ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mất Hạ viện, Tổng thống Trump sẽ xoay xở thế nào? (TVN 8/11/2018)-Bầu cử Mỹ: Đảng Dân Chủ chiếm Hạ Viện, đảng Cộng Hòa củng cố Thượng Viện (BVN 8/11/2018)-Thu Hằng, Trọng Thành-Tại sao Đài Loan còn phải cân nhắc khả năng cho Mỹ sử dụng đảo Ba Bình? (GD 7/11/2018)-Tàu chiến Mỹ ít khả năng neo đậu tại Ba Bình, Trường Sa (GD 6/11/2018)-Trung - Nhật: Từ cạnh tranh tới hợp tác (KTSG 5/11/2018)- Cuộc gặp cấp cao Trump - Tập tại G20 khó có kết quả đột phá (KTSG 5/11/2018)-Hiểm họa toàn cầu của chủ nghĩa chuyên chế số của Trung Quốc (BVN 5/11/2018)-Michael Abramowitz-Kết quả đầu tiên của bầu cử giữa kỳ Mỹ, đảng Dân chủ thắng (VNN 6/11/2018)-Hiểm họa toàn cầu từ nền chuyên chế kỹ thuật số của Trung Quốc (BVN 7/11/2018)-Hoàng Trang-
- Trong nước: Ông Tất Thành Cang có thêm chức vụ mới (GD 8/11/2018)-'Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa' (BBC 7-11-18)-Ông Tất Thành Cang kiêm thêm chức Trưởng ban (VNN 7-11-18)-Dư luận trông chờ kỷ luật và xử lý thích đáng ông Tất Thành Cang (NTD 3-11-18)-bất chấp dư luận?-Tranh luận chưa hồi kết về "tâm tư phong tướng" trong Công an nhân dân (GD 7/11/2018)-Trào lưu bỏ đảng và thoái đảng từ năm 2013 đến nay (RFA 7-11-18)-Tình trạng tiếp tay cho người Trung Quốc thâu tóm đất đai ở Việt Nam (BVN 8/11/2018)-RFA
- Kinh tế: Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (GD 8/11/2018)-Thành phố Hồ Chí Minh phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm hơn 6,6 tỉ đồng (GD 8/11/2018)-Câu chuyện CPTPP hay cuộc tình dang dở (KTSG 8/11/2018)-Doanh nghiệp nội vẫn chi phối thị phần bán lẻ hiện đại (KTSG 7/11/2018)-Doanh nghiệp bất động sản đề nghị tháo gỡ 7 điểm nghẽn (KTSG 7/11/2018)-Nhật Bản đặt cược lớn vào lao động nhập cư (KTSG 7/11/2018)-Đà Nẵng nguy cơ thiếu nước ngọt (KTSG 7/11/2018)-TPHCM: Khách sạn cao cấp lãi lớn (KTSG 7/11/2018)-HSBC: Chuyên gia nước ngoài thích làm việc ở Việt Nam (KTSG 7/11/2018)-Chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam kiếm hơn 90.000 USD mỗi năm (VNF 7-11-18)-Bộ GTVT nói về minh bạch tài chính và tác động đến quốc phòng, an ninh của Bamboo Airways (VNBiz 6-11-18)-Chìa khóa cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, giữ người tài (KTSG 7/11/2018)-
- Giáo dục: Sao không xóa hệ trung cấp và cao đẳng sư phạm ngay từ bây giờ? (GD 8/11/2018)-Những con số biết nói về giáo dục đại học Việt Nam (GD 8/11/2018)-Miễn học phí được luật hóa sẽ là tin vui cho hàng triệu học sinh, giáo viên (GD 8/11/2018)-56 năm miệt mài không nghỉ, ươm hạt giống cho đời (GD 8/11/2018)-Trường Đại học nhờ công an vào cuộc vụ nữ sinh bị quay lén trong phòng tắm (GD 8/11/2018)-Sẽ thu hẹp đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển (GD 8/11/2018)-Đã hủy bỏ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cô Thanh (GD 8/11/2018)-Thực tiễn xóa mù kỹ năng thông tin thư viện trong các cơ sở giáo dục đại học (GD 8/11/2018)-Quảng Ninh có 520/642 trường đạt chuẩn quốc gia (GD 8/11/2018)-Ngân sách cần chi thêm 4.730 tỷ đồng/năm nếu miễn học phí diện phổ cập (GD 8/11/2018)-Năng lực xã hội (VnEx 7-11-18)-GS Trần Văn Thọ-
- Phản biện: Chất vấn tại Quốc hội: từ tham luận đến tranh luận (KTSG 8/11/2018)-Phạm Duy Nghĩa-Luật ANM: chỗ nào bảo vệ riêng tư cho người dân? (BVN 8/11/2018)-Dương Ngọc Thái-LOẠN TƯỚNG (BVN 8/11/2018)-Trương Duy Nhất-Quốc gia cần nhìn lại (BVN 8/11/2018)-Quốc Ấn Mai-Giỡn mặt “nhà cầm đồ” (VNTB 7-11-18)-Ánh Liên-Luật An Ninh Mạng thách thức uy tín chính trị của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội (BVN 7/11/2018)-Trương Huy San-Việt Nam rập khuôn theo Trung Quốc trong quản lý mạng xã hội?(BVN 7/11/2018)-Hòa Ái/RFA-Phản biện quy định nêu gương (BVN 7/11/2018)-Nguyễn Đình Cống- Cần lắm một cơ chế “xin từ chức” (KTSG 6/11/2018)-Lê Triết- Tháng Mười Một, nghĩ về nghề giáo (GD 6/11/2018)-Sơn Quang Huyền-Vụ GS Chu Hảo: Có Bao Giờ Tầng Lớp Trí Thức Chân Chính Và Tử Tế Ở Việt Nam Lại Bị Gạt Ra Bên Lề Như Thế Này Không? (viet-studies 6-11-18)-Quách Hạo Nhiên-Lại bàn về cán bộ cấp chiến lược (BVN 6/11/2018)-Nguyễn Đình Cống-Thư gửi nghệ sĩ Kim Chi (BVN 6/11/2018)-Hà Sĩ Phu-
- Thư giãn: Ngày 20/11, nghĩ về tình thầy trò qua những vần thơ (GD 8/11/2018)-Bộ bàn ghế quốc voi bậc nhất Việt Nam: Làm mất 2 năm, giá 3 tỷ đồng (VNN 6/11/2018)-Thí nghiệm điên rồ của nam sinh 17 tuổi gây chấn động nước Mỹ (VNN 6/11/2018)-Nữ giám đốc 'biến hình' khiến thám tử ngả mũ bái phục (VNN 7/11/2018)-Cuộc đời Ngô Đình Diệm (ANTG 2013)-
MẤT HẠ VIỆN, TỔNG THỐNG TRUMP SẼ XOAY SỞ THẾ NÀO ?
JOAQUIN NGUYỄN/ TVN 8-11-2018
- Kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ đúng như đã được dư luận dự đoán: Đảng Cộng hoà giữ được Thượng viện, Đảng Dân chủ nắm được Hạ viện. Như vậy, sau hai năm nhận được ủng hộ của đa số ở lưỡng viện, giờ mất Hạ viện Tổng thống Donald Trump sẽ xoay xở thế nào?
6 giờ chiều, giờ bờ Đông nước Mỹ, phòng phiếu đầu tiên sẽ được niêm lại để bắt đầu kiểm phiếu cho cuộc bầu cử được cho là quan trọng nhất trong cuộc đời của những người Mỹ đang hiện diện trên trái đất hiện nay.
Nó quan trọng như vậy vì nó quyết định ai sẽ là những người dẫn dắt nước Mỹ bước vào một thời kỳ mới đầy những điều không chắn chắn. Sự cạnh tranh của cường quốc đang lên Trung Quốc, sự phục hồi của nước Nga, sự thất bại của toàn cầu hóa để lại đằng sau một tầng lớp công nhân Mỹ ngơ ngác, và đã đẩy một nhân vật đầy tranh cãi Donald Trump vào Nhà Trắng hai năm trước.
Kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ đúng như đã được dư luận dự đoán: Đảng Cộng hoà giữ được Thượng viện, Đảng Dân chủ nắm được Hạ viện.
Hai năm qua, Đảng Cộng hòa của Tổng thống nắm đa số cả ở hai viện Quốc hội, nhưng sự kháng cự của phe thiểu số của Đảng Dân chủ cũng vô cùng khốc liệt. Những chính sách do phe đa số hay Tổng thống đề ra đều không dễ dàng thông qua. Người ta cho rằng việc cắt thuế cho giới chủ đã đẩy kinh tế Mỹ phát triển rất mạnh trong hai năm qua với tỉ lệ thất nghiệp rất thấp, nhưng do thiếu tiền thuế, số nợ công lại tăng lên làm nhiều nhà kinh tế lo lắng, ở dài hạn kinh tế Mỹ lại sẽ bắt đầu một cuộc khủng hoảng mới.
Hai chính đảng của nước Mỹ cho thấy ngày càng cực đoan, khó đồng thuận với nhau trên rất nhiều vấn đề. Trong tình hình đó, các thông điệp của Tổng thống đưa ra lại luôn gây tranh cãi, chia rẽ xã hội trầm trọng hơn.
Đây là một cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ, so le hai năm với cuộc bầu cử tổng thống, và thông thường thì đảng đối lập sẽ giành phần thằng. Như thế đảm bảo quyền lực của Tổng thống sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn.
Nhưng cuộc bầu cử này, sau hai năm cầm quyền đầy biến động xã hội của Tổng thống, người ta dự báo sẽ có một làn sóng xanh (màu của Đảng Dân chủ) dâng lên mạnh mẽ. Nhưng chuyện không dễ dàng, họ phải lấy hai ghế ở Thượng viện, và thêm 23 ghế ở Hạ viện, và đảm bảo giữ toàn vẹn số ghế của phe mình.
Bên cạnh đó, cử tri của Đảng Dân chủ lại được thúc đẩy mạnh mẽ đến phòng phiếu chống lại những chính sách nhập cư và y tế của Tổng thống.
Liên tục hai tuần lễ trước ngày bầu cử, Tổng thống Trump đã nỗ lực vận động tranh cử cho các ứng viên cộng hòa trên hầu khắp nước Mỹ. Nhưng không rõ vì lý do gì ông lại không ca ngợi thành tích kinh tế hai năm qua, mà tập trung vào vấn đề nhập cư, nhân lúc có hàng ngàn người Mỹ Latin đang tìm cách hướng đến nước Mỹ. Các nguồn tin của Đảng Cộng hòa cho biết, cách vận động như vậy làm tổn hại đảng rất nhiều.
Đảng Dân chủ còn một lợi thế nữa là số nữ cử tri có học vấn, người da đen không hài lòng về những phát ngôn của Tổng thống trong hai năm qua. Ngoài ra có đến 18% cử tri là những người trẻ tuổi lần đầu tiên đi bầu, mà họ thường có khuynh hướng bầu cho Đảng Dân chủ. Họ bị kích thích bởi những vụ xả súng thảm sát trong hai năm qua, mà Đảng Cộng hòa lại ủng hộ chuyện sở hữu và bán súng.
Những cuộc thăm dò trong ngày bầu cử đưa ra những kết quả có vẻ trái ngược nhau. Một số đông cho rằng kinh tế đang tốt, nhưng cũng một số đông cho rằng đất nước đang đi sai hướng. Nếu những cuộc thăm dò này là đại diện cho suy nghĩ của đại đa số người Mỹ, thì Đảng Cộng hòa sẽ gặp nhiều rủi ro trong kỳ bầu cử này.
7 giờ tối giờ bờ Đông, những kết quả đầu tiên được đưa ra, Đảng Dân chủ thắng hai ghế hạ viện, Đảng Cộng hòa 2 ghế hạ viện, nhưng đó là những nơi mà họ vẫn kiểm soát trong thời gian qua.
Nước Mỹ sẽ thức thâu đêm chờ kết quả cuối cùng.
3 giờ sáng, giờ bờ Đông nước Mỹ.
Việc kiểm phiếu vẫn chưa hoàn tất, nhưng ván bài đã ngã ngũ. Không khác với dự đoán trước bầu cử, Đảng Dân chủ trở thành đa số, kiểm soát Hạ nghị viện Liên bang, nhưng họ lại mất hai phiếu ở Thượng viện nên Đảng Cộng hòa vẫn kiểm soát.
Điều bất ngờ là Đảng Dân chủ thắng lớn, vì họ chỉ cần lấy thêm 23 ghế, nhưng đến 5 giờ sáng họ đã lấy được thêm 27 ghế, và rất đông phụ nữ trở thành dân biểu của Đảng Dân chủ, trong đó có hai người Việt Nam là bà Stephanie Murphy bảo vệ thành công ghế của mình ở Florida, và cô Nguyễn Trâm, một luật sư 31 tuổi giành được ghế tại Hạ viện bang Massachusetts.
Một thắng lợi lớn nữa của Đảng Dân chủ là họ thắng được ba ghế thống đốc ba tiểu bang Michigan, Wisconsin, Pennsylvania. Đây là ba tiểu bang có nhiều công nhân đã ủng hộ ông Donald Trump lên làm Tổng thống với hy vọng có cuộc sống tốt hơn sau khi ngành công nghiệp chế tạo bị suy thoái. Nhưng bây giờ Đảng Dân chủ đã trở lại ba tiểu bang này ở nhiều cấp dân cử khác nhau, một dự báo chẳng lành cho ông Trump vào năm 2020 nếu ông ra tranh cử một lần nữa.
Kết quả bầu cử còn dự báo điều gì nữa?
Các hạ nghị sĩ là những người gần dân hơn các thương nghị sĩ, vì họ tranh cử theo khu vực dân số, còn thượng nghị sĩ thì cứ mỗi tiểu bang là hai người, bất kể đông hay ít dân. Trong cuộc vận động tranh cử vừa qua, mặc kệ cho những cuộc tấn công gây sợ hãi của ông Trump về các vấn đề di dân, những đảng viên Đảng Dân chủ âm thầm nhằm vào mục tiêu bảo hiểm sức khỏe, và người dân đã đồng ý với họ.
Có nghĩa là đạo luật bảo hiểm cho người nghèo Obamacare vẫn đứng vững, và có cơ là nước Mỹ ngày càng tiến về mô hình sức khỏe toàn dân kiểu Canada, hay châu Âu mà những đảng viên Đảng dân chủ vẫn cố súy.
Tổng thống Trump sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn thực hiện những kế hoạch xây tường biên giới, luật nhập cư,… nếu không muốn nói là không thực hiện được nữa. Và ông còn phải đối diện với nguy cơ là Hạ nghị viện sẽ điều tra ông về những cáo buộc về tài chính và thông đồng với Nga trong kỳ ứng cử 2016.
Quan hệ với Trung Quốc thì theo nhiều nhà quan sát sẽ vẫn đi theo chiều hướng chống lại sự trỗi dậy và áp đặt luật lệ của Bắc Kinh. Vì cả hai đảng đều có chung ý tưởng này chỉ có cách làm là khác nhau thôi.
Joaquin Nguyễn, từ Virginia, Hoa Kỳ
BẦU CỬ MỸ: ĐẢNG DÂN CHỦ CHIẾM HẠ VIỆN, ĐẢNG CỘNG HÒA CỦNG CỐ THƯỢNG VIỆN
THU HẰNG, TRỌNG THÀNH/ RFI/ BVN 8-11-2018
Người ủng hộ đảng Dân Chủ vui mừng khi kết quả dần được thông báo ngày 06/11/2018. REUTERS/Leah Millis
Gần 236 triệu cử tri Mỹ được kêu gọi đi bỏ phiếu ngày 06/11/2018 để bầu lại toàn bộ Hạ Viện, 35 thượng nghị sĩ (trong đó có 2 ghế trống) và nhiều vị trí thống đốc. Đảng Dân Chủ chiếm lại Hạ Viện nhưng Thượng Viện vẫn nằm trong tay đảng Cộng Hòa.
Theo thông tin của CBS News về kết quả kiểm phiếu mới nhất, đảng Dân Chủ chiếm đa số ở Hạ Viện với ít nhất 220 ghế trên tổng số 435, đảng Cộng Hòa chiếm được 198 ghế. Tuy nhiên, Thượng Viện Mỹ vẫn thuộc về đảng Cộng Hòa, như dự kiến, với 51 ghế, so với 43 ghế của đảng Dân Chủ trên tổng số 100 ghế.
«Làn sóng xanh» chống Trump mà đảng Dân Chủ hy vọng đã không xảy ra. Tuy nhiên, với đa số của đảng Dân Chủ tại Hạ Viện, nửa nhiệm kỳ còn lại của vị tổng thống thứ 45 của Mỹ được cho là nhiều sóng gió.
Thông tín viên RFI Marie Bourreau tường thuật không khí tối bầu cử tại New York, thành trì của đảng Dân Chủ, nơi ông Cuomo được bầu lại làm thống đốc:
« Tinh thần lạc quan thận trọng là bầu không khí của buổi tối bầu cử tại Quảng trường Thời đại (Times Square) được thống đốc Cuomo tổ chức.
Nhiều tiếng reo hò vang lên khi thông báo ông được bầu tiếp nhiệm kỳ thứ ba. Một kết quả không gây ngạc nhiên nhưng cũng không có gì là thú vị đối với Marcos, một nhà hoạt động nghiệp đoàn trong ngành khách sạn, ủng hộ đảng Dân Chủ.
Ông nói: «Chúng tôi vẫn vững tin là kết quả sẽ khác ở New York. New York thuộc về chúng tôi. Tôi đi bầu cử lúc 6 giờ 30 sáng, cả gia đình tôi đi bỏ phiếu và chúng tôi đã thắng».
Donovan và Julie, mắt dán chặt trên các màn hình đưa kết quả dự đoán trên cả nước, thì tỏ ra dè dặt hơn. Làn sóng xanh từng được trông đợi đã không xảy ra.
Anh Donovan nói: «Tôi nghĩ là chúng tôi đẩy lui được một chút thời kỳ của Trump nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Đây là sự bác bỏ các chính sách từ Washington đến».
Về phần mình, Julie cho biết: «Tôi có cảm xúc lẫn lộn. Tôi hài lòng với những gì diễn ra ở New York nhưng tôi lo lắng cho phần còn lại của nước Mỹ. Có quá nhiều người phân biệt chủng tộc đã không thua như tôi mong muốn. Vì thế, đây là một chủ đề đáng lo ngại».
Không lấy lại được Thượng Viện, chiến thắng của đảng Dân Chủ có vị đắng. Tổng thống Trump đã giữ được căn cứ của ông và nước Mỹ dường như bị chia rẽ hơn bao giờ hết».
Trump ca ngợi «thành công vĩ đại», Pelosi hứa hẹn «quyền lực đối trọng»
Cho dù đảng Cộng Hòa bị mất đa số tại Hạ Viện, qua Twitter tối 06/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi cuộc bầu cử là «thành công lớn», và cám ơn những người ủng hộ đã cho phép phe Cộng Hòa củng cố được đa số tại Thượng Viện.
Theo người phát ngôn của tổng thống, ông Donald Trump đã gọi điện cho lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện, Mitch McConnell, để chúc mừng về «bước tiến lịch sử» của đảng này.
Về phần mình, lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Hạ Viện, bà Nancy Pelosi, 78 tuổi, người vừa tái cử dân biểu với 85,5% phiếu bầu, trước tiên hứa hẹn sẽ nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cho phép «đoàn kết» xã hội Mỹ, mà theo bà đang hết sức bị chia rẽ.
Bà Nancy Pelosi tuyên bố, chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua tại Hạ Viện cho phép ngăn chặn các mưu toan của chính quyền Trump và phe Cộng Hòa, tấn công vào chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm y tế Obamacare, liên quan đến 130 triệu người thu nhập thấp, chống lại «các thế lực lobby đang ngự trị tại Washington», cũng như bảo vệ quyền lợi của đông đảo người lao động. Nếu được đảng Dân Chủ chấp thuận làm chủ tịch Hạ Viện, bà Nancy Pelosi sẽ trở thành nhân vật quyền lực thứ ba của nước Mỹ, sau tổng thống và phó tổng thống.
Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181107-bau-cu-my-dang-dan-chu-chiem-ha-vien-dang-cong-hoa-cung-co-thuong-vien
VAI TRÒ CỦA THƯỢNG VIỆN VÀ HẠ VIỆN MỸ
MINH PHƯƠNG/ DÂN TRÍ 8-11-2018
Dân trí. Sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11, quốc hội Mỹ đã có sự phân chia lại quyền lực. Theo đó, đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện, trong khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau 8 năm. Một câu hỏi đặt ra là liệu bên nào quyền lực hơn.
>> Số phận cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sau bầu cử giữa kỳ
>> Bầu cử giữa kỳ Mỹ và những kịch bản chưa từng có trong lịch sử
>> Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Tổng thống Trump chúc mừng đảng Dân chủ giành lại Hạ viện
Sau bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện trong khi đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện. (Ảnh: New York Times)
Hạ viện
Hạ viện gồm tổng cộng 435 nghị sĩ và được bầu lại 2 năm một lần. Số nghị sĩ đại diện mỗi bang tương xứng với dân số của bang đó. Hiện California có số đại biểu đông nhất trong Hạ viện với 53 người.
Cũng giống Thượng viện, Hạ viện có quyền đề xuất các dự luật mới hay các sửa đổi luật. Thành viên ở hai viện này đều được bổ nhiệm vào các ủy ban phụ trách các lĩnh vực khác nhau như ngân sách, tư pháp.
Hạ viện có quyền lực đặc biệt: quyền đưa ra các đạo luật về thu nhập, phế truất các quan chức chính phủ, và bầu tổng thống nếu như đại cử tri đoàn không quyết định được ai thắng cử.
Thượng viện
Thượng viện thường được coi là có thanh thế hơn một phần là bởi số thượng nghị sĩ ít hơn nhiều so với số hạ nghị sĩ ở Hạ viện. Ngoài ra Hiến pháp Mỹ cũng trao cho cơ quan này những thẩm quyền đặc biệt. Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ đại diện với nhiệm kỳ 6 năm.
Cố Tổng thống Mỹ George Washington được cho là từng giải thích về mục đích của Thượng viện thiên về thảo luận hơn là Hạ viện do Thượng viện quy mô nhỏ hơn và thành viên của Thượng viện phục vụ nhiệm kỳ lâu hơn nên bầu không khí tại Thượng viện ít đảng phái hơn và hợp tác hơn Hạ viện.
Hiến pháp Mỹ trao cho Thượng viện quyền “kiểm tra và cân bằng quyền lực” của các thành phần khác trong chính phủ liên bang với việc phê duyệt các đề cử của tổng thống, trong đó có các đề cử đối với chức vụ như thẩm phán Tòa án tối cao, và quyền bầu Phó Tổng thống trong trường hợp không có ai nhận đa số phiếu đại cử tri. Các thượng nghị sĩ cũng được trao quyền thông qua hay phủ quyết các hiệp ước của Mỹ với nước ngoài.
Thượng viện cũng có vai trò đặc biệt trong các cuộc điều tra cấp liên bang. Ví dụ, một ủy ban của Thượng viện đã điều tra bê bối Watergate vào những năm 1970, hay điều tra các cáo buộc quấy rối tình dục chống lại Thẩm phán Clarence Thomas vào những năm 1990.
Thông qua các quy trình luận tội bắt đầu ở Hạ viện, vấn đề sẽ được gửi tới Thượng viện. Thượng viện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiến hành xét xử các vụ luận tội - điều mà họ đã làm với vụ luận tội Tổng thống Bill Clinton vào năm 1999. Để luận tội và phế truất tổng thống, cần có sự ủng hộ của ít nhất 2/3 thượng nghị sĩ.
Cơ quan nào quyền lực hơn?
Mặc dù Thượng viện và Hạ viện có vai trò giống nhau là giám sát hoạt động của chính phủ, nhưng những người lập quốc ở Mỹ cũng trao cho họ những thẩm quyền riêng, Ross Baker, một giáo sư về chính trị Mỹ tại Đại học Rutgers cho biết.
“Họ có những vai trò riêng biệt. Ở Thượng viện, đó là về việc bổ nhiệm và về các hiệp ước, còn ở Hạ viện là về thuế và chi tiêu ngân sách”, ông Baker nói. Do vậy, việc phân định bên nào quyền lực hơn không hề dễ dàng.
Với việc giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Dân chủ có thể chuẩn bị cho các phiên điều trần, các cuộc điều tra gần như tất cả các ngóc ngách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất - kế hoạch luận tội tổng thống - thì dường như không thay đổi. Với việc đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ít khả năng đảng Dân chủ sẽ tìm cách luận tội Tổng thống Donald Trump. Điều này bởi việc luận tội sẽ khó qua ải Thượng viện.
Minh Phương
Theo New York TimesTRANH LUẬN CHƯA HỒI KẾT VỀ 'TÂM TƯ PHONG TƯỚNG' TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
ĐỖ THƠM /GDVN 7-11-2018
Tại phiên thảo luận hôm 6/11, nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến về điều 25 dự thảo luật quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân.
Theo dự thảo, lực lượng công an có một đại tướng (Bộ trưởng Công an), không quá 6 thượng tướng (các thứ trưởng), không quá 35 trung tướng (lãnh đạo một số cục, giám đốc công an Hà Nội và TP.HCM), không quá 159 thiếu tướng (lãnh đạo một số cục, giám đốc công an 11 tỉnh, thành trực thuộc trung ương có đô thị loại 1, phó giám đốc công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Quochoi.vn
Thời bình có cần số lượng hàm tướng nhiều như dự thảo?
Đại biểu Phạm Văn Hòa – đoàn Đồng Tháp cho rằng, số lượng theo quy định của dự thảo Luật theo đại biểu là nhiều.
Theo đại biểu, trên thế giới hiện nay, có một số quốc gia Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an nói chung chỉ là dân sự mà họ vẫn chỉ đạo, chỉ huy cao nhất trong ngành.
Ở nước ta, lực lượng vũ trang là phải có cấp, hàm. Điều đó là không bàn cãi nhưng phải tính sao cho hợp lý.
“Trong điều kiện nước ta ở thời bình, được thế giới ca ngợi là quốc gia ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hàm tướng có cần thiết số lượng nhiều như thế hay không?
Cấp tướng thì phải có quân số nhất định để chỉ huy chứ không thể mang hàm tướng mà quân số chẳng là bao nhiêu.
Hàm trung tướng có chức vụ Cục trưởng và tương đương với số lượng 32 là nhiều, đề nghị nên có cân nhắc.
Hàm thiếu tướng nên có số lượng con số chẵn chứ không lẻ con số như dự thảo là 139. Tương tự hàm thiếu tướng có số lượng không quá 11 đối với Giám đốc công an hành chính tỉnh loại I.
Tôi cho rằng quy định như vậy còn bất cập với các tỉnh, thành phố còn lại.
Có tỉnh, thành phố hiện tại là loại II nhưng tiệm cận là loại I. Sau này lên loại I thì sao? Có được phong hàm thiếu tướng hay không vì đã đủ số 11?
Hay là linh động, điều động sang nơi khác để đảm bảo tròn số 11. Nếu hàm phong thiếu tướng thì con số sẽ vượt”, đại biểu phân tích.
Theo đại biểu Hòa, người mang hàm thiếu tướng của tỉnh này chưa chắc đã có chuyên môn, thời gian trong ngành cao hơn người mang hàm đại tá của tỉnh khác, như vậy sẽ không hợp lý.
Cùng là Giám đốc Công an tỉnh, thành phố như nhau mà có người mang hàm cấp tướng, có người lại mang hàm cấp tá do quy định trong luật.
Đại biểu Trần Hồng Hà. Ảnh: Quochoi.vn
Thu gọn đầu mối phải giám số lượng cấp tướng nhưng Luật lại đề nghị tăng
Cũng về nội dung trên, đại biểu Trần Hồng Hà – đoàn Vĩnh Phúc phát biểu đánh giá rất cao lực lượng công an đã đi đầu trong việc cải cách tổ chức bộ máy thu giảm đầu mối.
Chúng ta đã thu gọn đầu mối, giảm đầu mối thì phải đi liền với giảm biên chế và đặc biệt là phải giảm số lượng cấp tướng.
Tuy nhiên, trong dự thảo luật lần này chúng ta đề nghị lại tăng. Vấn đề này cũng cần phải hết sức xem xét thận trọng.
“Nếu chúng ta quy định như thế này thì sẽ rất khó trong việc điều động luân chuyển lãnh đạo cục từ cục nọ sang cục kia, có những cục có chuẩn quân hàm tướng, có những cục có trưởng quân hàm thiếu tướng.
Tôi đề nghị phải quy định rõ số lượng tướng. Tôi đồng tình và cũng nêu rõ là số lượng cán bộ cấp tướng biệt phái cũng cần phải nằm trong số lượng này”, đại biểu nói.
Ở địa phương, đại biểu đồng ý quy định rõ số lượng là 11, khống chế không quá 11.
Tuy nhiên, về tiêu chí đơn vị hành chính loại 1, đại biểu đồng tình với nhiều ý kiến là không nên theo xếp loại đơn vị hành chính.
Vì nay mai chúng ta phát triển thì sẽ có nhiều tỉnh đạt tiêu chí là đơn vị hành chính cấp 1.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu – đoàn Nghệ An lại cho rằng, việc quy định 11 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là thiếu tướng đối với Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân loại đơn vị hành chính loại 1 là phù hợp.
Bởi đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1 đã được phân loại theo tiêu chuẩn quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết 1221 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các tỉnh này là địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự, mỗi năm khởi tố từ 1.000 - 3.000 vụ án hình sự và số lượng bị can từ 1.500 - 6.000 bị can.
Quân số của Công an tỉnh đông từ 3.500 - 6.000 cán bộ chiến sĩ và tiếp tục sẽ tăng lên khi điều chỉnh lại lực lượng.
“Như vậy, công an tỉnh này cần phải được quan tâm tăng cường toàn diện trong đó có cấp bậc hàm cao nhất của 11 Giám đốc Công an tỉnh là đơn vị hành chính loại 1 thiếu tướng là phù hợp với tính chất công việc của Giám đốc công an địa phương trong thời điểm hiện nay”, vị đại biểu là Giám đốc công an Tỉnh Nghệ An nhấn mạnh.
Bộ Công an cam kết không tăng một biên chế nào từ nay đến năm 2021
Trong phần giải trình tại cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định, Bộ Công an cũng đã cam kết với Quốc hội từ khi trình dự án luật này là sẽ không tăng biên chế.
Điều cam kết này hoàn toàn có cơ sở vì trên thực tế đây là một việc đánh giá và bố trí lại lực lượng trong Công an nhân dân.
Việc này thì Chính phủ cũng đã đồng ý là từ nay cho đến năm 2021, Bộ Công an không tăng một biên chế nào, toàn bộ là sắp xếp trong nội bộ và duy trì biên chế hiện có.
"Từ nay cho đến năm 2021 khi mà sắp xếp, bố trí lực lượng Công an xã, thậm chí có thể nếu hoàn chỉnh, khi Luật Công an nhân dân ra đời, cũng không tăng biên chế", Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.
|
Đỗ Thơm
LOẠN TƯỚNG
TRƯƠNG DUY NHẤT/ truongduynhat.org/ BVN 8-11-2018
Loạn tướng. Phải gọi đúng thế.
Kết thúc chiến tranh, sau 1975, Việt Nam chỉ vỏn vẹn 36 tướng. Nay, quân đội đã tăng đến 415 tướng (3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung tướng, 313 thiếu tướng) [1].
Cộng thêm 205 tướng bên công an [2].
Chỉ tính 8 năm từ 2006 đến 2014, riêng quân đội đã có 231 sỹ quan cấp tướng được thụ phong, gồm 10 thượng tướng, 65 trung tướng và 157 thiếu tướng, gấp 20 lần số tướng trong kháng chiến chống Pháp và hơn 4 lần số tướng trong kháng chiến chống Mỹ.
Chưa kể một lượng khá khủng “thiếu tướng chìm”. Gọi nôm na là “đại tá nhô”, tức sỹ quan cấp đại tá không được phong hàm tướng nhưng lại hưởng lương tướng [3].
Trong chiến tranh, tướng chỉ để phong cho những chỉ huy thực tài và có chiến công hiển hách. Thời bình, nhiều sỹ quan văn phòng, giáo dục, y tế, bán buôn… cũng đeo hàm tướng.
Loạn từ đấy.
Đến một quân nhân hàm vụ trưởng kinh tài, tức chuyên bấm bàn tính chia lương cho lính cũng tướng. Bác sỹ bệnh viện cũng tướng. Một lão giảng viên, trưởng khoa Mác Lê cũng tướng. Một cậu quân nhân chuyên chuyện bán buôn như ông cựu Chủ tịch tập đoàn viễn thông Viettel Nguyễn Mạnh Hùng (nay là Bộ trưởng Thông tin truyền thông) cũng tướng. Một gã làm báo viết văn lăng nhăng như Hữu Ước cũng tướng, trung tướng mới tởm!
Tướng phong rất vớ vẩn. Phong vì cả nể. Không loại trừ khả năng chạy chọt. Dư luận, ngay cả trên báo chí chính thống cũng từng có thời đặt nghi vấn về “thị trường sao vạch” này.
Cực kỳ khôi hài, thậm chí là lố bịch khi vị đại tướng cựu Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh trước đây có lần tha thiết xin quốc hội đừng cắt giảm quân số tướng, vì “không phong tướng thì anh em rất tâm tư”.
Rồi ngay chiều qua 6/11, khi Quốc hội thảo luận sửa đổi luật công an nhân dân, thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch hội cựu chiến binh, cựu Thứ trưởng quốc phòng cũng “tâm tư” khi so bì định khung chuẩn cho tướng giữa ngành công an với quân đội:
“Việc phong hàm cho các đồng chí công an cũng là đáng mừng, nhưng nếu hai bên không công bằng thì sẽ thấy “tủi thân”. Giờ ngồi họp như nhau, một bên tướng, một bên tá thì cũng không vui lắm… Làm thế này, bên quân đội buồn, tủi thân” [4].
Ý ông, muốn so việc qui định giám đốc công an tỉnh thành được phong hàm tướng, trong khi chỉ huy trưởng quân sự các tỉnh thành lại chỉ được hàm đại tá.
So bì “anh ít tôi nhiều, anh được sao tôi không” trong việc phong tướng giữa quân đội và công an, nhiều khi nghe cứ như chuyện tị nạnh của bọn trẻ nít.
Nhớ hồi ông Hữu Ước còn Tổng Biên tập báo Công an, khi đó mới mang hàm đại tá. Khi nghe tin ông làm thủ tục “xin” hàm tướng, cũng có lời ra tiếng vào. Ông nghe được, cười rằng: nhiều người như tôi, thậm chí thua tôi, vẫn tướng. So với qui định khung, tôi thừa chuẩn, vậy tại sao lại không? Họ tướng thì tôi cũng tướng chứ!
Đại loại thế, quá lâu rồi, tôi không nhớ chính xác từng câu chữ ông nói, nhưng cơ bản nội dung vậy.
Rồi ông lên tướng thật. Thiếu tướng, rồi trung tướng mới kinh!
Trước đây, hồi tôi còn ở công an. Nhớ qui định chỉ giám đốc công an Hà Nội với Sài Gòn mới được phong hàm tướng, cũng chỉ kịch trần thiếu tướng. Khi đó tướng ít lắm, nghe là giật mình. Ngay cấp Bộ cũng cực ít. Ông Lê Thế Tiệm, năm 1990 ra ngồi ghế Tổng cục trưởng cảnh sát cũng chỉ hàm đại tá. Giờ, tất tật giám đốc công an các tỉnh thành đa phần đều tướng. Có nơi như Hà Nội, Sài Gòn, đến mấy tướng.
Thế nên, dân tình nhạo "tướng nhiều như lợn con” cũng chẳng oan gì.
Chưa bao giờ, cái danh "tướng" lại mỉa mai và ê chề đến thế.
Sửa luật, phải trên tinh thần dẹp tan loạn tướng này. Tướng là cấp hàm, không phải chức vụ. Luật, nên qui định đúng tinh thần đó. Không phải cứ bộ trưởng thì đại tướng, thứ trưởng thì thượng tướng, hay giám đốc công an tỉnh/thành thì thiếu tướng. Phong tướng, vì họ xứng hàm tướng, có tài năng và chiến công hiển hách. Không phải phong tướng vì họ là giám đốc, thứ, bộ trưởng…
[1]: https://vi.wikipedia.org/…/T%C6%B0%E1%BB%9Bng_l%C4%A9nh_Qu%…[2]: https://vi.wikipedia.org/…/T%C6%B0%E1%BB%9Bng_l%C4%A9nh_C%C…[3]: https://www.bbc.com/…/for…/2014/12/141221_nguyendangquang_vn[4]: http://www.baogiaothong.vn/phong-tuong-cong-an-khong-cong-b…T.D.N.
Nguồn: http://truongduynhat.org/loan-tuong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét