ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Thượng nghị sĩ John McCain qua đời(GD 26/8/2018)-GS. Tom Patterson: 'McCain đã học từ người Việt Nam về lòng vị tha'(TVN 27/8/2018)-‘CHIẾN TRANH KHỐN NẠN HẾT CHỖ NÓI’ - CÁC CÂU ĐÁNG TRÍCH DẪN CỦA JOHN MCCAIN(BVN 27/8/2018)-By THE ASSOCIATED PRESS-Đức cảnh giác với đầu tư từ Trung Quốc, ngài Donald Trump đã đúng(GD 26/8/2018)-Tham vọng nhà máy thông minh của Trung Quốc (KTSG 26/8/2018)-Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ ra sao nếu Trump bị luận tội? (KTSG 26/8/2018)-Gót chân Asin của Trung Quốc đã lộ rõ (viet-studies 26-8-18)-Nguyễn Quang Dy-Vì sao Việt Nam đăng cai hội thảo an ninh về Ấn Độ Dương? (VOA 26-8-18)-Hình ảnh chân thực về cuộc sống trong cảnh siêu lạm phát ở Venezuela(VNN 27/8/2018)-
- Trong nước: Trung bình cứ 9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước(VNN 27/8/2018)-Thêm xế hộp Thanh Hóa lao như điên, húc tung gác chắn(VNN 27/8/2018)-Trợ lý Chủ tịch QH đề nghị giảm số bộ ngành xuống dưới 22(VNN 27/8/2018)-Chính phủ Việt Nam lại bị kiện(BVN 26/8/2018)-Tâm Don-
- Kinh tế: Có những cán bộ quản lý thị trường đạo đức yếu kém(GD 27/8/2018)-Xử lý nghiêm vi phạm về đầu tư xây dựng, lợi ích nhóm, tiêu cực(GD 27/8/2018)-110/NQ-CP-Nợ công 3,5 triệu tỷ đồng, quên 60 tỷ USD 'ngủ yên' trong két(VNN 27/8/2018)-Quà của hành trình (KTSG 27/8/2018)-Hoa Sen và áp lực nợ (KTSG 27/8/2018)-Chuyển đổi thuê bao 11 số qua 10 số: dùng ứng dụng di động (KTSG 27/8/2018)-Đằng sau các con số nợ (KTSG 26/8/2018)-Phụ huynh Việt Nam chi tiêu nhiều cho dụng cụ học tập của con cái (KTSG 26/8/2018)-Quy định mới về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (KTSG 26/8/2018)-Chuyên gia đề xuất 4 giải pháp thu hút 60 tỉ đô la trong dân (KTSG 26/8/2018)-Lãi suất liệu có tăng? (KTSG 26/8/2018)-Di dời cảng trên sông Sài Gòn: Lộ diện những mảnh đất vàng (VF 26-8-18)-Vì sao nông sản Việt gặp khó tại thị trường Trung Quốc? (Zing 25-8-18)-Bao giờ điều tra xong vụ nhập thuốc giả của Việt Nam Pharma?(BVN 26/8/2018)-Trúc Giang-
- Giáo dục: Kỳ lạ, chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 giống y chang 2 năm học trước(GD 27/8/2018)-Quy trình thi quốc gia sẽ tiếp tục được cải cách (GD 27/8/2018)-Phương án thi lớp 10 của Hà Nội đang đi ngược lại với mục tiêu giáo dục(GD 27/8/2018)-Các bậc cha mẹ cần nhớ, con cái không phải vật hy sinh của mình(GD 27/8/2018)-Cây đa cây đề còn đó, chiến sĩ thi đua đâu tới phần thầy cô(GD 27/8/2018)-Thầy Phạm Toàn mời cộng tác, để giúp học sinh hết lớp 12 biết cách tự học(GD 27/8/2018)-Trường Hàn Thuyên gian lận điểm thi để học sinh… lên lớp(GD 27/8/2018)-Em sẽ học giỏi để sau này xây được ngôi nhà khang trang, mơ ước(GD 27/8/2018)-Nông dân học tiếng Anh để phát triển du lịch đồng quê(GD 27/8/2018)-Hải Phòng trao 200 cặp sách cho học sinh nghèo vượt khó(GD 27/8/2018)-Nên dừng việc kiểm tra trắc nghiệm ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở(GD 26/8/2018)-Bộ Giáo dục đã chấp nhận cách đánh vần “lạ” cho học sinh lớp 1(VNN 27/8/2018)-
- Phản biện: Nồi nước dùng bẩn, hành lý bị ném…: Ai thấy mà lo?(TVN 26/8/2018)-Trúc Nguyễn-Việt Nam: dấu mốc quan trọng trong cuộc đời McCain(BVN 27/8/2018)-BBC-John McCain và dấu nối giữa hai quốc gia(BVN 27/8/2018)-FB Khanh Nguyen-John McCain và Biển Đông(BVN 27/8/2018)-Trung Tâm dữ liệu Hoàng Sa-Vĩnh biệt một con người chân chính – một người bạn lớn của đất nước Việt Nam (BVN 26/8/2018)-Hương Giang-Đặc khu kinh tế: đừng thận trọng bằng đẩy mạnh tuyên truyền!(BVN 27/8/2018)-Ánh Liên-Có bác sĩ nào cố ý làm chết người hay không?(BVN 27/8/2018)-Thảo Vy-Gót chân Asin của Trung Quốc đã lộ rõ(BVN 26/8/2018)-Nguyễn Quang Dy-Nỗi buồn Tháng Tám(BVN 26/8/2018)-Nguyễn Thượng Long-Vấn đề đặc khu hay chìa khoá mối quan hệ song phương Việt - Trung?! (BVN 26/8/2018)-Ánh Liên-Điều không thể bị tước đoạt(BVN 26/8/2018)-Tuấn Khanh-
- Thư giãn: Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (30) - Giá như tôi biết trước những điều này(GD 27/8/2018)-Cái chân cua dài nửa mét giá 4 triệu: Hà thành ăn chơi, hưởng 1 lần cho sướng(VNN 27/8/2018)-U23 Việt Nam vs U23 Syria: Vé bán kết lịch sử?(VNN 27/8/2018)-
THƯỢNG NGHỊ SỸ JOHN McCAIN QUA ĐỜI
HỒNG THỦY/ GDVN 26-8-2018
Cố Thượng nghị sĩ John McCain, ảnh: Reuters.
(GDVN) - Nhiều người Việt Nam bày tỏ lòng thương tiếc trước tin ông John McCain qua đời. Sinh thời, ông là người thúc đẩy mạnh mẽ bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
Fox News ngày 25/8 đưa tin, Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời ở tuổi 81 vì căn bệnh ung thư não vào ngày thứ Bảy 25/8 (ngày Chủ nhật 26/8 giờ Việt Nam).
Với 36 năm giữ vai trò thành viên Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ John McCain đã cống hiến cả đời mình để bảo vệ an ninh và an toàn của nước Mỹ.
Fox News đánh giá, ông là một chuyên gia thực sự am hiểu những thách thức mà Hoa Kỳ phải đối mặt, cũng như cách ứng phó với những thách thức đó bằng một quân đội mạnh mẽ, được bảo đảm vững chắc để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Sinh thời, Thượng nghị sĩ John McCain đã đưa ra nhiều dự đoán an ninh quốc gia quan trọng mà lịch sử cho thấy là chính xác.
Với châu Á, John McCain là người sớm ủng hộ và thúc đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực này sớm trở thành trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.
Ông đặc biệt quan tâm đến sự tích tụ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, dự đoán chính xác những nguy hiểm ở phía trước. [1]
Ngày 30/5 năm ngoái, Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại Sydney, Australia trước thềm cuộc Đối thoại An ninh Shangri-la:
"Tôi nghĩ rằng, rõ ràng người Trung Quốc đã bồi lấp các đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng, bằng cách đó họ đang vi phạm luật pháp quốc tế."
Ông khẳng định Trung Quốc hành xử như một kẻ bắt nạt trong khu vực. [2]
The Washington Post ngày 26/8 đăng lời chia buồn, ca ngợi và đánh giá về cố Thượng nghị sĩ John McCain từ các chính khách khắp nơi trên thế giới, từ đồng minh, đối tác cho đến đối thủ của Hoa Kỳ.
Tờ báo gọi cố Thượng nghị sĩ là một nhà bảo vệ tuyệt vời của tự do, nếu bất kỳ ai từng nghi ngờ tầm vóc toàn cầu của ông, thì những lời chia buồn từ khắp nơi trên thế giới gửi về Hoa Kỳ hôm Chủ nhật sẽ dễ dàng thuyết phục họ.
Với Việt Nam, Thượng nghị sĩ John McCain được biết đến như một người nỗ lực không mệt mỏi thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước, và thúc đẩy hợp tác Việt - Mỹ phát triển.
Từng là tù binh trong Chiến tranh Việt Nam, một thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1985 ông đã quay trở lại Việt Nam trên cương vị một Thượng nghị sĩ trẻ.
Từ đó trở đi, ông định kỳ thăm lại Việt Nam nhiều lần, gần đây nhất là năm ngoái để gặp gỡ các đối tác Việt Nam về việc đàm phán kết thúc lệnh cấm vận vũ khí đã được dỡ bỏ một phần năm 2016.
Nhiều người dân Việt Nam đã bày tỏ lòng thương tiếc khi nghe tin Thượng nghị sĩ John McCain qua đời. [4]
Tân Hoa Xã khi đưa tin Thượng nghị sĩ John McCain từ trần, đã ghi nhận, Tổng thống Donald Trump đã gửi lời chia buồn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc trên mạng xã hội Twitter.
Sinh thời, ông John McCain là người phê bình chủ yếu của Tổng thống Donald Trump trong Đảng Cộng hòa. Hai người từng nhiều lần chỉ trích nhau kịch liệt.
Thượng nghị sĩ John McCain sinh năm 1936, xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc có ông nội và cha đẻ đều là Thượng tướng quân đội Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp trường quân sự, ông trở thành phi công hải quân và tham gia Chiến tranh Việt Nam, bị bắt làm tù binh 5 năm sau khi chiếc máy bay do ông lái bị bắn rơi trên hồ Trúc Bạch.
Về nước, John McCain tham gia chính trường, năm 1982 trở thành Hạ nghị sĩ, 1986 trở thành Thượng nghị sĩ. Ông có 2 lần tranh cử Tổng thống năm 2000 và 2008, nhưng đều thất bại. [5]
Nguồn:
[1]http://www.foxnews.com/opinion/2018/08/25/farewell-to-john-mccain-devoted-his-life-to-protecting-safety-and-security-america.html
[2]https://www.reuters.com/article/us-australia-usa-mccain/china-is-behaving-like-a-bully-in-south-china-sea-mccain-idUSKBN18Q0WZ
[3]https://www.washingtonpost.com/world/2018/08/26/a-great-defender-liberty-world-leaders-mourn-sen-john-mccain/?utm_term=.559679e863dd
[4]https://www.dailysabah.com/asia/2018/08/26/many-in-vietnam-mourn-former-war-prisoner-mccains-death-recall-reconciliation-efforts
Hồng Thủy
'McCAIN ĐÃ HỌC TỪ NGƯỜI VIỆT NAM VỀ LÒNG VỊ THA'
GS. Tom Patterson /TVN 27-8-2018
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, Joe Lieberman và John McCain nói chuyện tại Washington năm 2008. Ảnh: Reuters.
tvn- John McCain là hiện thân của những gì người ta hy vọng ở một chính trị gia, nhưng hiếm có. Ông là người đã đặt nguyên tắc lên trên lòng trung thành với đảng phái, và đặt lợi ích công lên trên lợi ích cá nhân.
Năm ngoái, John McCain đã được nhận Huân chương Tự do của Trung tâm Hiến pháp Quốc gia vì cam kết với các ý tưởng cao cả. Trước ông, chỉ có hai người được nhận Huân chương này là Nelson Mandela và Đạt lai Lạt ma. Những gì McCain từng nói là chỉ dẫn về con người ông và phẩm cách lãnh đạo của ông.
GS. Tom Patterson: 'McCain đã học từ người Việt Nam về lòng vị tha'
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, Joe Lieberman và John McCain nói chuyện tại Washington năm 2008. Ảnh: Reuters.
McCain nói rằng những người “từ bỏ các lý tưởng của mình” và đặt chúng ta chống lại người khác “là không yêu nước”. “Chúng ta là những người trông coi các ý tưởng đó”. Ông kết luận: “Tôi đã được truyền cảm hứng bởi việc phục vụ những người yêu nước giỏi hơn tôi. Tôi đã thấy nhiều người Mỹ hy sinh cho đất nước mình và các sự nghiệp của đất nước, cho những người có còn xa lạ với họ nhưng vì nhân loại chung, những sự hy sinh còn khó khăn hơn là sự phục vụ mà tôi được yêu cầu. Tôi đã thấy việc tốt mà họ làm, những tính mạng mà họ giải phóng khỏi sự độc tài và bất công, niềm hy vọng mà họ thắp nên, và những giấc mơ mà họ đã biến thành hiện thực”.
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, Joe Lieberman và John McCain nói chuyện tại Washington năm 2008. Ảnh: Reuters.
McCain nói rằng những người “từ bỏ các lý tưởng của mình” và đặt chúng ta chống lại người khác “là không yêu nước”. “Chúng ta là những người trông coi các ý tưởng đó”. Ông kết luận: “Tôi đã được truyền cảm hứng bởi việc phục vụ những người yêu nước giỏi hơn tôi. Tôi đã thấy nhiều người Mỹ hy sinh cho đất nước mình và các sự nghiệp của đất nước, cho những người có còn xa lạ với họ nhưng vì nhân loại chung, những sự hy sinh còn khó khăn hơn là sự phục vụ mà tôi được yêu cầu. Tôi đã thấy việc tốt mà họ làm, những tính mạng mà họ giải phóng khỏi sự độc tài và bất công, niềm hy vọng mà họ thắp nên, và những giấc mơ mà họ đã biến thành hiện thực”.
Nói theo một cách nào đó, McCain không hẳn là một người bảo vệ nhân loại thông thường. Ông là con trai của một đô đốc Hải quân Mỹ và máy bay của ông bị bắn hạ khi đang thực hiện đánh bom trên bầu trời Hà Nội.Sau đó ông đã bị giam giữ một vài năm.
Sự việc khiến ta hiểu sâu hơn về con người này bắt đầu khi Việt Nam đồng ý trả tự do cho ông nhờ vị thế của cha. McCain đã nói rằng ông sẽ vẫn ở lại nếu các phi công người Mỹ khác cùng tham chiến vẫn chưa được thả.
Khi chiến tranh kết thúc, ông được trả về Mỹ, McCain đã không dùng sự cay đắng để đáp trả thời gian bị cầm tù, mà đáp lại bằng một quyết tâm giải quyết nguyên nhân chia rẽ giữa Việt Nam và Mỹ dẫn tới chiến tranh. Cùng với người bạn thượng nghị sĩ và cũng là một cựu binh trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam John Kerry, McCain đã làm nhiều hơn bất kỳ người Mỹ nào có thể làm để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
GS. Tom Patterson: 'McCain đã học từ người Việt Nam về lòng vị tha'
Năm 1996, McCain (thứ ba từ trái sang) đến Việt Nam và gặp lại ông Mai Văn Ổn, một trong những người đã cứu ông từ hồ Trúc Bạch khi McCain phải nhảy dù xuống đây năm 1967. Ảnh: AP.
McCain không mắc nhiều lỗi trong sự nghiệp của mình, nhưng ông đã nhận trách nhiệm về các lỗi mình gây ra. Ông trở lại để chứng kiến và nói rằng cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam là sai lầm. Và ông công khai thể hiện sự hối tiếc vì đã bỏ phiếu cho cuộc xâm lược của Mỹ tại Iraq vào năm 2003. Một trong những ví dụ rõ nhất về việc ông tuân thủ nguyên tắc là trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008. Ông đối đầu với ứng cử viên Barack Obama, người mà rất nhiều người trong đảng của ông cho là có âm mưu Hồi giáo nhằm hủy hoại nước Mỹ từ bên trong. Khi được hỏi một câu về tác động đó trong chiến dịch tranh cử, McCain đã ngay lập tức phản đối, và khẳng định rằng Obama là một người Mỹ nghiêm túc và tận tâm.
McCain là một người Cộng hòa và hầu hết các quan điểm chính trị của ông đều phù hợp với quan điểm của đảng Cộng hòa. Nhưng ông nhất quyết không để cho lòng trung thành với đảng phái đó ảnh hưởng tới quyết định của mình về cách chính trực nhất để làm chính trị.
Trong đảng, ông là người chỉ trích công khai nhất Tổng thống Donald Trump về thái độ không thèm đếm xỉa đến truyền thống và thiếu tôn trọng các thể chế và luật pháp. McCain không ngừng chỉ trích Tổng thống Trump vì đã không đi đầu thế giới trong sự nghiệp tự do. McCain nói: “Từ bỏ các lý tưởng mà chúng ta đã thúc đẩy trên khắp địa cầu, từ bỏ các nghĩa vụ của một người lãnh đạo thế giới và nghĩa vụ của chúng ta phải duy trì ‘niềm hy vọng tốt nhất cuối cùng của trái đất’ chỉ vì chủ nghĩa dân tộc giả mạo và nửa vời… là không yêu nước, giống như gắn với bất kỳ giáo điều nào khác trong quá khứ”.
John McCain ra đi, nước Mỹ đã mất đi một người lãnh đạo vĩ đạo, và Việt Nam mất đi một người bạn thực sự. McCain đã học từ người Việt Nam về lòng vị tha, về nhân loại của chúng ta, về thảm kịch có thể xảy ra khi các nước mạnh tìm cách dọa nạt những nước nhỏ hơn. Các chuyến thăm lại Việt Nam của ông là một sự chuộc tội vì ông đã giúp kéo hai nước cựu thù xích lại gần nhau hơn. Ông nói: “Không gì trong cuộc sống làm cho mình tự do hơn là chiến đấu vì một sự nghiệp lớn hơn chính mình, cái vây quanh bạn, nhưng không được quyết định bởi mỗi sự tồn tại của bạn”.
*Tom Patterson, GS Chính phủ và báo chí trường ĐH Harvard, thành viên Hội đồng quản trị Viện Michael Dukakis
VIỆT NAM: DẤU MỐC QUAN TRỌNG TRONG CUỘC ĐỜI McCAIN
BBC /BVN 27-8-2018
Ảnh: GETTY IMAGES - John McCain nhiều lần quay trở lại Việt Nam, đây là lúc ông trở lại vào năm 1992
Thượng nghị sĩ John McCain trong một chuyến thăm tới Hà Nội. Ảnh: VOA
Chào đời vào ngay đêm trước khi nổ ra Đệ nhị Thế chiến, John McCain sinh ra vào thời kỳ Hoa Kỳ bắt đầu trở thành một siêu cường.
Vị cựu chiến binh Cuộc chiến Việt Nam, thượng nghị sỹ Cộng hòa suốt sáu nhiệm kỳ, vừa qua đời hôm 25/8/2018, thọ 81 tuổi.
Cuộc đời ông kéo dài một vòng cung trải qua những gì Henry Luce từng dự đoán sẽ là kỷ nguyên của nước Mỹ - thời điểm mà sức mạnh chính trị, quân sự và văn hóa Hoa Kỳ trở nên vô song trên toàn cầu.
Ông đã từng chiến đấu ở Việt Nam và chịu tù đày khổ ải sau khi bị bắt giữ.
Ông trở thành ngôi sao sáng trên chính trường Mỹ, suýt nữa thì không chống nổi sự cám dỗ, sức mạnh tiền bạc và sự ảnh hưởng trong nền dân chủ Hoa Kỳ.
Ông từng hai lần được đề cử làm ứng viên tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ, hồi 2000 chạy đua với ứng viên cùng Đảng Cộng hòa George Bush, và 2008, khi ông đối đầu và phải nhường bước trước ứng viên Dân chủ Barack Obama.
Trong những ngày cuối đời, McCain đã ủng hộ mạnh mẽ cho ý tưởng về chủ nghĩa quốc tế, theo đó nước Mỹ có thể giữ vai trò dẫn dắt, bảo vệ bạn bè khỏi kẻ thù, và công kích Donald Trump, người vận động chống lại quan điểm toàn cầu này.
McCain rời khỏi chính trường ở thời điểm có lẽ là hoàng hôn của kỷ nguyên Mỹ, khi mà quốc gia này tập trung vào chính sách dân túy, lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của làn sóng nhập cư, những trở ngại của chủ nghĩa đa phương và những thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
Ảnh: ALAMY - McCain cùng các đồng đội được trả tự do khỏi nhà tù chiến tranh Việt Nam
BBC giới thiệu một trong những giai đoạn được coi là quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới sự nghiệp của McCain: thời gian ông bị bắt giam tại Việt Nam.
Thoát khỏi nhà tù chiến tranh
Ngày 14 tháng 3 năm 1973
Một hình ảnh vô cùng ấn tượng. Một McCain gầy gò, 36 tuổi, mặc bộ quần áo dân sự nhàu nát, bước đi cùng với các tù nhân chiến tranh Mỹ tới một chiếc máy bay vận tải quân sự Hoa Kỳ. Họ được trả tự do.
Toàn bộ tính cách của John McCain đã được thử thách tại Bắc Việt, và ông ấy đã vượt qua mọi thứ thách một cách xuất sắc - Frank Gamboa
|
Hơn 5 năm bị giam giữ trong nhà tù ở Việt Nam khiến ông già đi. Mái tóc sẫm màu khi máy bay của ông bị tên lửa đối không của Hà Nội bắn hạ nay đã đốm bạc.
Ông bước đi khập khiễng - vết thương có từ khi nhảy văng ra khỏi chiếc máy bay rơi, và do sự tra tấn của nhà tù Việt Nam. Một tháng sau, tại phòng lễ tân Nhà Trắng cùng với Tổng thống Richard Nixon, McCain chống nạng bước đi.
Ông không bao giờ có thể bình phục chấn thương hoàn toàn. Ông gần như không còn bước đi khập khiễng, nhưng ông không thể giơ tay qua đầu trong suốt phần đời còn lại.
Ảnh: GETTY IMAGES - McCain bắt tay Tổng thống Mỹ Richard Nixon
Cố vấn chính trị Mark McKinnon, người đã tư vấn cho John McCain trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2008, đã mô tả việc chải tóc giúp vị ứng viên Tổng thống trong khi họ đứng đợi phía sau một chiếc xe tải nhỏ trước một sự kiện công chúng ở New Hampshire.
"Đó là khoảnh khắc dễ bị tổn thương của người lính đáng tự hào này", ông nói. "Tôi đã chải tóc cho ông ấy, và ông đi ra trước đám đông. Tôi đã quay đi và khóc".
Mặc dù McCain còn ở trong quân ngũ 8 năm sau khi trở về Mỹ, nhưng ngày ông được trả tự do ở Việt Nam đánh dấu thời điểm làm xoay chuyển nghiệp binh dường như đã được định sẵn từ khi ông sinh ra.
Cả cha và ông của ông đều là Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, và ông nội đã chỉ huy một đội tàu hàng không mẫu hạm chống lại Nhật Bản trong Thế chiến thứ Hai.
McCain tiếp bước cha ông, theo học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi bạn bè cho biết đôi khi ông gặp khó khăn với truyền thống quân đội mà ông được trông đợi là sẽ theo đuổi.
"Ông ấy cảm thấy như thể ông không có lựa chọn", Frank Gamboa, một trong những bạn cùng phòng của McCain khi hai người còn là Chuẩn úy tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, cho biết. "Một trong những gánh nặng của di sản gia đình là bạn không thể là chính mình".
Trong suốt thời gian ở học viện, McCain nổi loạn. Ông được đặt biệt danh là "John Wayne" McCain vì cách ứng xử của ông với phái nữ cũng như sự yêu mến họ dành cho ông. Ông gây ra tiếng xấu giống như người ta sưu tập tem vậy. Ông mấp mé bên bờ phải bỏ học, và tốt nghiệp gần đứng cuối lớp.
Ảnh: GETTY IMAGES - McCain được người dân cứu khỏi hồ Trúc Bạch khi máy bay của ông bị quân đội Bắc Việt bắn hạ
McCain thỉnh thoảng sử dụng vỏ bọc gia đình để bảo vệ mình. Gamboa miêu tả một ví dụ khi McCain trách mắng một bạn học lớn tuổi hơn vì đã sỉ nhục một người phục vụ Philippines trong bữa tối - một chút bất tuân mà có thể khiến ông bị báo cáo và chịu kỷ luật.
Khi người đàn ông hỏi tên, McCain trả lời: "John S McCain III. Còn anh tên gì?" Khi nghe tên đó, theo Gamboa, người đàn ông đã lẩn đi.
Là một tù nhân chiến tranh, McCain có cơ hội sử dụng danh tiếng gia đình để tránh rắc rối - nhưng ông đã từ chối.
Khi những người bắt giữ ông biết được ông là con của một Đô đốc, ông được đề nghị trả tự do sớm. McCain đã từ chối - nhấn mạnh rằng những người đã bị bắt trước ông phải được trả tự do trước.
"Người thẩm vấn nói với McCain rằng tình hình chắc chắn sẽ rất tệ đối với ông", Gamboa nói. "Và họ bắt đầu tra tấn ông. Việc từ chối tự do vì lợi ích của các tù nhân chiến tranh khác, những đồng đội của ông, là một quyết định quan trọng và can đảm".
McCain bị biệt giam nhiều năm, bị tra tấn trong nhà tù Việt Nam. Cuối cùng ông cũng chịu xuống thang và ký nhận bản "thú tội" rằng ông đã phạm tội ác chiến tranh.
Ông không bao giờ dựa vào thân thế gia đình để tìm cách được hưởng những đối xử đặc biệt, hoặc chấp nhận cách đối xử đó cho cá nhân mình, tuy nhiên, khi rời Việt Nam ông đã làm như vậy cho các tù binh, đồng đội của mình.
JOHN McCAIN VÀ DẤU NỐI GIỮA HAI QUỐC GIA
Khanh Nguyen/ BVN 27-8-2018
Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời ở tuổi 81, sau những ngày đau đớn bởi căn bệnh ung thư não.
Ông là một nhân vật rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam, kể cả trong chiến tranh VN cũng như sau chiến tranh.
John McCain được báo chí phương Tây nhận định là một anh hùng chiến tranh, một kẻ hoạt động chính trị đầy tư duy độc lập trước các chính sách, và đoạn cuối đời, ông là một trong những nhà phê bình mạnh nhất các chính sách của Tổng thống Trump, dù ông là một đảng viên Đảng Cộng Hòa.
Trong chiến tranh Việt Nam, ông là “giặc lái” - nói theo kiểu miền Bắc Việt Nam, khi nhận lệnh đánh bom, để đáp trả các cuộc xâm lược của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) vào nước Việt Nam Cộng hòa, khi VNDCCH phá vỡ các nghị ước hòa bình, đem quân vượt qua vĩ tuyến 17 vào miền Nam.
Cuối năm 1967, John McCain bị bắn hạ ở Việt Nam, và sau đó trải qua 5 năm tù ở miền Bắc. Vì là một trong những người thuộc gia đình có truyền thống tham gia quân đội, John McCain luôn nằm trong danh sách ưu tiên để trao đổi tù binh, nhưng ông từ chối đặc quyền này để nhường cho những tù binh Mỹ khác đang cần được chăm sóc. Và do vậy, kinh nghiệm ở tù của những người cộng sản của ông cũng dầy thêm, bao gồm 2 năm biệt giam và nhiều lần bị tra tấn.
John McCain cũng nhiều lần nhắc lại ký ức này nhưng thay vì đó là hận thù, ông đã dành nhiều thời gian của mình khi trở thành một chính trị gia, là vận động cho nhân quyền của người Việt Nam, nơi mà ông có nhiều kinh nghiệm hơn cả những chính trị gia Mỹ khác cùng thời.
Trong một lần xung đột quan điểm về chính trị, Tổng thống Donald Trump nói ông không phải là anh hùng, mà chỉ là một phi công thất bại. Nhưng với nhiều người Việt đã kinh qua chiến tranh, anh hùng là tính cách chứ không phải là sự kiện.
Nước Mỹ có đến 58.000 quân nhân thất bại trong chiến tranh Việt Nam, nhưng chắc chắn nước Mỹ coi đó là những anh hùng.
Lịch sử Việt Nam cũng tràn ngập các danh sĩ, danh tướng thất bại trong sự nghiệp của mình như Hai Bà Trưng, Trần Bình Trọng, Lê Lai, Nguyễn Thái Học… Nhưng chắc chắn đó cũng là những anh hùng.
John McCain từng bị chính quyền VNDCCH tổ chức cho hàng dài hội phụ nữ, đoàn viên… đứng phun nước bọt vào đầu, chửi mắng và lăng mạ khi bị bắn rớt máy bay và giải đi qua phố. Nhưng khi là một chính trị gia quyền lực, điều ông nghĩ đến là ủng hộ để làm sao thay đổi nhân quyền, luật pháp và chính thể ở VN, thì mới giúp được con người VN. Ông đổi nước bọt và sự sỉ nhục, tra tấn… bằng suy nghĩ giúp đổi thay Việt Nam, chỉ như vậy thôi, ông đã là một anh hùng.
Những ngày tháng cuối cùng của John McCain, còn là những hoạt động không ngừng để bảo trợ và mang nhạc sĩ Việt Khang đến Mỹ, định cư với cuộc đời khác.
81 tuổi, ông ra đi với nhiều điều đáng nhớ, cho cả hai quốc gia Mỹ và Việt Nam.
Nguồn: FB Khanh Nguyen
Ảnh: Thượng nghị sĩ John McCain gặp gỡ một số nhà hoạt động Việt Nam năm 2015.
Hơn bất kỳ ai khác trên chính trường Mỹ hiện nay, John McCain có một mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.Ông được chính quyền Việt Nam coi như một người bạn lớn, người có công thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, là cầu nối giữa hai đất nước. Việc ông từng là “giặc lái Mỹ” bị bắt sống và bị giam giữ như một tù nhân chiến tranh từ năm 1967 đến năm 1973 cũng là một chi tiết thường xuyên xuất hiện trên báo chí chính thống.
Tuy nhiên, có ít nhất ba điều chính quyền và báo chí chính thống nước ta sẽ không muốn nói tới.
1. John McCain cáo buộc chính quyền Việt Nam tra tấn ông trong trại giam
Khi được người dân Hà Nội vớt lên từ hồ Trúc Bạch, hai tay và một chân của ông đã bị gãy hoặc chấn thương nặng. Cán bộ giam giữ không cho ông chạy chữa trong nhiều ngày do ông kiên quyết từ chối hợp tác. “Ông sẽ không được điều trị y tế cho đến khi ông chịu nói”, một cán bộ nhắc đi nhắc lại với ông.
John McCain chỉ được đi điều trị sau khi một cán bộ cho biết: “Bố ông là một tướng to, giờ chúng tôi sẽ đưa ông đi bệnh viện”.
Có những giai đoạn, suốt bốn ngày liền, ông bị cán bộ đánh đập mỗi hai hay ba giờ, khiến tay trái của ông và xương sườn bị gãy.
“Họ muốn tôi xin lỗi vì những tội ác tôi đã gây ra với người dân Bắc Việt và rằng tôi biết ơn họ đã điều trị cho tôi”, McCain viết.
Ông sau cùng quyết định viết tuyên bố nhận tội.
“Tôi cảm thấy thật kinh khủng về điều đó. Tôi tự nói với bản thân rằng, ‘Chúa ơi, tôi thực sự không có lựa chọn nào’. Tôi đã học được một điều mà tất cả chúng tôi đều học được ở đó: Ai cũng có một ngưỡng chịu đựng của mình. Tôi đã chạm tới cái ngưỡng của tôi”.
Trường hợp của John McCain có thể được coi là một ví dụ cho thấy, khi bị tra tấn đến một mức độ nào đó, con người sẵn sàng nhận những tội mà họ cho rằng họ không hề phạm phải.
Sau khi nhận tội, McCain day dứt vì ý nghĩ cho rằng mình đã phản bội nước Mỹ. Ông tự tử không thành do cán bộ quản giáo phát hiện và chạy chữa kịp thời.
Chính quyền Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận họ tra tấn John McCain. Cho đến nay, tất cả những gì người ta biết là qua lời kể của ông. Điều đáng nói là những lời kể này chưa bao giờ xuất hiện trên báo chí Việt Nam và quan chức Việt Nam cũng chưa bao giờ bị báo chí chất vấn về nghi án tra tấn tù binh này.
2. John McCain bảo trợ cho một chương trình tị nạn cho người Việt Nam
Thượng nghị sĩ John McCain gặp gỡ với nhạc sĩ Trúc Hồ và một nhóm đại diện của người Việt Nam tị nạn định cư tại Mỹ. Ảnh: SBTN.
Cái tên John McCain gắn liền với một đạo luật quan trọng đối với cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ: McCain Amendment.
Đạo luật này cho phép con cái đã trưởng thành của những cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hoà bị đi học tập cải tạo sau năm 1975 được đi định cư ở Mỹ.
Để hiểu rõ đạo luật này ta cần quay về với một chương trình tái định cư nổi tiếng có tên “Ra đi có trật tự” (Orderly Departure Program), một chương trình quốc tế do Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn điều phối, ra đời năm 1979 và kéo dài tới năm 1997. Đây là một phản ứng của cộng đồng quốc tế trước làn sóng vượt biên ồ ạt của người Việt Nam sau năm 1975 nhằm trốn tránh sự đàn áp của “bên thắng cuộc”. Chương trình này đã đưa hơn 600 nghìn người Việt Nam đi định cư ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có đến hơn 450 nghìn người tới Mỹ.
Theo chương trình ODP, con cái chưa kết hôn của các cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hoà đã từng bị đi học tập cải tạo đều được đi định cư Mỹ theo diện tị nạn phụ thuộc. Điều kiện là họ phải được cha mẹ đã đi tị nạn bảo lãnh hoặc đi cùng cha mẹ là người tị nạn. Tuy nhiên, kể từ tháng 4/1995, Bộ Ngoại giao Mỹ thay đổi chính sách và từ chối đơn của những người thuộc diện này.
Năm 1997, John McCain đã đề xuất một dự luật phục hồi quy chế tị nạn phụ thuộc cho những người thuộc diện này mà đã trên 21 tuổi và chưa kết hôn tại thời điểm hồ sơ tị nạn của cha mẹ họ được chấp thuận. Dự luật này được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống Bill Clinton ký ban hành ngày 1/5/1998, có hiệu lực đến 30/9/1999. Nó tiếp tục được Tổng thống kế nhiệm George W. Bush gia hạn hiệu lực từ 30/5/2002 đến 30/9/2003.
McCain Amendement đã là cánh cửa mở ra vào lúc con cái của nhiều cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hoà đã hết hy vọng được đi định cư ở Mỹ.
Bản chất của đạo luật này, cũng như các chương trình tái định cư cho người tị nạn Việt Nam nói chung, là mở ra một lối thoát cho những người bị chính quyền Việt Nam trả thù sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Hoạt động trả thù đó diễn ra dưới nhiều hình thức: đưa đi học tập cải tạo (một hình thức giam giữ không có án) trong nhiều năm, tịch thu tài sản, đưa đi các vùng kinh tế mới, phân biệt đối xử một cách có hệ thống, v.v. Kết quả là hàng triệu người đã vượt biên ra đi, hàng trăm nghìn đã chết trên biển trong hai mươi năm sau chiến tranh.
Những điều này, dĩ nhiên, cũng không có cơ hội xuất hiện trên mặt báo chính thống Việt Nam.
3. John McCain thường xuyên gặp các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam
Kể từ đó, ông là vị khách thường xuyên của Việt Nam. Các chuyến thăm của ông bao gồm nhiều cuộc tiếp xúc với chính giới, cộng đồng doanh nghiệp, và… các nhà hoạt động dân chủ.
Là một người nhiệt thành ủng hộ các giá trị tự do, McCain luôn có thái độ cứng rắn với các chế độ độc tài. Đối với Việt Nam, thái độ cứng rắn đó của ông không thường xuyên được thể hiện rõ bằng lời nói, mà bằng các cuộc gặp gỡ với giới bất đồng chính kiến, vốn luôn nằm trong tầm ngắm của chính quyền.
Các cuộc gặp gỡ này không được nhắc đến trên báo chí chính thống Việt Nam như các hoạt động khác của ông. Thường diễn ra ở Đại sứ quán, Lãnh sự quán Mỹ hoặc một khách sạn nào đó, ông lắng nghe các nhà hoạt động nói về tình hình nhân quyền Việt Nam và những gì mà họ muốn ông giúp.
Nhân ngày John McCain qua đời, luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, viết trên Facebook: “Lần cuối gặp ông là năm tháng 6 năm ngoái (2017) khi ông sang Việt Nam. Lần này tôi quyết định đến gặp ông dù được chính quyền khuyến cáo là không được gặp. Tuy nhiên, tôi đã để lại một tin nhắn cho các nhân viên an ninh rằng: ‘Ông ấy là một người bạn trung nghĩa, của tôi và của Việt nam, dù các ông có ngăn cản thì tôi vẫn cứ đi’”.
Chính McCain là người đã ký vào thư gửi Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đề nghị trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân khi ông bị bắt giữ vào năm 2007. Luật sư Quân được trả tự do sau vài tháng giam giữ mà không có bản án nào.
Danh sách những người mà John McCain gặp gỡ còn có nhà báo Phạm Đoan Trang, luật sư Nguyễn Văn Đài, các nhà hoạt động Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Chí Tuyến, Vũ Quốc Ngữ, và nhiều người khác.
Chính quyền Việt Nam có mọi lý do để không hài lòng về những cuộc gặp gỡ này và không cho phép báo chí chính thống nhắc tới.
Với tất cả những điều cấm kị đó, người Việt Nam không có được một bức tranh đầy đủ hơn về mối quan hệ đặc biệt giữa đất nước mình với John McCain.
https://www.luatkhoa.org/…/john-mccain-va-3-dieu-viet-nam-…/
JOHN McCAIN VÀ 3 ĐIỀU VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ MUỐN NÓI TỚI
TRỊNH HỮU LONG/ FB BVN 27-8-2018
Ảnh: Thượng nghị sĩ John McCain gặp gỡ một số nhà hoạt động Việt Nam năm 2015.
Tuy nhiên, có ít nhất ba điều chính quyền và báo chí chính thống nước ta sẽ không muốn nói tới.
1. John McCain cáo buộc chính quyền Việt Nam tra tấn ông trong trại giam
Tù binh John McCain được bác sĩ Việt Nam chữa bệnh trong thời gian ông bị giam giữ ở Hà Nội. Ảnh: Getty Images.
Trong hồi ký của mình, John McCain mô tả chi tiết quá trình ông bị bắt giữ và tra tấn như thế nào ở Hà Nội trong 5 năm rưỡi ở nhà tù Hoả Lò, Hà Nội. Thời gian thực tế ông bị tra tấn nằm trong khoảng hai năm đầu tiên.Khi được người dân Hà Nội vớt lên từ hồ Trúc Bạch, hai tay và một chân của ông đã bị gãy hoặc chấn thương nặng. Cán bộ giam giữ không cho ông chạy chữa trong nhiều ngày do ông kiên quyết từ chối hợp tác. “Ông sẽ không được điều trị y tế cho đến khi ông chịu nói”, một cán bộ nhắc đi nhắc lại với ông.
John McCain chỉ được đi điều trị sau khi một cán bộ cho biết: “Bố ông là một tướng to, giờ chúng tôi sẽ đưa ông đi bệnh viện”.
Có những giai đoạn, suốt bốn ngày liền, ông bị cán bộ đánh đập mỗi hai hay ba giờ, khiến tay trái của ông và xương sườn bị gãy.
“Họ muốn tôi xin lỗi vì những tội ác tôi đã gây ra với người dân Bắc Việt và rằng tôi biết ơn họ đã điều trị cho tôi”, McCain viết.
Ông sau cùng quyết định viết tuyên bố nhận tội.
“Tôi cảm thấy thật kinh khủng về điều đó. Tôi tự nói với bản thân rằng, ‘Chúa ơi, tôi thực sự không có lựa chọn nào’. Tôi đã học được một điều mà tất cả chúng tôi đều học được ở đó: Ai cũng có một ngưỡng chịu đựng của mình. Tôi đã chạm tới cái ngưỡng của tôi”.
Trường hợp của John McCain có thể được coi là một ví dụ cho thấy, khi bị tra tấn đến một mức độ nào đó, con người sẵn sàng nhận những tội mà họ cho rằng họ không hề phạm phải.
Sau khi nhận tội, McCain day dứt vì ý nghĩ cho rằng mình đã phản bội nước Mỹ. Ông tự tử không thành do cán bộ quản giáo phát hiện và chạy chữa kịp thời.
Chính quyền Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận họ tra tấn John McCain. Cho đến nay, tất cả những gì người ta biết là qua lời kể của ông. Điều đáng nói là những lời kể này chưa bao giờ xuất hiện trên báo chí Việt Nam và quan chức Việt Nam cũng chưa bao giờ bị báo chí chất vấn về nghi án tra tấn tù binh này.
2. John McCain bảo trợ cho một chương trình tị nạn cho người Việt Nam
Thượng nghị sĩ John McCain gặp gỡ với nhạc sĩ Trúc Hồ và một nhóm đại diện của người Việt Nam tị nạn định cư tại Mỹ. Ảnh: SBTN.
Cái tên John McCain gắn liền với một đạo luật quan trọng đối với cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ: McCain Amendment.
Đạo luật này cho phép con cái đã trưởng thành của những cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hoà bị đi học tập cải tạo sau năm 1975 được đi định cư ở Mỹ.
Để hiểu rõ đạo luật này ta cần quay về với một chương trình tái định cư nổi tiếng có tên “Ra đi có trật tự” (Orderly Departure Program), một chương trình quốc tế do Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn điều phối, ra đời năm 1979 và kéo dài tới năm 1997. Đây là một phản ứng của cộng đồng quốc tế trước làn sóng vượt biên ồ ạt của người Việt Nam sau năm 1975 nhằm trốn tránh sự đàn áp của “bên thắng cuộc”. Chương trình này đã đưa hơn 600 nghìn người Việt Nam đi định cư ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có đến hơn 450 nghìn người tới Mỹ.
Theo chương trình ODP, con cái chưa kết hôn của các cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hoà đã từng bị đi học tập cải tạo đều được đi định cư Mỹ theo diện tị nạn phụ thuộc. Điều kiện là họ phải được cha mẹ đã đi tị nạn bảo lãnh hoặc đi cùng cha mẹ là người tị nạn. Tuy nhiên, kể từ tháng 4/1995, Bộ Ngoại giao Mỹ thay đổi chính sách và từ chối đơn của những người thuộc diện này.
Năm 1997, John McCain đã đề xuất một dự luật phục hồi quy chế tị nạn phụ thuộc cho những người thuộc diện này mà đã trên 21 tuổi và chưa kết hôn tại thời điểm hồ sơ tị nạn của cha mẹ họ được chấp thuận. Dự luật này được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống Bill Clinton ký ban hành ngày 1/5/1998, có hiệu lực đến 30/9/1999. Nó tiếp tục được Tổng thống kế nhiệm George W. Bush gia hạn hiệu lực từ 30/5/2002 đến 30/9/2003.
McCain Amendement đã là cánh cửa mở ra vào lúc con cái của nhiều cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hoà đã hết hy vọng được đi định cư ở Mỹ.
Bản chất của đạo luật này, cũng như các chương trình tái định cư cho người tị nạn Việt Nam nói chung, là mở ra một lối thoát cho những người bị chính quyền Việt Nam trả thù sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Hoạt động trả thù đó diễn ra dưới nhiều hình thức: đưa đi học tập cải tạo (một hình thức giam giữ không có án) trong nhiều năm, tịch thu tài sản, đưa đi các vùng kinh tế mới, phân biệt đối xử một cách có hệ thống, v.v. Kết quả là hàng triệu người đã vượt biên ra đi, hàng trăm nghìn đã chết trên biển trong hai mươi năm sau chiến tranh.
Những điều này, dĩ nhiên, cũng không có cơ hội xuất hiện trên mặt báo chính thống Việt Nam.
3. John McCain thường xuyên gặp các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam
Thượng nghị sĩ John McCain gặp gỡ với các nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân trong một chuyến thăm tới Việt Nam. Ảnh: FB Lê Quốc Quân.
Năm 1985, John McCain trở lại Việt Nam lần đầu tiên sau khi được trả tự do. Lúc này, ông đang là dân biểu của Hạ viện Hoa Kỳ.Kể từ đó, ông là vị khách thường xuyên của Việt Nam. Các chuyến thăm của ông bao gồm nhiều cuộc tiếp xúc với chính giới, cộng đồng doanh nghiệp, và… các nhà hoạt động dân chủ.
Là một người nhiệt thành ủng hộ các giá trị tự do, McCain luôn có thái độ cứng rắn với các chế độ độc tài. Đối với Việt Nam, thái độ cứng rắn đó của ông không thường xuyên được thể hiện rõ bằng lời nói, mà bằng các cuộc gặp gỡ với giới bất đồng chính kiến, vốn luôn nằm trong tầm ngắm của chính quyền.
Các cuộc gặp gỡ này không được nhắc đến trên báo chí chính thống Việt Nam như các hoạt động khác của ông. Thường diễn ra ở Đại sứ quán, Lãnh sự quán Mỹ hoặc một khách sạn nào đó, ông lắng nghe các nhà hoạt động nói về tình hình nhân quyền Việt Nam và những gì mà họ muốn ông giúp.
Nhân ngày John McCain qua đời, luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, viết trên Facebook: “Lần cuối gặp ông là năm tháng 6 năm ngoái (2017) khi ông sang Việt Nam. Lần này tôi quyết định đến gặp ông dù được chính quyền khuyến cáo là không được gặp. Tuy nhiên, tôi đã để lại một tin nhắn cho các nhân viên an ninh rằng: ‘Ông ấy là một người bạn trung nghĩa, của tôi và của Việt nam, dù các ông có ngăn cản thì tôi vẫn cứ đi’”.
Chính McCain là người đã ký vào thư gửi Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đề nghị trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân khi ông bị bắt giữ vào năm 2007. Luật sư Quân được trả tự do sau vài tháng giam giữ mà không có bản án nào.
Danh sách những người mà John McCain gặp gỡ còn có nhà báo Phạm Đoan Trang, luật sư Nguyễn Văn Đài, các nhà hoạt động Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Chí Tuyến, Vũ Quốc Ngữ, và nhiều người khác.
Chính quyền Việt Nam có mọi lý do để không hài lòng về những cuộc gặp gỡ này và không cho phép báo chí chính thống nhắc tới.
Với tất cả những điều cấm kị đó, người Việt Nam không có được một bức tranh đầy đủ hơn về mối quan hệ đặc biệt giữa đất nước mình với John McCain.
https://www.luatkhoa.org/…/john-mccain-va-3-dieu-viet-nam-…/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét