ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Trục chiến lược của Donald Trump ở châu Á (GD 15/11/2016)-Ông Tập Cận Bình nhắn ông Donald Trump: Hợp tác là lựa chọn duy nhất! (GD 15/11/2016)-“Trump nói rất ít về Biển Đông, nhiều vấn đề khác chỉ im lặng” (TVN 16/11/2016)-Ông Trump sẽ hành động cứng rắn và nhanh chóng đối với vấn đề Biển Đông (BVB 15/11/2016)-
- Trong nước: Cục C46, Bộ Công an kiểm tra đối tượng va chạm giao thông mạo danh Công an (GD 16/11/2016)-Đại biểu Quốc hội muốn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết trách nhiệm cá nhân (GD 16/11/2016)-Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Lê Vĩnh Tân đăng đàn (VNN 16/11/2016)-Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói kiểm soát chặt chẽ quy trình hoạt động của Formosa (GD 16/11/2016)-Cô giáo bị giết nhét bao tải, nghi phạm là Trưởng Công an xã (VNN 16/11/2016)-Bản Tuyên bố của tín đồ PGHH về dự thảo luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (BVN 16/11/2016)-Cậu ấm và Bộ trưởng! (BVN 16/11/2016)-Ngô Nguyệt Hữu-
- Kinh tế: Kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp (GD 16/11/2016)-Bộ Công Thương tiếp nhận, rà soát đăng ký giá sữa (GD 15/11/2016)-Ba nhiệm vụ quan trọng khi tham gia các thể chế tài chính ngân hàng quốc tế (GD 15/11/2016)-Kết luận thanh tra việc đầu tư dự án nhiên liệu sinh học và xơ sợi Đình Vũ (GD 15/11/2016)-Ngày bán 1.000 xiên nướng, chị xe đẩy thu 150 triệu/tháng (VNN 16/11/2016)-Chính sách nhà ở xã hội đang bị trục lợi (BĐS 16/11/2016)-USD tăng kỷ lục: Đầu năm ôm vào, cuối năm thắng đậm (Vef 16/11/2016)-
- Giáo dục: Bộ trưởng Giáo dục sẽ báo cáo các đại biểu Quốc hội 3 nhóm vấn đề giáo dục lớn (GD 16/11/2016)-Ông Tập Cận Bình nhắn ông Donald Trump: Hợp tác là lựa chọn duy nhất! (GD 15/11/2016)-5 nghịch lý của nền giáo dục Việt Nam (GD 15/11/2016)-Sinh viên hệ đào tạo không chính quy lười học, giảng viên lo chất lượng (GD 15/11/2016)-Dạy nghị luận xã hội hay nhưng...xương xẩu (GD 15/11/2016)-Đào tạo tiến sĩ ở VN không rẻ như ông Bùi Văn Ga nói (TVN 16/11/2016)-Nguyễn Công Thảo-Mẹ Đỗ Nhật Nam nói về sự cám dỗ của đồng tiền (TVN 16/11/2016)-
- Phản biện: Việt Nam - giấc mơ 2035 (phần cuối): Con đường phía trước (GD 12/11/2016)-Xuân Dương-Vì sao khai tử điện hạt nhân Ninh Thuận? (BVN 16/11/2016)-Nam Nguyên/RFA-Sự phẫn nộ từ phát ngôn của ông Bộ trưởng Giáo dục (BVN 16/11/2016)-Mặc Lâm/RFA-Môi trường, nhân quyền và nhà nước (BVN 16/11/2016)-Kính Hòa/RFA-PHÍA SAU BỨC MÀN NHUNG (BVN 15/11/2016)-Nguyễn Đình Cống-Cuộc đấu Nguyễn Phú Trọng - Đinh La Thăng: 'Chiêu trò mới của Bắc Kinh'? (BVB 16/11/2016)-Lê Anh Hùng/VOA-
- Thư giãn: Chú gà lôi nổi tiếng vì có 'mái tóc' giống Trump (VNN 16/11/2016)-Xem Nhật Bản lấp 'hố tử thần' chớp nhoáng (VNN 16/11/2016)- Khách Tây Văn Miếu thích thú với muôn kiểu tạo dáng mùa tốt nghiệp (VNN 16/11/2016)-
ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Ở VIỆT NAM KHÔNG RẺ NHƯ ÔNG BÙI VĂN GA NÓI
NGUYỄN CÔNG THẢO/ TVN 16-11-2016
Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đắt nhất thế giới? Ảnh minh họa: newszing.
Rẻ mà lại cực đắt
Nếu chỉ nhìn vào ước tính trung bình 15 triệu đồng kinh phí đào tạo TS hàng năm, so sánh với khoảng 15000 USD tương ứng ở nhiều quốc gia phát triển để đưa ra kết luận rẻ hay không có lẽ chưa thỏa đáng. Cần công bằng, khách quan trả lời tất cả các câu hỏi sau trước khi đưa ra kết luận đó:
Thứ nhất, mức 15 triệu là tổng kinh phí hay chỉ là tiền nhà nước hỗ trợ hoặc tiền học phí mà mỗi NCS phải đóng? Nó đã bao gồm tiền chi trả cơ sở hạ tầng, phụ cấp người hướng dẫn…? Nếu đây là mức NCS phải đóng, hãy xem họ thực chất nhận được gì? Trên thực tế được học bao nhiêu buổi một tuần? bao nhiêu tháng trên một năm, bao nhiêu môn học trong cả chương trình? Tư vấn khoa học thực chất họ nhận được là bao nhiêu?
Thứ ba, mức chi phí cần đặt trong mặt bằng chung thu nhập, chi phí của quốc gia. Sẽ không hợp lý nếu chỉ thuần túy so sánh 15 triệu ở nước ta với gần 200 triệu ở nước ngoài. Cần đặt con số này trong bối cảnh lương thu nhập trung bình của người lao động.Thứ hai, điều kiện phòng học tập, các cơ sở hạ tầng phục vụ học tập, sinh hoạt khác như thế nào? Ở các nước phát triển, NCS có phòng nghiên cứu riêng với đầy đủ phương tiện, điều kiên thư viện cực tốt. NCS thậm chí được quyền yêu cầu thư viện mượn sách từ các trường khác cho mình khi sách đó không có trong thư viện của trường. Ngoài ra, hệ thống nhà tập thể dục, sân bóng, bể bơi…đều luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu giải trí, thể thao của NCS nói riêng, sinh viên nói chung sau giờ học. Mức học phí cao vì bao gồm cả những dịch vụ này.
Thứ tư, hầu hết những người học TS ở các quốc gia phát triển hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tư nhân. Rất ít người làm việc trong các cơ quan công quyền, nắm giữ chức vụ quản lý, rất ít người được chính phủ lấy tiền ngân sách chi trả cho việc trường lớp của họ. Đa phần vừa đi học, vừa đi làm. Trong khi đó, chỉ số ít NCS ở ta thuộc đối tượng ngoài nhà nước. Điều đáng nói là những cán bộ- sinh viên này vẫn được nhà nước trả lương 100% trong suốt thời gian họ đi học, dù trên thực tế họ không hoặc đóng góp rất ít cho cơ quan mình.
Dường như, hiếm quốc gia nào có tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ TS trở lên cao như ở ta, trong khi trên thực tế đội ngũ TS, PGS, GS thực chất đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Đối với không ít TS, sự nghiệp nghiên cứu của họ chính thức kết thúc sau lễ tốt nghiệp, sau khi nhận tấm bằng. Đạo tạo ra TS không để làm khoa học, chuyện có khi chỉ ở nước mình.,,
Phải thẳng thắn thừa nhận đa số TS nước ta có trình độ ngoại ngữ rất “i tờ”. Tôi tin nhiều vị không viết nổi tên luận án của mình chuẩn xác bằng thứ tiếng mà họ đăng ký. Bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu khóa học, bao nhiêu hồ sơ để rồi cứ thấy tây là nói chuyện mỏi cả tay, rẻ phỏng có ích gì?
Tôi cũng hoài nghi nếu đa phần TS cập nhật được thông tin lĩnh vực chuyên sâu của mình từ các đồng nghiệp trên thế giới dù ngày nào họ cũng mải mê hàng giờ bên máy tính, lướt web trên đường truyền tốc độ cao do nhà nước trả tiền. Việc tìm ra những đóng góp thiết thực của họ cho đất nước có lẽ sẽ hết sức nhọc nhằn, cần hàng chục công trình cỡ luận án TS may ra mới giải quyết được…Còn nếu muốn tìm đóng góp của họ cho nhân loại, hàng trăm đề tài quốc gia liệu có tìm ra?
Tiền không mua được chất lượng?
Nếu kinh phí đạo tạo là căn nguyên chính cho chất lượng đào tạo thấp ở bậc TS nói riêng, của giáo dục nước ta nói chung, ấy nên coi là điều mừng, hoặc chí ít là dấu hiệu để chúng ta còn lạc quan, hy vọng.
Bởi vấn đề tài chính có thể cải thiện trong thời gian ngắn, dễ bắt bệnh và dễ sửa đổi. Điều đáng e ngại là nếu thực trạng này liên quan đến triết lý giáo dục, tiền sẽ không thể là cứu cánh hiệu quả, bất chấp có bao nhiêu con số không viết thêm.
Nguyễn Công Thảo
[1] http://dantri.com.vn/su-kien/dao-tao-tien-si-o-viet-nam-qua-re-20161111080205063.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét