ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Mỹ "chấm" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông, Trung Quốc lộ bài ứng phó (GD 14/2/2018)-Cuộc đua công nghệ quân sự Trung - Mỹ trên Biển Đông (GD 13/2/2018)-Tàu chiến Anh sẽ thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông (GD 13/2/2018)-Donald Trump và cuộc suy thoái quyền lực mềm của Mỹ (viet-studies 12-2-18)-Joseph Nye-50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất (BBC 12-2-18) -> Ý kiến của Nguyễn Viện về Hoàng Phủ Ngọc Tường-Ông Nguyễn Đắc Xuân: Nên tưởng niệm tất cả nạn nhân Huế (BBC 12-2-18)-Tết đong đầy nỗi nhớ của người Việt ở Mỹ (VnEx 13-2-18)-Facebook coi lợi nhuận lớn hơn tự do ở Đông Nam Á? (BVN 13/2/2018)-Nhà nước giám sát của Trung Quốc đe dọa từng người dân (BVN 13/2/2018)-Anna Mitchell & Larry Diamond-Tác giả Mỹ: ‘Có một sự kiểm duyệt kỳ dị ở Việt Nam’ (VOA 12-2-18)-Cần một lộ trình và một mô hình dân chủ (Blog VOA 13-2-18)-Vì sao người Việt muốn di cư sang Mỹ ngày càng nhiều? (Sputnik 13-2-18)-
- Trong nước: Tổng bí thư chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn thể đồng bào (VNN 14/2/2018)-Thượng tọa Thích Nhật Từ khuyên 3 điều để ai cũng có Tết đoàn viên (GD 14/2/2018)-Tiệc tất niên đang là nỗi sợ của nhiều gia đình (GD 14/2/2018)-Ông Giám đốc "mất chim quý" bị loại khỏi danh sách đảng viên (GD 13/2/2018)-Lạ: Dân đổ về quê nghỉ Tết, bến xe vắng chưa từng thấy (VNN 14/2/2018)-Vũ “Nhôm” khiến tết không bình yên? (BVB 13/2/2018)-Phạm Chí Dũng-Hé lộ thân thế quý bà bỏ túi trăm tỷ nhờ "qua lại" với Vũ “nhôm” (Sputnik 13-2-18) -Cuối năm, nhớ những người hiền (ANTG 13-2-18) --> Gặp Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Sáu Tường)-
- Kinh tế: Ông Cao Sỹ Kiêm: "Thiệt hại hàng nghìn tỷ là vì chưa làm đã tham nhũng" (GD 13/2/2018)-Tăng cường kiểm tra chống thất thu thuế, chống chuyển giá (GD 12/2/2018)-Gần 270 chuyến bay đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng vui tết (KTSG 13/2/2018)-Question-storming: công cụ quản trị cho nhà quản lý (KTSG 13/2/2018)-Các mô hình và quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp (KTSG 13/2/2018)-Thủ tướng: Tình trạng “sân sau” ở DNNN còn lớn (KTSG 13/2/2018)-Nghĩ về cuộc chuyển đổi nghề nghiệp 4.0 (KTSG 13/2/2018)-Logistics - chuyện cũ và mới (KTSG 13/2/2018)-Kỳ tích rau quả vượt dầu khí, nghịch lý dân Việt cuồng đồ ngoại (Vef 14/2/2018)-Hàng loạt bộ ngành vào cuộc gấp rút triển khai Luật Quy hoạch (BĐS 14/2/2018)-
- Giáo dục: Học tập là gom mỗi năm một ít để thành sự nghiệp lớn (GD 14/2/2018)-Mong sách giáo khoa trả lại tên Biệt động Sài Gòn (GD 14/2/2018)-Môn ngoại ngữ nên đưa vào dạy từ mầm non (GD 14/2/2018)-Án mạng của chàng sinh viên và nỗi đau của cha mẹ già (GD 14/2/2018)-Sư phạm chỉ tuyển học sinh giỏi, đích thị là một giấc mơ (GD 13/2/2018)-Muốn góp ý cho chương trình môn học Vật lí mới, bạn nên bắt đầu từ đâu? (GD 13/2/2018)-Mục tiêu chương trình vật lý cần điều chỉnh những gì?(GD 13/2/2018)- Làm gì để ứng viên được xét duyệt đàng hoàng chức danh giáo sư? (VNN 14/2/2018)-Nguyễn Đăng Mạnh: Từ bục giảng đến văn đàn (VNN 13/2/2018)-
- Phản biện: Cuộc hội ngộ giữa Đảng, Mùa Xuân và Dân tộc (TVN 13/2/2018)-Nhị Lê-Trí tuệ thăng hoa trên nền móng đại đoàn kết toàn Dân tộc! (TVN 14/2/2018)-Nhị Lê-Hàn Quốc – CHDCND Triều Tiên …và Việt Nam? (viet-studies 13-2-18) -Nguyễn Trung-Thế nào là "thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc (TCHK 12-2-18)-Hồng Ngọc-Ai tổ chức chiến dịch ‘giải cứu Đinh La Thăng?’ (BVN 13/2/2018)-Phạm Chí Dũng/NV-Số phận long đong của danh tính nước Việt (BVN 13/2/2018)-Trần Gia Ninh-Chuyện đầu năm, cuối năm (BVN 13/2/2018)-Trịnh Khả Nguyên-
- Thư giãn: Gia đình chó hạnh phúc chào đón du khách ở Đường hoa Nguyễn Huệ (GD 14/2/2018)-Các loại rau củ quả cung cấp nước cho cơ thể vào ngày Tết (GD 14/2/2018)-Đi tàu buýt ngắm sông nước Sài Gòn (KTSG 13/2/2018)-Rồi có bao giờ những rực rỡ tàn phai (TVN 14/2/2018)-Cách gia đình 4 thế hệ người Singapore giữ 'hồn Tết' (VNN 14/2/2018)-
BÀN VỀ SỰ KHÔN *
HỒNG NGỌC/ TẠP CHÍ HOA KỲ 12-2-2018
Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, “não không có nếp nhăn”, và bản thân họ lấy làm tự mãn. Vậy rốt cuộc thông minh theo kiểu người Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào?
Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…
Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.
Hệ thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.
Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này.
Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, coi gian xảo là có “năng lực lớn”… mọi giá trị dường như đều đảo lộn.
Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.
Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”
Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?”
Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”
“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”
“Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”
Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”
Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không “ngộ đạo” mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”
Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.
Nếu như chúng ta “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, thì toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở “hoài nghi”. Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội.
Khi đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao?
Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.
Nếu như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự là cái được không bõ cho cái mất!
Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa!
Hồng Ngọc
*Tên bài do NTB đặt lại
CHUYỆN ĐẦU NĂM, CUỐI NĂM
TRỊNH KHẢ NGUYÊN/ BVN 13-2-2018
Gọi “chuyện đầu năm” hay “chuyện cuối năm” đều được, vì đầu năm 2018 là cuối năm Đinh Dậu. Nước ta hiện đang dùng hai thứ lịch song hành, dương lịch và âm lịch, ngày tháng theo hai lịch này chênh nhau cả tháng. Một năm dân ta có hai cái tết “tết tây” (trước) và “tết ta” (sau). Như thế, có người cho là hơi nhiều, đề nghị chọn một “cái” thôi. Họ muốn theo dương lịch, ăn “tết tây”, còn “tết ta” chỉ đơn giản nghỉ làm việc một ngày. Nhưng có người phản bác, cho rằng phải giữ tết truyền thống vì nó dân tộc, nó thiêng liêng. Vâng, dân tộc, đất nước bao giờ cũng thiêng liêng, ở trên tất cả.
Ngày tết dân tộc thì thiêng liêng, người nào cũng nói thế. Nhìn cảnh rất nhiều Việt kiều, nhiều công nhân tấp nập tại các bến xe, bến tàu để về “kịp tết”. Ngày tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi người. Ai cũng vui vẻ, chúc nhau hạnh phúc chúc mừng năm mới - cung chúc tân xuân - happy new year. Nhưng có người miệng nói thiêng liêng mà hành động thì chẳng thiêng liêng.
Chúc nhau điều tốt đẹp, dù bằng chữ Việt, chữ Tàu, chữ Tây cũng chả sao. “Ăn tết” ta hay tây cũng được. Nhiều việc, “ăn” theo Tây, “tin” theo Tàu, nửa nạc nửa mỡ.
Hoan hô U23 Việt Nam! Đầu năm 2018 các bạn mang tin vui về cho bóng đá nước nhà. Tưởng thưởng cho đội tuyển, cho những cá nhân xuất sắc bằng những lời khen hay bằng vật chất là xứng đáng.
Có nghìn lẻ một cách ăn mừng, tung hê của người hâm mộ (chữ của một bài báo). Và các cách gọi, người hùng, kỳ tích, làm nên lịch sử, chuyện không thể tin, là niềm tự hào, là tinh thần đoàn kết... thì một số người đã dùng (hết) cả rồi.
Đúng, tất cả cho U23 VN. Lâu nay ta đã nghe, đã thấy khẩu hiệutất cả cho... nhưng chưa việc gì có tác dụng “ngó thấy” như lần ày, cho U23. Rõ, việc gì thật sự làm cho người ta phấn khởi thì thiên hạ (tự động) hồ hởi không bị ai, thế lực nào mua chuộc kích động. Còn tô vẽ, dàn dựng, cố lập ra những kỷ lục thì rốt cuộc thành nhạt nhẽo, vô duyên.
Các đoàn học sinh giỏi VN dự các kỳ thi Olympic châu Á/quốc tế về toán, lý, hóa, tin học đạt thành tích rất cao đã mang huy chương vàng, bạc, đồng về cho Tổ quốc. Nhân đấy có báo viết rằng giáo dục VN xếp thứ 12 của thế giới, đứng trên các nền giáo dục của các nước lớn như Anh, Mỹ, Đức...https://tuoitre.vn/giao-duc-pho-thong-viet-nam-dung-thu-12-vuot-qua-anh-my-746940.htm. . Nhưng có người lại hỏi liệu đó có phản ánh thật sự nền giáo dục nước nhà.
Các học sinh giỏi Việt Nam đã làm nên “kỳ tích”. Thành tích này rất đáng tuyên dương, nhất là khi đang hô hào phát hiện tài năng, khởi nghiệp, thắp sáng tương lai, làm cách mạng 4 chấm 0. Họ đáng được xã hội “ăn mừng”. Thế nhưng trong giới gần gũi họ, học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo không mấy người biết tên tuổi của các tài năng kia, huống hồ là công chúng.
Dù sao cũng rất phục trí tuệ của các em, cũng như phục U23 vậy.
Bóng đá là môn thể thao tranh chấp đối kháng thì có trọng tài, những môn cạnh tranh tính điểm thì có giám khảo. Vận động viên phải tôn trọng quyết định của họ vì họ là những ông tòa cầm luật, điều hành cuộc chơi. Trận đấu không thể không có có trọng tài. Nhưng trọng tài mà “thổi” sai dù cố ý hay vô tình thì luật thể thao cũng như không, bị chính những người phán xét vi phạm. Và nếu cầu thủ kiêm luôn trọng tài, vừa đá bóng vừa thổi còi, cảnh này chắc khôi hài.
Mọi người đều đồng ý trận chung kết VN – UZBEKISTAN, trọng tài người Oman “bắt” công minh. Nhưng có trận trước đó có trọng tài, có lúc phạt ép đội VN, nhiều người đã bất mãn, chửi thề Dẹp mẹ đi, biết “thổi” không? - Đ/m (xin lỗi), thế mà làm trọng tài v.v... Những thái độ, lời nói ấy dù trọng tài không nghe được, nhưng người ta vẫn cứ “tuôn” ra. Và không chỉ với dịp này, ai đã xem các trận đấu ở các giải khác của những nước khác khi nghe trọng tài “te” sai người ta cũng nói những câu tương tự. Không ai thích bất công. Trọng tài là ông tòa người của luật nhưng xử không đúng, vì không “thuộc luật”, do thiên vị, do bị áp lực, do thiếu quan sát thì bị công luận “thổi” trước.
Nghe nói, sau mỗi trận, hội đồng trọng tài họp xét, vị nào “bắt” sai sẽ bị kỷ luật. “Cuộc chơi” như thế là rất nghiêm. Còn “cuộc thật”, thì vai trò của các vị cầm luật, xét xử chắc chắn quan trọng hơn nhiều. “Cuộc” nào cũng có luật, soạn thành chương, khoản, điều qui định thế nầy thế nọ. Luật không phải làm ra cho có mà để áp dụng.
Mới đầu năm 2018 nước ta, đúng hơn là dân ta, đón bão số 1, bảo Baloven. May là bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Và có thể những ngày tết, theo ZING VN bão Sanba sẽ vào miền Nam nước ta, báo này viết Sanba có thể là cơn bão số 2 trên vùng Biển Đông của nước ta trong năm 2018 . Chưa biết lành dữ thế nào. Trong vùng Đông Nam Á, trừ Philippines, hàng năm Việt Nam chịu nhiều cơn bão nhất, thiệt hại về người và tài sản do các cơn bảo lụt “tiền nhiệm” gây ra còn y đấy, chưa khắc phục nổi, nên cứ nghe “bão” nhiều người, nhất là dân nghèo nơm nớp lo sợ... “... Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn. Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương thấm ngập tràn Thuận An để lan biển khơi... ới hò”( Tiếng Sông Hương – Phạm Đình Chương). Nhạc đã viết những lời dân ca bất hủ, hiền hòa để than cho khổ cực của người dân (miền Trung) trong cảnh bão lũ, dù ông không phải là nghệ sĩ nhân dân.
Ai cũng biết “thủ phạm” của bão lũ, động đất, biến đổi khí hậu... một phần là thiên nhiên, một phần khác là con người. Do thiên nhiên thì đã đành, nhưng do con người là điều đáng bàn. Không phải người ta không biết gây ô nhiễm môi trường, phá hệ sinh thái tự nhiên là có hại.
Nhưng người ta vẫn cứ làm.
Năm xưa, học một bài giảng văn “Mưa phùn vui cho ai, buồn cho ai”, lâu quá, quên tên tác giả, chỉ nhớ đại ý. Trong cảnh mưa phùn gió bấc lạnh lẽo, những người nghèo, người chạy ăn từng bữa, người không nhà cửa khổ vì cái lạnh bên ngoài, vì cái đói bên trong. Cảnh này, “Nhà mẹ Lê” là tiêu biểu, nhà văn Thạch Lam đã tả rất thực trong Gió lạnh đầu mùa. Nhưng cũng mưa phùn gió bấc, những người mặc đủ ấm, ăn đủ no, ngồi trong phòng kín, uổng rượu hay trà ngon với bạn hiền th biết đâu nghe thú vị, có thể “làm vài câu”. Những anh lãng tử đôi khi cũng muốn đi trong mưa để tìm “cảm giác”. Những cặp tình nhân đang “hạnh phúc” họ vẫn thấy ấm áp bên nhau, dù bên ngoài lạnh.
Và còn nhiều người khác nữa thuộc một trong hai “típ” trên.
Về “mưa phùn gió bấc”, nhớ sau năm 1975, một vị tuyên huấn, một lần đang báo cáo thì trời mưa, nhân đấy, ông ta vận dụngluôn cảnh này. Theo ông, trong những ngày đông tháng giá, mưa gió, nếu thấy những người cơ cực của xã hội, những người tư sản có lương tâm cũng thương xót. Họ có thể làm từ thiện giúp một đôi người, hoặc viết đôi bài tả cảnh cơ hàn. Và những ngườiđi làm cách mạng cũng có tình thương như thế. Nhưng họ yêu cả giai cấp vô sản. Có điều họ không than khóc, họ tranh đấu để xóa bỏ cảnh đói nghèo, áp bức, bất công. Rồi ông nhắc nhở: .Đừng tưởng những người cách mạng không có tình cảm đâu nhá!
Sao lại nói thế? Có ai bảo người làm cách mạng không có tình cảm đâu? Con người thì phải có tình cảm. “Mê” một thứ gì là dành tình cảm cho thứ đó. Có những cái mê lành mạnh, như mê bóng đá, mê nghệ thuật, mê khoa học, mê làm từ thiện (Bill Gates là ví dụ). Có những cái mê không trong sáng như mê rượu, mê gái... Nhiều người mê danh, mê tiền, mê địa vị, mê quyền lực.
“Không than khóc”, l ời báo cáo viên, hơi giống hai câu thơ trong bài “La Mort du loup” (Cái chết của con sói) của Alfred De Vigny:
Gémir, pleurer, prier est également lâche.
Fais énergiquement ta longue et lourde tâche
Tạm dịch: Rên rỉ, khóc than, cầu xin đều hèn nhát. Hãy làm hết sức công việc dài lâu và nặng nhọc của bạn.
Báo cáo viên lúc đó tầm U 60, tuổi đỉnh điểm về nhận thức và hành động, tuổi đã đủ trải nghiệm đời. Nay đã trăm tuổi, nếu còn sống ông cũng thấy có kẻ lại khóc kể việc này, việc kia, xin xỏ điều này, điều nọ. Ông cũng nhận ra “mê trong sáng” và “không trong sáng” cách nhau đường tơ kẻ tóc, thậm chí là cái này ở trong cái kia. Nhản tiền, chẳng phải chuyện cổ tích, có những kẻ khi nghèo thì ganh ghét người giàu, khi có quyền, giàu có thì lại quay lưng với “bạn nghèo”, cố quên thuở hàn vi, đặc biệt là quên (mẹ) những lời hứa năm xưa. Họ đổi phong cách sống, đổi “tông”, nói giọng trổ trời, trưởng giả học làm sang.
Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần,
Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau (Kiều).
Gần tết có nhiều thứ lo, lo gần là lo kiếm tiền, gạo tháng giêng, tiền tháng chạp. Tiền làm có hạn, nhưng các mặt hàng thiết yếu, điện tăng, xăng có thể rục rịch tăng: https://vtc.vn/gia-xang-dip-tet-nguyen-dan-mau-tuat-2018-co-tang-khong-d379494.htmlkéo theo các thứ khác cũng tăng.
Thị trường tự do cạnh tranh theo hai yếu tố, một là nâng cao chất lượng, hai là hạ giá thành sản phẩm (phục vụ) thì người dân nói chung, người tiêu dùng nói riêng được hưởng lợi. Còn độc quyền, độc tài, độc tôn kinh doanh, một mình một chợ, thì dân chỉ khổ.
Những vụ thất thoát, phá sản nghìn tỷ, chục nghìn tỷ... có người ước gì được một phần trăm, một phần nghìn số đó để sắm tết cho đỡ khổ. Ước bậy! Tiền ấy đâu phải tiền “chùa”, tiền của dân đấy. Họ tiêu thì mình khỏi tiêu.
T.K.N.
Tác giả gửi BVN
VŨ 'NHÔM' KHIẾN TẾT KHÔNG BÌNH YÊN ?
PHẠM CHÍ DŨNG/VOA/ BVB 13-2-2018
Phải mất hơn một tháng sau khi “dẫn độ” Vũ “Nhôm” - Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ từ Singapore về Hà Nội, vào ngày 7/2/2018 Bộ Công an mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ.
“Quy trình” này là chậm chạp hơn hẳn so với tốc độ vũ bão của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khi hoàn tất kết luận điều tra đối với cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng chỉ vỏn vẹn 11 ngày, trong khi thời gian mà Viện Kiểm sát tối cao hoàn thành cáo trạng đối với Đinh La Thăng còn kỷ lục hơn: 6 ngày.
Hai “mặt trận”
Ngày 7/2/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm" về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Vào lần này và “phong phú” hơn lý do “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” dùng để khởi tố và truy nã Phan Văn Anh Vũ vào cuối tháng 12/2017, Bộ Công an bổ sung tội “Trốn thuế”, xảy ra tại TP Đà Nẵng và một số địa phương do Vũ “Nhôm” thực hiện.
Như vậy và có lẽ phù hợp với ý đồ của “trên”, vụ “Vũ “Nhôm” đã và đang được kích hoạt trên cả hai “mặt trận” - vừa hình sự vừa chính trị, chắc chắn có liên quan đến nhiều quan chức ở Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác, kể cả quan chức cấp trung ương. “Trốn thuế” có thể chỉ là cái cớ ban đầu.
Nguyễn Xuân Anh có “theo chân” Vũ?
Ngay trước khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Phan Văn Anh Vũ, chính trường Đà Nẵng một lần nữa bất thần nóng rực với hàng loạt quan chức bị kỷ luật, nhưng mũi tiêm kích chủ yếu có vẻ nhắm vào Cựu bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, con trai của cựu chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng Nguyễn Văn Chi.
Từ ngày 2/2/2018 đến nay, nhiều tờ báo nhà nước đồng loạt “đánh” Nguyễn Xuân Anh về vụ ông Anh nhận hai ngôi nhà của đại gia Vũ “Nhôm”.
Một nhân vật khác bị “tố” là ông Hồ Ánh – Phó phòng Tổng hợp Văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng, thư ký của cựu Bí thư Xuân Anh – cũng sử dụng nhà của Vũ “Nhôm”…
Trong một diễn biến chính trị khác, nhân vật đã giành thắng lợi huy hoàng trong cuộc chiến Thơ – Anh ở Đà Nẵng và vẫn còn là đương kim chủ tịch Đà Nẵng – Huỳnh Đức Thơ – đã lên tiếng trước báo chí về “sắp tới sẽ khởi tố một số vụ việc”. Đối với sai phạm ở bán đảo Sơn Trà, ông Thơ nói đầy hàm ý: “Từ chỗ quận Sơn Trà kê khống bồi thường giải tỏa mấy trăm triệu cũng cho khởi tố vụ án. Sắp tới một số vụ sẽ bị khởi tố. Lúc đó có bảo vệ cũng không được đâu. Lo trước đừng để xảy ra sự việc”.
Một vấn đề hết sức bất lợi đối với ông Nguyễn Xuân Anh là khác với trường hợp “tuỗi trẻ tài cao” Lê Phước Hoài Bảo - cựu giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và là con trai cựu bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh ở Quảng Nam vừa bị “cách mọi chức vụ”, ông Anh lại “dính” đến Vũ “Nhôm”. Mà Vũ “Nhôm” lại là một đối tượng bị đảng của ông Nguyễn Phú Trọng và chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc, cùng ủy ban nhân dân thành phố của ông Huỳnh Đức Thơ liệt vào loại “đặc biệt nguy hiểm”, thậm chí còn có khả năng trở thành “đại án an ninh quốc gia”.
Cái kết cuối cùng đối với ông Nguyễn Xuân Anh vẫn còn là một ẩn số lớn. Liệu ông Anh sẽ chỉ bị kết cục như ông Lê Phước Hoài Bảo hay “còn hơn thế nữa”?
“Cái ô” lớn nhất bây giờ của Nguyễn Xuân Anh chỉ còn là “công cha như núi Thái Sơn”. Nếu Nguyễn Phú Trọng còn nể tình Nguyễn Văn Chi thì biết đâu đấy, Nguyễn Xuân Anh có thể thoát, cho dù sẽ bị “cách hết mọi chức vụ”, sau khi đã bị khai trừ đảng.
Nhưng nếu cuộc chiến ở Đà Nẵng mang thâm ý sâu xa hơn, tham vọng hơn và cũng sống mái hơn, hẳn Nguyễn Xuân Anh sẽ phải “hy sinh”.
“Hình sự” là vậy, còn “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật” thì sao?
Từ T4 đến “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật”
Thực tế có thể hình dung là trong tay Vũ “Nhôm” rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức đang mất ngủ có thể là những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ “xămxônai” (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức “lại quả” cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường…
Nhưng thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ còn có thể sở hữu nhiều tài liệu nội bộ thuộc độ “Mật”, thậm chí “Tuyệt Mật” về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an.
Và của cả những ngành khác…
Một chi tiết bên lề nhưng không thể bỏ qua là “không hiểu sao” là vào cuối tháng 12/2017, chỉ ít ngày sau khi Vũ “Nhôm” bị đặt vào lệnh truy nã, trên mạng xã hội bất thần hiện ra một tài liệu mang tên “Báo cáo tin tình báo”, trong đó đặc biệt đề cập về Vũ “Nhôm” và “phe cánh chính trị” không chỉ ở Đà Nẵng mà còn lên đến “trung ương”. Không biết tài liệu này có tính xác cứ nào, nhưng địa chỉ phát hành nó là Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) - Bộ Quốc phòng.
Khác nhiều với phong cách “nhanh chóng đập tan các luận điệu xuyên tạc và thù địch” mà hệ thống tuyên giáo của đảng cầm quyền thường tiến hành trong thời gian gần đây đối với một số thông tin trên mạng xã hội, cho tới nay người ta vẫn chưa thấy Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo hay có công bố nào để phản bác “Báo cáo tin tình báo” trên.
Sau hơn một tháng lấy cung PhanVăn Anh Vũ, rất có thể “chuyên án” của Bộ Chính trị đã biết rõ Phan Văn Anh Vũ đã có hay không, và nếu có thì có được những tài liệu nội bộ thuộc độ “Mật,” thậm chí “Tuyệt Mật” nào về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an, đặc biệt là những ai “có trách nhiệm” đã cung cấp cho Vũ những tài liệu đó. Hoặc những tài liệu về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo ra sao - những bằng chứng mà có thể đủ sức “giết sống” nhiều quan chức đang tại vị…
Sau những bước chuẩn bị ban đầu, một đại án an ninh quốc gia đã có thể chính thức khởi động từ giờ phút này. Và cách nào đó có nét như T4.
15 năm trước khi xảy đến vụ Phan Văn Anh Vũ, trong chính trường Việt đã xảy ra một vụ đại án an ninh quốc gia: T4. Dù chưa bao giờ được đảng hay chính phủ công bố chính thức, nhưng vụ việc này đã được giới cán bộ lão thành đặc biệt quan tâm. Người ta cũng biết T4 là một bí số cho một nhân viên tình báo tưởng tượng của một cơ quan tình báo Việt Nam cài cắm ở Mỹ, để từ đó cung cấp các tài liệu tối mật, tuyệt mật về mối quan hệ của một số quan chức cao cấp Việt Nam với “kẻ thù số một”, cụ thể là với CIA. Cũng từ đó, một số nhân viên tình báo “xã hội hóa” có điều kiện dùng tài liệu tình báo giả, kể cả tài liệu chính trị nội bộ giả của “Phủ đặc ủy trung ương tình báo ngụy” để khống chế một số quan chức.
T4 vừa có tác dụng là vừa được thành tích vừa được tiền ngân sách cấp. Cho đến khi vụ này vỡ lở và hàng loạt sỹ quan tình báo phải ra tòa…
Còn giờ đây, dù chỉ được đánh giá là một con chốt, nhưng Phan Văn Anh Vũ lại có vai trò như một “hồ sơ sống” đối với nhiều quan chức, và có thể tác động lớn đối với bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam.
Tết không bình yên?
Gần đây, khi trả lời phỏng vấn theo hình thức soạn sẵn với một tờ báo nhà nước, ông Nguyễn Phú Trọng còn nhắc đến cả vụ Phan Văn Anh Vũ.
Một cách ngẫu nhiên, cũng mới đây đã rộ lên tin đồn về một số quan chức và nhà báo có liên quan đến Vũ “Nhôm” sắp bị “nhập kho”.
Đặc biệt là một đường dây (nếu có) đã bảo kê cho Vũ “Nhôm” lặng biến khỏi Việt Nam…
Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ ngay trước tết nguyên đán 2018 cho thấy vụ án “Vũ “Nhôm”” được chính thức “hợp thức hóa”, sau những bước khởi động đầu tiên nhưng không hề được cơ quan điều tra công bố. Động thái này cũng có thể phát đi thông điệp là chiến dịch “Vũ “Nhôm”” không có khoảng thời gian “giải lao”, mà một khi đã được “hợp thức hóa” sẽ được triển khai ngay, triển khai cấp tập ngay trước tết nguyên đán 2018.
Tết nguyên đán lại là khoảng thời gian chộn rộn lo tết và đi lại thăm thú lẫn nhau - một cơ hội quý báu dành cho những quan chức liên quan đến Vũ “Nhôm” tìm cách “ra đi tìm đường cứu nước” - hành động tương tự Vũ “Nhôm” khi vượt biên sang Singapore và Trịnh Xuân Thanh khi vượt biên sang Đức ngay trước mũi trinh sát công an. “Rút kinh nghiệm sâu sắc” từ hai vụ đào tẩu đó, hẳn cơ quan cảnh sát điều tra của Ủy viên thường vụ đảng ủy công an trung ương Nguyễn Phú Trọng đã ý thức và dự liệu tình huống sẽ có những quan chức liên quan đến Vũ “Nhôm” biến mất. Cũng có thể hiểu là đã có một kế hoạch “giăng lưới” và “bắt cá” đối với một số nhân vật X, Y nào đó vào những ngày này.
Bầu không khí đầy tính kích nổ như thế đang hầm hè đe dọa một sự phát nổ trong tương lai gần, thậm chí rất gần, gần đến mức không phải “để sau tết” mà có thể ngay trước đêm giao thừa tết nguyên đán năm 2018.
Phạm Chí Dũng /(Blog VOA)
HÉ LỘ THÂN THẾ QUÝ BÀ BỎ TÚI TRĂM TỶ NHỜ 'QUA LẠI' VỚI VŨ 'NHÔM'
SPUTNIK 12-2-2018
- Tội danh đích thực của Vũ "Nhôm"
- Việt Nam: Vị cán bộ chính trực dám đối đầu với thế lực Vũ Nhôm
- Vũ "Nhôm" là ai mà người ta đặt ra biệt danh mafia của Đà Nẵng?
Sau khi mua được lô đất công giá 84 tỷ ở Đà Nẵng, quý bà và một nhà đầu tư khác đã ủy quyền cho Vũ “nhôm” chuyển nhượng lô đất này cho người khác với giá 581 tỷ đồng.
Bỏ túi trăm tỷ nhờ mua bán đất công
Năm 2013, Thanh tra chính phủ từng thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
Đáng chú ý, bản kết luận có đề cập đến chi tiết ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc bỏ túi gần 500 tỷ đồng nhờ mua khu đất công phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng.
Theo đó, năm 2006, UBND TP Đà Nẵng chuyển nhượng khu đất trên cho ông Hải và bà Ngọc với tổng giá trị hợp đồng 84 tỷ đồng.
Đến năm 2008, hai người này không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng 581 tỷ đồng (thu chênh lệch 495 tỷ đồng).
Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá 585 tỷ đồng.
Chỉ có một người tên Trung Thị Lâm Ngọc
Theo tìm hiểu của Doanhnhan.vn, tại thời điểm hiện tại chỉ có một người duy nhất có tên Trung Thị Lâm Ngọc có mã số thuế cá nhân đã đăng ký với cơ quan thuế.Cụ thể, bà Trung Thị Lâm Ngọc có số chứng minh thư/thẻ căn cước 011848xxx, mã số thuế thu nhập cá nhân 8008963xxx.
Bà Trung Thị Lâm Ngọc (có số chứng minh thư/thẻ căn cước nêu trên) là người đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm: 1. Công ty CP Nhiếp ảnh Hà Nội; 2. Công ty CP Đầu tư Sao Thùy — chi nhánh Bắc Ninh; 3. Công ty CP Ánh Sáng Sông Hồng; 4. Công ty TNHH Đầu tư và Truyền thông Cine Việt Nam; 5. Công ty TNHH Bến Thành — Sao Thùy.
Trùng tên vợ Phó Chủ tịch TPBank
Trong giới ngân hàng, Trung Thị Lâm Ngọc cũng là một cái tên nổi tiếng vì đây là họ tên của vợ ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).2 năm trước, theo thông báo gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bà Trung Thị Lâm Ngọc đăng ký bán toàn bộ gần 21,7 triệu cổ phần nắm giữ tương đương 3,91% tại TPbank sang cho con gái Đỗ Quỳnh Anh. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 20/4 đến ngày 10/5/2016. Thời điểm đó, ông Đỗ Anh Tú sở hữu 27,75 triệu cổ phần TPBank, tương đương 5% vốn ngân hàng.
Báo cáo tài chính mới nhất của TPBank cho thấy hiện nay ông Đỗ Anh Tú vẫn là đương kim Phó Chủ tịch HĐQT TPBank, nhiệm kỳ 2013-2018.
Ngày 7/2/2018 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" để điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác.
Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.
Báo chí từng phản ánh về sự "biến mất" bí ẩn của ngôi biệt thự kiên cố ở số 7 ngõ Hàng Chuối 2 (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được xây dựng trước 1954, thay vào đó là một tòa chung cư, để lại sự nghi vấn cùng sự tiếc nuối cho mọi người sinh sống chung quanh ngôi biệt thự này.Trước đây, biệt thự này do Bộ Đại học quản lý, có thời gian Giáo sư Trần văn Giàu cũng đã từng sống và làm việc ở đây, về sau Đại sứ quán CHDC Nhân Dân Lào tiếp quản và sử dụng làm nhà khách cho các nhân viên ngoại giao…
Mặc dù đã trải qua quá trình sử dụng, nhưng ngôi biệt thự với khuôn viên rộng khoảng 700m2 có tường rào vây quanh, sân vườn, cây cổ thụ, có cổng đi riêng, còn rất tốt và kiên cố.
Cuối năm 2013, biệt thự đã bị san phẳng trong vòng 2 ngày bằng máy xúc lớn. Trước đó, tại cuộc họp tổ dân phố 4B, bà Trung Thị Lâm Ngọc, tự giới thiệu là chủ nhân mới của biệt thự, đã khẳng định và hứa với mọi người rằng chỉ phá biệt thự để xây mới thành nhà 3 tầng cho gia đình ở.
Nguồn: Doanh nhân và Pháp luật
Năm 2013, Thanh tra chính phủ từng thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
Đáng chú ý, bản kết luận có đề cập đến chi tiết ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc bỏ túi gần 500 tỷ đồng nhờ mua khu đất công phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng.
Theo đó, năm 2006, UBND TP Đà Nẵng chuyển nhượng khu đất trên cho ông Hải và bà Ngọc với tổng giá trị hợp đồng 84 tỷ đồng.
Đến năm 2008, hai người này không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng 581 tỷ đồng (thu chênh lệch 495 tỷ đồng).
Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty CP Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá 585 tỷ đồng.
Chỉ có một người tên Trung Thị Lâm Ngọc
Bà Trung Thị Lâm Ngọc (có số chứng minh thư/thẻ căn cước nêu trên) là người đại diện pháp luật cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm: 1. Công ty CP Nhiếp ảnh Hà Nội; 2. Công ty CP Đầu tư Sao Thùy — chi nhánh Bắc Ninh; 3. Công ty CP Ánh Sáng Sông Hồng; 4. Công ty TNHH Đầu tư và Truyền thông Cine Việt Nam; 5. Công ty TNHH Bến Thành — Sao Thùy.
Trùng tên vợ Phó Chủ tịch TPBank
Trong giới ngân hàng, Trung Thị Lâm Ngọc cũng là một cái tên nổi tiếng vì đây là họ tên của vợ ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).2 năm trước, theo thông báo gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bà Trung Thị Lâm Ngọc đăng ký bán toàn bộ gần 21,7 triệu cổ phần nắm giữ tương đương 3,91% tại TPbank sang cho con gái Đỗ Quỳnh Anh. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 20/4 đến ngày 10/5/2016. Thời điểm đó, ông Đỗ Anh Tú sở hữu 27,75 triệu cổ phần TPBank, tương đương 5% vốn ngân hàng.
Báo cáo tài chính mới nhất của TPBank cho thấy hiện nay ông Đỗ Anh Tú vẫn là đương kim Phó Chủ tịch HĐQT TPBank, nhiệm kỳ 2013-2018.
Ngày 7/2/2018 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" để điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật của Phan Văn Anh Vũ và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác.
Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.
© ẢNH: DÂN TRÍ
Mặc dù đã trải qua quá trình sử dụng, nhưng ngôi biệt thự với khuôn viên rộng khoảng 700m2 có tường rào vây quanh, sân vườn, cây cổ thụ, có cổng đi riêng, còn rất tốt và kiên cố.
Cuối năm 2013, biệt thự đã bị san phẳng trong vòng 2 ngày bằng máy xúc lớn. Trước đó, tại cuộc họp tổ dân phố 4B, bà Trung Thị Lâm Ngọc, tự giới thiệu là chủ nhân mới của biệt thự, đã khẳng định và hứa với mọi người rằng chỉ phá biệt thự để xây mới thành nhà 3 tầng cho gia đình ở.
Nguồn: Doanh nhân và Pháp luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét