ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mục tiêu và ý nghĩa thực sự của COC với Biển Đông(GD 9/8/2018)-Đừng biến COC thành bác sỹ phẫu thuật có khả năng ghép nối lưỡi bò(GD 8/8/2018)-Trung Quốc sẽ sử dụng Apple làm quân bài mặc cả thương mại với Mỹ?(KTSG 9/8/2018)-Trung Quốc tung “át chủ bài”(KTSG 9/8/2018)-Cựu đại sứ Mỹ: Luật An ninh mạng 'là bước lùi lớn' (BBC 9-8-18) -Nói gì về CNXH đặc sắc của Trung Quốc? (BBC 9-8-18)- P/v GS Trần Ngọc Vương-Sáng kiến “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” và tham vọng của Mỹ(ANTG 9-8-18)-Luật pháp quốc tế cho phép "bên thứ 3" ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông(BVN 11/8/2018)-Trần Công Trục-Chiến tranh thương mại: Trung Quốc nên nhận thua cuộc?(BVN 11/8/2018)-BBC-Trung Quốc “vỡ trận” vì tính toán sai lầm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?(BVN 11/8/2018)-Phú Lộc-
- Trong nước: Chủ tịch Hội đồng công ty cán gãy chân Cảnh sát thì phạm điều gì?(GD 11/8/2018)-Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm 2 tướng công an(GD 10/8/2018)-liên quan đến Vũ Nhôm-Thượng tướng Bùi Văn Nam, Lê Quý Vương được bổ nhiệm chức danh mới(VNN 11/8/2018)-Những phi vụ bạc tỷ liên quan Vũ 'nhôm' của 4 cựu quan chức Đà Nẵng(VNN 11/8/2018)-Huỳnh Thục Vy bị khởi tố vì xúc phạm quốc kỳ (RFA 10-8-18)-Blogger Huỳnh Thục Vy bị khởi tố (BBC 10-8-18)-Huỳnh Thục Vy chính thức bị khởi tố, quản thúc, cấm xuất cảnh (VOA 10-8-18)
- Kinh tế: Cận cảnh sân vận động Chi Lăng, nơi Đà Nẵng sẵn sàng chi tiền để lấy lại(GD 11/8/2018)-Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có vốn điều lệ 35 nghìn tỷ đồng(GD 11/8/2018)-Chuyện một người Úc làm nông nghiệp bền vững (KTSG 11/8/2018)-Những ngân hàng có lợi nhuận khiêm tốn (KTSG 11/8/2018)-Còn lại là những nân hàng có lợi nhuận 'kiêu ngạo' ?-Đa dạng các giải pháp cho chính phủ điện tử (KTSG 11/8/2018)-Khai trương tổ hợp đại học và công viên phần mềm FPT Cần Thơ (KTSG 10/8/2018)-Xử lý sao với tài sản, thu nhập không rõ nguồn gốc? (KTSG 10/8/2018)-Toyota VN triệu hồi hơn 11.500 xe bị lỗi (KTSG 10/8/2018)-Đổi mới sáng tạo - Ánh sáng cuối đường hầm cho nền kinh tê(KTSG 10/8/2018)-VN đứng 45/126 nền kinh tế-Xuất khẩu hàng tỉ đô la linh kiện-phụ tùng ô tô: Doanh nghiệp trong nước đứng bên lề! (KTSG 10/8/2018)-Yếu tố mới trong cuộc cải tổ nền nông nghiệp (KTSG 10/8/2018)-
- Giáo dục: Không thể bỏ kỳ thi “2 trong 1” lúc này(GD 11/8/2018)-Tiến sĩ Đinh Văn Minh "thức tỉnh" xã hội khi bàn về sự học ngày nay (GD 11/8/2018)-Hiệu trưởng Sư phạm Hà Nội nói về học sinh giỏi ít mặn mà với nghề giáo(GD 11/8/2018)-Những nỗi khổ của thầy cô mùa tuyển sinh(GD 11/8/2018)-Hãy lấy ý kiến trong hệ thống giáo dục về thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông(GD 11/8/2018)-Thầy giáo chia sẻ kinh nghiệm dạy học môn Hóa học đạt điểm tuyệt đối(GD 11/8/2018)-Cô giáo kiện đòi bồi thường danh dự ở Cà Mau tiếp tục làm đơn kháng cáo(GD 11/8/2018)-Vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh(GD 11/8/2018)-Lộ trình nâng chuẩn 80.000 giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD 11/8/2018)-Đại học Nghệ thuật Huế kỷ luật Trưởng khoa chưa nghiêm, có dấu hiệu bao che(GD 11/8/2018)-
- Phản biện: Sống chung với văn hóa tin giả (KTSG 11/8/2018)-Anh Vũ-Nghịch lý và Ngộ nhận về Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung (viet-studies 10-8-18)-Nguyễn Quang Dy-Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Bụt chùa nhà không thiêng (Zing 9-8-18)-Nguyễn Vạn Phú-Tranh chấp thương mại: Mỗi khi Trump thảy tin đồn ra là Đông Nam Á chịu trận (BVN 11/8/2018)-Christoph Giesen-"Nhôm, nhựa" tuổi gì mà tác oai, tác quái, phải cỡ Quy trình mới làm được (GD 9-8-18)- Xuân Dương-Luân chuyển cán bộ gắn với bố trí người đứng đầu không là người địa phương: Bước đột phá thành công(TVN 11/8/2018)-Uông Ngọc Dậu-Ba đặc khu đã âm thầm chết rồi?(BVN 11/8/2018)-Phạm Trần-Khủng hoảng Slovakia - Việt Nam đang ập đến! (BVN 11/8/2018)-Phạm Chí Dũng-Kịch bản mới của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người bất đồng chính kiến(BVN 11/8/2018)-Khoa Duy-Luật an ninh mạng của Việt Nam sẽ làm tổn hại tăng trưởng kinh tế (BVN 11/8/2018)-David Bruce Shear-Dự án đặc khu: Cần bỏ hẳn chứ không chỉ hoãn(BVN 11/8/2018)-Nguyễn Tường Thụy-
- Thư giãn:Cựu CEO Trung Nguyên: 'Tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo” (SOHA 9-8-18)-CỨU CHỒNG TÔI, CỨU TRUNG NGUYÊN...! (NLĐ 10-8-18)-
CỰU ĐẠI SỨ MỸ: LUẬT AN NINH MẠNG 'LÀ BƯỚC LÙI LỚN'
BBC 9-8-2018

Cựu đại sứ Mỹ nhận định rằng việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật An ninh mạng là "bước lùi lớn" và làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Viết trên trang National Interest, ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2014, tiết lộ: "Trong nhiệm kỳ của mình, tôi luôn phải tự trấn an khi đối mặt với trở ngại ngoại giao là Việt Nam cứ tiến thêm được hai bước là lùi lại một bước. Tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật An ninh mạng và đó là "bước lùi lớn" - gây hệ lụy là khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tốn thêm chi phí."
Hồi tháng 5/2017, Chính phủ Việt Nam ban hành chỉ thị đầy tham vọng: "Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0".
- Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN
- LHQ bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng
- Luật An ninh mạng – những trở ngại vô hình
- HRW: ‘Hãy phủ quyết dự Luật An ninh mạng'
- Đại sứ Shear nói về nhân quyền
Chỉ thị này hướng dẫn các cơ quan chính phủ cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam bằng cách tận dụng công nghệ số và truyền thông. Văn bản này cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ bị tụt hậu và khuyến khích các cơ quan chính phủ "cho phép mọi người và doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển nội dung số một cách dễ dàng và công bằng".
Chỉ thị này đánh giá những đóng góp tiềm năng đáng kể của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Năm ngoái, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 6,8%, một phần là nhờ sự sôi nổi của nền kinh tế Internet và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo nghiên cứu gần đây của Temasek và Google, nền kinh tế Internet tăng từ 3,3 tỷ đôla lên 5,7 tỷ đôla trong giai đoạn 2015 - 2017. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực đặc biệt đầy hứa hẹn tại Việt Nam.
Bộ Công thương báo cáo rằng tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 dự kiến đạt 20% mỗi năm.
"Do đó, việc luật An ninh mạng được thông qua là một đòn giáng đáng ngạc nhiên với quỹ đạo tích cực này," ông Shear bình luận.
Vị cựu đại sứ Mỹ nhấn mạnh: "Luật này sẽ làm suy yếu tiềm năng to lớn của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Nó ngăn cấm những nội dung trên Internet bị coi là đe dọa chế độ hoặc xã hội Việt Nam. Nó yêu cầu các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho người dùng Việt Nam phải lập văn phòng đại diện trong nước. Đáng lo ngại nhất, nó cũng yêu cầu các công ty đó lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam."
'Gánh nặng không cần thiết'
"Luật An ninh mạng biến Việt Nam thành nơi bị cô lập trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải tiếp cận thị trường và công nghệ toàn cầu."
"Cách mạng công nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải thu thập, phân tích dữ liệu nhiều hơn để duy trì tính cạnh tranh, dùng truyền thông xã hội, thương mại điện tử và điện toán đám mây để tăng năng suất."
"Nhưng một khi buộc phải nội địa hóa dữ liệu chặt chẽ, họ không thể truy cập dữ liệu và các dịch vụ điện toán đám mây mà thế giới cung cấp."
"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng vì khả năng hạn chế trong việc giảm thiểu những thiệt hại do luật này. Ví dụ, nghiên cứu của hãng bảo mật Leviathan Security Group phát hiện rằng việc nội địa hóa dữ liệu có thể làm tăng chi phí máy tính của một công ty nhỏ khoảng 30 đến 60%."

"Không có gì ngạc nhiên khi việc thực thi luật An ninh mạng có thể đem lại những hậu quả tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam."
Ngay từ năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Châu Âu (ECIPE) ước tính rằng các biện pháp nội địa hóa dữ liệu đầy đủ sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 1,7% mỗi năm.
Các biện pháp này cũng có khả năng sẽ làm giảm 3,1% đầu tư trong nước.
"Đó là lý do tại sao các hiệp hội ngành công nghiệp Việt Nam cùng các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu quốc tế công khai bày tỏ sự quan ngại với luật mới," ông Shear viết thêm.
"Bây giờ là thời điểm để Việt Nam tự tin bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngày nay, luồng dữ liệu tự do rất quan trọng đối với dòng chảy tự do thương mại và luồng dữ liệu xuyên biên giới là rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh. Một luật đưa ra yêu cầu nội địa hóa dữ liệu thì áp đặt gánh nặng không cần thiết cho doanh nghiệp."
"Hơn nữa, các quốc gia cản trở luồng dữ liệu sẽ ít được các công ty quốc tế phục vụ tốt. Chính quyền Việt Nam đã thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ số và truyền thông đối với tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Họ cũng nên nhận biết những rủi ro về kinh tế của việc nội địa hóa dữ liệu."
"Một Việt Nam tự thoát khỏi các luồng dữ liệu toàn cầu là một Việt Nam tự đẩy mình ra khỏi sự phát triển toàn cầu," cựu đại sứ Mỹ kết luận.
David Bruce Shear*/ BVN 11-8-2018
Phương Thảo dịch
Với tư cách là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2014, tôi sẽ tự lo liệu mình khi phải đối mặt với một trở ngại ngoại giao mà Việt Nam luôn đạt được tiến bộ bằng cách tiến hai bước và lùi lại một bước. Tuy nhiên, việc thông qua luật an ninh mạng của Quốc hội Việt Nam là một bước lùi khổng lồ - cái giá mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phải trả.
Vào tháng 5 năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một chỉ thị đầy tham vọng để hướng Việt nam đến Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0. Chỉ thị 16 hướng dẫn các cơ quan chính phủ cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam bằng cách tận dụng công nghệ kỹ thuật số và truyền thông. Chỉ thị cảnh báo việc để không bị tụt hậu trong việc phát triển các khả năng kỹ thuật số và khuyến khích các cơ quan chính phủ “cho phép mọi người và doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển nội dung số một cách dễ dàng và công bằng”.
Chỉ thị này đánh giá chính xác những đóng góp tiềm năng đáng kể của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với nền kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,8 % năm ngoái, được hỗ trợ bởi kinh tế internet nổi và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo một nghiên cứu gần đây của Temasek và Google, nền kinh tế internet đã tăng từ 3,3 tỷ đô la lên 5,7 tỷ đô la từ năm 2015 đến năm 2017. Thương mại điện tử cũng là một lĩnh vực đặc biệt đầy hứa hẹn. Bộ Công thương cũng đã báo cáo rằng tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016-20 sẽ đạt 20% mỗi năm.
Ảnh minh họa.
Do đó, việc thông qua luật an ninh mạng của Quốc hội ngày 12 tháng 6 là một cú sốc đáng ngạc nhiên đối với quỹ đạo tích cực này. Luật này làm suy yếu tiềm năng to lớn của ngành ICT Việt Nam. Luật đưa ra các quy định cấm lan truyền trên internet những nội dung được coi là đe dọa nhà nước hoặc xã hội Việt Nam. Đồng thời yêu cầu các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ ICT cho người tiêu dùng Việt Nam đặt văn phòng đại diện trong nước. Đáng lo ngại nhất, nó cũng yêu cầu các công ty đó lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam ngay trong lãnh thổ Việt Nam.
Luật an ninh mạng biến Việt Nam thành một tháp bê tông vào thời điểm các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải tiếp cận thị trường và công nghệ toàn cầu. Theo yêu cầu công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp phải có nhiều dữ liệu hơn để duy trì tính cạnh tranh, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, thương mại điện tử và điện toán đám mây để tăng năng suất. Nhưng theo các yêu cầu nội địa hoá dữ liệu chặt chẽ, họ không thể truy cập dữ liệu tốt nhất và các dịch vụ điện toán đám mây mà thế giới cung cấp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng vì khả năng hạn chế của họ trong việc giảm thiểu những trở ngại về quy định. Ví dụ, một nghiên cứu của Nhóm bảo mật Leviathan nhận thấy rằng việc nội địa hóa dữ liệu có thể làm tăng chi phí máy tính của một công ty nhỏ khoảng 30 đến 60 %.
Không có gì ngạc nhiên khi việc triển khai luật an ninh có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế của Việt Nam. Năm 2014, Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu (ECIPE) ước tính rằng các biện pháp nội địa hóa dữ liệu đầy đủ sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 1,7% mỗi năm. Các biện pháp này cũng có khả năng sẽ giảm 3,1% đầu tư trong nước. Đó là lý do tại sao các hiệp hội công nghiệp Việt Nam đã công khai gia nhập các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu quốc tế trong việc thể hiện sự thất vọng đối với luật an ninh mạng.
Các quan chức chính phủ Mỹ và các nhà lập pháp cũng đã bày tỏ mối quan tâm về luật an ninh mạng rất rõ ràng với Việt Nam, gần đây nhất trong chuyến thăm tháng 6 của Thủ tướng Vương Đình Huệ tới Washington. Phó Thủ tướng Huệ nói với một tập hợp các công ty Mỹ rằng chính phủ của ông sẽ tham khảo ý kiến các doanh nghiệp khi cho thực thi luật an ninh mạng. Việc tham vấn thành thật và thẳng thắn thực sự quan trọng nếu Việt Nam mong muốn tránh làm ảnh hưởng đến sự tham gia của các đối tác nước ngoài, chưa kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việt Nam nên hạn chế bất kỳ yêu cầu nội địa hoá dữ liệu nào để các doanh nghiệp có thể hoạt động tự do với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ điện toán, đám mây và internet trực tuyến đa dạng để lựa chọn.
Bây giờ là lúc để Việt Nam tự tin bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngày nay, luồng dữ liệu tự do rất quan trọng đối với dòng chảy tự do thương mại và luồng dữ liệu xuyên biên giới là rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh hiện đại. Cát cứ lưu trữ dữ liệu đa quốc gia đòi hỏi nội địa hóa dữ liệu sẽ áp đặt gánh nặng không cần thiết vào doanh nghiệp. Hơn nữa, các quốc gia cản trở luồng dữ liệu sẽ ít được phục vụ tốt hơn bởi các công ty quốc tế sẽ có lợi cho các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn. Chính quyền Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của ICT đối với tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Họ cũng nên công nhận những rủi ro kinh tế của việc nội địa hóa dữ liệu. Một Việt Nam tự ngắt các luồng dữ liệu toàn cầu là một Việt Nam tự rút ra khỏi sự phát triển toàn cầu.
P.T.
* David Bruce Shear từng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016.
VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét