ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Bài học và lưu ý cho Việt Nam trước đề xuất "cùng khai thác" từ phía Trung Quốc(GD 24/9/2018)-Hợp tác trên Biển Đông theo đúng UNCLOS 1982, Trung Quốc có dám?(GD 23/9/2018)-Philippines đối mặt "bóng ma" lạm phát(KTSG 24/9/2018)-Trung Quốc có đỡ nổi đòn thuế của ông Trump?(VNN 25/9/2018)-Trung Quốc đang đối đầu với sự thù địch mới của Mỹ - Nhưng liệu nó đã sẵn sàng cho cuộc chiến?(BVN 25/9/2018)-Jane Perlez-Trung Quốc, chứ không phải Nga, mới là thách thức thật sự của châu Âu(BVN 25/9/2018)-Edward Lucas-Nỗi lo nền kinh tế bị Trung Quốc kiểm soát ở Zambia (KTSG 25/9/2018)-Bài phát biểu gây choáng của ông Trump trước LHQ(VNN 26/9/2018)-ASEAN trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 (KTSG 27/9/2018)-Kinh tế Ấn Độ gặp nguy vì giá dầu tăng mạnh (KTSG 27/9/2018)-Sau Trung Quốc, nước nào có thể bị ông Trump giáng đòn thuế? (VNN 27/9/2018)-Ông Trump úp mở về lá thư mới 'đặc biệt' vừa nhận từ Kim Jong Un(VNN 27/9/2018)-Ông Trump công khai 'tố tội' Trung Quốc trước LHQ (VNN 27/9/2018)-Donald Trump bài binh bố trận quyết buộc Trung Quốc “đầu hàng” (Kỳ 1) (BVN 27/9/2018)-Cuộc đấu Trump-Tập bao giờ ngã ngũ?(BVN 27/9/2018)-Trump kêu gọi chống CNXH, người Việt ‘thấm thía’ và ‘mong thành hiện thực’ (BVN 27/9/2018)-VOA-
- Trong nước: Những hình ảnh tại Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang(GD 26/9/2018)-Tàu khu trục của Hải quân Canada treo cờ rủ cập cảng Đà Nẵng( GD 26/9/2018)-Đồng bào miền Nam tiếc thương Chủ tịch nước Trần Đại Quang (KTSG 26/9/2018)-Nguyễn Thiện Nhân sẽ ngồi vào ghế Trần Đại Quang? (VNTB 26-9-18)-Bộ trưởng Quốc phòng lên thay cố Chủ tịch Trần Đại Quang? (VOA 26-9-18)-Ông Hà Huy Thắng là ai mà được bổ nhiệm khi không có chuyên môn về thận?(GD 27/9/2018)-
- Kinh tế: Hơn 1 năm, tòa nhà 18 tầng không phép của FLC vẫn chưa bị xử lý? (GD 27/9/2018)-Thành phố ra lệnh cấm, bóng cười vẫn bán công khai(GD 27/9/2018)-Khẩn trương nghiên cứu đầu tư, mở rộng Cảng hàng không Điện Biên(GD 26/9/2018)-Thực tiễn chờ... chính sách (KTSG 27/9/2018)-chuyện Grab-Mã vạch do nước ngoài cấp cho hàng gia công xuất khẩu phải đăng ký? (KTSG 26/9/2018)-Nguồn cung lúa gạo ở Đông Nam Á (KTSG 27/9/2018)-Nhà đầu tư “dồn” vốn vào khách sạn (KTSG 26/9/2018)-Đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường: Vẫn e ngại đường lậu (KTSG 26/9/2018)-Khách Việt đến xứ sở kim chi tăng đột biến hơn 40% (KTSG 26/9/2018)-Cẩn trọng với hàng Trung Quốc “mượn mác” Việt Nam (KTSG 26/9/2018)-Nokia chiếm 25% thị phần điện thoại Việt Nam (KTSG 26/9/2018)-Lo ngại “cơn lốc” đường lỏng HFCS (KTSG 26/9/2018)-Đưa chế định điều tra thuế vào Luật Quản lý thuế (KTSG 26/9/2018)-
- Giáo dục: “Một ngàn lẻ một” kiểu lạm thu ở trường học (bài 1)(GD 27/9/2018)-Tại sao ngành Giáo dục lại không được tuyển giáo viên?(GD 27/9/2018)-Không thể căn cứ vào giảm biên chế để không tuyển giáo viên(GD 27/9/2018)-Chính phủ sốt ruột vì thiếu giáo viên tại các tỉnh Tây Nguyên(GD 27/9/2018)-Hà Nội pha thêm những chất gì vào sữa học đường mà sữa ngoài không có? (GD 26/9/2018)-Ở trường em đã học thêm, vậy sao tối vẫn phải đến nhà thầy?(GD 27/9/2018)-‘Cô Nguyện từ điển’, bông hoa đẹp nơi vùng trũng Thái Bình(GD 27/9/2018)-Vẫn chưa xác minh xong bằng Thạc sĩ của ông Trần Quang Nam(GD 27/9/2018)-Cô giáo kiện đòi bồi thường danh dự ở Cà Mau lại tiếp tục đi tìm công lý(GD 27/9/2018)-Cần có quy định Ban giám hiệu dạy thao giảng dự giờ(GD 27/9/2018)-Hiệu phó trường Lê Văn Tám nhiều lần bị kỷ luật oan sai vì tố Hiệu trưởng (GD 27/9/2018)-
- Phản biện: Giáo dục, chọn người làm, kinh phí hay 99% đỗ tốt nghiệp? (GD 26/9/2018)-Xuân Dương-Việt Nam - Dân Tộc Rời Rạc Và Đầy Sân Hận? (viet-studies 26-9-18)-Quách Hạo Nhiên-Không thể xuyên tạc bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo(QĐND 26/9/2018)-Bắc Hà-Quan hưu rồi vẫn ‘xuất ngoại học hỏi’(TVN 26/9/2018)-Nguyễn Duy Xuân-Lời Bạt cuốn ‘Ký 2’ của Đinh Quang Anh Thái(BVN 27/9/2018)-Phạm Đoan Trang- Cuộc đấu Trump-Tập bao giờ ngã ngũ?(BVN 27/9/2018)-Ngô Nhân Dụng-Tiền lương và tiền xăng(BVN 27/9/2018)-Trần Thành-Lời chia buồn với ông Chủ tịch(BVN 26/9/2018)-Bùi Quang Vơm-Bóng đè chế độ và hội chứng ‘hốt cú chót’(BVN 26/9/2018)-Phạm Chí Dũng-Bố già Sài Gòn Lê Thanh Hải gần lao lý hơn bao giờ hết!(BVN 26/9/2018)-Minh Quân-Những di sản - thành tích của Bộ trưởng C.A, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang(BVN 25/9/2018)-Vũ Quốc Ngữ-Chết chưa phải là đã hết…(BVN 25/9/2018)-Song Chi-Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang: thân Mỹ và cứng rắn với bất đồng chính kiến?(BVN 25/9/2018)-Ánh Liên-
- Thư giãn: Đi du lịch, xin em đừng hành xác!(GD 26/9/2018)-Mối đe dọa từ dịch vụ chia sẻ phòng (KTSG 27/9/2018)-Tan Hooi Ling - vị nữ tướng nơi hậu trường của Grab (KTSG 26/9/2018)-Có một nhà báo Trần Đại Quang (CAND 26-9-18)-Buổi họp lớp của Chủ tịch nước qua lời thầy giáo tiếng Trung(VNN 27/9/2018)-Điều đặc biệt ở đoàn 800 người vào viếng Chủ tịch nước(VNN 27/9/2018)-
CUỘC ĐẤU TRUMP-TẬP BAO GIỜ NGÃ NGŨ ?
NGÔ NHÂN DỤNG/ DV/ BVN 27-9-2018
Hôm Thứ Sáu, 21 Tháng Chín, 2018, du khách ngoại quốc xếp hàng để vào Apple Store mua những chiếc iPhone mới nhất ở Thượng Hải. Trung Quốc áp đặt mức tăng thuế mới đối với hàng hóa của Mỹ vào Thứ Hai, 24 Tháng Chín, và cáo buộc Washington bắt nạt, không thỏa hiệp trong một cuộc chiến gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. (Hình: Chinatopix via AP)
Tổng thống Donald Trump chắc tính toán đến năm 2019 Chủ tịch Tập Cận Bình không chịu đựng được áp lực của cuộc chiến tranh quan thuế, sẽ xin hàng. Với thành tích đó, qua năm 2020, ông Trump sẽ đắc cử lần nữa.
Tất nhiên, ông Tập Cận Bình không nghĩ như vậy.
Đây là điểm khác biệt giữa tâm lý người Mỹ và người Trung Hoa. Người Mỹ muốn kết quả nhanh, người Tàu kiên nhẫn đợi. Giá cổ phiếu các công ty Mỹ lên xuống tùy theo mức lợi tức lên xuống sau mỗi ba tháng. Dân Mỹ bỏ phiếu bầu mỗi hai năm hoặc bốn năm, cho nên các nhà chính trị cũng được dân phán xét theo thành tích bốn hoặc hai năm.
Hai năm, hoặc bốn năm mà chưa thấy thành tích nào thì dân Mỹ cho đại biểu về vườn. Dân Mỹ vẫn quen như thế.
Hôm Thứ Ba, 25 Tháng Chín, Tổng thống Donald Trump mới tự đánh giá mình, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông nói rằng chưa đầy hai năm mà chính quyền của ông đã thành công hơn tất cả các Chính phủ Mỹ trước đây (trong hơn 200 năm). Nói xong, ông mỉm cười và cả hội trường cũng bật cười!
Người Trung Hoa thì khác. Hồi ông Chu Ân Lai còn sống, khoảng 1970, có nhà báo Pháp hỏi ông đánh giá thế nào về cuộc cách mạng dân quyền ở Pháp? Ông thủ tướng Tàu trả lời: Còn sớm quá, chưa thể đánh giá được. Cách mạng 1789 đã xảy ra gần 200 năm trước!
Như vậy thì ông Trump muốn cuộc chiến mậu dịch kết thúc trong vòng một, hai năm; còn ông Tập Cận Bình có thể chấp nhận kéo dài, bao lâu cũng được.
Câu hỏi là: Liệu ông Tập Cận Bình chịu đựng được bao lâu?
Trong cuộc đấu này, ông Trump nắm những quân bài tốt hơn, cứ nhìn vào các con số thì thấy. Ví thử hai nước đấu trận quan thuế đến cùng, đưa đến việc giao thương bế tắc, thì bên nào sẽ bị gục trước?
Khi ông Trump bắt đầu đánh thuế trên $34 tỷ, rồi $16 tỷ hàng của Tàu đầu tiên, ông Tập bèn đánh trả trên những số lượng tương xứng. Ông Trump nâng thêm $200 tỷ và đe dọa thêm $267 tỷ, ông Tập chỉ có thể đánh trả $50 hay $60 tỷ. Ông Tập thiếu bài để đấu lại, vì mỗi năm Mỹ chỉ bán cho Tàu $150 tỷ thôi, mua của Tàu $500 tỷ.
Hơn nữa, kinh tế Trung Quốc, tính bằng Tổng sản lượng nội địa (GDP), tùy thuộc 38% vào xuất nhập cảng; còn ngoại thương chỉ chiếm 27% kinh tế Mỹ. Như vậy thì những cú đá Trump đánh vô hàng Tàu sẽ đau hơn là các cú đấm Tập đánh vào hàng Mỹ. Cuộc chiến sẽ diễn ra như một cuộc chiến tranh hao mòn, mỗi bên tấn công bên kia; thành lũy bên nào đổ trước thì phải thua.
Hai bên đã dàn trận, những phát súng đầu tiên đã nổ. Dựa trên các con số thuần túy kinh tế ta thấy Tập Cận Bình yếu hơn hẳn Donald Trump, và sẽ còn yếu nữa trong một, hai năm tới. Ông Trump cũng tấn công cầm chừng, mới nã súng 10% thuế quan trên $200 tỷ, nhưng sẽ dùng trọng pháo 25% vào đầu năm 2019 nếu ông Tập chưa quy hàng. Sau đó, mới đánh trên tất cả các mòn hàng Mỹ mua từ nước Tàu. Trong khi đó, coi bộ ông Tập Cận Bình hết các mục tiêu để tấn công.
Ông Tập Cận Bình có thể chờ viện binh đến cứu hay không? Cùng lắm Trung Cộng có thể dựa vào Nga; còn Châu Âu, Nhật Bản, Nam Hàn, chắc sẽ đứng về phía Mỹ.
Nhưng ông Tập Cận Bình vẫn có thể chờ. Vì tuy Tàu chỉ bắn được vào một số nhỏ các mục tiêu ở Mỹ so với những thiệt hại do Mỹ gây ra cho Tàu, nhưng người Mỹ sẽ cảm thấy đau hơn, vì họ không chịu đau giỏi như dân Trung Hoa.
Trong nước Mỹ, con số những xí nghiệp và người tiêu thụ bị thiệt hại vì chiến tranh mậu dịch không nhiều nhưng họ rất lớn tiếng. Mới đau một chút họ đã kêu trời kêu đất lên. Và họ có quyền dùng lá phiếu để chọn người đại biểu.
Còn trong nước Tàu, tiếng nói của người dân rất yếu ớt. Mà khi có người kêu than, thì chính quyền cộng sản có thể bịt miệng ngay.
Hơn nữa, những người ở nước Tàu bị thiệt hại vì chiến tranh mậu dịch xưa nay vẫn bị Đảng Cộng sản coi thường. Đó là những xí nghiệp hạng nhỏ hay hạng trung đang sống nhờ xuất cảng. Phần lớn đó cũng là các nhà kinh doanh tư; xưa nay vẫn bị Đảng Cộng sản gạt ra bên lề. Các ngân hàng lo cho các doanh nghiệp nhà nước vay, còn các xí nghiệp tư phải vay chợ đen. Những xí nghiệp lớn, có vai trò chiến lược, đều nằm trong tay Đảng Cộng sản, lại thường không sống nhờ xuất cảng qua Mỹ. Nếu mất thị trường Mỹ họ có thể đi tìm các thị trường Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, nơi người tiêu thụ không khó tính lắm.
Cả hai chính phủ đều có thể tìm cách trợ giúp những nhà sản xuất và người tiêu thụ bị thiệt hại vì chiến tranh mậu dịch. Chính phủ Trump đã trợ cấp các trại trồng đậu nành mấy tỷ đô la. Nhưng chính những nhà nông được trợ cấp đó không hài lòng. Họ không tin nhà nước Mỹ có thể tiếp tục trợ cấp mãi mãi vì có ngày chính phủ sẽ thay đổi; trong khi đó họ có thể sẽ mất các khách hàng bên Tàu mãi mãi. Ngược lại, ông Tập Cận Bình có thể tùy thích muốn trợ cấp ai cũng được, bao lâu cũng được, mà không trợ cấp cũng chẳng sao.
Khi nói rằng Mỹ đánh thuế nhập cảng trên $500 tỷ hàng mua từ nước Tàu, chúng ta thấy con số $500 đó lớn thật. Nhưng cũng nên biết rằng nếu người Tàu bán bớt một tỷ đô la hàng qua Mỹ thì tất cả một tỷ đó đều do người Tàu làm ra. Rất nhiều hàng hóa đem từ Tàu qua Mỹ bán mà trong đó có những bộ phận đem từ các nước khác tới, kể cả nước Mỹ. Thí dụ trong mỗi chiếc iPhone bán ra, người trong nước Tàu chỉ nhận được 1% giá bán, còn phần lớn là do người Mỹ thu lợi, rồi đến người Nguyên, Nam Hàn.
Cho nên, trong cuộc đấu tay đôi này, khi tính về thiệt hại tương đối giữa hai bên, ông Trump sẽ bị áp lực của dân chúng, còn ông Tập có thể bất cần. Ông Trump phải kết thúc thắng lợi trong vòng một, hai năm. Ông Tập chờ bao lâu cũng được.
Cuộc chiến cuối cùng sẽ là chiến tranh tâm lý. Bên nào chịu đựng giỏi, chịu đựng được lâu, bên đó sẽ thắng. Người Trung Hoa chịu đau giỏi hơn người Mỹ không? Có lẽ họ chịu sống cực khổ giỏi hơn.
Một lý do khiến ông Tập Cận Bình vững bụng hơn ông Donald Trump trong cuộc đấu này, là tâm lý dân Trung Hoa do lịch sử tạo ra từ hai trăm năm trước. Người Trung Hoa không bao giờ quên nước họ đã chịu nhục nhã trước các nước Tây phương từ thế kỷ 19. Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục vận dụng tâm lý bài ngoại đó để thống trị hơn một tỷ dân dễ dàng hơn. Trung Cộng vẫn rêu rao là Mỹ đang tìm cách bao vây nước Tàu, không cho ngoi lên hàng cường quốc (có một phần đúng)!
Nếu trong cuộc chiến tranh mậu dịch này người dân Trung Hoa bị thiệt hại, thì Đảng Cộng sản sẽ tuyên truyền kích thích họ thù ghét người nước ngoài hơn, để chạy tội cho Đảng Cộng sản!
Vậy bao giờ cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ-Hoa mới chấm dứt?
Nó có thể kết thúc trước năm 2020, nếu ông Tập Cận Bình bằng lòng hợp tác giúp ông Donald Trump thắng cử. Đây không phải là điều không thể xảy ra được. Ông Tập Cận Bình có thể tặng ông Donald Trump một bàn thắng dễ thấy trước mắt và dễ đem ra khoe nhất, để đổi lại một nhượng bộ khác có giá trị lâu dài hơn.
Nhưng dù chiến tranh mậu dịch có tạm ngưng, thì cuộc chiến tranh thực sự trên mặt trận kinh tế giữa hai nước không thể nào tránh được và sẽ kéo dài. Ít nhất cho tới khi chế độ Cộng sản ở Trung Quốc chấm dứt. Trong bài tới, mục này sẽ giải thích tại sao.
N.N.D.
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/cuoc-dau-trump-tap-bao-gio-nga-ngu/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét