ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Tập Cận Bình: Sẽ để ngư dân Philippines vào bãi cạn Scarborough đánh bắt (GD 21/11/2016)-Những bình luận về lệnh cấm đánh cá ở đầm phá Scarborough của ông Duterte (GD 22/11/2016)-Phe đối lập Campuchia lại dùng thủ đoạn bài Việt, biên giới để kiếm phiếu (GD 22/11/2016)-Học giả Ấn Độ: Donald Trump sẽ làm điều Obama chưa từng làm trên Biển Đông (GD 22/11/2016)-Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi TPP (VNN 22/11/2016)-Donald Trump giải phép thử Trung Quốc thế nào? (TVN 22/11/2016)-Nền kinh tế của nước Mỹ cần gì nơi Trump? (BVB 22/11/2016)-Trung Quốc báo động vì xung đột vũ trang tại Miến Điện (BVB 22/11/2016)-Bắt chước Trump, Campuchia muốn xây tường ngăn dân Việt Nam (BVB 22/11/2016)-Hillary thì sao mà Trump thì sao? (BVB 21/11/2016)-
- Trong nước: Bổng lộc, quyền lực khiến cán bộ tham quyền, cố vị (GD 21/11/2016)-Cuộc hội ngộ của “vòng tròn bất tử Gạc Ma” giữa bệnh viện (GD 21/11/2016)-Vì sao Quốc hội CSVN phải hoãn Luật về Hội và Luật Biểu tình? (BVN 22/11/2016)-Lê Dung-
- Kinh tế: Đất nước sẽ gặp muôn vàn khó khăn với nỗi lo nợ nần (GD 22/11/2016)-Thực hiện các công trình khẩn cấp của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (GD 21/11/2016)-Nếu cứ cố kiết thì một nửa sẽ rút lui? (TVN 22/11/2016)-Đặng Kim Sơn-Xin Trung ương “giải cứu” cho các khoản chi “tiếp khách” (TVN 22/11/2016)-Minh Phước-Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: 'Xử lý triệt để việc kinh doanh, sử dụng sim rác' (VNN 22/11/2016)-Từ chối vay Trung Quốc 7.000 tỷ: Quảng Ninh tự làm cao tốc lên Móng Cái (VNN 22/11/2016)-
- Giáo dục: Nhân tài nhận tiền tỷ du học rồi...vỗ cánh bay, một đi không hẹn ngày về (GD 20/11/2016)- Vì sao nhân tài học xong thì đi mãi không về? (GD 22/11/2016)-Sử dụng tiếng lóng và ngôn ngữ "chat" trong học sinh sao cho phù hợp (GD 22/11/2016)-“Giáo sư, tiến sĩ chửi bậy” đã hiện nguyên hình! (GD 22/11/2016)-Ba câu chuyện buồn sau ngày vui Nhà giáo (GD 22/11/2016)-Một số biểu hiện mâu thuẫn trong Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại (GD 22/11/2016)-Hồng Thủy-Khi các quy định về dạy thêm chỉ được xử lý nghiêm….trên giấy (GD 22/11/2016)-
- Phản biện: Đừng biến trường học thành “cái chợ bán chữ”! (GD 21/11/2016)-Diệu Linh-Dân oan phải chăng không tranh đấu cho nhân quyền?! (BVN 22/11/2016)-Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi-Mùa du lịch cho khách Tây, ngẫm về ngành du lịch ta (BVN 22/11/2016)-Ngụy Hữu Tâm-Sao dám mạnh miệng: ‘Đóng cửa Formosa nếu tái phạm’? (BVN 22/11/2016)-FB Nguyễn Anh Tuấn-‘Thí điểm phá sản ngân hàng’ và di căn ung thư không tránh thoát (BVN 22/11/2016)-Phạm Chí Dũng- Lúc nào Việt Nam ‘phá sản hàng loạt?’ (BVN 22/11/2016)-Phạm Chí Dũng-
- Thư giãn: Báo đốmẠT lao xuống sông lôi cá sấu 'khủng' lên bờ xẻ thịt (VNN 22/11/2016)-Vì sao hầu hết smartphone Nhật đều có thể chống nước? (VNN 22/11/2016)-
LÚC NÀO VIỆT NAM 'PHÁ SẢN HÀNG LOẠT'?
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 22-11-2016
Ngân sách khốn quẫn và thực trạng một nửa nợ xấu liên quan đến vụ án hẳn là nguyên do chính để Quốc hội Việt Nam phải ra một bản nghị quyết về kế hoạch tài chính, trong đó chính thức xác định không dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
49%!
Trong lúc Công ty Quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) khẩn thiết kêu gào phải dùng ngân sách để “xử lý nợ xấu”, còn giới chuyên gia ẵm bồng lợi ích phụ họa theo cách “không còn cách nào khác” và “để giải quyết dứt điểm nợ xấu, có quốc gia phải dùng đến 10-15% GDP”, một bằng chứng về nguồn gốc nợ xấu vừa hiện ra, húc đổ toàn bộ cơ sở luận của những kẻ chỉ muốn “lấy của người nghèo chia cho người giàu”.
Tháng 10, 2016, một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết “nợ xấu vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro và việc xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là nợ xấu liên quan đến vụ án chiếm tỷ trọng cao tới gần 49% trong tổng nợ xấu. Đây là khoản nợ khó xử lý và phần lớn các khoản nợ này vẫn chưa xử lý thu hồi được”.
Một trong những vụ án “người tốt việc tốt” mà đã khiến vài ngân hàng thương mại bị trôi sông đến 5,000 tỷ đồng là vụ “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như. Ai có thể và dám quyết định rằng những ngân hàng “bị lừa” như Vietinbank và ACB sẽ được đền bù bằng chính ngân sách nhà nước và do đó bằng tiền đóng thuế của người dân?
Hay vụ Phạm Công Danh cùng Ngân hàng Xây dựng với 9,000 tỷ thất thoát, quan chức chính quyền nào sẽ dám khẳng định rằng dân sẽ phải nội tiền nhiều hơn nữa để bù đắp cho nạn tham nhũng kinh hoàng trong giới cá mập ngân hàng?
Chỉ riêng 3 ngân hàng có lãnh đạo bị bắt nhưng sau đó đã được Ngân hàng Nhà nước ưu ái đến mức nghi ngờ khi mua lại với giá 0 đồng - Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại dương và Ngân hàng GP - đã có tổng nợ xấu lên đến vài chục ngàn tỷ đồng. Và tuy đã bị làm án, khả năng thu hồi số thất thoát do tham nhũng là rất thấp.
Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam lại quá tệ so với mặt bằng chung trên thế giới. Nếu Việt Nam luôn bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) liệt vào nhóm cuối của các nước trên thế giới về độ minh bạch nhưng lại đứng ở top đầu về nạn tham nhũng, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam chỉ khoảng 8% theo số báo cáo, so với yêu cầu quốc tế ít nhất 30%.
Vấn nạn có thể trở thành quốc nạn “vỡ ngân hàng” như trên đã khiến nợ xấu trong khối ngân hàng thương mại đang biến diễn thành khối ung thư di căn giai đoạn cuối và rất có thể sẽ khiến chế độ phải “hạ cánh cứng”.
Và đó cũng là lý do chủ yếu để khẳng định rằng một khi giới quan chức ngân hàng và quan chức nhà nước phải kêu gào “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu”, tình thế đã trở nên vô phương cứu chữa.
$25 tỷ!
Một trong những quan chức tỏ ra nhiệt tình đột biến khi hô hào phải dùng ngân sách để mua nợ xấu là ông Trương Văn Phước - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.
Với nhận định “cần $25 tỷ để xử lý nợ xấu”, ông Trương Văn Phước đã trở thành nhân vật thứ hai sau cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, thừa nhận tình trạng nợ xấu đã vượt quá con số 500 ngàn tỷ đồng, khác rất xa so với những báo cáo giả dối về nợ xấu chỉ chiếm khoảng 3% GDP hiện thời.
“Xử lý nợ xấu tới lúc này không phải hô khẩu hiệu suông, mà cần tiền thực. Cần cả quan điểm và cả kỹ thuật thực”, ông Phước “hô khẩu hiệu”. Viên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tính toán, để xử lý nợ xấu thì cần $25 tỷ, và cần khoảng 180,000 tỷ để xử lý tài sản trong các tổ chức tín dụng trong 5 năm tới.
Ngoài ra, để thiết lập dự phòng rủi ro thì mỗi năm các tổ chức tín dụng cần 40,000 tỷ đồng, tức là trong 5 năm cần 150,000 - 200,000 tỷ đồng. Theo ông Phước, cần lấy nguồn tiền này từ người vay, khách hàng chia sẻ dự phòng rủi ro, bên cạnh nguồn dự phòng rủi ro đang có là 126,000 tỷ đồng.
Nhận định trên được nêu ra tại Hội thảo Thách thức tái cơ cấu nền kinh tế do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 12 tháng 10, 2016.
Cần nhắc lại, con số nợ xấu khoảng 500 ngàn tỷ đồng đã được Thống đốc Nguyễn Văn Bình thú nhận vào cuối năm 2014 tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau một thời gian dài cố gắng bưng bít. Trước đó, toàn bộ số liệu nợ xấu được công bố của Ngân hàng nhà nước vẫn chỉ “khuôn” nợ xấu vào khoảng 150 ngàn đến tối đa 200 ngàn tỷ đồng. Một quyết định của Ngân hàng Nhà nước ban hành vào tháng 3, 2014 đã cho phép các ngân hàng thương mại được giãn nợ và đẩy nợ xấu từ các nhóm có nguy cơ cao nhất (nhóm 4 và nhóm 5) lên các nhóm cao hơn để tạm thời làm mất khái niệm nợ xấu.
Đến sát Đại hội 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tìm nhiều cách để ép nợ xấu về dưới 3%. Khi đó, các báo cáo của Chính phủ đều “đẹp” đến quái lạ.
Chỉ sau Đại hội 12, mọi thứ mới thực sự tung tóe khi Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và một số bộ ngành phải báo cáo thực về tình trạng nợ xấu không phải chỉ 3% mà lên đến 17%.
Tuy nhiên, có “xử lý” được nợ xấu hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Công ty Quản lý tài sản tín dụng (VAMC) sinh ra từ năm 2013, nhưng cho đến nay chỉ mới mua lại được khoảng 10% số nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, mà cũng chỉ mua bằng giấy tờ chứ không phải bằng tiền mặt. Rất nhiều người đã nghi ngờ số vốn 2,000 tỷ đồng mà ngân sách cấp cho VAMC đã chỉ được công ty này mang gửi ngân hàng lấy lãi sinh sống chức chẳng hề “tác nghiệp”.
Còn bây giờ, mọi thứ đang có vẻ vô phương cứu chữa. Một khi VAMC và những bộ ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, cùng một dàn chuyên gia nhà nước phải đồng ca bài “không có ngân sách thì không thể xử lý nợ xấu”, có thể hình dung tình hình đã khốn khó đến thế nào.
“Nền kinh tế con tin”
Khốn quẫn đến mức mà ngay một chuyên gia trước đây có hơi hướng phản biện sự thật về thực trạng kinh tế và có vẻ nghiêng về khuynh hướng dân túy, nay cũng “uốn lưỡi”:
“Chúng ta không nên sa đà vào việc tranh luận có nên dùng tiền thuế của người dân để xử lý nợ xấu hay không. Vấn đề cốt lõi là bài toán đánh đổi. Nếu sử dụng 5% GDP để xử lý nợ xấu ngay bây giờ thì 5 năm sau, nền kinh tế thu lại 10% GDP từ tăng trưởng thì đây là việc các nhà quản lý phải suy nghĩ. Nếu không, nền kinh tế cứ như cỗ xe di chuyển chậm chạp, không có sức để bứt lên”, lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Một lần nữa kể từ năm 2011 khi chính phủ mới của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình thành hình, toàn bộ nền kinh tế và đời sống người dân bị các nhóm lợi ích đồng hành cùng giới đảng bắt làm “con tin”. Cứu ngân hàng chính là cứu kinh tế, nếu không cứu ngân hàng thì đất nước sẽ tàn mạt!
Còn với chuyên gia Bùi Trinh, người đã đưa ra luận điểm “Dùng ngân sách để xử lý nợ xấu là lấy tiền người nghèo chia cho người giàu” thì sao?
“Nợ là con số thật còn GDP là con số chưa đáng tin cậy. Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các nhà hoạch định chính sách và cả các tổ chức quốc tế đều chỉ nhìn vào công bố tăng trưởng GDP để vui, buồn và bình luận”.
Và “Ở các quốc gia khác, họ lấy tiền ngân sách xử lý nợ xấu là có thể được vì họ minh bạch. Trong khi đó tại Việt Nam, có ngân hàng và một ông đại gia nào đó định giá các tài sản có khi chỉ 2 tỷ lên đến 20 tỷ. Vậy tại sao lại bắt người dân trả nợ cho những ông này. Tiền ngân sách là tiền của dân dù là tiền thuế hay tiền đi vay, không thể bắt người dân trả nợ cho cái mà họ không nợ”, ông Bùi Trinh như nói một lần để chẳng bao giờ muốn nhắc lại sự tình “khốn nạn” này.
Dấu hỏi còn lại là trong tương lai gần nào sẽ xuất hiện những ngân hàng bể nợ xấu và phá sản hàng loạt?
P.C.D.
'THÍ ĐIỂM PHÁ SẢN NGÂN HÀNG' VÀ DI CĂN UNG THƯ KHÓ TRÁNH THOÁT
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 22-11-2016
Chính thức loan báo ‘cho phá sản’
Ngay sau khi quan điểm cho “thí điểm phá sản ngân hàng” được Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng ông Vương Đình Huệ chính thức loan báo tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016, giới ngân hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư và đặc biệt là người dân gửi tiền tiết kiệm đã đột ngột nâng cao “tinh thần cảnh giác”.
Trên phương diện biện chứng lịch sử, nếu Ngân hàng Nhà nước thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước đây thỉnh thoảng lại nhấn nhá khả năng “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” nhưng chưa có ngân hàng nào phải tự phá sản, thì chủ đề “thí điểm phá sản ngân hàng” được nêu ra lần này có vẻ dứt khoát hơn hẳn những tuyên bố tương tự trong năm 2014 và 2015.
Còn trên phương diện biện chứng nhân sự, chi tiết đáng chú ý là Vương Đình Huệ đã gần như hoán chuyển chỗ với Nguyễn Văn Bình: trong khi ông Bình lọt vào Bộ Chính trị và là Phó Thủ tướng phụ trách tài chính mà phải về Ban Kinh tế Trung ương là đầu đàn cho công việc “định hướng chính sách kinh tế”, ông Huệ đã nghiễm nhiên thế vào vị trí mà lẽ ra ông Bình đã có.
Có vẻ không dính dáng gì đến chiến dịch sáp nhập mua bán một số ngân hàng thương mại gây quá nhiều tai tiếng thời Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình, và cũng có vẻ chẳng “chung chịu” gì với những ngân hàng suýt phá sản nhưng được Thống đốc Bình giang tay mua lại với giá 0 đồng, ông Huệ không có nhu cầu phải tìm cách che đỡ cho những ngân hàng mà tỷ lệ nợ xấu đã vọt lên đến 50% tổng dư nợ cho vay.
Trong hai năm 2014 và 2015, có 3 trường hợp cộm cán nhất về nợ xấu vượt hẳn vốn điều lệ là Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP). Nhưng hiện tượng Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại các ngân hàng này với giá 0 đồng đã khiến nảy sinh mối nghi ngờ rất lớn về những quan hệ đen tối nào đó giữa Thống đốc Bình với các ngân hàng được không cho phá sản, để sau này nhiều người lại muốn “hồi tố” về động cơ thật sự của Nguyễn Văn Bình, đặc biệt việc ông Bình có lúc còn muốn dùng tiền ngân sách để “xử lý” các ngân hàng đã rơi vào tầm phá sản.
Vì sao Thống đốc Bình ‘ôm’ các ngân hàng phá sản?
Trong thực tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được coi như bước chân vào vòng phá sản từ năm 2014. Ngân hàng Xây dựng có số lỗ lũy kế trước khi bị mua lại với giá 0 đồng là hơn 18.000 tỷ đồng. Vào tháng Bảy năm 2014, ba quan chức cao cấp của ngân hàng này đã bị khởi tố và bị bắt giam. Ở Ngân hàng GP, số lỗ lũy kế cũng lên đến hơn 12.000 tỷ đồng. Đến năm 2015, theo những tin tức đã từng “tuyệt mật” nhưng rút cục được công khai trên báo chí, nợ xấu hiện có của ba ngân hàng trên là hơn 20.000 tỷ đồng - một con số không cách gì trả nổi so với vốn điều lệ của ba ngân hàng là chỉ khoảng 10.000 tỷ đồng.
Một tờ báo trong nước nhận định: “Rất khó nhận diện ngân hàng 0 đồng bởi nhiều ngân hàng không công bố số liệu và cũng chưa hẳn công bố chính xác”. Xét về mặt quy mô, hiện nay vẫn còn khoảng 11 ngân hàng có quy mô vốn điều lệ nhỏ hơn 5.000 tỷ đồng. Bề ngoài có thể “hào nhoáng,” nhưng ẩn sâu trong đó là câu chuyện sở hữu chéo dẫn đến vốn ảo, cho vay “sân sau” với nền tảng nợ xấu lớn. Với bài học của ngân hàng mang vỏ bọc đẹp đẽ Ocean Bank, sẽ không ngạc nhiên khi một ngày đẹp trời nào đó có thêm một ngân hàng được đặt trong tình huống mua lại với giá 0 đồng tương tự.
Thực ra tình hình còn nguy hiểm hơn nhiều so với lo ngại trong nhận định trên. Ẩn số tiếp theo trong phương trình hỗn tạp ngân hàng đang hiện hình: Nếu trong vài năm tới còn xuất hiện thêm một số ngân hàng làm ăn thất bát, trong đó đặc biệt là “ngân hàng quốc doanh lớn nhất” Agribank với tư cách quán quân bị ra tòa vì tham nhũng, liệu Ngân hàng Nhà nước còn đủ sức để “ôm” những ngân hàng này, mặc dù Luật Phá sản được ban hành vào năm 2014 và có hẳn một chương về phá sản đối với các tổ chức tín dụng?
Đã tới thời điểm mà dù muốn hay không, giới quan lại cũng phải nhận chân một sự thật: tiền ngân sách không phải cái kho vô tận.
Nếu vào năm 2014, tiền ngân sách vẫn chưa đến mức cạn kiệt mà do đó vẫn tiếp tục phát sinh hàng loạt dự án hàng ngàn hoặc chục ngàn tỷ xây trụ sở hành chính, tượng đài và cả “tiếp máu” cho ngân hàng phá sản, thì đến cuối năm 2015, khi Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh phải than rằng chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng trong Ngân sách Trung ương mà “không biết chi cho cái gì”, tình thế đã đảo lộn.
Không thể khác, lý do chính mà ông Vương Đình Huệ bắt buộc phải nói đến việc “thí điểm phá sản ngân hàng” là tình trạng nợ xấu trong các ngân hàng thương mại đã hầu như vô phương cứu chữa. Nếu vào cuối năm 2014, con số nợ xấu thực đã lần đầu tiên được Thống đốc Bình thừa nhận là vào khoảng 500 ngàn tỷ đồng, thì đến nay con số này hẳn phải lên đến ít nhất 600 ngàn tỷ đồng, với tốc độ “tăng trưởng” đều đặn 60-80 ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Một số ngân hàng thương mại nhỏ và cả ngân hàng nằm trong top đầu đã lọt vào “danh sách đen”. Chẳng hạn như Ngân hàng HD Bank là loại nhỏ, hay Ngân hàng Agribank thuộc loại lớn. Sau gần 3 năm hình thành nhưng hầu như không giải quyết được vấn đề gì về nợ xấu, Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đành thúc thủ. Hàng loạt biện pháp xử lý nợ xấu lại được nêu ra, nhưng tất cả đều chỉ mang tính lý thuyết. Tỷ lệ nợ xấu thực ở một số ngân hàng nhỏ, cũng là những ngân hàng mà vào thời gian từ năm 2007 đến năm 2011 đã cho vay bạt mạng với lãi suất cắt cổ cùng hàng loạt vụ án ngân hàng, đang cực kỳ xấu, có nơi tỷ lệ nợ xấu chiếm đến hơn phân nửa tổng nợ cho vay.
Bảo hiểm tiền gửi bằng ‘quyết tâm chính trị’?
Rõ ràng hơn bao giờ hết, trong tổng số hơn 30 ngân hàng thương mại đang tồn tại hiện thời, chắc chắn có ít nhất 30% có thể phải “đội nón ra đi”, trước khi kế hoạch “tái cơ cấu ngân hàng” đạt mục tiêu giảm phân nửa số tổ chức tín dụng hiện có.
Trong khi đó, ngân sách lại khốn quẫn và chẳng còn khoản kết dư nào để trút ra mua nợ xấu. Nếu có, chỉ có thể là một khoản nhỏ để dành để cứu những ngân hàng lớn, còn ngân hàng nhỏ sẽ phải tự xoay sở. Đó là lý do mà việc “tái cơ cấu ngân hàng” sẽ có thể trở nên mạnh mẽ bất ngờ trong thời gian tới. Nếu trước đây đã từng có kế hoạch kéo giảm số lượng ngân hàng thương mại từ trên 30 tổ chức xuống còn khoảng 15 tổ chức, thì tới đây nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải làm điều này mà không còn lối thoát nào khác.
Tuy nhiên, đến lúc này mọi việc đã không còn giản đơn như kế hoạch đặt ra. Không còn tiền kết dư của ngân sách, câu hỏi rất lớn phải giải quyết là nếu một số ngân hàng thương mại nào đó rơi vào tình cảnh phải phá sản, tiền gửi của người dân và doanh nghiệp sẽ chịu số phận ra sao?
Nếu chiếu theo luật phá sản, tài sản của ngân hàng phá sản sẽ phải nộp đầu tiên cho cơ quan thuế của nhà nước, sau đó mới đến việc thanh toán tiền tiết kiệm cho người dân và rồi mới đến doanh nghiệp. Nhưng đó chỉ thuần túy là lý thuyết.
Không có gì chắc chắn đối với điều được xem là “an toàn” của các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nhiều ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ, luôn là tác nhân trong những đợt sóng kinh hoàng về tăng lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay, và kể cả một ngân hàng thuộc loại lớn nhất nhưng cũng đứng đầu bảng tổng sắp về số vụ án tham nhũng như Agribank. Hệ quả nào sẽ xảy ra nếu những ngân hàng này lâm vào tình cảnh phải phá sản nhưng lại không đủ tiền chi trả cho dân? Trong khi mức bảo hiểm tiền gửi chỉ có 50 triệu đồng, sẽ có bao nhiêu người dân chấp nhận mức này, hay tất cả sẽ đổ xô đến ngân hàng phá sản chỉ với mong muốn sẽ rút được tiền trước những người khác, tạo nên một cơn rung chấn và lan truyền đủ mạnh trong cộng đồng, thậm chí còn có thể dẫn đến một làn sóng domino sụp đổ hàng chuỗi ngân hàng thương mại khác?
Bây giờ thì chẳng còn thời gian và tâm trí để nói đến “quyết tâm chính trị” như một khẩu hiệu duy ý chí và cực kỳ chẳng ăn nhập gì với thực tế. Có lẽ Ngân hàng Nhà nước và cả ông Vương Đình Huệ sẽ điên đầu với bài toán hậu phá sản ngân hàng.
P.C.D.
__________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét