ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ lơ là "mất kiểm soát" Trung Quốc từ khi nào? (GD 25/2/2018)-Mỹ nhận thức được mối đe dọa từ Trung Quốc từ lâu, nhưng phản ứng đủng đỉnh (GD 24/2/2018)-Tiếng xấu của người Việt ở nước ngoài, đâu là gốc rễ? (VOV 25-2-18)-Hé lộ điểm bất hợp lý trong vụ 'Kim Jong Nam' (VNN 26/2/2018)-Vì sao không lực Nhật ngày càng thua xa Trung Quốc? (VNN 26/2/2018)-
- Trong nước: Ông Vũ Mão: Kỷ luật chưa nghiêm, quyền lực làm tha hóa cán bộ yếu kém (GD 26/2/2018)-Chuyện gì xảy ra nếu kẻ xấu mang chất nổ lên máy bay Vietnam Airlines? (GD 26/2/2018)-Ông Phan Văn Khải: Người kế nhiệm xứng đáng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (VietTimes 22-2-18) Có ý kiến bà Phạm Chi Lan- Ấn tượng về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (MTG 24-2-18)-
- Kinh tế: Các nhà khoa học quốc tế thảo luận về môi trường và năng lượng tái tạo (GD 26/2/2018)-Nghịch lý xăng dầu cõng thêm thuế bảo vệ môi trường (GD 26/2/2018)-Tăng thuế với xăng dầu: Cần cân nhắc sức chịu đựng của nền kinh tế (VOV 25-2-18)-Kinh doanh thời 4.0 sẽ ra sao? (GD 25/2/2018)-Nhất nghệ tinh (KTSG 26/2/2018)-Lan tỏa giấc mơ khởi nghiệp cùng bán lẻ (KTSG 26/2/2018)-Ươm mầm sự tử tế (KTSG 26/2/2018)-Vị nữ tướng của đế chế cá cược trực tuyến (KTSG 25/2/2018)-Các tỉnh, thành Hàn Quốc sẽ "đổ bộ" sang Việt Nam kéo khách du lịch (KTSG 24/2/2018)-Tiếp tục thí điểm xe hợp đồng điện tử (KTSG 24/2/2018)-Việt kiều ngày càng mua nhiều bất động sản tại Việt Nam (MTG 24-2-18)-Cường Đôla: Rộ tin đời tư, gia đình “thủng túi” hàng trăm tỷ đồng (DT 24-2-18)-Du khách bất ngờ vì phí lên Yên Tử cao (VNN 26/2/2018)-
- Giáo dục: Cải cách giáo dục nên bắt đầu từ vàng mã, cúng sao, xin ấn (GD 26/2/2018)-Đốt vàng mã, dắt tiền vào tay thần linh ... suy cho cùng là sự hối lộ (infonet 25-2-18)- Tại sao đội ngũ giáo viên lại bức xúc nhiều với sáng kiến kinh nghiệm? (GD 26/2/2018)-Nghi vấn gian lận xét Giáo sư, Phó giáo sư: Bằng chứng đây (GD 26/2/2018)-Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ (viet-studies 19-2-18)-Nguyễn Tiến Dũng-Học sinh tiểu học có cần học nhiều môn thế không? (GD 26/2/2018)-Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (4) - Tôi học được nhiều từ cháu (GD 26/2/2018)-Làng có nhiều tiến sỹ Nho học nhất cả nước (GD 26/2/2018)-Bộ trưởng tặng bằng khen cho học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất (GD 26/2/2018)-Cả nước đang kì vọng vào chương trình mới, xin đừng để mọi người phải thất vọng (GD 25/2/2018)-Chuyện buồn "Kế hoạch nhỏ"(GD 25/2/2018)-Năm sau, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có sách giáo khoa riêng (GD 25/2/2018)-Làm gì để ứng viên được xét duyệt đàng hoàng chức danh giáo sư? (VNN 25/2/2018)-Hồ sơ đáng nể của nữ sinh 13 tuổi người Việt theo đại học sớm tại Đức (VNN 26/2/2018)-
- Phản biện: Lắng nghe và trọng dụng người tài (TS 23-2-18) - Lê Đăng Doanh- Tò mò khai phá ‘đặc sản sức mạnh mềm’ của người Nhật (TVN 25/2/2018)-Trúc Nguyễn-Làm quan, làm dân và ‘lằn ranh’ mỏng manh (TVN 24/2/2018)-Nguyễn Ánh Thi-Bàn về hành động chung (BVN 24/2/2018)-Bùi Tín-PHẢN HỒI BÀI VIẾT “CỐNG ĐẬP CHẶN MẶN GÂY RỐI LỌAN HỆ SINH THÁI VÀ NHỮNG CÁI GIÁ PHẢI TRẢ” (BVN 22/2/2018)-Tô Văn Trường-Ý kiến sau khi đọc hai bài viết của ông Ngô Thế Vinh và Tô Văn Trường (BVN 25/2/2018)-Lê Phú Khải-Hồ sơ ‘NOW’, một việc làm cao đẹp (BVN 25/2/2018)-Bùi Tín/VOA-VẠN NIÊN LÀ VẠN NIÊN NÀO (BVN 25/2/2018)-Phạm Đình Trọng-Trước phiên tòa hình sự sơ thẩm vụ án Hội Anh em dân chủ: Chính quyền có dễ bị lật đổ? (BVN 25/2/2018)-Trần Thành, Trúc Giang-
- Thư giãn: Về nơi cả trăm đàn ông cho vợ bỏ để đi nước ngoài (VNN 25-2-18)
NGHI VẤN GIAN LẬN XÉT GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
PHƯƠNG LINH /GDVN 26-2-2018
Đơn của Tiến sĩ Phạm Thế Dân về trường hợp của ông Trần Thiện Thanh (ảnh: P.L)
Tiến sĩ Phạm Thế Dân – Giảng viên chính, nguyên Phó Trưởng khoa, Bí thư chi bộ khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (đã nghỉ hưu) vừa gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đơn tố cáo có liên quan đến việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư 2017 với ông Trần Thiện Thanh.
Hiện ông Thanh đang là giảng viên của khoa Vật lý – Vật lý kỹ thuật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu sinh và người phản biện cùng đơn vị chuyên môn
Theo tố cáo của Tiến sĩ Phạm Thế Dân, bằng Tiến sĩ của ông Trần Thiện Thanh đã được cấp không đúng quy định của pháp luật, bất hợp pháp, vì bằng này được cấp trên cơ sở kết luận của Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo, được thành lập trái với quy định của pháp luật.
Đồng thời, nó còn vi phạm nghiêm trọng Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ, ban hành kèm theo quyết định 1020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 10/9/2010.
Tiến sĩ Phạm Thế Dân dẫn chứng cụ thể, theo quyết định 329 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, trong Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo cho luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Vật lý nguyên tử và hạt nhân của ông Trần Thiện Thanh, có Tiến sĩ Huỳnh Trúc Phương ngồi ghế phản biện 3.
Ông Phạm Thế Dân khẳng định, Tiến sĩ Huỳnh Trúc Phương là người sinh hoạt trong cùng đơn vị chuyên môn với nghiên cứu sinh Trần Thiện Thanh là bộ môn Vật lý hạt nhân – Kỹ thuật hạt nhân, khoa Vật lý – Vật lý kỹ thuật của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, theo Tiến sĩ Phạm Thế Dân, ông Huỳnh Trúc Phương không thể ngồi ghế phản biện 3 trong Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo cho luận án Tiến sĩ của ông Trần Thiện Thanh được.
Tiến sĩ Phạm Thế Dân cho rằng, vì bằng Tiến sĩ của ông Thanh được cấp không đúng theo quy định của pháp luật, không hợp pháp, nên ông Trần Thiện Thanh cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư, được quy định tại khoản 3, điều 8 của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.
Ngoài ra, trong Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo cho luận án Tiến sĩ này của ông Thành, do Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Lâm làm Chủ tịch Hội đồng.
Theo Tiến sĩ Phạm Thế Dân, ông Nguyễn Ngọc Lâm là Phó Giáo sư chuyên ngành Điện tử (được công nhận năm 2001), không đúng chuyên ngành với luận án của ông Trần Thiện Thanh là chuyên ngành Vật lý nguyên tử và hạt nhân, nên ông Lâm không thể làm Chủ tịch Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ này.
Đây là điều đã vi phạm vào khoản 2, điều 35, Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ ban hành kèm theo quyết định 1020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 10/9/2010.
Trong đó quy định rõ, Chủ tịch Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ phải là người có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư đúng chuyên ngành với luận án.
Đại học Quốc gia thành phố: Nội dung tố cáo đúng
Liên quan đến những tố cáo của Tiến sĩ Phạm Thế Dân, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có kết luận số 1875, do Trưởng ban Thanh tra – Pháp chế, ông Lâm Tường Thoại ký.
Trong đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua giải trình của nhà trường (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố), người ngồi ghế phản biện 3 (Tiến sĩ Huỳnh Trúc Phương) và nghiên cứu sinh (Trần Thiện Thanh) cùng bộ môn, nhưng khác nhóm nghiên cứu.
Ban sau đại học - Đại học Quốc gia thành phố tư vấn chuyên môn: Khoản 2, điều 35, Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được giải thích: Phản biện không sinh hoạt chuyên môn, không sinh hoạt học thuật với nghiên cứu sinh, không cùng tham gia nghiên cứu, không cùng là đồng tác giả với nghiên cứu sinh trong các công trình đã công bố, không tham gia cùng nghiên cứu sinh trong các sinh hoạt chuyên môn định kỳ.
Kết luận nội dung tố cáo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Điểm b, khoản 1, điều 4, thông tư 10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ, đơn vị chuyên môn là bộ môn, khoa, phòng chuyên môn.
Tổ xác minh của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét, phản biện 3 sinh hoạt cùng đơn vị chuyên môn với nghiên cứu sinh là chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Trách nhiệm thuộc về Phòng đào tạo sau đại học, Hiệu trưởng nhà trường (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố).
Đối với tố cáo có liên quan đến ông Nguyễn Ngọc Lâm – Chủ tịch Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận, ông Lâm là Phó Giáo sư chuyên ngành điện tử, tự động, do thầy có nhiều công trình thuộc về thiết bị điều khiển (điều khiển các máy về hạt nhân).
Giải trình của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Ngọc Lâm được đào tạo, nghiên cứu, công tác liên quan đến lĩnh vực Vật lý hạt nhân.
Từ năm 2006 đến nay, ông Nguyễn Ngọc Lâm có tham gia giảng dạy thuộc bộ môn Vật lý hạt nhân, tham gia, là thành viên Hội đồng nghiệm thu đề án “Phát triển ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ trong công nghiệp đến năm 2020.
Sau khi giải thích các mảng chính của lĩnh vực Vật lý và Kỹ thuật Hạt nhân, Đại học Quốc gia thành phố nói Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Lâm thuộc về lĩnh vực Thiết bị hạt nhân.
Tổ xác minh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét, có ý kiến: Việc đánh giá về năng lực, uy tín chuyên môn chưa được quy định cụ thể, các ý kiến tư vấn chuyên môn đáng tin cậy, hợp lý. Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Lâm làm Chủ tịch Hội đồng là không trái quy định hiện hành.
Văn bản giải trình 89 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố (ảnh: P.L)
Trong khi đó, ngày 26/1/2018, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh – ông Trần Lê Quan đã ký văn bản giải trình số 89, gửi Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (được cơ quan này cung cấp cho Tiến sĩ Phạm Thế Dân)
Theo đó, nhà trường đã giải thích rằng, đề tài luận án tiến sĩ của ông Trần Thiện Thanh thuộc đơn vị chuyên môn nhóm nghiên cứu Vật lý hạt nhân lý thuyết, Vật lý hạt nhân công nghiệp, còn Tiến sĩ Huỳnh Trúc Phương lại thuộc đơn vị chuyên môn là Nhóm nghiên cứu Vật lý hạt nhân phân tích, nên cả 2 ông hoàn toàn không thuộc cùng đơn vị chuyên môn.
Nhà trường đe phóng viên
Ngày 21/2, với mong muốn được lắng nghe tiếng nói khách quan, đa chiều hơn về sự việc này, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố để có được thông tin liên hệ với Tiến sĩ Trần Thiện Thanh.
Tuy nhiên, do sinh viên chưa đi học, lãnh đạo còn bận đi chúc tết, nên nhân viên trực Phòng tổ chức hành chính nói không có lãnh đạo ở trường, nên không dám cung cấp bất cứ thông tin gì cho phóng viên.
Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ qua điện thoại với Giáo sư Trần Linh Thước – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thì được chuyển máy cho nói chuyện với cô Huyền – Phòng Thanh tra, pháp chế va Sở hữu trí tuệ (theo lời Giáo sư Thước nói).
Đáng ngạc nhiên, trong khi chỉ muốn xin thông tin để liên hệ Tiến sĩ Trần Thiện Thanh, sau khi biết phóng viên đã có giải trình số 89 của nhà trường, cô Huyền đã dọa: Đây là văn bản riêng của trường, muốn đăng phải có sự cho phép của trường về những nội dung muốn trích đăng, chứ không phải muốn đăng là đăng, và cũng không phải là văn bản của thầy Dân.
Cô Huyền nói do không lưu thông tin số điện thoại ông Thanh, nên đề nghị phóng viên gửi lại câu hỏi, muốn hỏi trường hay muốn hỏi các thầy, và cần phải mang theo giấy giới thiệu, card visit, thẻ nhà báo và các giấy tờ có liên quan khi đến trường làm việc.
Trong khi đó, Giáo sư Trần Linh Thước hứa sẽ nói khoa Vật lý - lý – Vật lý kỹ thuật cung cấp số điện thoại liên hệ của Tiến sĩ Trần Thiện Thanh, nhưng đến nay vẫn chưa thấy, còn khi phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam gọi lại cho giáo sư, thì máy đã liên tục ở chế độ bận.
Phương Linh
BÀI LIÊN QUAN:
Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ (viet-studies 19-2-18)-Nguyễn Tiến Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét