ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Đừng biến COC thành “bác sỹ phẫu thuật” có khả năng ghép nối “lưỡi bò"(GD 8/8/2018)-Mỹ phản đối sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, sẵn sàng bênh vực nước nhỏ(GD 7/8/2018)-Các công ty chế tạo hối hả bỏ Trung Quốc đến Mỹ(KTSG 7/8/2018)-Nhật Bản chật vật thu hút nhân tài ở châu Á(KTSG 7/8/2018)-Vì sao Tổng thống Trump quyết ‘ăn thua đủ’ với Trung Quốc về thương mại?(BVN 8/8/2018)-Mỹ Khánh-Trung Quốc tung “át chủ bài” (KTSG 9/8/2018)-BBC bị chặn ở Trung Quốc (BBC 8-8-18)-Donald Trump tung cú đánh mạnh, Trung Quốc lộ 'điểm yếu chết người'(BVN 9/8/2018)-
- Trong nước: Thi hành kỷ luật ông Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành(GD 9/8/2018)-Tướng Lương Tam Quang nói về "cuộc cách mạng" tinh gọn bộ máy của ngành Công an(GD 9/8/2018)-Bộ Công an sẽ không còn những tổng cục nào? (VNN 8-8-18)-Nhân sự Bộ Công an được bố trí thế nào khi 6 tổng cục, 60 cục không còn? (VnEx 8-8-18)-'Cuộc cách mạng ở Bộ Công an cần tâm sáng, bàn tay sạch' (Zing 8-8-18)-P/v tướng Lê Văn Cương-Lùi thông qua luật Giáo dục để bàn kỹ kỳ thi tốt nghiệp THPT (VNN 9/8/2018)-Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu, đẩy lùi nạn tham nhũng(VNN 9/8/2018)-Nguyễn Tiến Dũng-
- Kinh tế:Cá tra có bơi sang Trung Quốc? (KTSG 9/8/2018)-Mới có 18% gói thầu được thực hiện đấu thầu qua mạng (KTSG 8/8/2018)-Có thể không cấp phép thêm ngân hàng 100% vốn nước ngoài (KTSG 8/8/2018)-Đà Nẵng: Khu công nghiệp thành khu đô thị (KTSG 8/8/2018)-Không có quy định vận hành và quản lý an toàn đập thủy điện (KTSG 8/8/2018)-Chữa răng cũng "kéo" 100.000 lượt khách đến Việt Nam mỗi năm (KTSG 8/8/2018)-vì chất lượng quốc tế, giá bằng nửa -Doanh nghiệp Trung Quốc “lặn lội” vào miền Tây tìm... gạo (KTSG 8/8/2018)-Vay 3,2 tỉ đô la cho tổ hợp hóa dầu miền Nam (KTSG 8/8/2018)-Thấy gì từ danh sách 1.000 DN nộp thuế nhiều nhất? (TP 7-8-18)-Tăng máy bay, hay tăng chất lượng sân bay? (NTD 8-8-18) -- Ý kiến Nguyễn Thiện Tống-Vietnam Airlines nói gì trước lùm xùm tuyển dụng, đào tạo phi công? (Leader 7-8-18)-Biển Mũi Né tràn ngập rác, khách hủy đặt phòng (TN 8-8-18)
- Giáo dục: Thầy Kiên Trung lật tẩy "tử huyệt và chiêu trò" trong thi quốc gia(GD 9/8/2018)-Thí sinh kể chuyện, nghi giám thị "làm xiếc" trong phòng thi ở Sơn La(GD 8/9/2018)-Bộ lấy đâu ra người viết sách giáo khoa, ăn nói ra sao với Ngân hàng thế giới?(GD 9/8/2018)-Cô giáo 20 năm tuổi nghề kể chuyện "đòi nợ thuê" (GD 9/8/2018)-Thầy giáo kể chuyện đi thi chứng chỉ Tin học mà "vừa buồn cười vừa tức"(GD 9/8/2018)-Hoa hồng chính là thủ phạm sinh ra lạm thu(GD 9/8/2018)-Thanh tra nhân dân hay tranh tra của ai?(GD 9/8/2018)-Quận Ngô Quyền khen thưởng học sinh, giáo viên đạt thành tích cao(GD 9/8/2018)-Xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội 5 nội dung của Luật Giáo dục Đại học(GD 9/8/2018)-Hải Dương tăng 160 lớp 1 với 7.884 học sinh(GD 9/8/2018)-Giáo dục STEM là xu thế không thể đảo ngược(GD 9/8/2018)-Trưởng khoa Nguyễn Thái Quảng hô biến giờ giảng, thiệt thòi giáo viên chịu(GD 9/8/2018)-GS Đàm Thanh Sơn được trao Huy chương Vật lý Dirac(VNN 9/8/2018)-
- Phản biện: "Nhôm, nhựa" tuổi gì mà tác oai, tác quái, phải cỡ Quy trình mới làm được(GD 9/8/2018)-Xuân Dương-Việt Nam có cần thạc sĩ, tiến sĩ chống tham nhũng?(GD 9/8/2018)-Đinh Văn Minh-Ai đang cản trở EVFTA? (BVN 8/8/2018)-Nguyễn Anh Tuấn-Mặt thật chiến lược xuất cảng của Hà Nội (BVN 8/8/2018)-Nguyễn Quang Duy-Phiếu tín nhiệm - sự phức tạp của đẳng thức xã hội(BVN 8/8/2018)-Tô Văn Trường-Khủng hoảng Đồng Tâm: chìa khóa giải quyết đang nằm trong tay ai?(BVN 8/8/2018)-Nguyễn Đăng Quang-Đi tìm nguyên nhân đưa đến thảm họa tuyển sinh(BVN 8/8/2018)-Trần Đình Thu-Trả lời thẳng: tại sao dày đặc cảng biển, khu kinh tế nhưng miền Trung... vẫn chưa giàu?(BVN 8/8/2018)-Trúc Giang-Từ ông Tập đến ông Tổng: cảnh giác trước sự trỗi dậy độc tài(BVN 7/8/2018)-Ánh Liên-CÁCH MẠNG THÁNG 8 PHẦN THỨ 2 ĐÃ ĐẾN CỬA NGÕ RỒI(BVN 7/8/2018)-Người Hà Nội-
- Thư giãn: 5 thói quen xấu sẽ gây hư hỏng smartphone(VNN 9/8/2018)-
ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN THẢM HỌA TUYỂN SINH
TRẦN ĐÌNH THU/ FB Trần Đình Thu/ BVN 8-8-2018
Dù xảy ra thảm họa tuyển sinh kinh hoàng nhưng hiện nay do ông Bộ trưởng Nhạ vẫn khăng khăng phương án Bộ ông ấy làm là đúng, nên cộng đồng mạng cần có những bài phân tích để vạch ra cái sai lầm của Bộ ông ấy, để ông bớt ngủ gục trong Quốc hội đi.
Và đây là một bài như thế.
Nhắc lại một chút. Trước 2015, học trò Việt có 2 kỳ thi rất vất vả, nên đến năm 2015, nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải gộp 2 làm 1. Phải khẳng định ngay, gộp là đúng, nhưng gộp thế nào? Thật ra, nói là “gộp” nhưng bản chất là bỏ bớt 1 kỳ thi: Hoặc là bỏ kỳ thi tốt nghiệp hoặc là bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học.
Và Bộ ông Nhạ đã chọn phương án bỏ kỳ thi tuyển sinh vào đại học, giữ lại kỳ thi tốt nghiệp. Đây là một cách chọn theo tôi là “muốn an toàn nhưng ngây ngô”.
Cũng như phần lớn cách làm của các quan chức hành chính, do yếu kém về năng lực và sợ trách nhiệm mà họ thường chọn những phương án thoạt nghe thì có vẻ an toàn nhưng xem xét kỹ thì phản khoa học. Cách chọn của Bộ ông Nhạ là phản khoa học. Phản khoa học ở điểm nào và vì sao Bộ ông Nhạ lại chọn phương án phản khoa học?
Chúng ta hình dung có 2 cửa kiểm soát vào nơi giao lưu với 1 nhân vật quan trọng. Yêu cầu người tham dự là phải ăn mặc đẹp và nghe tiếng Anh tốt.
Nếu qua cửa 1 thì vào được sảnh chờ nhưng chưa được vào nơi giao lưu, và chỉ khi qua cửa 2 thì mới vào được nơi giao lưu.
Vấn đề đặt ra là phải bỏ bớt 1 trong 2 cửa. Các chuyên viên bèn chọn bỏ cửa 2 giữ lại cửa 1 vì họ sợ nếu bỏ cửa 1 thì e là sẽ có nhiều người vào được sảnh chờ hơn.
Nhưng cửa 1 thì nhân viên soát vé ít chuyên nghiệp và hay ăn hối lộ, còn cửa 2 thì nhân viên soát vé chuyên nghiệp hơn và lo toan hơn.
Kết quả là tuy chọn phương án an toàn nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ vì nhiều người ăn mặc lôi thôi và điếc đặc tiếng Anh dễ dàng lọt qua cửa 1 và họ vào nơi giao lưu, lại đủ tiêu chuẩn ngồi trên cùng khiến cho Ban tổ chức ê mặt với khách mời.
Cũng như vậy với phương án của Bộ ông Nhạ. Cũng với ý thức như ví dụ trên, Bộ ông này đã chọn giữ lại cửa 1 với đội ngũ kiểm soát là cán bộ coi thi chấm thi địa phương dễ bị mua chuộc so với đội ngũ kiểm soát cửa 2 là các giảng viên của các trường đại học, Bộ ông Nhạ đã chọn một phương án ngu ngốc làm phá sản hoàn toàn chương trình tuyển sinh vào đại học.
Chúng ta biết rằng, ở các trường đại học, người ta tuyển chọn thí sinh là tuyển chọn cho chính họ, vì thế họ phải tổ chức kỳ thi nghiêm túc vì sự sống còn của ngôi trường của họ. Cho nên nhẽ ra là phải giữ kỳ thi này. Còn ở các sở giáo dục, họ tổ chức kỳ thi không vì quyền lợi chính họ nên họ dễ dàng thỏa hiệp móc ngoặc, ban phát điểm thi cho thí sinh hoặc tổ chức không nghiêm túc, không chu đáo… Cho nên khi bỏ kỳ thi vào đại học giữ kỳ thi tốt nghiệp để cho các địa phương tổ chức, Bộ ông Nhạ đã “giao trứng cho ác”, khiến nhiều học sinh kém nhưng được “hội đồng làng” chấm điểm cao ngất khiến cho các trường đại học không biết đâu là học sinh giỏi đâu là học sinh kém.
Từ đó phát sinh khủng hoảng tuyển sinh.
T.Đ.T.Nguồn: FB Trần Đình Thu
GIÁO DỤC VIỆT NAM: SỰ SỢ HÃI ĐÁNH MẤT QUYỀN LỰC
NGUYỄN NGỌC CHU/FB Nguyễn Ngọc Chu / BVN 10-8-2018
Đọc tin về cuộc họp do PTT Vũ Đức Đam chủ trì ngày 30/7/2018 cùng lãnh đạo Bộ GD&ĐT để nghe ý kiến chuyên gia về kỳ thi TN THPT quốc gia, thì buồn nhiều hơn vui.
Trước khi nói về cuộc họp, thử nhớ đến phép nghe lời khuyên.
Phép nghe lời khuyên
1. Các bậc thánh hiền, minh quân, từ ngàn xưa chỉ muốn nghe lời khác ý mình. Đơn giản bởi điều mình biết rồi thì còn gì phải nghe nữa. Nhờ đó họ không ngừng được mở rộng kiến thức. Đó điều thiết yếu thứ nhất của phép nghe.
2. Các bậc thánh nhân, minh quân, từ ngàn xưa đều muốn nghe điều xấu của mình. Chịu chỉ trích làm họ tránh được kẻ xu nịnh, gần được người hiền lương, biết điểm yếu mà loại bỏ nên không ngừng hoàn thiện. Đó là điều thiết yếu thứ hai của phép nghe.
3. Các bậc thánh hiền, minh quân, từ ngàn xưa đều muốn đối mặt với kẻ giỏi hơn mình. Nhờ đó họ trở thành vô địch. Đó là điều thiết yếu thứ ba của phép nghe.
4. Các bậc thánh hiền, minh quân, từ ngàn xưa biết nghe rồi thay đổi theo điều đúng, mà không sợ bị chê ngu. Thế là biết học được điều mới. Đó là điều thiết yếu thứ tư của phép nghe.
5. Các bậc thánh hiền, minh quân, từ ngàn xưa, thấy người giỏi hơn thì tôn làm thầy mà nhường chỗ. Ấy là không sợ mất quyền lực. Không sợ mất quyền lực thì mới giữ được quyền lực. Đó là điều thiết yếu thứ năm của phép nghe.
Theo được cả 5 phép nghe đó thì thánh hiền thêm thánh hiền, minh quân thêm minh quân, quốc gia nhờ đó mà cường thịnh.
Phép nghe qua cuộc gặp ngày 30/7/2018
Đối chiếu với các phép nghe nêu trên thì cuộc gặp nghe ý kiến của các chuyên gia về giáo dục ngày 30/7/2018 nằm ở chiều ngược lại. Tóm tắt ở các điểm sau.
1. Không chủ trương mời rộng rãi những người có ý kiến khác biệt sâu sắc.
2. Không chủ trương mời những người ngoài khuôn khổ quen biết.
3. Không nói thẳng hết các ý kiến chỉ trích, mà lựa lời theo truyền thống xoa dịu.
4. Nghe chỉ là hình thức. Đến không phải để nghe mà để bảo vệ quyết định. Trước khi nghe đã quyết định không thay đổi.
5. Không chịu tự giáng chức, không tìm người giỏi hơn mà nhường chức.
Cụ thể, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn kiên trì kỳ thi 2 trong 1. Vẫn kiên trì phải có kỳ thi TN THPT. Vin vào các lý do rằng không thi thì học sinh không học. Vin vào Luật GD rằng phải có thi thì mới đủ điều kiện xét cấp bằng tốt nghiệp.
Nhiều nước đã bỏ thi TN THPT hàng chục năm nay rồi. Vậy mà sao trong Luật GD vẫn phải bắt thi TN? Người soạn ra Luật GD thật thiển cận.
Mặt khác, Luật đưa ra nếu sai thỉ phải sửa. Phải sửa tức thì chứ không phải đợi đến kỳ họp của mấy năm sau. Điều đó có nghĩ là trong Luật phải có điều khoản cho phép điều chỉnh.
Tóm lại là không biết nghe, và không chịu nghe. Mà trên thực tế thì lãnh đạo Bộ GD&ĐT chẳng bao giờ chịu nghe. Lấy thí dụ về thi trắc nghiệm môn toán.
Khi biết tin Bộ GD&ĐT tiến hành thi trắc nghiệm môn toán Hội Toán học Việt Nam đã có công văn phản đối. Để đối phó với dư luận và cấp trên, lãnh đạo Bộ GD & ĐT đã tổ chức cuộc gặp với đại diện của Hội Toán học Việt Nam. Nhưng chỉ để giải thích quyết định thi trắc nghiệm môn toán. Lãnh đạo Bộ GD& ĐT không nêu ra được tên các đơn vị và các nhà chuyên môn về toán học đã đồng thuận và tư vấn cho Bộ về thi trắc nghiệm môn toán. Trước đó ở Đại học quốc gia Hà Nội khi ông Nhạ làm giám đốc, quyết định thi trắc nghiệm môn toán được đưa ra mà Khoa Toán của Đại học quốc gia Hà Nội không hề biết, không hề được tham vấn.
Một người không có chuyên môn về toán như ông Phùng Xuân Nhạ mà coi thường ý kiến của hội Toán học Việt Nam, bất chấp Khoa Toán ở Đại học Quốc gia Hà Nội, thì ông dựa vào ai mà quyết định thi trắc nghiệm môn toán?
Còn nữa, về kỳ thi TN THPT, ông Phùng Xuân Nhạ vẫn kiên trì bỏ ngoài tai ý kiến của GS Ngô Bảo Châu, bỏ qua ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia về giáo dục, khăng khăng theo ý kiến của mình, thì Giáo dục Việt Nam còn tiếp tục tụt hậu. Xin khẳng định với bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ rằng, không có một thủ tục nào có thể ngăn chặn được bê bối trong thi cử hiện nay, trừ phi cách mạng cơ chế toàn diện và triệt để.
Thi nhau chịu trách nhiệm
Từ xưa, các bậc đế vương, tể tướng, kẻ sĩ…, khi phạm khuyết điểm, ngoài hình phạt theo pháp luật còn tự giáng chức, tự đưa ra hình phạt cá nhân mình để tự răn đe, để không tái phạm. Nhưng ở Việt Nam thời nay thì hoàn toàn khác.
Xin chịu trách nhiệm đã thành câu cửa miệng của các Bộ trưởng Việt Nam ngày nay. Chịu trách nhiệm nhưng không xuống chức, không trừ lương. Nên ai cũng mạnh miệng xin chịu trách nhiệm.
Điều tê tái nữa là biểu cảm. Sau các thảm họa hủy diệt, sau các bê bối đau đớn, không thấy khuôn mặt Bộ trưởng ưu phiền, lo toan. Chí ít cũng là diễn kịch. Chỉ thấy tươi cười nhơn nhởn. Chứng tỏ sự liêm sỉ đã xuống đến đáy tột cùng của thang nhân phẩm. Đớn đau thay, toàn là các vị với hàng bao tải chức danh, khoác trên mình áo cà sa giáo sư tiến sĩ.
Hãy thực sự làm việc
Bộ trưởng phải là người làm việc thực sự hiểu quả, là người lao động dâng hiến. Thế nhưng, có vị bề ngoài rất bận rộn, song toàn những việc tào lao. Suốt ngày đi dự khai trương, sự kiện, mít tinh, hội họp. Chỉ nghe giới thiệu với vỗ tay đã hết cả hàng giờ thì còn lấy đâu thời gian cho thực việc. Đã thế, cơ sở có sự kiện cùng với bộ phận giúp việc lại phải chuẩn bị các bài phát biểu sẵn. Những bài diễn văn khuôn mẫu buồn chán lặp đi lặp lại đến nhàm tai.
Hãy bỏ khai trương, bỏ sự kiện, bỏ phát biểu ở hội họp mít ting, mà lăn xả vào xử lý các vấn đề bản lề, cốt lõi.
Sự sợ hãi đánh mất quyền lực
Tại sao không chịu nghe? Là vì sợ mất quyền lực. Từ mất quyền lực sẽ dẫn đến mất quyền lợi.
Đã đến lúc không thể giữ ý, phải thẳng thừng bỏ tay khỏi bịt miệng mà kêu lên đớn đau, rằng sự sợ hãi mất quyền lực đang hiển hiện bao trùm khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực trên Đất nước chúng ta. Sự sợ hãi mất quyền lực, kéo theo đó là mất đặc lợi, đang phủ bóng đen tồi tệ lên vận mệnh Dân tộc.
Chưa bao giờ những người dân chân đất đầu trần lại buộc phải lo lắng đến vận mệnh Dân tộc ở mức độ khắc khoải như hiện nay.
Không phải chỉ nạn tham nhũng đang tàn phá kiệt quệ nội lực quốc gia.
Không phải chỉ bị dồn đến chỗ cuối đường cùng buộc vùng lên giữ đất như Đoàn Văn Vươn, Đặng Văn Hiến.
Không phải chỉ vì bị đầu độc nhiều kiếp đời con cháu như Formosa Hà Tĩnh.
Không phải chỉ vì bị chặn long mạch ở Cửu Long, Hồng Hà.
Không phải chỉ vì bị chặn long mạch ở Cửu Long, Hồng Hà.
Không phải chỉ bị thắt yết hầu ở Tây Nguyên, Hải Vân, Đèo Ngang.
Không phải chỉ… Mà còn ở nguy cơ tự mình biến mình thành ngu dân nên khó thoát kiếp nạn tụt hậu rồi trở thành kiếp đời lệ thuộc.
Như phù sa đối với cỏ cây, Dân trí là nền tảng sinh dưỡng sự cường thịnh của một quốc gia. Dân trí càng cao thì quốc gia càng giàu có hùng mạnh. Sự xuống cấp của nền Giáo dục là đòn chí mạng lên nền tảng Dân trí. Đau đớn thay.
N.N.C.Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét