ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Ông Tập Cận Bình thúc đẩy "lấp khoảng trống" Hoa Kỳ ở châu Á (GD 20/11/2016)-Chủ tịch nước gặp rộng rãi các lãnh đạo APEC (VNN 21/11/2016)-'Trump đã sẵn sàng hàn gắn quan hệ với Nga' (VNN 21/11/2016)-Quan hệ Nga, Mỹ dưới thời Trump có lạc quan? (VNN 21/11/2016)-Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong kỷ nguyên mà sự cạnh tranh Trung-Mỹ đang tăng cao Đối xử cân xứng các cường quốc lớn trong khi chủ động theo đuổi hội nhập quốc tế (BVN 21/11/2016)-Carlyle A. Thayer-Gia đình và tổng thống Mỹ (BVB 21/11/2016)-Trần Hồng Phong-
- Trong nước: Bộ Chính trị ra nghị quyết về chủ trương, giải pháp quản lý nợ công (GD 21/11/2016)-Nhận trách nhiệm vụ Formosa không bằng tự chỉ ra khuyết điểm (TVN 21/11/2016)-GS Nguyễn Minh Thuyết-Thảm họa Formosa: Đại biểu Quốc Hội hỏi, Bộ trưởng không (thể) trả lời! Vì sao? (BVN 20/11/2016)-LS Trần Hồng Phong- Bộ trưởng nợ lời hứa từ chức và trả lời về sân sau thứ trưởng (VNN 21/11/2016)-Chức tước gắn lợi ích, mấy ai chủ động rút lui (VNN 21/11/2016)-Dương Trung Quốc-Cứ đà này, Việt Nam sớm vượt Trung Quốc (Vef 21/11/2016)-về ô nhiễm!-“Cảnh cáo” ông Vũ Huy Hoàng: Khi sự dốt nát phơi bày bế tắc (BVN 20/11/2016)-Thiên Điểu-
- Kinh tế: Từ 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ, cần xem lại nhân sự ở doanh nghiệp nhà nước (GD 21/11/2016)-Bộ mặt nông thôn thay đổi nhưng nợ 15 ngàn tỷ đồng (TVN 21/11/2916)-Nữ tiến sỹ 'Bà chúa nấm' bị công an đến nhà hỏi thăm (Vef 21/11/2016)-
- Giáo dục: “Cậu bé Google” là thí sinh đầu tiên có tên ở trận chung kết Olympia năm thứ 17 (GD 21/11/2016)-“Thầy là quý nhưng chân lý còn quý hơn thầy” (GD 21/11/2016)-Nhân ngày Nhà giáo, nghĩ về vị thế của người giáo viên (GD 21/11/2016)-Phó Thủ tướng và "điều xúc động nhất" khi thăm trường Đắk Plao (GD 21/11/2016)-Nam sinh làm vỡ gương ô tô được Bộ GD-ĐT tuyên dương (VNN 21/11/2016)-Nỗi nhớ khôn nguôi – nhớ thầy, nhớ trò, nhớ trường, nhớ lớp (BVN 21/11/2016)-Tương Lai-
- Phản biện: Đừng biến trường học thành “cái chợ bán chữ”! (GD 21/11/2016)-Diệu Linh-“Thầy là quý nhưng chân lý còn quý hơn thầy” (GD 21/11/2016)-Trương Khắc Trà-Dùng công quĩ tiếp khách: Không bữa trưa nào miễn phí (TVN 21/11/2016)-Đoàn Bảo Châu-Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (BVN 21/11/2016)-Nguyễn Vũ Bình-Lê Hồng Hà - Từ bóng tối bước ra đường sáng (BVN 21/11/2016)-Vũ Thư Hiên/BBC-
- Thư giãn: Vợ Trump sẽ không dọn vào Nhà Trắng (VNN 21/11/2016)-Ngôi nhà có mặt tiền bằng gốm nung ở Đông Anh nổi bật trên báo Tây nhờ sự độc đáo (BĐS 21/11/2016)-
FORMOSA: NGUYÊN BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MINH QUANG NHẬN TRÁCH NHIỆM
KIÊN TRUNG/ VNN 17-11-2016
Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển: Trách nhiệm chính là Hà Tĩnh. Bộ làm sao đi khắp cả nước giám sát được. Ảnh: Kiên Trung
Theo Thứ trưởng, ông Nguyễn Minh Quang hiện đã nghỉ hưu nên không là thành viên của Ban Cán sự Đảng ủy Bộ TN&MT. Ông Quang không thuộc đối tượng yêu cầu xem xét kiểm điểm trách nhiệm trong sự cố Formosa.
Hôm qua, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nói trước QH về việc Ban cán sự đảng Bộ đã kiểm điểm, xin nhận mọi hình thức kỷ luật trước Chính phủ và Ban Bí thư. Bộ không né tránh, dám chịu trách nhiệm và đang chờ Ban Bí thư, Ban Cán sự đảng Chính phủ xem xét.
Riêng lĩnh vực môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhận nhiệm vụ phụ trách về môi trường trước khi xảy ra Formosa có mấy ngày. Do đó, Ban cán sự đảng kiến nghị không xem xét với ông Nhân.Vẫn theo Thứ trưởng, dù không thuộc thành viên ban cán sự nhưng nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang đã nói với Ban cán sự Bộ TN&MT rằng: "Với tinh thần trách nhiệm của Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự giai đoạn xảy ra sự cố Formosa xả thải sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật".
Thứ trưởng đính chính
Về trách nhiệm của tập thể, cá nhân lãnh đạo Bộ TNMT để xảy ra sự cố Formosa, ông Hiển giải thích: Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Bộ. Ban Bí thư cũng có chỉ đạo yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Tôi muốn nói rõ thêm, phải khẳng định sự cố Formosa là sai của Formosa, Formosa đã nhận lỗi và chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự cố này.
"Nếu nói rằng Bộ TN&MT không có trách nhiệm gì thì không phải. Hôm nay tôi cũng khẳng định lại, có một số ý kiến nêu, sai phạm trong việc thẩm định ĐTM trong việc cấp phép xả thải, tôi đính chính lại không có chuyện đó" - lời Thứ trưởng.
Ban cán sư đảng Bộ đã kiểm điểm làm rõ, khẳng định việc thẩm định ĐTM, việc cấp phép theo đúng quy định của pháp luật.
Với tư cách tư lệnh trên lĩnh vực này mà để xảy ra sự cố thì Bộ phải có một phần trách nhiệm. Bộ TN&MT đã kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm từ việc xây dựng hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật mà cụ thể ở đây là luật bảo vệ môi trường và văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật này còn chậm trễ.
Thiếu sót trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật, Bộ có trách nhiệm một phần, Còn trách nhiệm chính là Hà Tĩnh. Bộ làm sao đi khắp cả nước giám sát được.
UB Kiểm tra TƯ đang kiểm tra trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến sự cố Formosa cả khóa trước cũng như khóa này.
“Chúng tôi đang chờ kết luận của UB Kiểm tra TƯ” - ông Hiển nói.
Cũng tại buổi họp báo sáng nay, Thanh tra Bộ TN&MT công bố quyết định xử phạt hành chính 115,5 triệu đồng với thủy điện Hố Hô do sai phạm trong quá trình xả lũ vừa qua.
|
Kiên Trung
NHẬN TRÁCH NHIỆM VỤ FORMOSA KHÔNG BẰNG TỰ CHỈ RA KHUYẾT ĐIỂM
PHẠM HUYỀN Th/ VNN 21-11-2016
Mới đây, phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội về sự cố biển miền Trung của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà khép lại với một thông tin đáng lưu ý: Nguyên Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang đã tự nhận trách nhiệm và sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật liên quan sự cố Formosa gây ra.
Những chia sẻ này được đưa ra khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hiện cũng đang kiểm tra trách nhiệm của các cá nhân liên quan sự cố này.
Để góp thêm một góc nhìn về những động thái này ở Bộ TNMT, chuyên mục Góc nhìn thẳng của VietNamNet mới các bạn theo dõi cuộc trò chuyện với GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về câu chuyện này.
Theo dõi cuộc trò chuyên tại clip dưới đây:
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa GS, ông nhìn nhận thế nào về động thái nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Nguyễn Minh Quang đã lên tiếng sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật có liên quan sự cố Formosa?
"Với tinh thần trách nhiệm của Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự giai đoạn xảy ra sự cố Formosa xả thải, tôi sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật", nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang đã nói với Ban cán sự Bộ TN&MT- theo chia sẻ của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và Thứ trưởng bộ này, ông Chu Phạm Ngọc Hiển
|
Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng, suốt từ khi xảy ra vụ Formosa đến giờ, vẫn chưa có ai bị kiểm điểm, chưa có ai làm sao cả. Có thể nói, người dân cũng thấy mình làm công việc kiểm điểm trách nhiệm này quá chậm chạp
Nhà báo Phạm Huyền:Thời gian gần đây, có những hiện tượng trốn tránh trách nhiệm khi có những vụ sai phạm xảy ra. Ông nghĩ ra sao về thái độ, tinh thần tự chịu trách nhiệm của các tư lệnh ngành hiện nay, khi có những sai phạm xảy ở ở ngành mình phụ trách?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Rõ ràng, hiện nay công luận hết sức bất bình trước việc một số người có liên quan ở các vụ thất thoát lớn, như ở vụ PVC, hay vụ việc nhà máy xơ sợi Đình Vũ, bỏ trốn ra nước ngoài. Dư luận cũng không đồng tình với việc một số vị lãnh đạo cao cấp im lặng trước trách nhiệm của mình.
Vì sao Trịnh Xuân Thanh đã rơi vào tầm ngắm của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương khoảng 5-7 tháng rồi thì ông ấy bỏ trốn và không ai biết ông ấy trốn đi đâu? Tại sao cơ quan điều tra lại có thể buông lỏng đến mức như vậy được. Tôi xin nói rằng, ở chỗ này, cơ quan điều tra không thể trốn tránh trách nhiệm của mình được.Tôi cho rằng, việc để những người có trách nhiệm lớn trong các vụ thất thoát tài sản lớn của Nhà nước trốn được ra nước ngoài thì phải xem trách nhiệm của các cơ quan chức năng, của những người đương chức như thế nào trước?
Thứ hai là vụ ông tổng giám đốc của nhà máy sợi Đình Vũ Vũ Đình Duy giờ đi đâu, cơ quan quản lý liên quan lại nói rằng, không biết ông ấy đang ở nước nào... thì tôi không thể tin được.
Tôi cho rằng, phải nói đến trách nhiệm của người đương chức và nếu cần, phải cách chức một vài người. Không thể để tình trạng như thế này được, giỡn mặt với pháp luật, coi thường nhân dân quá!
Nhà báo Phạm Huyền:Quay trở lại vụ Formosa, trước thông tin nguyên bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nhận trách nhiệm thì ông cựu bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh Võ Kim Cự cũng phát biểu rằng, nếu tôi sai tôi sẽ chịu trách nhiệm. Gần đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chỉ ra sợi dây trách nhiệm, rút kinh nghiệm ở ta kéo dài quá, từ năm này qua năm khác.
Vậy, ông nghĩ thế nào về các câu chuyện các vị lãnh đạo lên tiếng nhận trách nhiệm hay sau đó, nếu bị kỷ luật thì có thể theo kiểu "cách chức khi về hưu". Liệu những tinh thần, thái độ hay chế tài như vậy có tác dụng gì không?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi nghĩ là thái độ sẵn sàng chịu mọi kỷ luật của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang hay nguyên Bí thư tỉnh uỷ Võ Kim Cự là đáng hoan nghênh. Nhưng đáng hoan nghênh hơn nếu các ông chỉ ra là các ông đã có khuyết điểm gì và tự nhận hình thức kỷ luật.Còn với việc kỷ luật các cán bộ khi đã về hưu, tôi cho rằng, đây là một việc mà mình cần phải làm đúng theo Điều lệ của Đảng, đúng với các quy định của tổ chức Đảng, đúng với pháp luật, để người dân thấy thái độ nghiêm khắc của Đảng, của Nhà nước đối với các cán bộ có khuyết điểm thuộc quyền quản lý của mình.Vì đến bây giờ, một số vị vẫn nói rằng, tôi sẽ sàng nhận kỷ luật nếu tôi sai, tức là vẫn còn chữ "nếu" mà chưa nhìn thấy rõ trách nhiệm của mình ở đâu. Như thế, đó là một nhân tố làm sợi dây rút kinh nghiệm bị rút quá dài, gần 1 năm rồi mà chưa ai biết mình sai ở chỗ nào? Tôi thấy thế cũng là chưa ổn.
Có thể, cán bộ tuy về hưu rồi, là Đảng viên thì phải chịu hình thức kỷ luật về mặt Đảng.
Còn về mặt chính quyền, tôi phải nói thật là nhân dân rất băn khoăn về dự kiến cách chức của những người đã về hưu. Bởi làm thế thì không khác gì mở một cửa đã mở sẵn.
Quan trong nhất là đừng có ai bị kỷ luật gì cả, đừng có để xảy ra sự cố gì cả. Nếu có sự cố thì phải kiểm điểm và kỷ luật nghiêm. Và phải làm thế nào để minh bạch, người dân thêm lòng tin về cuộc đấu tranh trong nội bộ của Đảng, đấu tranh bảo vệ sự công minh của pháp luật. Nếu giờ đấu tranh mạnh như vậy thì mình mới đảm bảo không tái diễn những vụ việc như là Formosa nữa.
Nhà báo Phạm Huyền:Xin cảm ơn ông!
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền
THẢM HỌA FORMOSA: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, BỘ TRƯỞNG KHÔNG (THỂ) TRẢ LỜI! vÌ SAO?
LS TRẦN HỒNG PHONG/ BVN 20-11-2016
BLA: Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) chắc chắn sẽ còn được nhắc đến nhiều và tạo nên nhiều sóng gió tại Việt Nam trong thời gian tới, vì sự nguy hại, nguy hiểm và tiềm năng nguy hiểm, nguy hại thường trực của nó. Về mặt lý thuyết, Formosa vẫn còn phép hoạt động tại Việt Nam tới khoảng 60 năm nữa. Tuy nhiên có lẽ rất nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi, không tin nó sẽ tồn tại được lâu đến vậy. Bài dưới đây đăng trên báo Dân Trí ngày hôm nay (2/11/2016), với câu hỏi đặt ra là: Vì sao dân hỏi Bộ trưởng không trả lời?
Ảnh: Nhiều người dân Việt Nam rất ghét Khu nhà máy này, vì đã từng xả độc, gây thiệt hại tỷ đô ở miền Trung (nguồn ảnh: internet)
**********
Đại biểu Quốc hội truy vấn “ai nhận trách nhiệm vụ Formosa”?
Dân Trí - Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội, Đại biểu Trần Công Thuật băn khoăn, đến nay vẫn chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm sau vụ Formosa xả thải đầu độc biển, ai bù đắp thiệt hại cho người dân nếu 500 triệu USD bồi thường không đủ chi? Bộ trưởng TN-MT được yêu cầu giải trình thêm…
Đại biểu Trần Công Thuật phát biểu tại hội trường (ảnh: Quochoi.vn).
Đại biểu Trần Công Thuật (Quảng Bình) đề cập sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh trực tiếp gây ra. Theo đại biểu, người dân đến giờ vẫn tâm tư vì hành động xả thải của Formosa là hành vi hủy hoại môi trường, gây ảnh hưởng toàn diện, phạm vi rộng và nghiêm trọng, là hành vi vi phạm Bộ luật hình sự nhưng trên thực tế đang xem xét ở mức vi phạm hành chính và bồi thường kinh tế.
“Lượng tiền 500 triệu USD mà Formosa bỏ ra để bồi thường được dựa trên thực tế hay dựa vào đàm phán, thỏa thuận. Nếu số tiền trên không đủ để đền bù cho dân thì ai sẽ bù đắp cho đủ hay người dân và địa phương tự khắc phục?” – đại biểu đặt câu hỏi.
Ngoài ra, theo đại biểu Thuật, đến nay vẫn chưa ai đứng ra để nhận trách nhiệm về vấn đề xả thải của Formosa trong khi đến 58 lỗi đã được chỉ ra, trong đó có biểu hiện của sự gian dối. Ông Thuật cho rằng những vấn đề Formosa nhất định phải làm rõ, minh bạch, nghiêm túc.
Mặt khác, theo đại biểu, việc Formosa cam kết không tái phạm cũng cần phải làm rõ, tái phạm là như thế nào, ở mức độ nào? vi phạm trong việc chôn lấp chất thải rắn đã được phát hiện vừa qua có được gọi là tái phạm không?
Không trực tiếp trả lời những câu hỏi đại biểu đặt ra nhưng Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà đã giải trình một số nội dung về về công tác quản lý, bảo vệ môi trường sau khi xảy ra một loạt sự cố môi trường kiểu như Formosa vừa qua.
Ông Hà trình bày, quản lý, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất và sinh hoạt thời gian qua đã thành vấn đề nóng khi 60% lượng nước của Việt Nam đến từ ngoài biên giới. Bộ TN-MT đã tích cực xây dựng quy chế sử dụng nước chung lưu vực xuyên biên giới, xây dựng chiến tài nguyên nước, tái cơ cấu sản xuất cho những vùng nhạy cảm.
Trước hết, Bộ TN-MT đã rà soát lại quy hoạch sử dụng, tránh xung đột giữa các lợi ích, mục đích khi sử dụng tài nguyên nước.
Về vấn đề khai thác khoáng sản (nguồn lợi mang lại 40-50% GDP quốc gia), Bộ trưởng TN-MT khẳng định quan điểm muốn giảm xuất khẩu khoáng sản thô. Theo đó, nguyên lý đưa ra là cần chọn thời điểm khai thác các loại khoáng sản hợp lý, dựa vào những tín hiệu của thị trường, xử lý nghiêm việc lãng phí tài nguyên, khai thác khoáng sản bằng công nghệ lạc hậu và thực hiện đấu thầu khai thác mỏ.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chính phủ đang xem xét lần cuối Nghị định về đấu thầu khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, một định hướng khác là tăng cường tìm kiếm thăm dò khoáng sản trên vùng biển, nghiên cứu sử dụng công nghệ hiện đại để khai thác bền vững. Ông Hà lấy ví dụ, vùng đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng trên 10 tỷ tấn than, nếu khai thác sẽ tốt đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.
“Vấn đề giải quyết căn cơ chuyện môi trường phải là tái cơ cấu kinh tế, hạn chế việc phát triển kinh tế thâm dụng vào môi trường, can thiệp vào tự nhiên. Sau một loạt sự cố vừa qua có thể nhận thấy, môi trường của ta đã đến ngưỡng không thể chịu đựng thêm được nữa. Cần xác lập vị thế mới của môi trường, chuyển từ việc môi trường đi sau phát triển kinh tế sang định hướng môi trường phải trước và đi ngay trong quá trình phát triển kinh tế. Vấn đề môi trường cần đưa vào ngay trong mỗi dự án đầu tư, trong quá trình triển khai tực hiện” – Bộ trưởng TN-MT nói về cơ cấu kinh tế xanh.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà bên hành lang Quốc hội phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội (ảnh: Hoàng Long).
Vị tư lệnh ngành thông tin, sau sự cố biển miền Trung, Bộ TN-MT đã rà soát, kiểm tra, thanh tra được 137 cơ sở, từ hạ tầng khu/cụm công nghiệp cho đến những ngành sản xuất xả thải nhiều như khai thác khoáng sản, hoá chất, giấy, dệt nhuộm…
Theo ông Hà, thời gian tới cần có biện pháp quyết liệt, nghiêm túc trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện đồng bộ giải pháp đánh giá tác động môi trường khi sửa luật đầu tư, luật doanh nghiệp cũng như quy định chặt chẽ việc giám sát chất lượng môi trường theo nguyên tắc để người dân trực tiếp tham gia giám sát.
P.Thảo
'CẢNH CÁO' ÔNG VŨ HUY HOÀNG : KHI SỰ DỐT NÁT PHƠI BÀY BẾ TẮC
THIÊN ĐIỂU/VNTB/BVN 20-11-2016

(VNTB) - Các phương án được đưa ra chỉ ra khá nhiều điều nghiêm trọng đến ghê rợn về tương lai đất nước Việt Nam khi được dẫn dắt bởi một bộ máy yếu kém, nếu không nói là ngu dốt.
Ngày 17/11/2016, theo plo.vn (Báo pháp luật online), Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết ông đã ký văn bản tham mưu cho lãnh đạo Quốc hội về phương án xử lý kỷ luật hành chính với cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Như vậy, sau một thời gian rầm rộ khai màn cuộc tấn công vào ông Vũ Huy Hoàng - cựu bộ trưởng Bộ Công thương, cựu UV TW Đảng - hòng lôi ra người phải chịu trách nhiệm trong cuộc chiến làm “trong sạch nhà nước”, đến nay toàn bộ hệ thống quản lý chế độ bao gồm cả lập pháp và hành pháp đều nhập cuộc nhưng vẫn chưa tìm được phương án xử lý mặc dù đều kết luận “có sai phạm”.
Bộ máy Chính phủ mới của đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng được Bộ Nội vụ hiến kế là “cách chức”… người không có bất cứ chức vụ nào vì ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu. Kế sách hài hước này dù chưa được thực hiện nhưng đã tốn khá nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi của dư luận. Nay Viện nghiên cứu lập pháp lại hiến kế áp dụng hình thức “cảnh cáo”... người không làm gì cả (!)
Việc các quan chức của cả bộ máy lãnh đạo chế độ, bao gồm cả Quốc hội, TW Đảng và Chính phủ loay hoay mãi vẫn chưa có nổi một phương án xử lý đối với ông Vũ Huy Hoàng không phải là điều gì bí mật vì khá nhiều quan chức đã đăng đàn công khai trên báo chí. Nhưng các phương án được đưa ra chỉ ra khá nhiều điều nghiêm trọng đến ghê rợn về tương lai đất nước Việt Nam khi được dẫn dắt bởi một bộ máy yếu kém, nếu không nói là ngu dốt.
Việc Viện nghiên cứu lập pháp có một văn bản hiến kế như vậy cũng không đơn giản là thể hiện sự yếu kém về trình độ kiểu như hàng loạt Tiến sĩ mua bằng của Việt Nam không làm được gì. Cùng với đề xuất của Bộ Nội vụ về phương án “cách chức” cũng không đơn giản là hành động làm cho có như thường thấy ở bộ máy công quyền cấp thấp khi phải chịu áp lực của cấp trên. Điều đó được khẳng định vì ngay khi đưa ra cái gọi là “phương án xử lý” bằng văn bản hẳn hoi, các quan chức đứng đầu đều đăng đàn trả lời báo giới bằng thái độ rất tự tin với những diễn giải không hề tìm thấy cơ sở pháp lý nào và… chỉ có họ mới biết chứ không hề có một chút do dự, lảng tránh như hành động của người “chỉ làm cho có”.
Cái bộc lộ lớn hơn, sâu xa hơn là một sự thật không thể chối cãi: Bộ máy luật pháp của chế độ bao gồm cả lập pháp và hành pháp được hình thành và tồn tại bởi những kẻ cơ hội hoàn toàn không có chút hiểu biết gì về pháp luật (!).
Nếu nói việc Bộ Nội vụ - cơ quan chuyên trách về hành pháp, hành chính của chế độ - hiến kế “cách chức” là phương án vô thưởng vô phạt khi đòi cách chức người không hề còn bất cứ chức vụ nào đã là hài hước thì việc Viện nghiên cứu lập pháp tham mưu “cảnh cáo” là bi hài kịch. Bi vì quá vất vả nhưng rốt cục không nghĩ ra được giải pháp hữu ích, bi vì đây chính là cơ quan được chế độ đẻ ra với nhiệm vụ duy nhất là nghiên cứu, xây dựng Hiến pháp, luật pháp nhà nước. Hài vì ngay một cơ quan được gọi là “Viên nghiên cứu lập pháp” nhưng lại không hề biết đến cơ sở luật pháp sơ đẳng nhất là hình thức cảnh cáo áp dụng cho trường hợp nào (?!).
Không cần là một người học luật hay hành nghề luật chuyên nghiệp, một học sinh trung học có chút tư duy cũng hiểu rằng: Cảnh cáo là hình thức răn đe, nhằm ngăn chặn một việc hay nhiều việc gây hại có thể xảy ra do các biểu hiện hiện tại cụ thể của đối tượng có thể dẫn đến các vi phạm trong tương lai. Đối với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, hiện tại đã nghỉ hưu. Nghĩa là hiện tại ông Hoàng chỉ là một công dân, không làm điều gì ngoài vị thế là một người dân an hưởng tuổi già, vui vầy với con cháu thì “cảnh cáo” để ngăn chặn điều gì?
“Kế sách” cảnh cáo của Viện nghiên cứu lập pháp có thể cũng sẽ không được áp dụng như phương án “cách chức” của Bộ Nội vụ trước đó. Nhưng “giá trị” nó để lại chính là khoản tiền mà người dân thông qua nhà nước đã chi trả cho cả bộ máy quan chức làm việc với năng lực yếu kém như vậy không đem lại một giá trị nào. Bế tắc trong phương án trừng phạt một quan chức đã hạ cánh an toàn vẫn còn nguyên thách thức chế độ.
Tương lai dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu khi được dẫn dắt bởi tầng lớp quản trị như thế? Bộ máy chế độ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tồn tại và mạnh yếu ra sao khi mà sự bế tắc chỉ ra cái năng lực yếu kém đến như vậy?
T.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét