ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trung Quốc thúc ASEAN chốt COC, Hoa Kỳ cảnh báo Đông Nam Á chớ mắc bẫy (GD 14/11/2018)-Sự chuyển hướng trong chính sách Biển Đông của chính quyền Donald Trump (GD 13/11/2018)-Mỹ không thể đối phó Trung Quốc theo kiểu thời chiến tranh lạnh (TVN 13/11/2018)-Mỹ kêu gọi Trung Quốc gỡ bỏ tên lửa lắp đặt trái phép tại quần đảo Trường Sa (GD 12/11/2018)-Vụ người gốc Việt 'cài kim vào dâu' ở Úc: ‘Cộng đồng bị bôi bẩn’ (VOA 14-11-18)-
- Trong nước: Lò đã nóng rực, tại sao tội phạm tham nhũng vẫn cứ phức tạp, nghiêm trọng? (GD 14/11/2018)-Năm 2018, hơn một triệu người kê khai tài sản chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm (GD 14/11/2018)-TP.HCM mời 30 lãnh đạo các thời kỳ làm việc về Thủ Thiêm (Zing 14-11-18)-Đánh bạc kiểu Phan Sào Nam, tay cò ô tô khen ông trùm uy tín trước tòa (VNN 15/11/2018)-Hai cựu tướng cùng đại gia hầu tòa, kẻ khơi mào ôm tiền bỏ trốn (VNN 15/11/2018)-Thư bày tỏ quan ngại về các cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo và Nhà Xuất bản Tri Thức (BVN 15/11/2018)-Quân đội chỉ đạo hạn chế Pháp Luân Công tại Việt Nam (BVN 15/11/2018)-RFA-
- Kinh tế: Để hạ tầng số phát triển (KTSG 15/11/2018)-Còn lâu trí tuệ nhân tạo mới thật sự thông minh (KTSG 15/11/2018)-Liên minh y tế ra đời để giúp bác sĩ đỡ bận rộn hơn (KTSG 14/11/2018)-Nhóm dầu khí tiếp tục gây áp lực xấu lên thị trường (KTSG 14/11/2018)-Đắk Lắk thành lập công ty hỗ trợ khởi nghiệp (KTSG 14/11/2018)-Đào tạo CNTT: Doanh nghiệp và nhà trường vẫn khó tương tác (KTSG 14/11/2018)-Quốc hội thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách trung ương 2019 (KTSG 14/11/2018)-Tư nhân đầu tư cải lương: "Đánh bạc" với đam mê (KTSG 14/11/2018)-Việt Nam sẽ có 5G vào năm 2020 (KTSG 14/11/2018)-Cái giá của nhượng quyền thương hiệu (KTSG 14/11/2018)-Nhiều ngân hàng ở Việt Nam có nguy cơ phá sản vì ‘nợ xấu quá cao’ (NV 14-11-18)-Nới trần vay nước ngoài 60.000 tỷ: Bình thường nhưng... (ĐV 13-11-18)-TS Lê Đăng Doanh: "Vẫn còn tình trạng giải quyết thủ tục nhanh hay chậm phụ thuộc phong bì nhẹ hay nặng" (LĐ 14-11-18)-Mạng 5G là hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0 (VNN 14-11-18)-Tu nghiệp sinh ở Nhật: Giấc mơ đổi đời và hiện thực khốc liệt (Zing 14-11-18)-Khách nước ngoài sống ở Tân Sơn Nhất gần 2 tháng (VnEx 14-11-18)
- Giáo dục: Cô ơi, chúng em nhớ cô! (GD 15/11/2018)-Trường cần giáo viên sử, trên đưa giáo viên văn, ai chịu trách nhiệm vì thừa? (GD 15/11/2018)- Cứ như bây giờ, có 10 Thông tư 16 cũng không chống được lạm thu (GD 15/11/2018)-Tri ân thầy cô, sao nhà trường phải mang bao thơ lên Phòng và cấp trên? (GD 15/11/2018)-Nguyễn Văn Trường Hận chia sẻ bí quyết học tập (GD 15/11/2018)- còn bí quyết đặt tên ?-Phụ huynh Lê Lợi phải ủng hộ trái quy định, hiệu trưởng không biết? (GD 15/11/2018)-Vợ huy động hàng trăm triệu của dân, Hiệu trưởng bị kỷ luật cảnh cáo (GD 15/1/2018)-Tại sao lương cán bộ, giáo viên bị tự động trừ hàng tháng? (GD 15/11/2018)-Hải Phòng sẽ dẫn đầu cả nước về xây dựng xã hội học tập (GD 15/11/2018)-Hà Nội nên tạm dừng đấu thầu sữa học đường, viết lại đề bài (GD 14/11/2018)-Bà giáo già và chuyện làng, chuyện xóm (GD 14/11/2018)-
- Phản biện: Sửa Luật Đặc xá nhìn từ ‘nhu cầu đối ngoại’ (BVN 15/11/2018)-Phạm Chí Dũng-Chính quyền VN bắt đầu hé lộ về ‘tổ chức khác’ của người lao động (BVN 15/11/2018)-Minh Quân-Hợp Tác Với Mỹ (Viet-Studies 14-11-18)-Vũ Quang Việt-Người tài nước ngoài (VnEx 14-11-18)-Nguyễn Khắc Giang- Ba mươi năm, hành trình giấc mơ Việt (BVN 14/11/2018)-Bùi Minh Quốc-Nghiệp đoàn độc lập có thể là Doanh nghiệp xã hội? (BVN 14/11/2018)-Minh Châu-Nợ xấu ‘dưới 3%’ sao vẫn phải ‘tăng cường xử lý nợ xấu’? (BVN 14/11/2018)-Minh Quân- Độ bền của nên kinh tế Trung Quốc (viet-studies 13-11-18)- Nguyễn Thế Hùng-Kiểm duyệt văn hóa nghệ thuật có hạn chế sáng tạo? (KTSG 13/11/2018)-Nguyễn Thế Thanh-VN chính thức thông qua CPTPP – phải chính thức công nhận Công đoàn Độc lập! (BVN 13/11/2018)-Phạm Chí Dũng-Giọt nước mắt người phụ nữ “bên thắng cuộc” * (BVN 13/11/2018)-Đinh Quang Anh Thái-Bầu cử Mỹ: Ai thắng, ai bại? (BVN 13/11/2018)-Từ Thức-CPTPP và EVFTA: Tương lai tạm thời cho nhân quyền Việt Nam(BVN 13/11/2018)-Phạm Chí Dũng-GIẢI PHÁP NÀO HẠN CHẾ Ô NHIỄM(BVN 13/11/2018)-FB Mai Quốc Ấn
- Thư giãn: Những lời chúc thầy cô tốt đẹp nhất nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (GD 15/11/2018)-10 lời tri ân thầy cô hay nhất (GD 14/11/2018)-Sân bay quốc tế 7.500 tỷ tư nhân đầu tư hiện đại cỡ nào? Xã 1.000 tỷ phú: Bậc nhất xứ Nghệ, biệt thự hàng ngàn, ô tô nhiều vô kể (VNN 15/11/2018)-
BẦU CỬ MỸ: AI THẮNG, AI BẠI ?
TỪ THỨC/ BVN 13-11-2018
Phòng phiếu đã đóng cửa ở Mỹ. Cả hai phe Cộng hòa, Dân chủ đều cho mình đã thắng. Sự thực, kết quả không phải là “một thắng lợi ngoài sức tưởng tượng” như Trump quả quyết, cũng không phải là “làn sóng xanh” (mầu tượng trưng cho Đảng Dân chủ) như phe đối lập mong đợi. Hạ viện rơi vào tay Dân chủ. Thượng viện vẫn ở trong tay Cộng hòa.
Mỗi phe có lý do để nói mình thắng, hay có lý do để thất vọng
1. Phe Dân chủ
Đảng Dân chủ (DC) có thể mừng vì đã lấy lại được Hạ viện, nhưng thất vọng vì những bất mãn về cá nhân và tư cách Trump không cuốn trôi phe Cộng hòa (CH) như dự đoán, nhất là chuyện tranh cử của phe CH đều xoay quanh Trump, như một cuộc trưng cầu dân ý về Donald Trump, mặc dù đó là một cuộc bầu cử địa phương.
Không có, hay chưa có chuyện xã hội Mỹ chối bỏ Trump như nhiều médias tiên đoán. Cái sợ di dân và ổn định kinh tế (nhờ Trump hay không là chuyện khác) khiến hậu thuẫn cử tri của Trump vẫn còn mạnh.
Vai trò của Thượng viện quan trọng hơn Hạ viện, nhưng với Hạ viện trong tay, phe DC sẽ có khả năng gây khó khăn cho Trump, thí dụ về chuyện biểu quyết ngân sách, chính sách di dân, thành lập những uỷ ban điều tra về chuyện kinh tài, thuế má của Donald Trump. Ứng cử viên DC nổi nhất của DC, Beto O‘Rourke thua Thượng nghị sĩ đương nhiệm CH Ted Cruz ở Texas, nhưng là ngôi sao mới nổi mà Đảng DC đang tìm kiếm, để tranh cử Tổng thống hai năm tới, nếu không muốn lôi Hillary Clinton trở lại.
Vấn đề của Đảng DC là phải tìm ra lãnh đạo, và phải minh bạch hơn về chính sách, phải biết mình muốn gì, định làm gì. Chống Trump không phải là một chính sách. Đó cũng là những khó khăn các đảng phái cổ điển ở Âu Châu đang lúng túng, nhất là phe tả. Thế giới đã thay đổi, khó thuyết phục cử tri với những lý luận của thế kỷ trước.
2. Phe Cộng hòa
Với Thượng viện trong tay, Trump vẫn rảnh tay về ngoại giao, nhưng sẽ phải thương lượng, sống chung, thoả hiệp với Hạ viện trên những địa hạt khác.
Tới nay, Trump cai trị như chỗ không người. Hai năm tới, Trump sẽ phải chứng tỏ có khả năng lãnh đạo một quốc gia Dân chủ bình thường, có đối lập, có những người nghĩ khác mình.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020, chắc chắn Trump sẽ nói không thực hiện được những điều đã hứa vì bị Hạ viện ngăn cản, chọc gậy bánh xe. Nhìn dưói lăng kính đó, mất Hạ viện không chừng lại trở thành một lợi khí tranh cử cho Trump. Thí dụ về vụ xây tường, Trump sẽ nói không xây đưọc vì Hạ viện của Đảng DC, trong khi ngay cả khi đa số là Cộng hòa, chuyện biểu quyết ngân sách đã gặp khó khăn. Và không một chuyên viên nào nghĩ rằng một bức tường có thể chận đứng được di dân.
Những lý luận đó, cử tri có nghe không là tùy tình trạng kinh tế, xã hội của nước Mỹ trong 2 năm tới
Trái với một nước độc tài, lãnh tụ leo lên ngai vàng là ngồi lỳ tới chết, ở một xứ Dân chủ, hai năm là một thời gian đủ dài để xẩy ra nhiều chuyện, để cử tri ngả về phe này hay phe kia.
3. Nền dân chủ vững mạnh
Trong một cuộc tranh cử gay cấn nhất, gay go nhất và tốn kém nhất trong lịch sử, cử tri Mỹ đã đưa nhiều khuôn mặt trẻ, nữ giới, thuộc mọi chủng tộc, mọi giai cấp vào một quốc hội tới nay đa số là đàn ông, da trắng, thuộc giai cấp thượng lưu. Điển hình là Alexandria Ocasio-Cortez, dân biểu mới New York, 29 tuổi, mẹ người Portoricaine, xuất thân từ giới bình dân, hoạt động xã hội từ khi còn rất trẻ.
Chưa bao giờ số cử tri tham dự đông như vậy, trẻ như vậy; số ứng cử viên phụ nữ cũng chiếm kỷ lục. Người có công mang những người vốn thờ ơ đến với chính trị, với sinh hoạt xã hội là… Donald Trump. Nếu không bất bình với những lời tuyên bố của Trump về đàn bà, về người da mầu, chắc chắn những người đó đã đi shopping, hay câu cá ngày bầu cử.
Kết quả bầu cử cho thấy một nước Mỹ chia đôi, khó hàn gắn, nhưng Quốc hội Hoa Kỳ phản ánh đúng xã hội Mỹ. Điều đó xác nhận nhận xét của Alexis de Tocqueville: mặc dầu có nhiều khuyết điểm, Hoa Kỳ có một thể chế Dân chủ đủ mạnh, có khả năng quân bình hoá sinh hoạt chính trị, để vượt qua những giai đoạn sóng gió(*).
Nước Mỹ chia làm hai, nước Mỹ của thành phố và nước Mỹ của vùng quê. Nước Mỹ của những người muốn đóng cửa, bên cạnh những người muốn mở rộng. Những người cùng một chính kiến sống với nhau trong một khu, đọc một tờ báo, coi một đài TV phe kia coi như không có.
Mỗi người có lý do của mình. Ngay cả giới di dân bầu bán cũng khác nhau. Đa số người Mễ bầu DC, nhưng có nhiều người Mễ bầu Trump vì sợ những người Mễ khác sang… ăn phần bánh mì của mình. Đa số người Nhật, Đại Hàn, Ấn Độ bầu DC, vì nghĩ Trump kỳ thị chủng tộc. Đa số người Việt ủng hộ Trump kịch liệt vì nghĩ Trump sẽ đánh tan hoang Trung Cộng để từ đó đánh sụp Cộng sản VN.
Cái vết rạn đó, sẽ rất khó hàn gắn.
Kết quả bầu cử khiến nhiều người thất vọng, vì “phe ta” không đại thắng. Một chính phủ có đối lập sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến phong trào dân túy (mị dân) lên cao khắp thế giới. Người ta bắt đầu hoài nghi Dân chủ vì thấy nó không hữu hiệu, vì nhà nước không có toàn quyền. Quên rằng đó cũng chính là một ưu điểm của Dân chủ, vẫn theo Tocqueville: nó ngăn chặn độc tài, tránh hỗn loạn.
T.T. tuthuc-paris-blog.com__________
(*) Các bạn trẻ, nếu muốn hiểu về Dân chủ Hoa Kỳ, hay Dân chủ nói chung (đủ mọi góc cạnh của Dân chủ), những cuốn sách đầu tiên nên đọc là tác phẩm của Alexis de Tocqueville. Mặc dầu tác giả là người Pháp, viết từ đầu và giữa thế kỷ 19, tác phẩm của Tocqueville vẫn trẻ, mới như vừa viết hôm qua.
Tác giả gửi BVN
ĐỘ BỀN CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC
NGUYỄN THẾ HÙNG/ viet-studies 13-11-2018
1.Dự báo của Trần Đình Hiến
Gần đây tôi được gặp Cụ Trần Đình Hiến (1933), một trong những dịch giả tiếng Trung giàu kinh nghiệm nhất hiện nay, một người đã sống liên tục ở Trung Quốc mấy chục năm với nhiệm vụ làm phiên dịch chính trị cho các lãnh đạo cao cấp Việt nam mỗi khi sang TQ. Cụ có hiểu biết sâu sắc về con người, văn hóa và đất nước TQ. Trong lúc uống trà chúng tôi nhờ Cụ dự đoán xem TQ sẽ đi về đâu trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay. Cụ xoay xoay chén trà nóng trong tay, ngắm nhìn làn hơi nước đang nhẹ nhàng bốc lên, nâng chén trà lên ngang miệng thoáng ngửi, định uống rồi lại đặt xuống, rồi cụ chậm rãi nói từng từ một cách dứt khoát rằng: “Nhất đinh nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ”. Cụ không giải thích thêm vì sao. Cụ chỉ khẳng định vậy.
2.Mô hình Trung Hoa
Ý kiến của Cụ Trần Đình Hiến liên quan đến một câu hỏi lớn hơn “Tại sao đế chế Trung Hoa có thể tồn tại mấy ngàn năm, từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, nhiều triều đại đã hình thành và sụp đổ, nhưng đất nước ấy ngày càng to thêm, bành trướng ngày càng rộng ra, đôi khi có tỏa sáng văn hóa như là một trung tâm văn minh mang tính khu vực?”.
Thực vậy, trên thế giới có nhiều đế chế. Thời cổ thì có Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Babylon, …. Thời hiện đại thì có Tây ban Nha, Bồ Đào Nha, Ottoman, thực dân Anh Pháp … Các đế chế ấy đều đã sụp đổ hoặc cải biến hết. Riêng nước TQ đã tồn tại và phát triển với tư cách một đế quốc kéo dài từ cổ đại hơn 22 thế kỷ đến ngày hôm nay.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sở dĩ đế chế TQ tồn tại lâu dài vì nó được xây dựng trên mô hình Hoàng đế. Hoàng đế có “thiên mệnh” quản trị thiên hạ. Thiên mệnh là một thuật ngữ được sáng tạo bởi người TQ. Sự sáng tạo ra thuật ngữ ấy để biện minh cho tính chính danh của các triều đại. Thiên mệnh cũng biện minh cho khái niệm thinh suy trị loạn đắp đổi. Khái niệm thịnh suy trị loạn đắp đổi giải thích cho sự sụp đổ của một triều đại thối nát, được thay thế bởi một triều đại mới, với một Hoàng đế mới có thiên mệnh thay thế Hoàng đế cũ. Sự giải thích ấy mơ hồ và mê tín, thực ra thịnh suy là do mâu thuẫn giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị đã lên đến đỉnh điểm.
Thay thế khái niệm “thiên mệnh” bởi khái niệm “mâu thuẫn” thì ta thấy đế chế TQ đã kéo dài hai mấy thế kỷ những gồm những giai đoạn thịnh suy khác nhau. Thịnh suy trị loạn là do mâu thuẫn ở bên trong cái thực thể TQ đó. Sau khi hết loạn thì Hoàng đế mới lại dùng lại cơ chế quản trị và văn hóa của xã hội cũ để duy trì sự truyền ngôi trong dòng tộc mình.
Như vậy, cơ chế quản trị xã hội và văn hóa TQ có một sự bền vững nhất định nào đó. Cơ chế quản trị xã hội và văn hóa TQ đã được gợi ý bởi Khổng tử. Ông cho rằng Vua là bậc chí tôn, nghĩa vụ của dân là tuân thủ mọi mệnh lệnh của Vua, dù cho mệnh lệnh ấy đi ngược lại quyền sống của dân (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung). Theo lý thuyết Nho Giáo thì tự do của bậc Vua chúa là không giới hạn. Vạn vật trong trời đất đều thuộc về quyền định đoạt của Vua. Còn tự do của dân là tự do hạn chế. Người dân, đặc biệt các bậc hiền tài có quyền tự do tích lũy tri thức và năng lực của mình để thi thố với Vua. Nhờ quyền tự do hạn chế ấy một người bất kỳ có thể leo đến vị trí cao nào đó trong cơ cấu quản trị xã hội, vị trí ấy được định danh là “dưới một người trên vạn người”. Đó là vị trí của các quan. Dòng dõi của quan (ADN của người ấy) không có tính chất “thiên mệnh”.
Tóm lại xã hội TQ là một xã hội “tự do sơ khai”, trong đó quyền tự do của Vua là vô hạn, quyền tự do của dân là hữu hạn. Sự hài hòa giữa tự do hữu hạn và tự do vô hạn là cơ sở của một giai đoạn thịnh trị. Sự hài hòa ấy thường xuất hiện khi có một vị Vua hiểu biết, thường gọi là Minh Quân, biết tự hạn chế cái vô hạn của mình. Ngược lại, khi cường độ của mâu thuẫn giữa tự do vô hạn và tự do hữu hạn đạt đến một mức nào đó thì xã hội bắt đầu loạn lạc, và triều đại đó dần dần suy tàn. Lịch sử mấy ngàn năm qua của TQ là lịch sử của các giai đoạn thịnh trị và loạn lạc kế tiếp nhau. Mỗi khi triều đại mới thay thế triều đại cũ thì các vị mua mới lại tái sử dụng cơ chế quản trị xã hội cũ, cơ chế “tự do sơ khai”.
Việc tái sử dụng cơ chế “tự do sơ khai” của các triều đại đã kéo dài hơn hai ngàn năm từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay. Người nghiên cứu cho rằng sự kéo dài ấy có nguyên nhân văn hóa. Rằng cái hay cái đẹp của văn hóa TQ làm cho các vị vua luôn thích tái sử dụng cơ chế “tự do sơ khai”.
Cơ chế “tự do sơ khai” cũng có thể ví như cái lồng (bu gà) mà Hoàng đế chụp lên toàn bộ xã hội, chụp lên mọi thân phận, mọi cuộc đời, mọi quan hệ. Người dân chỉ có quyền tự do leo lên từng nấc bậc nào đó trong những mắt lưới của cái lồng ấy, và có thể bị hất xuống bất kỳ lúc nào.
Theo các thuật ngữ hiện đại, nguyên nhân của việc tái sử dụng cơ chế tự do sơ khai, hay tái sử dụng bu gà, nằm ở tính hiệu quả cái bu gà. Thứ nhất ý chí tự do của Vua cũng không lớn lắm. Ông ta cũng chỉ dùng quyền tự do vô hạn của mình vào các mục đích cá nhân như thể hiện uy quyền, yến tiệc, săn bắn, làm thơ, chơi gái,…. Sản vật thu được trong vương quốc đủ để thỏa mãn các nhu cầu của Vua. Mặt khác, quyền tự do vô hạn của Vua luôn bị thu hẹp bởi các quan hệ phức tạp giữa các quan, các thế lực cung đình, các bà vợ Vua, các Hoàng tử,…Còn dân thì sử dụng quyền tự do hạn chế của mình vào việc mưu cầu sống. Người dân nếu đủ khôn khéo thì cũng tạm sống. Thứ hai, chi phí bảo vệ quyền tự do không quá lớn. Vua cần một hệ thống quan lại và quân đội “vừa phải” là giữ được ngai, tức giữ được tự do (giữ được vị trí độc tài của mình). Còn “thiên mệnh” thì được bảo vệ bởi lý thuyết Nho Giáo. Thực tế, để bảo vệ tự do của mình, Vua ít khi phải dùng con bài phủ quyết là thu hẹp tối đa tự do của dân, vốn đã rất hạn chế.
Như vậy, việc tái sử dụng cơ chế “tự do sơ khai” chỉ chứng minh rằng cơ chế ấy có tính hiệu quả khá cao trong điều kiện dân trí thấp.
Tuy vậy, nhận định này chỉ đúng trong nửa đầu của lịch sử đế chế TQ từ Tần Thủy Hoàng đến năm 1127 (Năm nhà Bắc Tống mất).
Từ đời Nam Tống (sau năm 1127), cơ chế “tự do sơ khai” luôn luôn bị thách thức bởi các mẫu thuẫn mang tính toàn cầu, chứ không chỉ riêng bởi các mâu thuẫn nội tại nữa.
Thực vây, cơ chế “tư do sơ khai” đã bị đạp đổ (hay cái bu gà đã bị hất tung) nhiều lần trong nửa sau của đế chế:
-Lần thứ nhất bởi sức mạnh cơ bắp của vó ngựa Mông Cổ (năm 1279, nhà Nam Tống mất). Người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn. Ông là người có ý chí cao và có những đội kỵ binh vô cùng mạnh mẽ. Vó ngựa của quân Mông Cổ đã tràn khắp lục địa Á-Âu, và đã đạp đổ đế chế “tự do sơ khai” của Trung Quốc.
-Lần thứ hai bởi sức mạnh tổ chức của Mãn Thanh. Nhà Thanh khởi đầu là một dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Trung quốc, thuộc về tộc người Nữ Chân. Họ giỏi chịu rét, rất có kỷ luật. Vua của họ chia tất cả các người dân thuộc vào một trong tám đội quân. Mỗi đội quân mang một loại cờ có mầu khác nhau. Có tất cả tám mầu cờ. Cả nước bao gồm tám binh đoàn thiện chiến, gọi là Bát Kỳ. Tổ chức chặt chẽ ấy đã đánh bại nhà Minh và lập ra nhà Thanh, đế chế cuối cùng và là đế chế rộng lớn nhất trên đất Trung Hoa.
-Lần thứ ba bởi sức mạnh hơi nước của liệt cường vào nửa sau thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20. Sức mạnh hơi nước là cách nói tắt về cuộc cách mạng công nghiệp của phương Tây. Khi đó, Phương Tây đã trải qua mấy cuộc cách mạng xã hội ở Pháp, ở Anh. Các cuộc cách mạng ấy đã tạo ra các nước tư bản có trình độ tự do cao hơn “tự do sơ khai” rất nhiều. Các nhà tư bản tổ chức sản xuất hàng hóa ở quy mô công nghiệp ngày càng lớn. Họ luôn luôn cần thị trường, tức luôn cần bán hàng. Họ dùng các đội thuyền buôn chay bằng tàu hơi nước để bán hàng, họ đàm phán thương mại để bán hàng, họ xâm chiếm thuộc địa để bán hàng. Lúc đó nhà Thanh không mở cửa và đã bị sức mạnh hơi nước đánh sập.
- Sự thu hẹp tự do ở Trung Quốc hiện đại
Ba lần sập đổ của cơ chế “tự do sơ khai” kể trên chứng tỏ rằng cơ chế ấy không có sức bền vĩnh viễn. Hay nói khác đi mô hình Hoàng đế của Trung Hoa không còn có thể tái sử dụng trong thời đại mới. Hơn nữa thời đại mới, thời đại của công nghệ, chính là thời đại có tự do lớn nhất trong lịch sử nhân loại, trong đó mọi người đều có quyền tự do sáng tạo tối đa, không bị hạn chế bởi bất cứ cái gì, thậm chí quyền tự do sáng tạo của một người bình thường còn lớn hơn quyền tự do giết người của các vị Hoàng đế Trung Hoa cổ đại.
Trong khi đó, sau khi thành lập nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949, ĐCS đã tái sử dụng lại cơ chế “tự do sơ khai” để quản trị đất nước. Bây giờ Hoàng đế không còn là một người duy nhất, nhưng lại là một tập thể bộ Chính trị với hạt nhân là Tổng bí thư. Tuy vậy, có những sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, tự do cá nhân của chủ tịch Mao còn lớn hơn tự do của các vị Hoàng đế. Mặt khác, tự do hạn chế của nhân dân còn bị cắt xén mạnh hơn thời vua chúa. Dưới thời Mao, nhân dân không những không thể tích lũy tài năng và kiến thức để vươn lên các vị trí cao trong xã hội, mà họ còn bị tước đoạt quyền sống cơ bản là quyền tự do kinh doanh (kinh doanh theo nghĩa cơ bản nhất là tìm cái cho vào miệng, nên người ta gọi kinh doanh là làm ăn). Nhân dân chỉ còn có thể kiếm sống trong các HTX và các xí nghiệp nhà nước.
Sau khi Mao chết, nước Trung Quốc có sự thay đổi về tự do cho nhân dân đôi chút. Người dân đã có thể được tự do kinh doanh để sống no đủ hơn. Ngược lại, giới tư bản thân hữu có tự do nhiều hơn dân thường và họ nhanh chóng giàu lên. Tài lực quốc gia của TQ vì vậy tăng nhanh chóng. TQ đã trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới về kinh tế. Cùng lúc đó, chi phí để bảo vệ tự do của ĐCS tăng cao. Họ đã phải giết người để bảo vệ tự do của ĐCS (như ở Thiên An Môn, ở Tân Cương, ở Tây Tạng, hoặc giết mổ nội tạng của học viên Pháp Luân Công,….). Họ đã phải ăn cắp tự do vốn rất hạn chế của nhân dân để tăng tự do của ĐCS bằng cách thu hẹp tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản. Cho nên, mặc dù tái sử dụng mô hình bu gà, tái sử dụng cơ chế “tự do sơ khai”, ĐCS đã tái sử dụng phiên bản kém nhất của các Hoàng đế, phiên bản nô lệ. Để duy trì chế độ tự do cho riêng mình, ĐCS đã phải sử dụng một lực lượng lớn nhân viên an ninh, cảnh sát, quân đội, các hội đoàn thân đảng….
Trong khi đó, ở các nước dân chủ tiến bộ, tự do đang được phổ cập cho mọi thành viên. Nếu muốn làm chính trị, ai cũng có thể tự do phấn đấu để trở thành Tổng Thống, thậm chí là người da mầu như Obama. Nếu muốn làm giầu, ai cũng có tự do để trở thành người giàu nhất hành tinh như Bill Gate, Steve Jobs…. Nếu muốn đi vào vũ trụ, ai cũng có tự do phóng tên lửa như Elon Musk. …. Quyền tự do của một vị tổng thống và một người dân thương thực tế là bằng nhau. Lực lượng bảo vệ tự do là tất cả mọi người dân, thông qua lá phiếu của mình, chứ không phải đơn giản là các lực lượng cầm súng.
Ngược lại, ở TQ chênh lệch tự do ngày càng lớn. Sự chênh lệch ấy, trong điều kiện tức thời, là đòn bẩy độc tài làm cho kinh tế TQ giàu lên. Nhưng khi đã giàu lên, thì Hoàng đế Trung Hoa hiện đại Tập Cận Bình lại muốn áp dụng mô hình ấy ra toàn thế giới bằng “ước mơ Trung Hoa”, bằng sáng kiến “một vành đai, một con đường”. Nhưng thưa ông Tập Cận Bình, không thể áp dụng mô hình tự do thấp cho một thế giới tự do cao. Chính vì vậy, theo cụ Trần Đình Hiến, kinh tế Trung Quốc nhất định sụp đổ. Nó sẽ sụp đổ không phải vì Tổng Thống Mỹ Donald Trump, mà vì chính ý chí muốn áp đặt tự do thấp cho một hệ tự do cao. Cuộc chiến thương mại mà Mỹ đang tiến hành chỉ là phản ứng của hệ tự do cao đối với ý đồ của Trung Quốc.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 13-11-18
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét