ĐIỂM BÁO MẠNG
- Quốc tế: Vũ khí tối tân Nga làm thay đổi châu Á (TVN 31/1/2016)-Máy bay Nga bị tố xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ (VNN 31/1/2016)-Tay súng bí ẩn lần lượt bắn hạ từng lãnh đạo IS (VNN 31/1/2016)-Những điềm báo xấu: Nỗi lo của Trung Quốc (Vef 31/1/2016)-Biển Đông: Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa) (BVN 31/1/2016)-Trọng Nghĩa/RFA-Trung Quốc hoảng hốt với lời tiên tri của tỷ phú Mỹ, George Soros (BVB 31/1/2016)-
- Trong nước: Liệu sẽ có cải cách chính trị trong những năm tới? (RFA 30-1-16) -- P/v Vũ Tường - Đại hội XII dưới góc nhìn của Giáo sư Chu Hảo (RFA 29-1-16)-Đại tướng Ngô Xuân Lịch: 'Không để rơi vào bẫy của nước lớn' (Zing 30-1-16) -Vinh dự tham gia giữ bình yên bầu trời tại 4 kỳ Đại hội Đảng (QĐND 29-1-16) -Gặp lại những tiểu thư Gia Định đi đánh Mỹ (PLTP 30-1-16)-Hậu Đại hội, các ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 giữ trọng trách gì? (VNN 31/1/2016)-Tổng bí thư và cuộc cờ "cầm đạo" (TVN 31/1/2016)-Kỳ Duyên-
- Kinh tế: Ông Trương Đình Tuyển: Lo khu vực tư nhân bị bóp nghẹt (TBKTSG 29-1-16)-Khởi tố 2 cựu lãnh đạo ngân hàng MHB (TT 30-1-16)-Cán bộ ngoại giao đánh hàng về: Chưa thể nói buôn lậu (ĐV 30-1-6) - Vì sao khách nước ngoài đến Việt Nam giảm mạnh? (PLTP 30-1-16)- Cứu chợ truyền thống bằng cách nào? (NLĐ 30-1-16)-“Kinh tế VN sập nếu không có xe máy 1 tuần” (TVN 28/1/2016)-
- Giáo dục: Mục tiêu giáo dục của VN và Phần Lan (BT 27/1/2016)- Nguyễn Văn Tuấn-7 “tội đồ” có thể đang cản bước bạn thành công (VNN 31/1/2016)-3 cách di chuyển đúng cho bài toán que diêm (VNN 31/1/2016)-Thi THPT quốc gia 2016: Dự kiến nhiều điểm mới (VNN 31/1/2016)-
- Phản biện: 'TBT Trọng phải cải thiện nhân quyền' (BVN 31/1/2016)-BBC-Từ Tư bản thân hữu đến Cộng sản thân hữu (BVN 30/1/2016)-Mai Thái Lĩnh-Điểm lại những ‘bất ngờ’ của cụ Tổng (BVB 31/1/2016)-Bùi Văn Bồng-Nên để 'cạnh tranh chính trị' trong và ngoài Đảng? (BVB 30/1/2016)-BBC pv Khuất Thị Hồng, Nguyễn Minh Thuyết-Sức ép thực tiễn sau Đại hội 12 (BVB 30/1/2016)-Lê Quế Lâm-Ai thao túng Đại hội 12? (BVB 30/1/2016)-Phạm Nhật Bình
MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM VÀ PHẦN LAN
Bài của GS NGUYỄN VĂN TUẤN/ BT 27/1/2016
Thời gian ở trong nước, tôi có dịp đọc một công trình nghiên cứu về so sánh giáo dục VN và Phần Lan của Nguyễn Khánh Trung (Viện IRED) (1). Đây là một nghiên cứu có giá trị mà tôi nghĩ những ai quan tâm đến giáo dục nên tìm đọc. Tôi thì thích thú với cách đặt vấn đề và tiếp cận của tác giả. Tôi đọc đến phần so sánh mục tiêu giáo dục của 2 nước thì thấy rất khác biệt, và có thể giải thích một phần tại sao nền giáo dục VN đào tạo ra những con người góp phần tạo nên cái mà nhà báo Đoàn Khắc Xuyên nói là "Cơn sóng dữ" (2).
Mục tiêu giáo dục của Phần Lan được qui định trong Luật giáo dục năm 1998, phát biểu rằng: "Mục tiêu của giáo dục [...] là hỗ trợ sự phát triển học sinh về mặt nhân bản, trở thành một thành viên trong xã hội có đạo đức và trách nhiệm, trang bị cho các em kiến thức và kĩ năng cần cho cuộc sống" (trang 77). Mục tiêu này được xây dựng trên nền tảng giá trị mà nền giáo dục Phần Lan theo đuổi là "nhân quyền, công bằng, dân chủ, sự đa dạng, tôn trọng môi trường thiên nhiên, sự đa dạng văn hoá. Giáo dục cơ bản thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng, tôn trọng quyền và tự do của cá nhân" (trang 79).
Còn VN thì có mục tiêu rất khác, vì có vẻ tham vọng hơn và phức tạp hơn mục tiêu giáo dục của Phần Lan. Mục tiêu giáo dục của VN là "[...] đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc" (trang 89).
Phần Lan chú trọng đến phát triển về nhân bản, đạo đức, và có trách nhiệm; còn VN thì chú trọng đến đạo đức, tri thức, thẩm mĩ, nghề nghiệp, hay nói chung là giỏi toàn diện! Điểm quan trọng nhất của giáo dục VN là đào tạo ra những con người trung thành với lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhưng cái chủ nghĩa này đã bị các nước từng theo đuổi nó đã bỏ cuộc, và ở nước ta, ngay cả người đứng đầu nước cũng chưa chắc chừng nào sẽ đạt được cái mục tiêu cao cả đó. Thành ra, nền giáo dục VN đang định hướng cho thế hệ trẻ một tương lai mờ mịt.
Nelson Mandela từng nói một câu tôi rất tâm đắc rằng "Education is the most powerful weapon which you can use to change the world" (Giáo dục là một vũ khí mạnh mẽ nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới). Nhưng một nền giáo dục chệch hướng so với trào lưu văn minh của nhân loại hoặc dựa trên những giá trị lỗi thời thì có thể trở thành một vũ khí nguy hiểm cho/của những kẻ ác ôn.
====
(1) Giáo dục Việt Nam và Phần Lan của Nguyễn Khánh Trung. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2015 (?)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét