ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Tham vọng Tập Cận Bình trên Biển Đông, làm những gì người khác chưa từng làm (GD 26/11/2018)-习近平的真面目在APEC会议上- Hậu trường 'ngoại giao cuồng loạn' của TQ tại APEC (BVN 26/11/2018)-Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là một bài toán chưa thể có lời giải (GD 25/11/2018)- Phương Tây 'ngã ngửa' vì số tàu ngầm hạt nhân của TQ (VNN 23/11/2018)-Cảnh báo ớn lạnh của Iran với Mỹ (VNN 22/11/2018)-
- Trong nước: Không chịu tiếp dân thì có còn xứng đáng là Chủ tịch tỉnh nữa không? (GD 29/11/2018)-Lấy phiếu tín nhiệm sẽ đánh giá được uy tín Ủy viên Bộ Chính trị trước Đại hội (GD 29/11/2018)-Chủ tịch huyện Thạnh Trị bị kỷ luật vì thiếu trung thực (GD 29/11/2018)-5 Bộ chuẩn bị báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (GD 29/11/2018)-Nếu đảng xóa tên tôi vì vấn đề Sơn Trà thì đáng buồn! (RFA 28-11-18)-P/v Huỳnh Tấn Vinh-Trấn áp GS Chu Hảo cho thấy ''sự rệu rã'' của đảng Cộng Sản Việt Nam (RFI 25-11-18)-P/v Nguyễn Quang A-Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Danh thơm còn mãi, đừng ham chức tước, tiền tài (VNN 29/11/2018)-
- Kinh tế: Đà Nẵng trả 1.251 tỷ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng (GD 29/11/2018)-Tín hiệu sớm của tỷ giá (KTSG 29/11/2018)-Vì sao GM đóng cửa nhà máy, sa thải công nhân? (KTSG 29/11/2018)-Vì sao thế giới khó dứt bỏ than đá? (KTSG 28/11/2018)-Thu nhập 7.000 - 11.000 đô la/năm mới có visa 5 năm đến Hàn Quốc (KTSG 28/11/2018)-Đề xuất có khu kinh tế Long An trên trục kết nối TPHCM - Long An - Tiền Giang (KTSG 28/11/2018)-Thấy gì từ báo cáo ngân sách dành cho công dân? (KTSG 28/11/2018)-Quản trị rủi ro trong triển khai số hóa (KTSG 28/11/2018)-Vướng thủ tục, thị trường địa ốc TPHCM giảm sút (KTSG 28/11/2018)-Ngân hàng số: Xu thế tất yếu nhưng hiệu quả chưa rõ ràng (KTSG 28/11/2018)-Tiết lộ bất ngờ về lãi suất vay vốn Trung Quốc: Cẩn trọng với ưu đãi (VNN 28-11-18)-Siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ lỗi hẹn (TP 28-11-18)-Lãnh đạo TKV lên tiếng về việc nhà máy nhiệt điện kêu đói than (NLĐ 28-11-18)
- Giáo dục: Triết lý giáo dục của cố Bộ trưởng Vũ Đình Hòe là gì? (GD 29/11/2018)-Học trò mâu thuẫn, đánh nhau vì ..."hồng vệ binh cờ đỏ" (GD 29/11/2018)-Vụ phạt học trò 231 cái tát, cô giáo Thủy nhập viện (GD 29/11/2018)-Thi giáo viên dạy giỏi, sao lại khó khăn đến thế? (GD 29/11/2018)-Sinh viên Trường Đại học Hoa Sen bức xúc vì lễ tốt nghiệp tổ chức ở trường (GD 29/11/2018)-Giáo viên tố Phó Hiệu trưởng Trường Phan Bội Châu hết nhiệm kỳ nhưng vẫn làm (GD 29/11/2018)-Nỗi lòng của cô giáo xứ Nghệ với học sinh khuyết tật (GD 29/11/2018)-Những dự kiến điều chỉnh mới nhất về kỳ thi quốc gia 2019 (GD 29/11/2018)-
- Phản biện: Vượt trần thể chế (TVN 29/11/2018)-Vũ Tiến Lộc-Đảng ‘giãy giụa trước khi giãy chết’? (BVN 29/11/2018)-Thường Sơn-Hồ sơ chống tham nhũng ở Việt Nam và bài học vay nợ Trung Quốc (BVN 29/11/2018)- Phương Thơ-Công đoàn độc lập, hay là quyền tự do thành lập hội (BVN 29/11/2018)-Nguyễn Hồng Phúc-Luật sư có ý kiến vụ ông Trần Huỳnh Duy Thức (BVN 29/11/2018)-Ngô Ngọc Trai-Giáo dục là sự thành công rực rỡ của đảng nhưng là mối nguy cho an ninh quốc gia (BVN 29/11/2018)-Trung Nguyễn-Muốn có Triết lý giáo dục, thực sự rất đơn giản (GD 28/11/2018)-Xuân Dương-Thư ngỏ gửi các nhà báo bị thôi chức ở báo “Thanh niên” vì không phải đảng viên (BVN 28/11/2018)-Nguyễn Đình Ấm-Nạn nhân tiềm năng của luật an ninh mạng (BVN 28/11/2018)-Đỗ Thành Nhân-‘Mày cần đất hay cần mạng?’ (BVN 28/11/2018)-Mặc Lâm-Nhân đọc lại hồ sơ về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của phía Trung Quốc…(BVN 28/11/2018)-Trương Nhân Tuấn-Nếu "cụ Cả" giáo điều: trí thức sẽ im lặng hay lên tiếng? (BVN 28/11/2018)-Hoa Nghi-Cách mạng công nghiệp và giáo dục, đào tạo, nghiên cứu KH (ĐV 27-11-18)- Nguyễn Ngọc Trân-Cái tát và triết lý giáo dục (TVN 27/11/2018)-Xuân Hưng-Não bé mà leo cao, luồn sâu thế? (TVN 27/11/2018)-Quốc Phong-Thiếu trí tuệ - sự diệt vong tất yếu của Đảng Cộng sản (BVN 27/11/2018)-Phạm Đình Trọng-Người lao động còn lại gì từ Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam? (BVN 27/11/2018)-Phạm Chí Dũng-Cộng sản hiện tại không thể sánh bằng tư bản hoang dã(BVN 27/11/2018)-Đỗ Ngà-Có thực ‘phòng chống tham nhũng không bao giờ chùn lại’? (BVN 27/11/2018)-Thường Sơn
- Thư giãn: “Kho báu” của ông lão Hội An (KTSG 28/11/2018)-Ngỡ ngàng ‘góc chết’ gầm cầu thang thành không gian siêu tiện ích (BĐS 27/11/2018)- Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (43) - Nghĩ đơn giản, sống đơn thuần (GD 26/11/2018)-
NHÌN LẠI CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
NGUYỄN NGỌC TRÂN/ ĐẤT VIỆT 26-11-2018
(Diễn đàn trí thức) - 250 năm, bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Đâu là động lực, những đặc trưng nổi bật, những tác động lên sản xuất, giao thương, môi trường, xã hội?
Bài viết dưới đây nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang diễn ra để thử trả lời các câu hỏi trên.
Nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp
Cho tới hiện nay nhân loại đã chứng kiến bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng lần thư tư được đề cập tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2016 với chủ đề “Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và kể từ đó được nói đến nhiều.
250 năm, bốn cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN). Bài viết này nhìn lại bốn cuộc cách mạng đó với ý định thấy được chúng đã diễn ra như thế nào và rút ra những gì cần thiết để chuẩn bị việc đáp ứng những yêu cầu, thời cơ và thách thức mà cuộc cách mạng lần thứ tư đặt ra.
Mỗi cuộc CMCN được nhìn lại từ các góc độ (1) động lực; (2) thời điểm khởi đầu [1]; (3) đặc trưng; các tác động lên (4) sản xuất, (5) giao thông vận tải, (6) thương mại và dịch vụ, (7) môi trường, (8) về mặt xã hội; và (9) quan hệ với giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Kết quả nhìn lại các cuộc CMCN được trình bày trong Bảng 1 mà cột là các cuộc CMCN từ lần thứ nhất đến lần thứ tư, và dòng là 9 đề mục nêu trên đây.
Các ô đọc theo cột liên quan đến một cuộc CMCN. Một ô tại một cột của một đề mục từ (4) đến (8) là tác động của cuộc CMCN tương ứng với cột lên đề mục đó. Có thể có nhiều tác động vì vậy các nội dung được ghi trong ô là những nội dung quan trọng nhất được tác giả chọn ra.
Khi đọc nội dung các ô cần nhớ hai điều: (a) cuộc CMCN tương ứng không phải là tác nhân duy nhất lên đề mục; (b) nội dung của các đề mục dọc theo một cột không độc lập với nhau mà có liên quan với nhau.
Đọc các ô theo dòng là theo dõi diễn tiến của một đề mục qua các cuộc CMCN theo thời gian. Khi đọc cũng cần nhớ hai điều (a) và (b) nói trên.
Bảng 1.
Mặc dù trong mỗi ô chỉ ghi những ý chính, có rất nhiều điều để nói về các tác động của các cuộc CMCN. Dưới đây, chỉ bình luận một số tác động mà tác giả cho rằng cần được nhấn mạnh.Nhìn nhận và bình luận về một số tác động của các cuộc CMCN
(1) Cột CMCN lần thứ nhất cho thấy nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển đã tới hạn nếu chỉ dựa vào sức người, tính cả sức của nô lệ. Máy hơi nước, mà James Watt đã phát minh mở ra thời kỳ cơ giới hóa sản xuất, mạnh nhất ở hai ngành dệt và in, và giao thông vận tải đường sắt và đường thủy. Thương mại và dịch vụ phát triển mạnh là kết quả tất yếu. Sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chuyển dần sang nền sản xuẩt công nghiệp và thương mại. Tầng lớp những người tư sản công nghiệp và tầng lớp những lao động công nghiệp được hình thành. Nhờ công nghiệp in phát triển, nạn mù chữ bị xóa dần. Rõ ràng gọi cuộc cách mạng lần thứ nhất là CM công nghiệp là chính xác.
(2) Đọc cột kế tiếp, gọi cuộc cách mạng lần thứ hai là CM công nghiệpcũng chính xác. Khác lần thứ nhất là ở quy mô. Quy mô phát triển đến mức phải đi tìm thuộc địa để cung ứng nguồn nhân lực và nguyên liệu, phải tranh giành thị trường bằng chiến tranh, kể cả hai cuộc thế chiến (1914-1918) và (1939-1945). Giai cấp công nhân được tổ chức để đấu tranh chống bóc lột và bảo vệ quyền lợi của mình. Cách mạng Tháng 10 bùng nổ trong bối cảnh kinh tế, xã hội toàn cầu như vậy.
(3) Cuộc CMCN lần thứ ba khởi đầu nhằm vào tự động hóa quá trình sản xuất. Phát minh của Alan Turing về thuật toán cho bài toán quyết định (decidability), máy Turing, và số hóa (digitalisation) các thông tin, trên nền của đại số Boole, khiến cho các tác động vượt xa mục tiêu tự động hóa sản xuất ban đầu, và mở ra một lĩnh vực khoa học mới, Tin học, khoa học xử lý tự động thông tin [2].
Tầm tác động của cuộc CMCN lần thứ ba không còn giới hạn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Khoảng cách không gian được rút ngắn với tiến bộ công nghệ trong giao thông vận tải và truyền thông. Internet ra đời vào những năm 1980 càng rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian.
Giao thông vận tải và thương mại toàn cầu phát triển. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra đời để quy định về thương mại toàn cầu nhưng còn nhiều tranh cải. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực vẫn tồn tại.
Cuộc CMCN lần thứ ba xuất phát từ tin học và số hóa thông tin. Tầm tác động của nó vượt ra xa lĩnh vực công nghiệp. Vì vậy nó còn được gọi là cuộc cách mạng tin học hay cách mạng số với khởi điểm là sự ra đời của máy tính điện tử vào các năm 1947 – 1950.
(4) Cột kế tiếp cho thấy cuộc CMCN lần thứ ba ra đời được khoảng 40 năm thì cuộc CMCN lần thứ tư đã tới. Nhiều ý kiến cho rằng CMCN lần thứ tư bắt đầu vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI với sự ra đời của internet đám mây, internet kết nối vạn vật và điện thoại thông minh.
Các ô trong Bảng 1, cột CMCN lần thứ tư cho thấy tầm tác động của cuộc CM lần này còn vượt xa hơn cả cuộc CMCN lần thứ ba, cả về đối tượng, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Sự khác biệt cơ bản nhất đó là đối tượng của cuộc CM lần thứ tư là các loại hình hệ thống rất đa dạng được điều khiển và đối thoại.
Chính vì lẽ này, nhiều ý kiến cho rằng cuộc CMCN lần thứ tư là cuộc CM điều khiển học (cybernetic). Từ này đã được Norbert Wiener sáng tác để đặt tên cho một lĩnh vực khoa học mới, cybernetics, “khảo cứu khoa học về điều khiển và giao tiếp trong động vật và máy” [3], [4].
(5) Các cuộc CMCN tiếp nối nhau với nhịp điệu ngày càng nhặt. Cuộc cách mạng lần thứ hai nối tiếp cuộc CMCN lần thứ nhất sau 110 năm [5], và được tiếp nối bởi cuộc CMCN lần thứ ba sau 70 năm. Cuộc CMCN lần thứ tư chỉ sau bốn thập kỷ đã tới, “gối đầu” lên cuộc CMCN lần thứ ba trong khi cuộc CM này vẫn đang tiếp diễn. Klaus Schwab cho rằng “Một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được xây dựng trên cuộc cách mạng lần thứ ba, nhưng không phải là sự nối dài của cuộc cách mạng lần thứ ba” [6].
(6) Không chỉ có nhặt hơn mà tính chất công nghiệp của các cuộc cách mạng ngày càng bị vượt quá và hầu như chỉ còn trong tên gọi. Với số hóa và khả năng xử lý thông tin, tác động của cuộc cách mạng lần thứ ba đã thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhân văn. Các công nghệ được tích hợp với nhau để giải quyết các bài toán của cuộc sống, của vật chất ở quy mô ngày càng vi mô và vĩ mô. Xu thế này càng được khẳng định và vượt quá khi mà đối tượng của cuộc cách mạng lần thứ tư là các hệ thống có thể điều khiển và đối thoại.
(7) Đọc đề mục “Thương mại và Dịch vụ” ta thấy rõ tác động của các cuộc CMCN. Sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành hàng hóa được đặc biệt bảo vệ trong các quy định của WTO và trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thê hệ mới. Thậm chí các “ý tưởng” cũng đã được đăng ký bảo hộ. Tài sản công (public goods), dịch vụ công (public services) ngày càng được tư hữu hóa.
(8) Về mặt xã hội, ở các nước phương Tây nhiều đảng phái chính trị truyền thống mất nhiều ảnh hưởng đối với cử tri và trên chính trường, khi không trả lời được bóc lột, công nhân, vô sản là gì ngày nay? K.Schwab còn tiên liệu CMCN lần thứ tư sẽ “thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau”.
(9) Về “Môi trường” qua các cuộc CMCN môi trường ngày càng xấu đi. Có phải là hậu quả của các cuộc CMCN, hay là hậu quả của việc chạy tìm lợi nhuận tối đa, sử dụng lãng phí tài nguyên, từ chối áp dụng tiến bộ KHvCN để giảm phát thải khí nhà kính, … Một nhà kinh tế học người Mỹ, Jeremy Rifkin, cho rằng cuộc CMCN lần thứ ba phải kết hợp tin học và các nguồn năng lượng tái tạo để giảm bớt sự tăng tốc của biến đổi khí hậu vì phát triển bền vững [7].
(10) Quan hệ giữa các cuộc CMCN với giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học là một nội dung vô cùng quan trọng. Xin được đề cập trong một bài viết tiếp theo.
Nhận xét và khuyến nghị
Những thay đổi từ CMCN lần thứ ba diễn ra ngày càng nhiều và càng dồn dập. Những đột phá của CMCN lần thứ tư và những vấn đề toàn cầu nảy sinh, được dự báo sẽ diễn ra còn nhanh, rộng và sâu hơn nữa.
Không chỉ có thách thức. Còn có thời cơ nếu biết nắm bắt. Khiêm tốn và không ngừng học hỏi, sẵn sàng tiếp thu và áp dụng cái mới sao cho có lợi nhất là thái độ cần có để đồng hành cùng với CMCN lần thứ tư.
Tốc độ và gia tốc của quá trình diễn ra các đột phá sẽ nhanh đến mức lực ly tâm sẽ gạt ra bên lề những quán tính, nếp tư duy lỗi thời và sự tự mãn về kiến thức.
Chú thích:
[1] được ước lệ là năm mà phát minh hay sự kiện nhận biết cuộc CMCN đã diễn ra. Khi nói một cuộc CMCN bắt đầu vào một thời điểm, đó là nhìn vĩ mô trên bình diện thế giới. Trên thực tế, các cuộc CMCN bắt đầu tại những địa bàn và thời điểm khác nhau, trên thế giới cũng như tại mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở mỗi nơi.
[2] Năm 1962, Viện Hàn Lâm khoa học Pháp công nhận từ Informatique với định nghĩa là khoa học về xử lý tự động thông tin. (Traitement automatique de l’Information). Trước đó chỉ có từ tiếng Anh computer science.
[3] Norbert Wiener, Cybernetics or Control and Communication in the Animal and the Machine, Librairie Hermann & Cie (Paris) (1948)
[4] Hiện nay có định nghĩa mở rộng là “một tiếp cận xuyên ngành nhằm khám phá các hệ thống điều tiết - các cấu trúc, các ràng buộc, và các khả năng của chúng”. https://en.wikipedia.org/wiki/Cybernetics.
[5] Nếu lấy năm 1880, năm phát minh ra điện năng.
[6] Klaus Schwab, 2016, The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum.
[7] Jeremy Rifkin, 2011, The Third Industrial Revolution, St Martin’s Press, New York
GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Đối ngoại Quốc hội.
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGUYỄN NGỌC TRÂN/ ĐẤT VIỆT 27-11-2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét