạn xe cộ và ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, chất lượng y tế ngày càng thấp kém. Và đứng đầu trong các vấn đề xã hội nhức nhối là tình trạng tham nhũng nghiêm trọng. Tham nhũng đã trở thành một thách thức lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam.
Cách hay nhất để giải quyết nạn tham nhũng là chúng ta từ bỏ chế độ cộng sản và chuyển hướng đất nước đi về hướng dân chủ thật sự trong đó có tam quyền phân lập. Dân chủ cũng phải bắt đầu cùng một lúc với giáo dục. Giáo dục nơi học đường, giáo dục nơi gia đình, giáo dục nơi cách ứng xử của người dân với nhau, nơi sự tử tế và tôn trọng nhân quyền của nhà nước lãnh đạo cho đến mọi thành phần xã hội. Giáo dục tốt và nhân bản tạo ra con người tốt. Cơ chế tốt là mảnh đất phì nhiêu cho những con người tốt được sinh sôi lớn mạnh. Nước Việt Nam từ đó sẽ hùng mạnh và châm ngôn độc lập, tự do và hạnh phúc sẽ không còn là một bánh vẽ.
Lấy đi chế độ độc đảng độc quyền là một bước đầu quan trọng để giải quyết quốc nạn tham nhũng hiện nay tại Việt Nam.
Mùa Đông Yaoundé 2018
N.D.V.
_________
Danh sách tham khảo:
[4] “Tham nhũng từ góc nhìn của dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”, kết quả khảo sát xã hội học, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, xuất bản lần thứ hai, 2013
Tác giả gửi BVN
PHƯỢNG 3X LÀ CHỦ MƯU VỤ AVG-Mobiphone ?
NGUYỄN ĐỨC TUẤN/ DQ / viet-studies 30-12-2019
Ông Vũ là con trai thứ 3 của ông Phạm Dương (tên thật là Phạm Nhật Quang). Ông Dương lấy vợ quê ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm: Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, Phạm Thị Lan Anh sn1970, Phạm Nhật Vũ sn1972. Cả ba người con của ông Phạm Dương đều sinh ra trên đất Hải Phòng. Cùng với người anh trai Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ từng làm ăn tại Liên Xô (cũ) gọi là mafia Nga. Sau này, khi trở về Việt Nam, hai anh em họ Phạm bắt tay vào khai thác " tư bản thân hữu" kinh doanh bất động sản , truyền thông, khoáng sản với chính quyền.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, khi Nguyễn Thanh Phượng cùng đám mafia Nga “bộ đôi Masan” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh (chủ Techcombank, rể tướng Hưởng) âm mưu thực hiện vụ áp-phe đình đám để thâu tóm 49% còn lại của mobi fone (nhà nước 51%) trong phi vụ sát nhập Gtel vào Mobifone. Gtel khi đó đang trong tình trạng thua lỗ triền miên, khách hàng liên tục bỏ mạng, công nghệ di động 2G lạc hậu, chính phủ từ chối cấp giấy phép 3G, đối tác VinpelCom bỏ của chạy lấy người để lại 450 triệu USD đã đầu tư vào hạ tầng mạng di động. Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, Masan khi đó chỉ cần bỏ ra 50 triệu USD là có thể mua lại toàn bộ cổ phần của Gtel. Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch theo kịch bản sẽ được chỉ định thầu làm tư vấn cho vụ sát nhập và có nhiệm vụ định giá Gtel lên cao chót với ở mức 500 triệu USD mặc cho những kết quả kinh doanh ảm đảm.
Sau khi sát nhập thành công Gtel với Mobifone (mobifone được định giá 2 tỷ USD), Masan sẽ chiếm 20% cổ phần trong liên doanh mới . Thông qua việc tăng vốn góp bằng “ mồm “ để đầu tư 4G, Masan sẽ nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên 30% và bộ ba Phượng – Quang – Anh nghiễm nhiên đút túi 3 tỷ USD sau khi bán toàn bộ số cổ phần đã đầu tư 4G này cho các nhà đầu tư nước ngoài (lúc này Mobifone được dự đoán có giá trị IPO khoảng10 tỷ USD)
KẾ HOẠCH ĐỔ BỂ PHÚT THỨ 89 .
Dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu, Nguyễn Thanh Phượng cùng bộ đôi Masan cũng không thể biết được kế hoạch của mình lại bị đổ bể phút chót bởi một con người đang cận kề cái chết: ông Lê Ngọc Minh – chủ tịch đương nhiệm lúc đó của Mobifone – người đang bị ung thư giai đoạn cuối.
Là một người trọn đời gắn bó với sự phát triển của Mobifone, ông Minh không cam tâm để tâm huyết của mình cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Mobifone trong suốt 20 năm phút chốc đổ xuống sông xuống biển. Khi tình hình sức khỏe ngày càng đi xuống, ông Minh quyết tâm dành quỹ thời gian còn lại của mình để làm nên một câu chuyện lịch sử: cứu Mobifone khỏi sự sát nhập với Gtel.
Ông Minh đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về kế hoạch của Phượng cho phe “Tổng bí thư” để cầu cứu, đồng thời bằng mọi cách trì hoãn quá trình cổ phần hóa Mobifone, đưa Credit Suisse vào làm tư vấn cổ phẩn hóa Mobifone chứ không phải là Bản Việt, gửi toàn bộ chi tiết kế hoạch của nhóm Nguyễn Thanh Phượng và Masan cho các báo lề trái qua đó tạo nên một cơn bão dư luận vào thời điểm đó.
Với sức ép của dư luận cùng ý chí sắt đá của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh, kế hoạch của Nguyễn Thanh Phượng cuối cùng bị đổ bể. Ông Minh, với tâm thế của một người không có gì để mất, đã tạo nên một điều kỳ diệu và giúp Mobifone tiếp tục phát triển ổn định trong hai năm kế tiếp.
Cay cú trước hành động phá rối của ông Minh, Nguyễn Thanh Phượng ngay lập tức đẩy ông Minh khỏi Mobifone ngay khi doanh nghiệp này tách khỏi Tập đoàn VNPT và sát nhập về Bộ Thông tin - Truyền thông năm 2014. Tiếp theo đó, Nguyễn Thanh Phượng bí mật sắp xếp với lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông Son/Tuấn để đưa đệ tử thân cận Lê Nam Trà ngồi vào chiếc ghế mà ông Minh để lại.
KẾ HOẠCH THÂU TÓM LẦN 2
Khi đã đẩy được Lê Nam Trà vào ghế Chủ tịch Mobifone, Nguyễn Thanh Phượng ung dung tính toán để thực hiện tiếp kế hoạch của mình. Việc đầu tiên là Trà/Son/Tuấn gạt bỏ Credit Suisse và chỉ định thầu tư vấn cổ phấn hóa Mobifone phải là Công ty chứng khoán Bản việt. Kịch bản cũ đã bị lộ ! không thể tiếp tục dùng quân bài Gtel nên Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà phải lựa chọn một quân cờ mới, đó là AVG của Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng, Vượng là một doanh nhân thân cận và thọ ơn 3X và cũng trung thành của gia đình 3x.
Tương tự như Gtel, AVG chỉ là một đống đổ nát chuẩn bị phá sản với số lượng thuê bao ít ỏi, công nghệ truyền hình vệ tinh thế hệ đầu đã lạc hậu, không tự sản xuất được nội dung nên không có doanh thu phát sinh từ quảng cáo. Tình trạng kinh doanh bết bát, AVG lỗ lũy kế đến 1.000 tỷ đồng và nợ gần 2.000 tỷ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng.
Để hợp lý hóa việc sát nhập AVG, một doanh nghiệp kinh doanh truyền hình chứ không phải viễn thông, Lê Nam Trà đã móc nối với Lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để xin chủ trương của chính phủ cho phép Mobifone đầu tư vào lĩnh vực truyền hình. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Dũng, chủ trương này nhanh chóng được chính phủ phê duyệt.
3X BỊ HẤT CẲNG Ở HỘI NGHỊ TW13
Khi phe Thủ tướng Dũng có dấu hiệu đuối thế trước phe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại HNTW 13, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà nhận thấy hai điều: không thể mạo hiểm bằng mọi giá sát nhập AVG vào Mobifone và không thể hoàn thành việc cổ phần hóa Mobifone vào cuối nhiệm kỳ Thủ tướng (trước tháng 06/2016) vì đó sẽ là thời điểm ông Dũng cần đàm phán với phe ông Trọng để toàn bộ êkip được hạ cánh an toàn. Việc cổ phẩn hóa Mobifone chắc chắn sẽ do chính phủ mới phụ trách. Không còn làm chủ được cuộc chơi, vụ áp-phe lần 2 của Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đứng trước nguy cơ đổ bể.
Để vớt vát công sức mấy năm dàn trận, Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà quyết định “ăn non”: hoàn tất kế hoạch việc Mobifone phải mua lại 95% cổ phần của AVG ngay trước khi HNTW 14 diễn ra (ký hợp đồng vào trưa ngày 25/12/2015).
SAI PHẠM KHỔNG LỒ CỦA KẾ HOẠCH “ĂN NON “
Giá trị thật sự của AVG được tính toán không đến 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên Lê Nam Trà đã ký quyết định mua lại 95% với giá 8.900 tỷ, cao hơn giá trị thực 8.000 tỷ đồng. Số tiền này được Vin Group (PHẠM NHẬT VƯỢNG) giải ngân cho Lê Nam Trà cùng một số lãnh đạo của Bộ Thông tin – Truyền thông thay vì bằng tiền thì bằng các bất động sản trong – ngoài nước và các tài khoản ngân hàng nhiều triệu USD ở nước ngoài, mỗi người bỏ túi từ 5%-10%.
Để kịp hoàn tất hợp đồng mua bán trước HNTW 14, Lê Nam Trà đã chỉ đạo không chuẩn bị hồ sơ, lập dự án trình Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính thẩm định theo đúng quy trình (vì nếu làm đúng quy trình chắc chắn sẽ không được duyệt) mà chỉ thông qua móc nối với một số lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để trình thẳng lên Chính phủ.
Dù rất vội vã mua AVG, nhưng sau khi hoàn tất hợp đồng, do lo sợ tính pháp lý không đảm bảo, Lê Nam Trà chỉ đạo nhân viên giữ kín toàn bộ thông tin và không được gây ra bất cứ động tĩnh nào (BCA đóng dấu mật là vậy). Mobifone có thành lập Ban Truyền hình để tiếp quản AVG và phát triển kinh doanh truyền hình nhưng đến thời điểm này vẫn án binh bất động, chờ đợi vụ việc chìm xuống. Ngay sau khi bài báo “Lê Nam Trà – tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone” được đăng trên các báo lề trái vạch trần các sai phạm ở Mobifone dưới thời Lê Nam Trà, Lê Nam Trà mới vội vã đính chính: “chúng tôi đang tiếp quản AVG” trên các báo lề phải.
Việc mua AVG đã làm chậm tiến độ cổ phẩn hóa Mobifone và làm giảm mạnh giá trị vốn hóa của Mobifone. Mobifone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị số sách vào ngày 30/06/2015. Tuy nhiên với việc mua lại AVG vào ngày 25/12/2015, việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lại dựa trên giá trị sổ sách vào ngày 31/12/2015. Ngoài ra, với việc đưa vào kế hoạch kinh doanh dự phòng lỗ 700 tỷ đồng cho AVG trong năm 2016, nợ đọng của AVG 2.000 tỷ, lỗ lũy kế 1.000 tỷ, giá trị vốn hóa của Mobifone chắc chắn sẽ giảm vài tỷ USD so với con số 10 tỷ USD được ước tính ban đầu. Trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng, ngân sách sẽ bị thất thoát đi vài tỷ USD chỉ vì một nhóm người chia chác nhau cái lợi 8.000 tỷ đồng (gần 400 triệu USD).
Tháng 2 năm 2012, Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái duy nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính thức giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Như vậy, tại thời điểm đó, bà Phượng nắm trong tay tới 4 công ty khác nhau cùng có tên là Bản Việt gồm công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC), công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (VCAM hay Vina Capital) và công ty bất động sản Bản Việt (VCRE).
Tháng 09 năm 2015, Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) được chỉ định thầu thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone. Trong khi đó, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (Vina Capital) từ 2013 đã âm thầm mua lại 90% các trạm xã hội hóa của Mobifone. Với những động thái này, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đang âm mưu những gì?
THÂU TÓM NGÂN HÀNG GIA ĐỊNH
Tháng 7 năm 2011, Ngân hàng Gia Ðịnh bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2000 tỉ đồng lên thành 3000 tỉ đồng. Công ty VCSC Việt của bà Phượng đứng ra lãnh vai trò tư vấn phát hành cổ phiếu nên qua đó, Nguyễn Thanh Phượng đã mua lại một lượng đáng kể cổ phần của ngân hàng Gia Định rồi trở thành thành viên Hội Ðồng Quản Trị, đổi tên ngân hàng này thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt”. Kịch bản tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với Mobifone khi VCSC tiếp tục nắm vai trò tư vấn cổ phần hóa. Thông qua việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, tăng vốn góp để phục vụ phát triển công nghệ 4G, Nguyễn Thanh Phượng sẽ mua được phần lớn cổ phiếu được bán ra với vỏ bọc các Quỹ đầu tư nước ngoài. Liệu sau đó, Mobifone có bị đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông Bản Việt?
Vina Capital đang nắm trong tay hơn 90% tổng số trạm xã hội hóa của Mobifone với số vốn bỏ ra được vay từ Ngân hàng Bản Việt. Trong số 3 nhà mạng lớn, Mobifone là đơn vị có số lượng trạm ít hơn cả nên nhu cầu tăng số lượng trạm là rất cấp thiết. Mobifone đặt mục tiêu phát sóng thêm hơn 12.000 trạm mới trong 2016. Kịch bản nào nếu VSCS “tư vấn” Mobifone mua lại từ Vina Capital toàn bộ số trạm xã hội hóa này và hoàn trả bằng cổ phiếu với giá gốc 10.000 đồng/cổ phiếu. Nguyễn Thanh Phượng đương nhiên sẽ có thêm được một số lượng lớn cổ phần của Mobifone với giá cực rẻ.
Những chi tiết về gia đình, học vấn, tiền bạc, các công ty hay những lời đồn đại về Nguyễn Thanh Phượng người ta đã nói rất nhiều. Nào là Nguyễn Thanh Phượng thâu tóm các ngân hàng, mỏ quặng hay những chiến lược lobby, vận động hành lang cho cha mình và vạch kế hoạch tương lai cho 2 người anh em trai của mình. Và gần đây, thương vụ Mobifone mua AVG đã làm nổi sóng dư luận. Người ta đồn đoán rằng, người lên kế hoạch cho thương vụ mua bán, ăn tiền nhà nước lên đến vài trăm triệu đô la này chính là Nguyễn Thanh Phượng. TBT Nguyễn Phú Trọng muốn tiến tới nhà của đồng chí X thì buộc phải diệt được thành trì Nguyễn Thanh Phượng và cũng là godfather (godmother) gia tộc Nguyễn Tấn Kiên Giang.
Nguyễn Thanh Phượng thực sự có phải là chủ mưu thương vụ làm thất thoát ít nhất 7000 tỷ này hay không? Và nếu có thì tại sao trong bản kết luận thanh tra vừa rồi đưa ra, gần như không lục tìm thấy dấu vết liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng có dính líu đến đại án chấn động này. Ngoài việc, có một sự nhầm lẫn về ¼ công ty định giá AVG là VCBS (thuộc Ngân hàng VietComBank) và VCSC (thuộc Tập đoàn Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng). Từ cuối tháng 8/2017, khi lời đồn thổi trở nên râm ran thì TGĐ VCSC (Bản Việt) khẳng định rằng công ty họ không khải là đơn vị định giá, mà là công ty thuộc VietCombank. Có những nguồn tin nội bộ thì cho rằng công ty tư vấn của Nguyễn Thanh Phượng cũng tham gia vào việc này nhưng bị loại từ vòng gửi xe. Con đường đến với Bản Việt và Nguyễn Thanh Phượng của TBT Nguyễn Phú Trọng đến đây là vào ngõ cụt.
Quay lại, có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá thương vụ AVG là AASC, VCBS, Hanoi Value và AMAX. AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất bé, vốn điều lệ chỉ là 1 và 3,8 tỷ đồng. Với khả năng như vậy, thì việc được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là quá kì lạ. Đặc biệt, giá trị thẩm định được 4 công ty tư vấn này đưa ra đều khác nhau và chênh nhau rất nhiều. Hai công ty đầu đưa ra những con số không tưởng, từ 1-1,5 tỷ đô la . Hai công ty bé kia đưa ra những con số thấp hơn khá nhiều, và thấp nhất là AMAX là hơn 16 ngàn tỷ . Tất nhiên, như chúng ta đều biết, con số quá bé so với giá trị thực của AVG mà TTCP vừa đưa ra. Giá trị mà TTCP đưa ra là 1900 tỷ chưa tính lỗ lũy kế đến 2017 cỡ 1 ngàn tỷ và thua lỗ tại 2 dự án mà Phạm Nhật Vũ đã mua với giá rất cao nhằm mục đích rút ruột AVG trước khi bán.
Một năm sau khi thương vụ hoàn, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp . AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright .
Như vậy, manh mối liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng gần như không tồn tại trên bản KLTT. Tuy vậy, trong bản KLTT cũng như gần đây những bài báo được chỉ thị liên tục tấn công vào AMAX, 1 trong 4 đơn vị tư vấn, dù rằng AMAX là đơn vị cho giá thấp nhất. Trong khi, 3 đơn vị kia cho giá cao hơn rất nhiều và gần như không tưởng. Ngay cả kết quả thấp nhất của AMAX cũng bị KLTT nói rõ là “không có cơ sở”. Nhưng tại sao báo chí lại xoáy vào AMAX mà bỏ quên đơn vị kia?
Và manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả. Tuổi Trẻ và Thanh niên, 2 tờ mạnh mẽ nhất và có vẻ như được cờ lệnh từ trên đều đưa những thông tin kĩ lưỡng về AMAX và những người trong nghề báo điều tra đều nhận ra là “đánh có bài bản”. Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng.
Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Phượng không hề có cổ phần hay dính líu mặt pháp lý gì đến AMAX. Vậy, làm cách nào để nắm được đuôi của một con cáo vô cùng ma mãnh, quỷ quyệt và khôn ngoan vô cùng đó? Chỉ có một cách, là khởi tố vụ án thật nhanh
KHỞI TỐ AVG VÀ CHÂN TƯỚNG AMAX
TTCP đã đề nghị khởi tố vụ án để điều tra. Và muốn túm được đuôi công chúa, đó là con đường duy nhất trước khi manh mối bị hủy hoặc các đối tượng quan trọng trốn ra nước ngoài.Sau khi khởi tố vụ án, vì có dấu hiệu của tội lừa đảo của 4 đơn vị tư vấn ( vì đưa ra kết quả sai và dựa vào những điều không đúng như việc kinh doanh tăng trưởng hay giá trị thương hiệu,…) nên có thể triệu tập 4 đơn vị tư vấn kia lên.
Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ , để 3 công ty kia khai nhận là được Phượng sắp xếp làm chân gỗ và cố tình hét giá cao lên. Đồng thời, tìm ra bằng chứng chính AMAX là cò mồi của Nguyễn Thanh Phượng câu con cá Mobifone gần 7000 tỷ kia. Tuy nhiên, tiến trình này phải tiến hành nhanh chóng và sử dụng những điều tra viên có trình độ nhất; nếu không, rất khó tìm ra được bằng chứng hoặc để các đối tượng quan trọng đào thoát thì cả chiến dịch vây bắt trở thành công cốc.
Tướng Lý Anh Dũng, cục trưởng A92, người được Nguyễn Phú Trọng tin cẩn, nhanh chóng giải quyết hoặc chuyển người khác phụ trách vụ đánh bạc liên quan đến Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh... để dồn hết tâm sức phi vụ này, lập đại công để nhận chức Thứ trưởng và Bộ trưởng trong tương lai.
Con mồi mà TBT Nguyễn Phú Trọng săn ở đây to hơn rất nhiều so với họ. Con mồi này chính là công chúa "mùa hè", là người nắm giữ tương lai của gia tộc Nguyễn T Kiên Giang và đối thủ từng làm ông bật khóc ngay trước ống kính truyền hình khi không kỷ luật thành công đồng chí X vào năm 2012.
Khi vào thế cờ, thì người ta sẵn sàng thí hết cả bàn cờ để bắt tướng, chứ không riêng gì vài con tốt lụt đâu.
Bài này tác giả viết theo tài liệu riêng của tác giả mà chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng.
Tác giả chịu trách nhiệm.
PHẠM NHẬT VŨ VÀ TIẾN TRÌNH CHUYỂN GIAO 'CƠ
ĐỒ' CHO 'TRỌC PHÚ ĐỎ'
TRÂN VĂN/ Blog VOA 30-12-2019
Bản án mà Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm vụ “đưa, nhận hối lộ”, “vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG - vừa tuyên giống như một tuyên ngôn: Tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc và “cơ đồ” của đảng CSVN đã được đặt vào tay các “trọc phú đỏ”.
***
Phạm Nhật Vũ – người đứng phía sau chính phủ, âm thầm điều khiển nhiều bộ (từ Công an, Kế hoạch Đầu tư đến Thông tin Truyền thông,…) để có thể dễ dàng bán 95% cổ phần của AVG cho Mobifone với giá cao gấp 14 lần giá trị thật, chiếm đoạt của công quỹ 7.000 tỉ đồng – chỉ bị phạt ba năm tù (1).
Cả giới lãnh đạo đảng CSVN lẫn HĐXX Phạm Nhật Vũ đều cho rằng, ông Vũ đáng được… khoan hồng vì ngoài việc chủ động khắc phục hậu quả còn thành khẩn khai báo, khiến các viên chức cao cấp phải “nhận tội”, giúp đảng và hệ thống bảo vệ pháp luật có đủ căn cứ để xét xử vụ án đầu tiên về tham nhũng (2).
Khi khắc họa sự thành tâm và thiện ý của Phạm Nhật Vũ để giải thích cho việc tạo ra - áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” hết sức bất thường (không chỉ luật pháp chưa hề đặt định mà trong thực tế xử lý hình sự cũng chưa bao giờ có tiền lệ) đối với Phạm Nhật Vũ, có một điều mà cả giới lãnh đạo đảng CSVN, lẫn hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức cùng lờ đi: Phạm Nhật Vũ đã sản xuất như thế nào, kinh doanh ra sao để có đủ năng lực tài chính, chịu đựng cả thiệt đơn lẫn thiệt kép?
Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG là một trường hợp điển hình, minh họa cho thực trạng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bị các “doanh nhân” lũng đoạn, thi nhau bán rẻ tài nguyên quốc gia, tước đoạt đủ thứ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của dân chúng để giao cho một số “doanh nhân”, hỗ trợ những “doanh nhân” này thành các tỉ phú đô la! Không phải ngẫu nhiên mà thiên hạ gọi những “doanh nhân” hối mại quyền thế để “phá sơn lâm, đâm hà bá” giàu có “nứt đố, đổ vách” là “trọc phú đỏ”!
Không phải tự nhiên mà giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nhiều lần thừa nhận về sự tồn tại và phát triển càng ngày càng nguy hiểm, kể cả cho đảng, của các “nhóm lợi ích” – tập hợp những cá nhân hoặc là viên chức hoặc là “doanh nhân” câu kết với nhau để chia chác tài sản quốc gia, các nguồn lợi xã hội.
Nếu trước đây, việc xử lý một số “nhóm lợi ích” luôn theo khuynh hướng tha những viên chức hữu trách, chỉ “chặt đầu, lột da” các “doanh nhân” thì nay, cách xử lý hình sự Phạm Nhật Vũ trong bản án sơ thẩm xử thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG cho thấy “gió đã đổi chiều”. Khi khối tài sản của các “doanh nhân” là “trọc phú đỏ” càng ngày càng lớn, vai trò của các “trọc phú đỏ” càng ngày càng quan trọng, gánh nặng “trách nhiệm hình sự” được chuyển sang vai các viên chức hữu trách như Nguyễn Bắc Son,…
***
Cần lưu ý thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG vốn đã hoàn tất và “tiền đã trao, cháo đã múc”, tình thế chỉ bị lộn ngược sau khi Phạm Nhật Vũ đột nhiên “tự nguyện” hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận, “thành khẩn khai báo” đã đưa hối lộ 6,2 triệu Mỹ kim cho Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải.
Đó cũng là lý do, tuy Nguyễn Bắc Son bị xem như nghi can hàng đầu trong thương vụ vừa kể, đảng ta vẫn phải tổ chức trao “Huân chương Độc lập hạng Nhì” cho “đồng chí” Son, nhẫn nại chờ đến khi “doanh nhân” Phạm Nhật Vũ quyết định “đổi chủ giữa dòng”, đảng ta mới khởi tố và biến “đồng chí” Son thành “chủ mưu”!
Ai cũng biết tại sao một số “doanh nhân” ở Việt Nam đột nhiên trở thành tỉ phú đô la chỉ trong một thời gian rất ngắn. Khi các “doanh nhân” loại này được hưởng “chính sách hình sự đặc biệt” như Phạm Nhật Vũ, đó chính là sự khuyến khích “đổi chủ giữa dòng” và từ nay, các viên chức hữu trách sẽ trở thành “con tin” của “trọc phú đỏ”.
Bởi tương quan giữa thế và lực của các nhóm trong đảng liên tục thay đổi, qua trường hợp Pham Nhật Vũ, việc “đổi chủ giữa dòng” mở ra một cơ hội mới, khuyến khích các “trọc phú đỏ” chủ động chọn “chủ” để hoán chuyển các “trọng tội” thành những “đại công” giới này sẽ sớm nắm giữ toàn bộ “cơ đồ”.
Giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống bảo vệ pháp luật, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đã cũng như đang bảo rằng, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt với Phạm Nhật Vũ là cần thiết vì nhờ vậy mà thu hồi được tài sản bị thất thoát do tham nhũng. Đây là một kiểu ngụy biện nguy hiểm!
Nếu thật sự muốn chống tham nhũng và thu hồi tài sản bị tham nhũng, tại sao từ giới lãnh đạo đảng đến giới lãnh đạo nhà nước, quốc hội, chính phủ vẫn gạt bỏ đề nghị đưa “giàu có bất minh” vào bộ luật hình sự theo tinh thần của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (3)?
Thất bại trong việc đề nghị hình sự hóa “giàu có bất minh” (điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự tất cả những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản của họ) khi soạn - sửa Luật Hình sự Việt Nam vào các năm 2015, 2017, một số chuyên gia pháp lý tại Việt Nam tiếp tục đề nghị xử lý các viên chức “giàu có bất minh” bằng Luật Phòng – chống tham nhũng như: Định giá phần tài sản mà viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc rồi buộc nộp thuế hoặc tịch thu sung công,… (4).
Tuy nhiên sau ba năm nâng lên, đặt xuống, tất cả những đề nghị xử lý các viên chức “giàu có bất minh” và gian dối khi kê khai tài sản đều bị gạt khỏi Dự luật sửa đổi Luật Phòng – chống tham nhũng khi Quốc hội thông qua dự luật này hồi tháng 11 năm ngoái. Nếu xác định “giàu có bất minh” là tham nhũng, chấp nhận dùng Luật Hình sự xử lý “giàu có bất minh”, chắc chắn hệ thống bảo vệ pháp luật của Việt Nam không cần đến sự “hợp tác” của Phạm Nhật Vũ. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức cũng không cần phải ca ngợi “thành tâm, thiện ý” của Phạm Nhật Vũ!
***
Nếu ngẫm cho kỹ, bản án sơ thẩm vụ “đưa, nhận hối lộ”, “vi phạm qui định về quản lý vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG chỉ minh định một điều: Sau khi đã cùng nhau bán đủ thứ theo kiểu đại hạ giá, để có thể triệt hạ các “đồng chí” có lợi ích khác biệt với mình, nhằm củng cố quyền lực, những đồng chí đang ở thế thượng phong trong đảng ta tiếp tục bán cả “cơ đồ” của đảng. Đáng lo là “cơ đồ” ấy bao gồm cả vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc!
Chú thích