ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Chớ bông đùa với độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia (GD 22/2/2018)-Học giả Ấn Độ phân tích cách Trung Quốc chinh phục, "nô dịch" một đất nước (GD 21/2/2018)-Người Việt tại Frankfurt Main – Cộng hòa liên bang Đức đón Xuân trở về nguồn cội (GD 22/2/2018)-Tiền đề to lớn để thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng năm 2018 (QĐND 20-2-18) -Mỹ phải chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc (BVN 22/2/2018)-LS Nguyễn Văn Thân-
- Trong nước: Cán bộ vi phạm, cần xử lý cả người tiến cử (GD 22/2/2018)-Thủ tướng: "Không để tháng Giêng đủng đỉnh ăn chơi” (GD 22/2/2018)-Kiên quyết chống hư danh, kiêu ngạo cộng sản (GD 22/2/2018)-Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính (GD 22/2/2018)-Tất cả các cấp, các ngành, mọi đơn vị phải bắt tay ngay vào việc (GD 22/2/2018)-Góc nhìn: ‘Vỡ đất’ trên ‘đồng áng cán bộ’ (VnF 21-2-18)-Đừng để cán bộ bị kỷ luật mà dân lại hả hê (VNN 22/2/2018)-Bộ Chính trị công bố quyết định công tác cán bộ (VNN 22/2/2018)-Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải lâm bệnh nặng (VNN 22/2/2018)-
- Kinh tế: Xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước (GD 22/2/2018)-Hành khách đi nhầm máy bay, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói gì? (GD 22/2/2018)-Đầu năm mới, giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ (GD 22/2/2018)-Giảm giá xăng RON 95 400 đồng/lít là không minh bạch (KTSG 21/2/2018)-Tại vì đã quen phi thương bất phú (KTSG 22/2/2018)-OpenSignal: tốc độ 4G của Việt Nam nhanh hơn nhiều nước trong ASEAN (KTSG 21/2/2018)-Du lịch 2018: Cơ hội nhiều nhưng nguy cơ cũng lớn (KTSG 21/2/2018)-Vận hành nhà máy sản xuất máy nông nghiệp ở Quảng Nam (KTSG 21/2/2018)-Đề xuất thay đổi cách tính lương tối thiểu (KTSG 17/2/2018)-Nếu chỉ có lương thì đào đâu ra biệt phủ (VNN 21-2-18)-Thái Lan nhận "trái đắng" từ khách TQ, VN nhìn thấy gì? (ĐV 20-2-18)-Công nghiệp ô tô Việt Nam: Bài học đắt giá Australia, Thái Lan (ĐV 17-2-18)-PGS.TS Trần Đình Thiên: 5 việc lớn để xoay chuyển kinh tế 2018 (TP 21-2-18)-TS Huỳnh Thế Du: ‘Tôi chưa có cơ sở để tin siêu ủy ban hoạt động hiệu quả’ (VnF 19-2-18)-
- Giáo dục: Trao đổi thêm với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết về 2 môn tích hợp (GD 22/2/2018)-Ông giáo của trẻ thiệt thòi giữa lòng phố cảng (GD 22/2/2018)-Gần như tay không, Hiệp hội vẫn có nhiều đóng góp xây dựng chính sách giáo dục (GD 22/2/2018)-“Tour du lịch giáo dục” đầu tiên ở Việt Nam sẽ như thế nào? (GD 22/2/2018)- Bộ Giáo dục xin lùi thời hạn báo cáo rà soát giáo sư (VNN 22/2/2018)-Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ (viet-studies 19-2-18) -
- Phản biện: Tiên tửu, Phật tửu, Nhân tửu, Cuồng tửu, Tục tửu và Cẩu tửu (GD 22/2/2018)-Nguyễn Huy Viện-Kinh tế phi chính thức và trò tham nhũng vặt (TVN 22/2/2018)-Nguyễn Khắc Giang-PHẢN HỒI BÀI VIẾT “CỐNG ĐẬP CHẶN MẶN GÂY RỐI LỌAN HỆ SINH THÁI VÀ NHỮNG CÁI GIÁ PHẢI TRẢ” (BVN 22/2/2018)-Tô Văn Trường-VIỆT CỔ: CÁI NÔI CỦA VĂN MINH CHÂU Á (BVN 22/2/2018)-Tao Babe-Những dòng chảy nước Việt (BVN 22/2/2018)-Nguyễn Thế Hùng-Ủy ban Quản lý vốn nhà nước hình thành theo cách ‘bò trước, chuồng sau’! (BVN 22/2/2018)-Thiền Lâm-‘Vững bước đổi mới’ hay kiên trì tín điều hủ bại? (BVN 22/2/2018)-Bùi Tín-Thanh tra đất đai Đồng Tâm: TRÁI LUẬT và VƯỢT THẨM QUYỀN!(BVN 22/2/2018)-Nguyễn Đăng Quang-
- Thư giãn: Kinh đô trong não bạn (KTSG 22/2/2018)-Trạng Hít, mùi, và đêm (KTSG 22/2/2018)-Nơi lưu giữ các kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ trên đất bạn Trung Quốc (VOV 20-2-18)-
ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI CÁC TÍNH LƯƠNG TỐI THIỂU
THÙY DUNG/ TBKTSG 17-2-2018
Sẽ có thay đổi cách tính lương tối thiểu cho người lao động - Ảnh: TD
(TBKTSG Online) - Cách tính “lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu” sau nhiều năm áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập. Do đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất thay đổi “công thức" tính lương tối thiểu trên trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật lao động 2012.
Theo cuộc khảo sát với 1.600 người lao động tại 60 công ty do Tổng liên đoàn lao động thực hiện cho thấy, 20% người được khảo sát có thu nhập không thể đủ cho cuộc sống của họ; 31% phải chi tiêu rất đạm bạc và tiết kiệm; 41% có mức lương chỉ đủ để trang trải các nhu cầu cuộc sống của họ; và chỉ có 8% có khả năng tiết kiệm. Với mức thu nhập thấp như vậy, người lao động buộc phải làm việc thêm giờ để duy trì cuộc sống.
Thực tiễn thi hành Bộ luật Lao động 2012 đã cho thấy có hạn chế nhất định liên quan tới chế định mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 91 của Bộ luật này. Cụ thể, khoản 1 Điều 91 quy định mức lương tối thiểu phải bảo đảm “nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.
Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu sống tối thiểu là rất khó định lượng bởi sự không rõ ràng về các yếu tố cấu thành nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ cũng như các cơ quan chịu trách nhiệm xác định các yếu tố này.
Chính vì vậy, trong dự thảo sửa đổi Bộ luật lao động 2012 mới đây, Bộ Lao động đã đề xuất thay đổi “công thức" tính lương tối thiểu của người lao động theo hướng quy định rõ ràng các yếu tố để xác định mức lương tối thiểu nhằm bảo đảm công bằng trong việc trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đề xuất 3 phương án nhưng nghiêng về phương án 3, tức quy định rõ các yếu tố của mức lương tối thiểu để làm cơ sở xác định lương tối thiểu. Các yếu tố này bao gồm: Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; mức tiền lương phổ biến trên thị trường lao động; giá tiêu dùng; điều kiện kinh tế - xã hội, năng suất lao động; tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; việc làm và thất nghiệp của người lao động.
Theo Bộ LĐTB&XH, phương án 3 đưa ra những yếu tố rõ ràng hơn về cách tính lương tối thiểu để bảo đảm công bằng cho người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, thẩm quyền sửa đổi chính sách cách tính lương tối thiểu thuộc về Quốc hội.
Ngoài phương án trên, cơ quan này còn đề xuất hai phương án là giữ nguyên quy định hiện tại; và phương án thay đổi cơ sở xác định lương tối thiểu từ yếu tố nhu cầu sống tối thiểu sang mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Theo Bộ LĐTB&XH, thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Bộ Luật vào kỳ họp tháng 5 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV và thông qua dự án Luật vào kỳ họp tháng 10 năm 2019 của Quốc hội khóa XIV.
Mời đọc thêm:
Nghịch lý lương tối thiểu tại Việt NamTác động hai mặt của tăng lương tối thiểu vùng
NẾU CHỈ CÓ LƯƠNG THÌ ĐÀO ĐÂU RA BIỆT PHỦ
THU HẰNG/ VNN 21-2-2018
- Với mức lương của cán bộ, công chức hiện nay, chỉ đủ xây mái nhà đơn sơ, cả đời cũng không thể có biệt phủ.
Trò chuyện với VietNamNet về cải cách tiền lương, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi nêu nghịch lý giữa lương và thu nhập của cán bộ, công chức.
Thu Hằng
- Bộ máy quá nhiều sếp, không ngân sách nào nuôi nổi
- 'Dân bức xúc bộ máy chi tiêu nhiều, hoạt động kém'
- Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?
- Lương thấp phụ cấp nhiều, công chức vẫn sống khoẻ
- Người quyết cải cách lại không sống bằng lương
- Singapore không để công chức dứt áo vì lương
- Vì sao tôi dứt áo ra đi?
- Lương lãnh đạo cao nhất có đủ sống không?
- Trả lương theo bằng cấp phức tạp, không hiệu quả
Ông Bùi Sỹ Lợi. Ảnh: Phạm Hải
Thu nhập bằng “cảm ơn”, phong bì rất cao
Theo ông, chính sách tiền lương hiện nay có những bất cập gì?
Sau 25 năm, tính từ 1993, qua 2 lần cải cách tiền lương (1993, 2004) đời sống người hưởng lương, đặc biệt là công chức ít được cải thiện. Tuy nhiên, tiền lương công chức hành chính không đủ sống nhưng thu nhập lại khá cao.
Điều đó chứng tỏ có nhiều khoản thu nhập ngoài lương, trong đó có thu nhập công khai từ ngân sách.
Một khảo sát của Cơ quan Phát triển LHQ cho thấy 14,4% lao động trong khu vực nhà nước có từ 2 việc làm trở lên, nói cách khác là “chân trong, chân ngoài” mà nguyên nhân chính là lương không đủ sống.
Tình trạng công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” khá nhiều trong khi thiếu nhân tài và chảy máu chất xám. Theo ước tính của các chuyên gia, có tới 30% công chức không làm được việc, tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước mỗi năm.
Đội ngũ người hưởng lương từ ngân sách quá lớn, gây rất nhiều khó khăn cho cải cách chính sách tiền lương. Mặt khác, lương của công chức hành chính bị đánh đồng với các đối tượng khác, mang tính cào bằng, lệ thuộc vào thâm niên…
Vì sao kêu lương công chức không đủ sống nhưng một bộ phận cán bộ công chức vẫn giàu, thậm chí có người xây cả biệt phủ, sắm xe sang? Có người sẵn sàng bỏ khoản tiền lớn để "chạy" vào cơ quan nhà nước?
Đấy là mâu thuẫn có tính bản chất của tiền lương khu vực hành chính công hiện nay. Có nghĩa là cơ chế tiền lương của ta hiện nay đã bị phá vỡ, không còn bản chất của tiền lương nữa.
Theo nguyên lý chung, phần lương chính bao giờ cũng chiếm 70% trở lên trong tổng thu nhập, các khoản phụ cấp tối đa không quá 30%. Nhưng ở nước ta, điều này ngược lại, tiền lương là lại bé hơn phần phụ.
Một bộ phận cán bộ, đặc biệt cán bộ công chức liên quan đến các dịch vụ công, lương thấp nhưng họ làm thêm bên ngoài hoặc thu nhập chính bằng “cảm ơn”, phong bao phong bì… rất cao.
Rất nhiều người giàu có bằng “chân ngoài”, bằng làm thêm và hình như họ vào công chức cho có vị trí để hưởng các chính sách và quyền lợi khác chứ không phải để kiếm thu nhập từ lương.
Từ đó dẫn đến ai cũng nói công chức lương thấp nhưng khi tuyển dụng người ta lại tuyển con cháu, người thân quen, thậm chí có người phải bỏ tiền để được vào công chức nhà nước.
Tất cả những việc chạy chọt để vào công chức nhà nước để có vị trí, việc làm cũng như chạy chọt để được đề bạt, cất nhắc rõ ràng bao giờ họ cũng xem tiền bỏ ra là đầu tư ban đầu, dứt khoát phải thu lại vốn.
Điều này cũng nói lên sự không minh bạch trong hệ thống tiền lương và thu nhập của cán bộ công chức.
Cả đời cũng không thể có biệt phủ
Những bất cập trong chính sách tiền lương ảnh hưởng như thế nào đến nền công vụ?
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm vô hiệu hoá cải cách nền hành chính. Nhiều người dân, DN đến làm việc với cơ quan nhà nước phải có bôi trơn.
Một bộ phận cán bộ, công chức hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu chẳng qua là muốn vòi vĩnh để thêm thu nhập và họ luôn viện cớ rằng tiền lương thấp nên phải làm như thế để cải thiện cuộc sống.
Cũng phải nhìn nhận, nếu công chức làm việc toàn tâm, toàn sức nhưng với thu nhập như tiền lương hiện nay thì chưa tương xứng, chưa đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình họ.
Cho nên cải cách chính sách tiền lương có một vai trò tác động thay đổi nhận thức, tạo cơ hội cho người lao động, công chức nhà nước lương đủ sống, không nghĩ đến tiêu cực, nhũng nhiễu.
Rõ ràng với mức lương của cán bộ, công chức hiện nay thì chỉ có thể có mái nhà đơn sơ thôi chứ không có cách gì để có biệt phủ nguy nga được, trừ khi có tài sản của cha ông để lại hoặc cách gì đó ngoài lương.
Kể cả lương cán bộ công tác 30-40 năm và lên đến chức bộ trưởng, lương 20-30 triệu/tháng, cả đời cũng không thể có biệt phủ.
Vậy theo ông, cần có những giải pháp đột phá gì để giải bài toán tiền lương hiện nay?
Đã đến lúc phải cải cách toàn diện cả thang lương, bảng lương, mức lương cơ sở, hệ số lương, bội số lương và các khoản phụ cấp nhằm đảm bảo tiền lương thực sự là đòn bẩy thúc đẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác và coi đầu tư cho tiền lương cũng là đầu tư cho phát triển.
Cải cách chính sách tiền lương phải được thực hiện đồng bộ với cải cách cơ bản đội ngũ cán bộ công chức. Chúng ta không thể chỉ nghiên cứu tăng lương, mà chấp nhận một bộ phận công chức, dựa dẫm hoặc lợi dụng vị thế về quyền lực, mưu cầu lợi ích riêng.
Ngược lại, cũng không nên chỉ nhấn mạnh đến việc cải cách hành chính mà để mức lương của cán bộ công chức không đủ sống.
Chính sách tiền lương phải đủ khả năng thu hút và trọng dụng những người có tài, có đức, tận tâm; đồng thời cũng là những tiêu chuẩn để sa thải những người không đủ năng lực làm việc, loại bỏ những công chức biến chất, lợi dụng chức quyền, hạch sách, tham nhũng làm mất lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.
Chính sách tiền lương cùng với chính sách cán bộ phải công khai, minh bạch.
Tại hội nghị tham gia ý kiến dự thảo đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược mới đây, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị điều chỉnh ngay chính sách tiền lương.
“Bản thân tôi là bộ trưởng lương chỉ 11,690 triệu, với mức lương này, tôi hỏi thật chúng ta có đang sống bằng lương không hay giả vờ với nhau”, Bộ trưởng nói và đề nghị phải thật sự thẳng thắn nhìn nhận thực tế này mới giải quyết được vấn đề.
Theo ông, lương có cao thì mới đi liền với trách nhiệm; cán bộ, công chức mới đóng góp tận tâm. Như Singapore trả lương cho cán bộ, công chức rất cao, họ làm việc tận tâm, tận lực và rất sợ mất chức.
“Bản thân tôi là bộ trưởng lương chỉ 11,690 triệu, với mức lương này, tôi hỏi thật chúng ta có đang sống bằng lương không hay giả vờ với nhau”, Bộ trưởng nói và đề nghị phải thật sự thẳng thắn nhìn nhận thực tế này mới giải quyết được vấn đề.
Theo ông, lương có cao thì mới đi liền với trách nhiệm; cán bộ, công chức mới đóng góp tận tâm. Như Singapore trả lương cho cán bộ, công chức rất cao, họ làm việc tận tâm, tận lực và rất sợ mất chức.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, tham nhũng phổ biến khiến tiền lương thấp, nhưng công chức vẫn sống khỏe và không muốn cải cách tiền lương.
Những người có quyền quyết định cải cách triệt để chế độ tiền lương thì lại không sống bằng lương. Nên mới chỉ có những đợt cải tiến tiền lương chứ chưa có những cải cách thiết thân, sát sườn.
Bộ trưởng Nội vụ của Singapore từng nói: Chúng tôi không muốn lương là động lực duy nhất để níu kéo công chức, nhưng cũng không muốn lương là lý do để họ rời bỏ khu vực nhà nước.
Sau 17 năm gắn bó với cơ quan nhà nước, tôi vẫn đành nói lời chia tay - một tiến sỹ kinh tế từ đơn vị cấp bộ.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan băn khoăn: Với chính sách tiền lương hiện nay, lương của lãnh đạo cao nhất có đủ sống không?
Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nói, Việt Nam nên thiết kế chế độ lương dựa trên hiệu quả công việc chứ không dựa trên bằng cấp.
TIN LIÊN QUAN
Lương thấp, nhân viên đường sắt ồ ạt bỏ việc
Kiến nghị QH sửa cách tính lương hưu với lao động nữ
Người đàn ông nhận lương hưu hơn 100 triệu từng giữ chức gì?
Người đàn ông ở Sài Gòn lương hưu cao nhất nước: Hơn 100 triệu
Sếp BHXH: Cô giáo nhận lương hưu 1,3 triệu quả là bất công
Mổ xẻ chuyện cô giáo ngã quỵ nhận lương hưu 1,3 triệu
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Lương hưu cô giáo 1,3 triệu sống sao được
'Lương lãnh đạo DN nhà nước quá cao'
Đà Nẵng trả gấp 280 lương cơ sở hút người tài
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, đáp ứng gần 100% nhu cầu tối thiểu
'Cắt' lương hưu 5 tháng, phường xin lỗi nguyên Phó tổng TTCP
Lý do Đà Nẵng dám chi gấp 280 lần lương cơ sở cho người giỏi
'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'
Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay
Công chức dứt áo, quan chức lẫn lộn buồn vui
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét